Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh lớp 12 THPT trong tỉnh Khánh Hòa - Pdf 25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
====  ====

PHẠM THÀNH LONG
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC
SINH LỚP 12 THPT TRONG TỈNH KHÁNH HÒA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH GVHD: LÊ KIM LONG

Nha Trang, tháng 7 năm 2013

ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮTNỘI DUNG
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
CĐ Cao đẳng
ĐH Đại học
TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
GDHN Giáo dục hướng nghiệp

iii

MC LC

LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH ix
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu 4

2.6.5 Lý Thuyết căn cứ khoa học. Yếu tố phương tiện thông tin và các tổ
chức xã hội 16
2.7 Mô hình về các bước trong quá trình quyết định lựa chọn trường 16
2.8 Mô hình nghiên cứu liên quan các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn trường ĐH của học sinh 18
2.8.1 Đặc điểm của học sinh 20
2.8.2 Các ảnh hưởng bên ngoài 21
2.9 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan 22
2.9.1 Các nghiên cứu trong nước 22
2.9.2 Các nghiên cứu nước ngoài 24
2.10 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết của đề tài 27
2.10.1Mô hình nghiên cứu đề xuất 27
2.10.2 Nhóm giả thuyết thứ nhất 28
2.10.3 Nhóm giả thuyết thứ hai 31
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1 Giới thiệu 32
3.2 Thiết kế nghiên cứu 32
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu 32
3.2.2 Quy trình nghiên cứu 33
v

3.3 Xây dựng thang đo 34
3.3.1 Thang đo về “Đặc điểm cá nhân học sinh” 34
3.3.2 Thang đo về các cá nhân có ảnh hưởng 34
3.3.3 Thang đo về đặc điểm trường ĐH 35
3.3.4 Thang đo về danh tiếng trường ĐH 35
3.3.5 Thang đo về đáp ứng mong đợi trong tương lai 36
3.3.6 Thông tin về trường ĐH 36
3.3.7 Thang đo về cơ hội trúng tuyển 37
3.3.8 Thang đo về hướng nghiệp 37

5.3.4 Đẩy mạnh tư vấn cho phụ huynh học sinh 86
5.4 Tính mới của nghiên cứu 87
5.4.1 So sánh với nghiên cứu của Trần Văn quí & Cao Hào Thi (2009) 87
5.4.2 So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn (2011) 88
5.5 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 1 92
PHỤ LỤC 2 93
PHỤ LỤC 3 99
PHỤ LỤC 4 104
PHỤ LỤC 5 108
PHỤ LỤC 6 115
PHỤ LỤC 7 121
PHỤ LỤC 8 125
PHỤ LỤC 9 129
PHỤ LỤC 10 133
PHỤ LỤC 11 135
PHỤ LỤC 12 138
vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tổng kết các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học
sinh
26
Bảng 3.1: Các bước nghiên cứu của đề tài 33
Bảng 3.2: Thang đo về đặc điểm cá nhân học sinh
34
Bảng 3.3 Thang đo về các cá nhân có ảnh hưởng
35

59
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett
61
Bảng 4.9 Kết quả phân tích EFA
61
Bảng 4.10 Thống kê mô tả thang đo “Đáp ứng mong đợi trong tương lai”
63
Bảng 4.11 Thống kê mô tả thang đo “Danh tiếng trường ĐH”
64
Bảng 4.12 Thống kê mô tả thang đo “Đặc điểm trường ĐH”
65
Bảng 4.13 Thống kê mô tả thang đo “Thông tin về trường ĐH” 66
Bảng 4.14 Thống kê mô tả thang đo “Cơ hội trúng tuyển”
66
viii

Bảng 4.15 Thống kê mô tả thang đo “Hướng nghiệp”
67
Bảng 4.16 Thống kê mô tả thang đo “Các cá nhân có ảnh hưởng”
67
Bảng 4.17 Model Summary, Anova và Coefficients
68
Bảng 4.18 Kết quả phân tích ANOVA sự khác biệt trong quyết định chọn
trường theo giới tính
76
Bảng 4.19 Kết quả phân tích ANOVA sự khác biệt trong quyết định chọn
trường theo học lực
76
ix


1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Chiến lược giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009- 2020 đã khẳng định “Trong
vòng 20 năm tới, phấn đấu xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, khoa
học, dân tộc, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát
triển bền vững đất nước… phải đào tạo được những con người Việt Nam có năng
lực tư duy độc lập và sáng tạo…có năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức và kỹ
năng nghề nghiệp, có thể lực tốt…gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội”. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi có sự phấn đấu không ngừng, nổ
lực học tập của thế hệ thanh niên, học sinh, sinh viên trong cả nước. Tuy nhiên,
trước bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, Việt Nam đang đứng trước những
thách thức vô cùng to lớn, đất nước ngày càng tụt hậu về mặt kinh kế; phân hóa
giàu nghèo ngày càng gia tăng, tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục
giữa các vùng miền và giữa các đối tượng người học; trình độ lực lượng lao động
nước ta còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới
1
. Hơn bao giờ
hết, rất cần có sự quan tâm của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc định
hướng nghề nghiệp, ngành học cho học sinh, để góp phần chung vào phát triển
kinh tế đất nước.
Hằng năm, cứ đến mùa tuyển sinh ĐH- CĐ có khoảng 1,1 triệu học sinh lớp
12 trong cả nước bận rộn với vấn đề chọn trường thi, ngành thi (Trần Văn Quí &
Cao Hào Thi 2009). Hàng loạt các trường ĐH, CĐ, TCCN đến tư vấn tuyển sinh,
hướng dẫn học sinh 12 làm hồ sơ đăng ký dự thi, giới thiệu ngành đào tạo, điểm
chuẩn, tỷ lệ chọi… Số lượng trường THPT trong cả nước tăng qua các năm, từ
2192 (năm 2008), tăng lên 2267 (năm 2009) và 2288 (năm 2010), 2350 (năm
2011)

Tuy nhiên, thực tế giáo dục Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, công
tác hướng nghiệp và tư vấn chọn trường chưa được xem trọng, chỉ đến khi kỳ thi
tuyển sinh ĐH- CĐ sắp cận kề thì giáo viên và ngay cả các trường ĐH- CĐ mới
thực hiện tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh. Mặt khác, tình trạng không có việc
làm của một bộ phận không nhỏ sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH có “danh
giá” là một minh chứng cho nhu cầu của thị trường lao động đang vốn rất cần
một lượng đông các người thợ có tay nghề giỏi chứ không phải những người chỉ
có bằng cấp cao (Nguyễn Văn Hộ & Nguyễn Thị Thanh Huyền 2006). Theo một
nghiên cứu thì yếu tố ảnh hưởng chính đến quyết định của học sinh trong việc
chọn trường kỹ thuật dạy nghề đó là học xong và tìm được một công việc. Ngoài
ra, yếu tố theo học các trường kỹ thuật dạy nghề vì sự yêu thích là yếu tố không
quan trọng, cho thấy học sinh 12 đang dần có sự thiên lệch không muốn học nghề
nữa (Cao Thị Châu Thủy 2010).
Mặt khác, các trường ĐH ở Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong thu
hút các em học sinh lớp 12 đăng ký dự thi, nhiều trường, nhiều ngành có nguy cơ

1

Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo

3
phải ngừng hoạt động giảng dạy do không đủ chỉ tiêu tuyển sinh. Trong khi,
nhiều ngành khác lại có số lượng đăng ký tăng quá mức, chất lượng dạy và học
không tương xứng, gây khó khăn cho chính các em học sinh trong vấn đề xin
việc sau này.
Khánh Hòa là một trung tâm văn hóa và du lịch lớn của cả nước, đặc biệt là
ngành thủy sản phát triển khá mạnh, nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển
kinh tế là rất cao. Khánh Hòa hiện có 31 trường THPT, hằng năm có hơn 12.000
thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Vấn đề chọn ngành, chọn
trường dự thi luôn là những thắc mắc, băn khoăn của học sinh lớp 12 trong các

học sinh lớp 12 THPT trong tỉnh Khánh Hòa ra sao?
- Liệu có sự khác biệt trong quyết định chọn trường ĐH giữa các nhóm đặc
điểm cá nhân học sinh hay không?
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu trên, nghiên cứu này được tiến hành theo hai giai
đoạn là nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính
thức sử dụng phương pháp định lượng.
1.4.1 Nghiên cứu sơ bộ
Đầu tiên tiến hành thu thập, tổng hợp tài liệu từ các nguồn khác nhau như:
các bài báo trong và ngoài nước; các đề tài nghiên cứu, số liệu thống kê và các tài
liệu khác có liên quan. Thực hiện kỹ thuật thảo luận tay đôi với các chuyên gia là
Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng để tìm hiểu thực trạng công tác hướng nghiệp ở
trường THPT và khám phá ra các nhân tố mới có ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường ĐH của học sinh lớp 12 THPT trong tỉnh Khánh Hòa.
Tiếp đến, tiến hành điều tra với kích thước mẫu n = 100 để đánh giá sơ bộ
thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.
1.4.2 Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được tiến hành bằng phương pháp định lượng, thông
qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và thực hiện phát phiếu điều tra bằng bảng câu
hỏi soạn sẵn với kích thước mẫu n = 550 nhằm thu thập thông tin cho đề tài. Tiếp
đến, sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để xử lý số liệu thống kê, phân tích Cronbach
Alpha, phân tích EFA, kiểm định mô hình và giả thuyết của đề tài.
5
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học
sinh lớp 12 THPT trong tỉnh Khánh Hòa trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm học
2012 - 2013.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành khảo sát 31 trường THPT trong tỉnh Khánh

Ngoài danh mục lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng, danh mục hình, danh
mục sơ đồ thì kết cấu của báo cáo nghiên cứu này bao gồm năm chương. Chương
1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết
về hướng nghiệp ở trường THPT, các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn
nghề nghiệp của học sinh, mô hình các bước trong quá trình quyết định lựa chọn
và mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của D.
W Chapman (1981) và đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết
của đề tài. Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu, xây dựng và đánh giá sơ
bộ thang đo. Chương 4 phân tích và thảo luận kết quả. Chương 5 trình bày kết
luận, các gợi ý về giải pháp nhằm định hướng cho các em học sinh lớp 12 THPT
trong tỉnh Khánh Hòa chọn trường phù hợp.
7
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Giới thiệu
Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ
sở lý thuyết nhằm mục đích xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh lớp 12 THPT trong tỉnh
Khánh Hòa. Phần đầu tiên sẽ tóm lược lý thuyết liên quan về hướng nghiệp ở
trường THPT và các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của
học sinh. Tiếp theo, trình bày lý thuyết về các bước trong quá trình quyết định
lựa chọn trường và mô hình lý thuyết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định chọn trường của D. W Chapman (1981). Trên cơ sở lý thuyết đã được phân

nghề và lựa chọn nghề trực thuộc Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Lênin.
Hoạt động tư vấn này sẽ giúp cho tuổi trẻ hiểu rằng muốn cho đất nước ổn định
và phồn vinh thì không chỉ cần sự đóng góp sức lực và khả năng của mình mà
còn giúp cho mỗi người lựa chọn vị trí trong cơ cấu nghề nghiệp xã hội phù hợp
với đặc điểm tâm lý và năng lực về kỹ năng, kỹ xảo lao động nghề nghiệp.
Dựa vào các quan điểm trên thì ta có thể thấy rằng nếu sớm thực hiện
hướng nghiệp cho thế hệ trẻ thì đó là cơ sở giúp cho họ chọn nghề đúng đắn, có
sự phù hợp giữa năng lực, sở thích cá nhân với nhu cầu xã hội.
Vậy “Hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp tâm lý- giáo dục, y học, Nhà
nước giúp cho con người đi vào cuộc sống thông qua việc lựa chọn cho mình một
nghề nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu xuất hiện, vừa phù hợp với năng lực của bản
thân” (Platônốp 1996; theo Nguyễn Văn Hộ & Nguyễn Thị Thanh Huyền 2006).
Hoặc “Hướng nghiệp là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục, về y
học, kinh tế học nhằm giúp thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp với hứng thú,
năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân vừa đáp ứng nhu cầu nhân lực của
các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân” (Phạm Tất Dong 1989; theo
Phạm Văn Khanh 2012).
Như vậy, hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp sư phạm nhằm giúp thế
hệ trẻ làm quen với các ngành nghề phổ biến trong xã hội, để các em có thể lựa
chọn nghề nghiệp cho mình một cách tốt nhất trên cơ sở phù hợp với năng lực, sở
trường và nguyện vọng cá nhân.
9
2.3 Giáo dục hướng nghiệp
2.3.1 Quan điểm truyền thống và quan điểm mới về GDHN
- Quan điểm truyền thống: theo quan điểm này, GDHN gắn với khâu chọn
nghề. Về phạm vi, GDHN chỉ diễn ra ở trường phổ thông. Về đối tượng, là học
sinh phổ thông nhưng chủ yếu là học sinh THCS đến hết cấp THPT.
- Quan điểm mới: theo quan điểm này, GDHN gắn liền với quá trình phát
triển nghề nghiệp gồm có chọn nghề và thích ứng nghề. Về phạm vi, công tác
GDHN không chỉ diển ra ở trường phổ thông mà ở cả trường dạy nghề và trường

đồng thời cũng phải giúp cho học sinh quen biết những nghề chính của địa
phương và những nghề có tính chất truyền thống. Ngoài ra, trong các giờ hướng
nghiệp cũng phải cho học sinh hiểu biết về các trường nghề, TCCN…
Nội dung GDHN là giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn đối với
nghề nghiệp, thấy rõ trách nhiệm của mình đối với xã hội, đánh giá đúng những
khó khăn và thuận lợi của đất nước, của địa phương nhằm tạo ra cho mình tâm lý
sẵn sàng để đi vào nghề.
Nội dung GDHN phải khơi dậy chí hướng và hứng thú nghề nghiệp cho học
sinh vì đây được coi như “một chỉ số quan trọng hàng đầu để xét sự phù hợp
nghề của con người”.
Nội dung GDHN tiến hành trong các bộ môn khoa học cơ bản sẽ tạo cho
học sinh có điều kiện hiểu được sự vận dụng tri thức trong lĩnh vực nghề nghiệp
nhất định, thấy rõ tiềm năng và triển vọng của địa phương, của đất nước đối với
sự phát triển kinh tế và tương lai của một số ngành nghề. Đồng thời hướng dẫn
học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần lao động trẻ tuổi.
2.3.4 Nhiệm vụ của GDHN trong nhà trường THPT
- Nâng cao nhận thức nghề nghiệp cho học sinh phù hợp với trình độ phát
triển tâm lý và lứa tuổi các cấp học, đầu tiên là qua hướng nghiệp học sinh được
làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội, những nghề có vị trí then chốt
trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần thiết phải phát triển ngay tại địa
phương. Đồng thời, học sinh còn phải biết những yêu cầu tâm lý, sinh lý mà nghề
đặt ra, những điều kiện vào nghề và học nghề.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được trực tiếp tham gia vào hoạt
động xã hội nhằm bước đầu hình thành năng lực thích ứng nghề nghiệp cho học
11
sinh. Đối với học sinh phổ thông, con đường hình thành năng lực thích ứng nghề
nghiệp là tổ chức lao động sản xuất và dạy nghề.
- Giáo dục cho học sinh thái độ tôn trọng người lao động thuộc các ngành
nghề khác nhau, ý thức tiết kiệm, bảo vệ của công.
- Thực hiện xã hội hóa GDHN nhờ việc phối hợp, liên kết các tổ chức, các

Việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh là một quá trình lâu dài và phức
tạp, nó được biểu hiện ở các mức độ khác nhau ngay trong những lớp đầu của
trường THCS, được tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần ở những lớp sau, nhất là
ở cuối cấp THPT (Nguyễn Văn Hộ & Nguyễn Thị Thanh Huyền 2006). Với tư
cách là một quá trình hoạt động, lựa chọn nghề nghiệp bao gồm những tính chất
cơ bản sau:
2.5.2.1 Tính chủ thể của quá trình lựa chọn
Quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh diễn ra với sự chi phối của
những mối quan hệ xã hội phức tạp (giữa học sinh với gia đình; học sinh với tập
thể lớp, trường, đoàn đội; học sinh với cộng đồng ). Những mối quan hệ này tác
động tới nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú, sở thích nghề nghiệp của học
sinh. Tuy nhiên để đi tới một quyết định lựa chọn nghề thì hầu hết đó là quyết
định do chính chủ thể đưa ra và khẳng định. Tỷ lệ ảnh hưởng của những tác động
khách quan tới sự lựa chọn trên mỗi cá nhân là nhiều ít khác nhau, song quyết
định cuối cùng của quá trình lựa chọn nghề bao giờ cũng thuộc về một con người
cụ thể.
2.5.2.2 Tính khách thể của quá trình lựa chọn
Khi nói đến quá trình lựa chọn nghề là nói tới sự kết hợp giữa nhu cầu,
nguyện vọng cá nhân với yêu cầu do nghề nghiệp và xã hội đòi hỏi. Không phải
bất cứ nguyện vọng nghề nghiệp nào của chủ thể lựa chọn cũng được xã hội chấp
nhận. Trong xã hội mỗi cá nhân có một vị trí xác định, với vị trí đó, cá nhân vừa
được hưởng những quyền lợi đồng thời cũng cần có trách nhiệm đối với cộng
đồng và xã hội.
Mối quan hệ giữa quyền lợi và trách nhiệm trong lựa chọn nghề được
biểu hiện qua mối quan hệ giữa nguyện vọng cá nhân với đòi hỏi về số lượng
và chất lượng mà nhu cầu nguồn nhân lực hoạt động trong các lĩnh vực nghề
nghiệp đòi hỏi. Khi đó chủ thể của sự lựa chọn trở thành đối tượng của sự
13
lựa chọn. Phần chính yếu phụ thuộc vào những gì có được nhờ vào hoạt động
của chủ thể lựa chọn.

đòi hỏi của nghề nghiệp. Nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân để chiếm lĩnh một
nghề nào đó có trở thành hiện thực không chỉ phụ thuộc vào sự nhận biết nghề
mà cùng với nó, cá nhân phải hiểu rằng nghề nghiệp đó đặt ra những điều kiện
nào về thể chất, về tâm lý, về năng lực, về kỹ năng, về phẩm chất đạo đức mà
chính mình cần phải có. Bởi vậy, học sinh cần có sự hiểu biết cần thiết về nhu
cầu năng lực, khí chất, các nét tình cách của mình để làm cơ sở cho sự so sánh
đối chiếu với yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra (Nguyễn Văn Hộ & Nguyễn Thị
Thanh Huyền 2006).
2.6.2 Yếu tố gia đình
Gia đình ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của các
em học sinh. Cha mẹ có sự hiểu biết, kinh nghiệm nhất định về các nghề trong xã
hội. Sau khi ra trường, nhiều khi các em phải phụ thuộc vào mối quan hệ, khả
năng tài chính của gia đình mới có được một công việc ổn định. Tuy nhiên, sự
ảnh hưởng của cha mẹ có tính hai mặt của nó, nếu cha mẹ có kiến thức, có trình
độ, hiểu rõ năng lực, hứng thú nghề nghiệp, sở thích của con thì sẽ định hướng
cho con mình những ngành nghề phù hợp. Nếu cha mẹ không có trình độ, kiến
thức, áp đặt nghề nghiệp cho con cái mình theo ý thích, xu hướng của gia đình thì
như vậy dễ dẫn đến những sự lựa chọn sai lầm của học sinh.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: đa số học sinh nói rằng hình thức giúp đỡ
của cha mẹ và những người thân trong gia đình đối với việc lựa chọn nghề của
học sinh là định hướng phân tích, khuyên các em nên chọn nghề theo nghề của
cha mẹ hoặc nghề sau khi học xong dễ xin được việc hoặc có thu nhập cao.
Ngoài ra, cha mẹ, người thân còn giúp các em tìm kiếm những tài liệu, sách báo
có liên quan đến nghề. Kết quả khảo sát cho thấy có 69,7% số học sinh lựa chọn
nghề nghiệp cho mình do ảnh hưởng của cha mẹ và người thân trong gia đình
(Nguyễn Thị Thanh Huyền 2006, theo Trần Đình Chiến 2008).
2.6.3 Yếu tố bạn bè
Khi tham gia vào môi trường học tập thì quan hệ bạn bè là một nhu cầu
không thể thiếu. Bạn bè giúp các em chia sẻ những niềm vui, nổi buồn, giải tỏa
những tâm tư nguyện vọng trong quá trình định hướng và lựa chọn nghề nghiệp.

Hiện nay, đang rầm rộ các hoạt động tư vấn tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN tại
các trường THPT, chương trình này thực sự bổ ích cho các em học sinh trong
việc giải đáp các thắc mắc trong đăng ký hồ sơ thi ĐH, CĐ; việc chọn ngành

Trích đoạn Các nghiên cứu nước ngồi Nhĩm giả thuyết thứ hai Thang đo về các cá nhân cĩ ảnh hưởng Thang đo cho biến phụ thuộc “Quyết định chọn trường” Phân tích nhân tố khám phá EFA
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status