Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn các món ăn thủy sản của du khách nội địa tại thành phố nha trang - Pdf 38

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
----------

TRƯƠNG VĂN HIỀU

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHỌN CÁC MÓN ĂN THUỶ SẢN CỦA
DU KHÁCH NỘI ĐỊA TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
----------

TRƯƠNG VĂN HIỀU

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHỌN CÁC MÓN ĂN THUỶ SẢN CỦA
DU KHÁCH NỘI ĐỊA TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:


i


LỜI CẢM ƠN
Trong 2 năm học tập và nghiên cứu đến nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt
nghiệp. Để có kết quả như hôm nay ngoài nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được nhiều
sự giúp đỡ của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, các anh chị sinh viên đang học tập
tại các trường và các cơ sở kinh doanh ẩm thực trên địa bàn thành phố Nha Trang.
Thông qua luận văn tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu ,
các thầy cô trong khoa Kinh tế, khoa sau Đại học của đại học Nha Trang đã tạo điều
kiện về cơ sở vật chất để các thầy cô thuận lợi trong việc truyền đạt kiến thức, phương
pháp nghiên cứu trong suốt quá trình học tập cao học vừa qua.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo Công ty Cà phê Đất
Việt đã hết sức tạo điều kiện cho tôi sắp xếp thời gian làm việc để tham gia học và
nghiên cứu đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Tiến sỹ Phạm Thành Thái và Thạc sỹ Vũ
Thị Hoa đã tận tình hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn tới thầy cô trong hội đồng bảo vệ luận văn
thạc sỹ đã góp ý để tôi hoàn thiện đề tài này được tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Khánh Hòa, ngày 19 tháng 10 năm 2015

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii

2.1. Khái quát hoạt động du lịch Khánh Hòa ................................................................41
2.1.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên....................................................................41
2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên .........................................................................43
2.1.3. Đặc điểm về văn hóa xã hội .........................................................................45
2.1.4. Hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch ................................................................48
2.2. Hoạt động kinh doanh du lịch của Khánh Hòa ......................................................51
2.3. Hoạt động ẩm thực tại Nha Trang – Khánh Hòa ....................................................55
2.3.1. Các món ăn thuỷ sản đặc trưng của Nha Trang ...........................................55
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................57
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................58
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .......................................................................58
3.1.1. Đặc trưng của dịch vụ ẩm thực ....................................................................58
3.1.2. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu ............................................................58
3.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................59
3.2.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................59
3.2.2. Nghiên cứu sơ bộ .........................................................................................61
3.3. Mẫu, cách chọn mẫu và cách thu thập dữ liệu .......................................................66
3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................................66
3.3.2. Kích thước mẫu ............................................................................................66
3.4. Các phương pháp phân tích ....................................................................................67
3.4.1. Phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach Anpha’s .................................67
3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ...............................................................67
3.4.3. Phân tích hồi quy kiểm định mô hình ..........................................................68
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................69
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................70
4.1. Thủ tục phân tích mô hình ......................................................................................70
4.2. Phân tích các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Anpha ..................................70
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA và mô hình hồi quy của các nhân tố tác động đến
sở thích lựa chọn ẩm thực ..............................................................................................72
4.3.1. Phân tích tích các nhân tố EFA các biến độc lập .........................................72

Bảng 2.4: Số lượng doanh nghiệp lữ hành giai đoạn 2011 – 2014 ...............................54
Bảng 4.1: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ...........................................................71
Bảng 4.2: Kiểm định KMO và Kiểm định Bartlett .......................................................72
Bảng 4.3: Phân tích EFA của biến phụ thuộc ................................................................75
Bảng 4.4: Phân tích ma trận tương quan .......................................................................76
Bảng 4.5: Tóm tắt hệ số mô hình hồi quy .....................................................................77
Bảng 4.6: Phân tích ANOVA ........................................................................................78
Bảng 4.7: Phân tích hệ số hồi quy .................................................................................78

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng .........21
Hình 1.2: Quy trình ra quyết định của người tiêu dùng ................................................29
Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu của Krondl và Lau cho việc nghiên cứu lựa chọn thực
phẩm ..............................................................................................................................32
Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định các món
ăn thuỷ sản của du khách nội địa tại thành phố Nha Trang ...........................................39
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa ..............................................................42
Hình 2.2: Biểu đồ khách du lịch đến Khánh Hòa từ năm 2005 - 2014 .........................53
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .....................................................................................60
Hình 4.1: Biểu đồ phần dư.............................................................................................79
Hình 4.2: Biểu đồ P-Plot ...............................................................................................79
Hình 4.3: Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ..............................................................81

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

of Sampling Adequacy

của phân tích nhân tố

Sig.

Observed Significance level

Mức ý nghĩa thống kê

SPSS

Statistical Package for Social Phần mềm xử lý thống kê dùng trong
các ngành khoa học xã hội
Science

Std.Dev

Standard Deviation

Độ lệch chuẩn

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của để tài
Khánh Hòa được biết đến như là một trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui
chơi giải trí nổi tiếng có sức hút mạnh mẽ với du khách trong nước và quốc tế. Trong
những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành du lịch cả nước, du lịch Khánh Hòa

văn hóa của cả khu vực Nam Trung Bộ với đặc trưng là văn hóa biển - là vùng đất có
trên 350 năm lịch sử hình thành và phát triển, thiên nhiên ban tặng cho Nha Trang Khánh Hòa nhiều sản vật có chất lượng tốt. Vì thế, khi nghĩ tới ẩm thực của vùng đất
Nha Trang - Khánh Hòa người ta thường nghĩ tới các món ăn được chế biến từ hải sản
tươi ngon. Những món ăn này nổi tiếng đến mức nhiều du khách cho rằng đi Nha
Trang mà chưa thưởng thức các món này thì coi như chưa tới Nha Trang, có nhiều các
món ăn thuỷ sản của địa phương đã nổi tiếng cả nước như nghẹ hấp, mực hấp, cá mú
nướng, sò nướng ….
Mặc dù có nhiều các món ăn thuỷ sản nổi tiếng thu hút một lượng khách du lịch
như vậy nhưng chưa có một nghiên cứu nào nói về các nhân tố cơ bản ảnh quyết định
lựa chọn các món ăn thuỷ sản của địa phương của khách du lịch. Xuất phát từ những
vấn đề nêu trên, việc chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn các món ăn thuỷ sản của du khách nội địa tại thành phố Nha Trang” để
nghiên cứu là cần thiết và hữu ích nhầm đề xuất một số hàm ý chính sách cho những
người làm du lịch và các đơn vị kinh doanh các mặt hàng thuỷ sản tại Nha Trang đáp
ứng tốt hơn nữa những nhu cầu ẩm thực của du khách mỗi khi đặt chân tới Nha Trang.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung: Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhầm xác định
các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn các món ăn thuỷ sản của du
khách nội địa tại thành phố Nha Trang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
1. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn các món ăn thuỷ sản
của du khách nội địa tại thành phố Nha Trang
2. Xem xét mức độ tác động của chúng đến quyết định chọn các món ăn thuỷ
sản của du khác nội địa
3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các món ăn thuỷ
sản của du khách nội địa?
(2) Các nhân tố đó tác động như thế nào đến quyết định lựa chọn của du
khách?


6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận:
+ Nghiên cứu này góp phần xác định các nhấn tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn các món ăn ẩm thực của du khách nội địa khi đi du lịch ở thành phố Nha Trang.

3


+ Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau về các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các món ăn thuỷ sản của du khách khi đi
du lịch tại các vùng địa lý khác.
- Về mặt thực tiễn
+ Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ giúp các đơn vị
hiểu rõ chất lượng dịch vụ mình đang cung cấp được hình thành từ các yếu tố nào? Từ
đó giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan hơn về dịch vụ mình đang cung cấp.
+ Đề tài nghiên cứu này đem lại một số ý nghĩa về thực tiễn cho các doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng trong tình tình cạnh tranh ngày càng phức
tạp và gay gắt trên thị trường, các doanh nghiệp quảng cáo cũng như các doanh nghiệp
nghiên cứu thị trường.
+ Biết cảm nhận của du khách về dịch vụ nhà hàng thành phố Nha Trang,
nhằm giúp các các cơ quan chức năng, nhà quản lý có cái nhìn đúng đắn về dịch vụ
mình đang cung cấp, các biện pháp khắc phục những điểm còn yếu kém nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ do mình cung cấp.
+ Xác định được mức độ của các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn các
món ăn thuỷ sản của du khách, từ đó giúp các nhà quản lý tập trung nguồn lực để cải
thiện chất lượng dịch vụ, khắc phục những điểm còn yếu kém nhằm giảm thiểu mức
độ không hài lòng của du khách.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, các danh mục phụ lục, đề tài bao gồm 4 chương
với kết cấu và nội dung cụ thể như sau:

1.1. Một số khái niệm về du lịch
1.1.1. Du lịch
Từ xa xưa, con người đã ghi nhận du lịch như là một sở thích, là một hoạt động
nghỉ ngơi sau thời gian làm việc căng thẳng kéo dài. Qua thời gian khi xã hội ngày
càng phát triển, mức sống của con người ngày nâng cao thì du lịch trở thành một phần
không thể thiếu trong đời sống. Đối với nhiều quốc gia du lịch được coi là một trong
những ngành kinh tế quan trọng chiếm phần lớn tổng thu nhập của quốc gia đó. Vì
vậy, nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam xem du lịch là một trong những
ngành kinh tế để thúc đẩy đất nước phát triển. Đối với các quốc gia này du lịch được
phát triển dựa trên những giá trị tuyền thống của đất nước bên cạnh đó là những cảnh
quan kỳ vỹ của đất nước để thu hút du khách tới với đất nước của mình.
Các lợi ích mà du lịch đem lại cho nhiều đối tượng khác nhau là không thể phủ
nhận. Đối với nhiều quốc gia du lịch là nguồn thu ngân sách là nguồn thu nhập chính
cho dân cư địa phương là công cụ để phân phối thu nhập giữa giàu và nghèo giữa
thành thị và nông thôn bên cạnh đó du lịch là thời gian tái tạo lại sức lao động cho con
người nhằm nâng cao năng suất lao động. Tại nhiều khu vực thông qua các hoạt động
du lịch đã giải quyết được một lượng lao động nhàn rỗi tạo điều kiện tăng thêm thu
nhập cho người dân. Bên cạnh đó các hoạt động du lịch sinh thái bền vững góp phần
vào việc bảo vệ môi trường sống và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho
người dân nhằm bảo vệ kế sinh nhai bền vững của họ.
Thông qua việc tiêu dùng các sản phẩm của du khách thì còn có một nhu cầu
khác nữa đó là nhu cầu học hỏi tìm hiểu thông tin, học hỏi vãn cảnh…Sự khác biệt
trong tiêu dùng sản phẩm du lịch và sản phẩm/dịch vụ khác đó là sản phẩm du dịch
được sử dụng tại nơi sản xuất ra nó. Do vậy, sản phẩm du lịch thường không thể dịch
chuyển được (hay nói cách khác không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có du khách
mà buộc khách du lịch phải đến với nơi có sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu
của mình thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch). Đặc điểm này là một trong
những nguyên nhân gây khó khăn cho các nhà kinh doanh du lịch trong việc tiêu thụ

6

xuyên của mình để tới nơi khác nhằm thỏa mãn về nhu cầu vật chất lẫn tinh thần. Dưới
góc độ doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm liên quan đến du lịch thì đây là hoạt động
phát sinh kinh tế và là hoạt động làm thỏa mãn nhu cầu của khách để tạo ra lợi nhuận
cao nhất. Dân cư địa phương lại cho rằng du lịch là hoạt động nhằm giao lưu văn hóa
7


cũng như tạo cơ hội lao động để tìm kiếm thu nhập thông qua bán các sản phẩm phục
vụ du lịch. Còn chính quyền thì coi đây là cơ hội để tăng thu nhập cho dân chúng cũng
như thu nhập cho quốc gia thông qua phí và thuế đánh vào các hoạt động du
lịch…Trong khi đó, nghiên cứu của Rôbert W. Mclntosh, Charles R. Goeldner (1995)
lại cho rằng du lịch là tổng hợp các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ tác động
qua lại của du khách, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình
đón tiếp và thu hút du khách.
Nghiên cứu của Mathieson và Wall (1982) nhìn nhận du lịch từ phía người đi du
lịch và người cung ứng các dịch vụ liên quan đến du lịch đó là sự dịch chuyển tạm thời
của người dân đến một nơi khác ngoài nơi ở và làm việc của họ, là các hoạt động xảy
ra trong quá trình lưu lại nơi đến và các cơ sở vật chất tạo ra để đáp ứng nhu cầu của
họ. Trong nhận xét của hai học giả trên thì có thể nhận thấy rằng du lịch là sự tác động
của hai bên một bên là người đi du lịch và bên kia là người cung ứng các dịch vụ du
lịch - người cung ứng các dịch vụ du lịch có thể là có cả chính quyền nằm trong đó khi
chính quyền cung cấp các dịch vụ nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển nhằm
thu lợi về cho quốc gia và bản chất của du lịch chính là một ngành kinh tế xã hội, dịch
vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp
các hoạt động chữa bệnh, thể thao nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác (Nguyễn
Cao Thường & Tô Đăng Hải, 1990).
Du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất và tiêu thụ phục vụ cho việc đi lại,
ngủ lại ít nhất một đêm ngoài nơi ở thường ngày với lý do giải trí, kinh doanh, sức
khỏe, hội họp, thể thao hoặc tôn giáo. Như vậy nhiều học giả cho rằng du lịch là một
trong những hoạt động mang tính chất kinh tế và là ngành mang lại thu nhập cho

Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam năm 1999 thì du lịch được xem như là hoạt
động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm thỏa mãn nhu cầu, tham
quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một thời gian nhất định.
Như vậy, du lịch là một hoạt động mà ở đó có nhiều thành phần tham gia tạo nên
một tổng thế khá phức tạp nó có khả năng nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng
đồng… và là một ngành đem lại lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị xã hội.
Ở một số nước đang phát triển trong đó có Việt Nam coi hoạt động du lịch là một
trong những ngành kinh tế mũi nhọn hàng đầu của đất nước. Là ngành làm biến đổi
cán cân thu chi của đất nước góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động
của đất nước. Du lịch còn là cầu nối giữa các nền văn hóa trên thế giới giúp con người
xích lại gần nhau hơn không những thế thông qua du lịch nó có thể tái tạo và bổ sung
trí thức cho con người sau những ngày làm việc căng thẳng.

9


1.1.2. Sản phẩm du lịch
Cũng giống như bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào khác thì du lịch cũng có sản
phẩm của mình-sản phẩm ở đây có thể là sản phẩm hữu hình hoặc sản phẩm vô hình.
Coltman (1989) cho rằng sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn
hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ
mát. Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên
bởi các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất và kỹ
thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó (Nguyễn Văn Đính
& Trần Thị Minh Hòa, 2006).
Trần Ngọc Nam và Trần Huy Khanh (2005) cho rằng sản phẩm du lịch một tổng
thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình. Những sản phẩm
này có nhiều đặc tính riêng biệt đây là các đặc trưng của ngành dịch vụ du lịch như
khách mua hàng trước khi thấy sản phẩm, sản phẩm du lịch dễ bắt chước vì nó là kinh
nghiệm, giữa thấy sản phẩm và sử dụng sản phẩm quá lâu có thể ở xa khách hàng, sản

Sản phẩm du lịch thường được tạo ra và gắn liền với tài nguyên du lịch vì vậy
sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển được, trên thực tế không thể đem sản phẩm
du lịch tới nơi có khách du lịch mà buộc khách du lịch phải tới nơi có sản phẩm du
lịch để thõa mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng. Đây là một trong những
nguyên nhân gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm du lịch. Việc tạo ra sản phẩm
du lịch và tiêu dùng thì thường trùng khớp nhau về thời gian cũng như không gian nên
sản phẩm du lịch không thể cất đi hay tốn kho giống như hàng hóa thông thường nên
việc thu hút du khách làm sao để tạo được sự trùng khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là
rất khó khăn và quan trọng của các nhà kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó việc tiêu dùng
sản phẩm du lịch thường không đều đặn mà chỉ có thể tập trung chủ yếu vào một
khoảng thời gian nhất định nên yếu tố mùa vụ luôn tác động đến hoạt động kinh doanh
du lịch. Sự dao động về thời gian trong hoạt động du lịch sẽ gây khó khăn cho hoạt
động kinh doanh du lịch do đó giải quyết yếu đố mùa vụ trong du lịch là yếu tố vô
cùng nan giải.
1.1.3. Khách du lịch
Trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng thì hiện nay có rất nhiều định
nghĩa về khách du lịch trong đó có nhiều khái niệm khác nhau tùy thuộc vào thực tế
của từng quốc gia hay quan điểm của các nhà nghiên cứu.
Định nghĩa khách du lịch xuất hiện đầu tiên vào cuối thế kỷ XVIII tại Pháp, theo
đó "Khách du lịch là người thực hiện một cuộc hành trình lớn". Vào năm 1800, người
Anh cũng định nghĩa "Khách du lịch là người thực hiện cuộc hành trình lớn trên đất
liền xuyên nước Anh".

11


Vào đầu thế kỷ XX, nhà kinh tế học người Áo Iozef Stande cho rằng "Khách du
lịch là hành khách xa hoa ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn
những nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh tế". Tác giả
Morval lại cho rằng "Khách du lịch là người đến đất nước khác theo nhiều nguyên

mà nhân dân có trình độ văn hoá cao thì số người đi du lịch ra ngoài tăng lên không
13


ngừng với cường độ cao. Trình độ văn hóa thấp ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch:
ăn xin, cướp giật, ép khách mua hàng...
Một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch nhưng nếu không biết sử dụng khả
năng của con người để phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì sẽ rất lãng phí. Ngược
lại, có những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biết phát huy hợp lí sẽ thu
hút được lượng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững (Trần
Văn Thông, 2001).
1.1.4.4 Kinh tế
Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du
lịch là điều kiện kinh tế. Nền kinh tế phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của
ngành kinh tế du lịch. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã
hội của Liên Hợp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu
nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch.
Sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng
với phát triển du lịch. Đây là cơ sở cung ứng nhiều hàng hoá nhất cho du lịch. Ngành
công nghiệp dệt cung cấp cho các xí nghiệp du lịch các loại vải để trang bị phòng
khách, các loại khăn trải bàn, ga giường… Ngành công nghiệp chế biến gỗ trang bị đồ
gỗ cho các văn phòng, cơ sở lưu trú.
Trên bình diện cả nước, nền kinh tế ngày càng phát triển, nhiều công trình cao
cấp, nhiều khách sạn, resort liên kết với nước ngoài được đầu tư xây dựng. Đó là cơ sở
để chúng ta có cơ sở và đảm bảo khả năng khai thác và đón tiếp nguồn khách quốc tế
tới tham quan.
Ngày nay điều kiện kinh tế của con người được nâng cao rõ rệt và vấn đề ăn,
mặc, trở thành thứ yếu. Nhu cầu được nghỉ ngơi, giải trí và giao lưu tình cảm xuất
hiện. Hiện nay, trong các nước kinh tế phát triển, du lịch trở thành nhu cầu không thể
thiếu trong cuộc sống của họ. Các nhà nghiên cứu kinh tế du lịch đã đưa ra nhận định

Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng
như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng. Sự bảo đảm vững chắc về
quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách tới tham quan.
Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là cảm nhận những giá trị vật chất, tinh thần
độc đáo, khác lạ với quê hương mình. Điều này đòi hỏi sự giao lưu, đi lại của du khách
giữa các quốc gia, các vùng với nhau. Bầu chính trị hòa bình, hữu nghị sẽ kích thích sự
phát triển của du lịch quốc tế. Một thế giới bất ổn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn
giáo làm ảnh hưởng tới việc phát triển du lịch tức là nó không làm tròn sứ mệnh đối
với du lịch, gây nên nỗi hoài nghi, tâm lý sợ hãi cho du khách.

15



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status