Khai thác các giá trị văn hoá Chăm phục vụ phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận - Pdf 25

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ NGỌC HÂN KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội – 2013
2

Hà Nội - 2013
3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 5
2.Lịch sử vấn đề 6
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 8
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5.Phương pháp nghiên cứu 9
6.Bố cục luận văn 9
7.Những đóng góp của luận văn 10
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ VIỆC
NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CHĂM NINH THUẬN 11
1.1. Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa 11
1.1.1. Văn hóa 11
1.1.2. Du lịch văn hóa 12
1.1.3. Vai trò của văn hóa trong phát triển du lịch 13
1.1.4. Điều kiện để phát triển du lịch văn hóa 14
1.1.5. Các nguyên tắc khai thác và phát triển du lịch văn hóa 17
1.2. Những lĩnh vực nghiên cứu của du lịch văn hóa 18
1.2.1. Vấn đề thị trường du lịch văn hóa 18
1.2.2. Sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương 19
1.2.3. Vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa 20
1.2.4. Vấn đề nhân lực trong du lịch văn hóa 21
1.2.5. Vấn đề tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa 22
1.2.6. Vấn đề tổ chức, quản lý du lịch văn hóa 23
1.2.7. Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch 23
1.3. Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa 24
1.3.1. Bài học kinh nghiệm trong nước 24
1.3.2. Những bài học kinh nghiệm của nước ngoài 28

3.2.4. Giải pháp về nhân lực du lịch văn hóa Chăm Ninh Thuận 99
3.2.5. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa Chăm Ninh
Thuận 100
3.2.6. Giải pháp về tổ chức, quản lý du lịch văn hóa Chăm Ninh Thuận 101
3.2.7. Giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa Chăm trong du lịch Ninh Thuận 103
KẾT LUẬN 106
PHỤ LỤC 114
1.Bản đồ du lịch tỉnh Ninh Thuận 114
2. Một số hình ảnh du lịch văn hóa Chăm ở tỉnh Ninh Thuận 114
3. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội 120
4.Hiện trạng phát triển du lịch 124
5. Định hướng phát triển 128
6. Các dự án ưu tiên đầu tư 135
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Chăm là một dân tộc sinh sống lâu đời trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong lịch sử phát triển, họ đã đạt trình độ cao về tổ chức xã hội với một nền văn
hóa đặc trưng, phong phú đa dạng. Văn hóa là linh hồn của một dân tộc, vì vậy
muốn tìm hiểu một dân tộc, khám phá những nét tinh hoa, tinh túy của dân tộc đòi
hỏi chúng ta phải tìm hiểu các giá trị văn hóa của dân tộc đó.
Người Chăm hiện cư trú chủ yếu ở khu vực duyên hải Nam Trung bộ và
Nam bộ trong đó Ninh Thuận là tỉnh mà cộng đồng người Chăm sinh sống tập trung
và đông nhất. Nơi đây những giá trị truyền thống đã được giữ gìn, lưu truyền qua
các quá trình giao lưu, giao thoa văn hóa, sự biến đổi của lịch sử. Người dân nơi
đây luôn tự hào, cho mình là người Chăm gốc, chưa bị biến đổi bởi những ảnh
hưởng môi trường xung quanh như người Chăm An Giang hay người Chăm H’Roi
ở Bình Định, Phú Yên,…Từ năm 1980 trở lại đây, được sự quan tâm đầu tư, bảo tồn
và tôn tạo của trung ương và chính quyền tỉnh Ninh Thuận, Sở Văn hóa - Thể thao -
Du lịch đã khai thác các di tích tháp Chăm vào hoạt động du lịch và hoạt động này

Cụ thể như là:
- “Vương quốc Chàm” (Paris, 1928) của tác giả E.Maspero.
- “Người Chăm ở Thuận Hải” của Phan Xuân Biên (Thuận Hải, 1990).
- “Văn hóa Chăm” (Hà Nội, 1991) của các tác giả Phan Xuân Biên, Phan
An, Phan Văn Dốp.
- “Văn hóa Chămpa” (Hà Nội, 1994) và “Văn hóa cổ Chămpa” (Hà Nội,
2002) của tác giả Ngô Văn Doanh….
Đây là các công trình được chúng tôi sử dụng làm cơ sở ban đầu trong việc
nghiên cứu các giá trị văn hóa của dân tộc Chăm.
7
Bên cạnh cách tiếp cận về văn hóa từ các công trình đã nêu, trong bối cảnh
phát triển của du lịch hôm nay, một vài hướng nghiên cứu văn hóa Chăm xem xét
trong mối tương quan, tác động của hoạt động du lịch đã được chú ý khai thác như:
- Khóa luận “Bảo tồn giá trị văn hóa và phát triển du lịch – Qua trường hợp
lễ hội Katê truyền thống của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận” (ĐH KHXH&NV
TP.HCM, 2003) của Nguyễn Thanh Hải có thể được xem như một trong những
công trình đầu tiên. Trong khóa luận, các giá trị văn hóa Chăm ở tỉnh Ninh Thuận
đã được nghiên cứu, tìm hiểu trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển du lịch
của địa phương. Khóa luận trình bày những giá trị tích cực, đồng thời cũng chỉ ra
những tác động tiêu cực mà du lịch mang đến cho văn hóa Chăm. Trên cơ sở đó, tác
giả đã đưa các đề xuất nhằm phát huy những giá trị tích cực và ngăn chặn, hạn chế những
tác động tiêu cực đối với văn hóa Chăm. Những phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa văn
hóa và du lịch ở đây còn mang tính chủ quan, cảm tính, chưa có những lý thuyết, quan
điểm và căn cứ khoa học rõ ràng, cụ thể.
- Luận văn của Đàng Năng Hòa (Đại học Ateneo De Manila, Philippin,
2004): “Impact of Tourism on People’s heritage: A case study on the Cham in
Vietnam” (Sự tác động của du lịch đối với di sản của nhân loại: Nghiên cứu trường
hợp ở người Chăm tại Việt Nam). Trong công trình này, tác giả đã tìm hiểu, phân
tích, đánh giá sự tồn tại và biến đổi của các giá trị văn hóa Chăm ở Việt Nam trong
bối cảnh của hoạt động du lịch, từ đó chỉ ra và đánh giá những tác động của hoạt

- Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển
những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu trong hoạt động khai thác các giá trị
văn hóa Chăm phục vụ phát triển du lịch ở Ninh Thuận.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là khai thác giá trị của văn hóa Chăm tại
các di tích Chăm tiêu biểu ở Ninh Thuận phục vụ du lịch.
9
Ninh Thuận hiện nay là nơi có người Chăm sinh sống đông nhất trong cả
nước, đồng thời cũng là nơi còn nhiều các giá trị văn hóa Chăm nhất.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là địa bàn tỉnh Ninh Thuận bao gồm các di
tích văn hóa, làng Chăm tiêu biểu; giới hạn thời gian nghiên cứu của đề tài được xác
định là từ năm 2007 đến 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết để nêu bật những vấn đề lí luận.
Phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu khác nhau về cơ sở lí luận du lịch văn
hóa, các giá trị văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận, phân tích thành từng bộ phận, từng
mặt để hiểu rõ vấn đề đề cập trong luận văn một cách toàn diện hơn. Phương pháp
tổng hợp lý thuyết nhằm sắp xếp các tài liệu, thông tin tạo nên một hệ thống lý
thuyết đầy đủ, sâu sắc về chủ đề khai thác các giá trị văn hóa Chăm phát triển du
lịch tỉnh Ninh Thuận. phương pháp này sử dụng chủ yếu trong luận văn.
- Phương pháp thực địa: đi khảo sát thực tế nhằm quan sát trực tiếp, gián tiếp
các giá trị văn hóa Chăm, các sản phẩm du lịch văn hóa Chăm ở Ninh Thuận hiện
nay. Phương pháp này chủ yếu thu thập thông tin thực tế, từ đó kiểm chứng và đối
chiếu với lý thuyết để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm khai thác hiệu quả các
giá trị văn hóa Chăm phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận.
6. Bố cục luận văn
Phần mở đầu
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa và việc nghiên cứu văn
hóa Chăm ở tỉnh Ninh Thuận
- Chương 2: Thực trạng khai thác văn hóa Chăm phục vụ phát triển du lịch ở

những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách
của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật
và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ
thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con
người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành
những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách
đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự
biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu
của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những
công trình vượt trội lên bản thân” (Tuyên bố về những chính sách văn hóa – Hội
12
nghị quốc tế do UNESCO tổ chức, dẫn lại theo Cơ sở văn hóa Việt Nam – Trần
Quốc Vượng chủ biên – NXB Giáo Dục, 2005)
- GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là
một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và xã hội ”(Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, tr. 10).
1.1.2. Du lịch văn hóa
1.1.2.1. Khái niệm du lịch
Có nhiều khái niệm về du lịch, tùy vào những góc nhìn khác nhau:
- Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về du lịch (họp ở Roma - Italia, 21/8 –
05/9/1963) khái niệm: “Du lịch là tổng thể các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt
động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên
ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến
lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
- Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) khái niệm: “Du lịch được hiểu là tổng hợp các
mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và
lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục
đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ.”
Ở Việt Nam, dù mới phát triển trong khoảng gần một thế kỷ nay, nhưng cũng đã

hóa và hình thành nên loại hình Du lịch văn hóa. Trong quá trình phát triển, hoạt
động du lịch được coi là một hiện tượng xã hội và bản thân nó sản sinh ra những
đặc thù văn hóa trong hành vi ứng xử của những con người tham gia hoạt động du
lịch. Để hiểu sự gắn kết giữa văn hóa và du lịch phải xét đến cả hai chiều tác động
trên, với cả mặt tích cực và tiêu cực của nó. Du lịch văn hóa là đem lại các giá trị
nhân văn của các cộng đồng, các dân tộc cho mọi người, để cùng và giúp mọi người
khám phá những giá trị vô bờ bến của văn hóa, hướng mọi người đến chân - thiện -
mỹ thông qua các sản phẩm du lịch. Chúng ta có thể khẳng định rằng, không có giá
14
trị văn hóa thì ngành kinh doanh du lịch của một vùng, quốc gia đó không thể có
tiềm năng phát triển. Nhưng hoạt động du lịch giúp mở rộng các giá trị của sản
phẩm văn hóa. Nếu không có du lịch thì bạn bè thế giới không biết đến Hà Nội có
một ngàn năm văn hiến, không thể biết Hà Nội có chùa Một Cột, có Văn Miếu
Quốc Tử Giám,…. Nếu không có du lịch, sản phẩm văn hóa chỉ đơn thuần có giá
trị lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, không thể đóng góp một giá trị nhất định cho
nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, chính hoạt động du lịch giúp bảo tồn, duy trì lâu
bền, làm sống lại những giá trị văn hóa đang dần mai một với thời gian. Như vậy,
văn hóa đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động du lịch, có sự gắn kết chặt chẽ lẫn
nhau. Du lịch hình thành dựa trên những giá trị văn hóa và chính những sản phẩm
văn hóa làm cho hoạt động du lịch phát triển. Mặc khác du lịch cũng có tác động
mạnh mẽ đến các giá trị văn hóa.
Du lịch văn hóa đang và sẽ là một thế mạnh của du lịch Việt Nam bởi nguồn
tài nguyên phong phú, đa dạng và khá độc đáo. Đó là hệ thống các di sản vật thể và
phi vật thể có đặc điểm, diện mạo riêng, phản ánh lịch sử, truyền thống và bản sắc
của các cộng đồng dân cư đã và đang tồn tại trên ngàn năm văn hiến. Và chính các
đặc điểm, các giá trị nhân văn và sự tồn tại sống động của nó trong cuộc sống của
các cộng đồng dân cư cũng là mục tiêu khám phá, tìm hiểu của khách du lịch. Nếu
biết khai thác, biết biến nguồn tài nguyên thành các sản phẩm du lịch thì nhất định
loại hình du lịch này sẽ đem lại nhiều kết quả to lớn cho cộng đồng trên nhiều
phương diện, cả văn hóa và kinh tế. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, chúng ta, hoặc

du lịch xa hơn và có thể kéo dài được thời gian lưu trú tại điểm du lịch. Khi các
phương tiện giao thông phát triển dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị
kinh doanh vận tải làm cho giá thành vận chuyển ngày càng giảm. Do đó, đại đa số
người dân đều có khả năng chi tiêu cho việc đi du lịch. Vì vậy, du lịch ngày càng
thu hút được nhiều đối tượng khách và không ngừng phát triển .
+ Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội: ngành du lịch chỉ phát triển
khi đất nước có một nền chính trị hòa bình, an toàn an ninh xã hội được ổn định.
Khi đất nước hòa bình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển các
16
mối quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa và chính trị giữa các dân tộc, từ đó
du lịch cũng phát triển. Bởi vì, một đất nước được xem là thân thiện, mến khách thì
tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội phải tốt. Chính vì vậy, khi du
lịch phát triển sẽ tạo bầu không khí hòa bình trong mối quan hệ mở rộng và phát
triển du lịch giữa các tỉnh, thành trong nước và giữa các quốc gia, dân tộc. Bên cạnh
đó, thiên tai và dịch bệnh cũng có ảnh hưởng xấu đến phát triển du lịch. Du khách
rất e ngại, không muốn đến điểm du lịch đang bị thiên tai, dịch bệnh hoành hành. Vì
vậy, cần phải giữ gìn một môi trường chính trị hòa bình, an toàn, an ninh xã hội và
không khí trong lành thì du lịch mới có thể phát triển được.
+ Điều kiện về chính sách phát triển du lịch của quốc gia, vùng: những
chính sách mang tầm vĩ mô, chiến lược phải được quan tâm phát triển sẽ hỗ trợ tích
cực cho sự phát triển du lịch của quốc gia, vùng. Một ví dụ rất điển hình về sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước ta cho sự nghiệp phát triển du lịch cụ thể như về ban
hành Luật du lịch, xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia, vùng và
tỉnh, xây dựng chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam. Ngày 27/12/2011,
Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch chính thức công bố tiêu đề, biểu tượng mới của
chương trình xúc tiến du lịch quốc gia với biểu tượng chính là bông hoa sen năm
cánh, năm sắc màu cùng slogan “Việt Nam- vẻ đẹp bất tận”. Điều đó cho thấy chủ
trương, đường lối của Đảng và Nhà nước luôn xem du lịch là một ngành kinh tế mũi
nhọn và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển.
- Những điều kiện về cầu du lịch: yếu tố cầu trong du lịch thể hiện việc xác

lịch của địa phương, vùng hay quốc gia. Đây là yếu tố quyết định sự thành công của
hoạt động du lịch văn hóa .
1.1.5. Các nguyên tắc khai thác và phát triển du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội
truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng để tạo sức hút đối với
khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích
18
nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là
cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ.
Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ
những lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại các sinh hoạt đời thường. Khách du lịch
ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những
chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa
tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.
1.1.5.1. Bảo tồn bản sắc văn hóa Chăm
Khai thác và phát triển du lịch văn hóa phải gắn liền với bảo tồn bản sắc văn
hóa, đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng cần tuân thủ bởi vì:
- Việc bảo vệ môi trường và duy trì nét văn hóa chính là mục tiêu hoạt động
của du lịch văn hóa.
- Sự bảo tồn du lịch văn hóa gắn liền với môi trường tự nhiên, sự xuống cấp,
sự suy thoái đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch văn hóa.
1.1.5.2. Phát huy bản sắc văn hóa Chăm
Hoạt động du lịch phải đảm bảo nguyên tắc bảo vệ và phát huy bản sắc văn
hóa cộng đồng, không vì lợi ích kinh tế mà làm phá vỡ truyền thống và làm biến đổi
những giá trị văn hóa dân tộc.
1.1.5.3. Tạo việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần
lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà
thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những
nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng

hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi
du lịch”. Các dịch vụ đó bao gồm: dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách, dịch
vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí,…
Vậy, có thể hiểu sản phẩm du lịch là những cái nhằm đáp ứng nhu cầu và
mong muốn của khách du lịch, nó bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện
nghi cho du khách, được tạo nên bởi yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao
20
động tại một vùng, một cơ sở nào đó. Sản phẩm du lịch bao gồm 2 thành phần quan
trọng là tài nguyên du lịch và các dịch vụ và hàng hóa du lịch. Do đó, sản phẩm du
lịch vừa mang tính hữu hình vừa mang tính vô hình. Sản phẩm du lịch văn hóa là sự
kết hợp giữa hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý các giá trị văn hóa
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu về văn hóa của du khách.
Sản phẩm du lịch đặc thù được xác định trên cơ sở phân tích những lợi thế,
sự khác biệt, nổi bật mang tính đặc trưng về tài nguyên du lịch của tỉnh Ninh Thuận
so với các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Các chuyên gia của Tổ chức Du lịch
thế giới, trong dự án VIE/89/003 đã đánh giá Việt Nam là nước có tiềm năng du
lịch, trong đó lễ hội dân gian được xem như một bộ phận của tiềm năng ấy [30,
tr.213], trong đó văn hóa Chăm là một bảo tàng sống động, là nơi lưu trữ những
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, những sinh hoạt văn hóa văn nghệ thuật,… Tất cả
sẽ tạo nên một sản phẩm du lịch đặc thù cho tỉnh Ninh Thuận, mang đậm đà bản sắc
văn hóa dân tộc Chăm. Đây cũng là điểm nhấn, tạo sự khác biệt, độc đáo giữa du
lịch tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh khác ở Duyên hải Nam Trung bộ. Phát triển du lịch
văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận sẽ giải quyết được vấn đề xây dựng sản phẩm du
lịch đặc thù cho tỉnh, không trùng lắp với sản phẩm du lịch của các tỉnh khác, tài
nguyên du lịch văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận mới được khai thác một cách hiệu
quả. Sản phẩm du lịch văn hóa là một trong những sản phẩm du lịch quan trọng tạo
sức hấp dẫn du khách đến với điểm đến Ninh Thuận. Nếu được quy hoạch và phát
triển theo hướng bền vững, gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của
đồng bào dân tộc Chăm thì trong tương lai không xa, Ninh Thuận sẽ là điểm đến
hấp dẫn du khách với loại hình du lịch văn hóa.

dụng làm từ các sản phẩm thủ công truyền thống như thêu ren, lụa, gốm, đá, cói
1.2.4. Vấn đề nhân lực trong du lịch văn hóa
Vấn đề nhân lực trong du lịch văn hóa là nội dung cơ bản của việc tổ chức,
thực hiện hoạt động du lịch văn hóa. Trong đó, có hai nội dung cơ bản là tổ chức bộ
máy, nhân sự, phân công nhiệm vụ điều hành các hoạt động du lịch văn hóa và công
22
tác bảo tồn các giá trị văn hóa. Tính văn hoá còn được biểu hiện bởi thái độ ứng xử,
hiểu biết rộng, thói quen chính xác, khoa học của người môi giới du lịch nhất là
người thiết kế sản phẩm và đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch - người trực tiếp đi
cùng với khách du lịch.
Ngoài ra, chính quyền địa phương cần xác định vai trò quan trọng của chủ
thể văn hóa chính là cư dân địa phương. Để hoạt động du lịch văn hóa thực sự trở
thành một hoạt động mang ý nghĩa văn hóa và phát triển kinh tế, góp phần xóa đói
giảm nghèo thì người dân địa phương cần phải đào tạo với mục đích phát triển
được nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ du lịch văn hóa.
1.2.5. Vấn đề tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là một hoạt động mang tính tổng hợp cao, đa dạng và phức
tạp, đòi hỏi có sự tham gia của nhiều lĩnh vực kinh tế, y tế, văn hóa, giáo dục,…
Trong đó, hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch lễ hội góp phần quan trọng
nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan du lịch ở Ninh Thuận.
Theo Trịnh Xuân Dũng, nghĩa thông dụng của tuyên truyền du lịch là “giải
thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo” bằng nhiều
hình thức khác nhau để truyền đạt thông tin như báo viết, báo nói, báo hình, sách,
tập gấp, người tiếp cận công chúng với nhiều mục đích về chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội,… Nói rộng ra tuyên truyền bao gồm cả việc quảng cáo và các hoạt
động xúc tiến. Tuyên truyền du lịch là một hệ thống thông tin về du lịch được các
quốc gia, địa phương, các doanh nghiệp du lịch, các cá nhân tiến hành nhằm thu hút
đông đảo nguồn khác du lịch và tăng khả năng chi tiêu của khách du lịch. Tuyên
truyền du lịch đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch của một đất nước,
một địa phương, một doanh nghiệp du lịch [14 tr.10].

hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ
sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế
thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa
cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [17, tr.63]. Vì vậy, việc giữ
24
gìn nguyên vẹn và đầy đủ các giá trị đích thực của di sản văn hóa là rất quan trọng;
đồng thời cần quan tâm đầu tư, tôn tạo các di sản văn hóa dân tộc nhằm phát triển
chúng thành sản phẩm du lịch văn hóa nói chung và du lịch lễ hội nói riêng.
Điều 2, Chương I, Luật Di sản Văn hóa Việt Nam xác định tương đối đầy đủ
nội hàm và tính chất của di sản văn hóa, di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản
văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá
trị lịch sử, văn hóa khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó, các khái niệm Di sản văn hóa phi vật thể và Di sản văn hóa vật thể
cũng được xác định rõ:
- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết được lưu truyền bằng truyền miệng,
truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng
nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn
xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống,
tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống
dân tộc và tri thức dân gian khác
- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, bao gồm di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia, Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Chăm tạo
điều kiện cho ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận phát huy được thế mạnh của tỉnh. Bên
cạnh đó, bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch là một trong những yếu tố cần thiết
đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
1.3. Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa
1.3.1. Bài học kinh nghiệm trong nước

trong bản sản xuất. Từ những năm cuối thế kỷ 20, hầu hết phụ nữ trong bản đã từ bỏ
các hoạt động dệt vì bận rộn với việc đồng áng, mặt khác giá bán của các sản phẩm
thổ cẩm không đủ bù đắp chi phí lao động họ bỏ ra. Năm 2002, huyện Mai Châu
được dự án xây dựng cơ sở làng nghề đầu tư nhằm tạo cơ sở ban đầu cho phát triển
du lịch làng nghề, nhờ đó hoạt động dệt vải thổ cẩm được khôi phục ở Chiềng
Châu. Tuy nhiên, do đồng bào ở đây không trồng bông, trồng dâu để dệt vải nữa,
nên những tấm vải thổ cẩm truyền thống của các dân tộc Mai Châu lại được dệt từ
những sợi tổng hợp qua xử lý mang từ dưới xuôi lên. Đây là nguyên nhân làm cho
dệt thổ cẩm ở Mai Châu mai một. Sản phẩm làm ra nhiều nhưng du khách không
thích. Người dân mong muốn hoạt động du lịch phải làm tiền đề để dệt thổ cẩm trở
thành làng nghề. Muốn vậy, trước hết phải tôn tạo bản sắc văn hóa dân tộc cho thổ
cẩm bản địa. Nhắm tới mục tiêu là thúc đẩy người dân sản xuất ra các đồ lưu niệm
để phục vụ khách du lịch đến thăm bản Lác, từ năm 2009 tổ chức cơ quan hợp tác
quốc tế Nhật Bản đã hỗ trợ đầu tư cho bà con trồng dâu và trồng bông làm vải thổ
cẩm và vải tơ tằm. với 35 thành viên được thành lập. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật
Bản đã tài trợ hợp tác xã dệt thổ cẩm Chiềng Châu nhiều máy may công nghiệp, tổ
chức các lớp tập huấn kỹ năng dệt thổ cẩm cho bà con, phục dựng bí quyết nhuộm
màu cổ truyền từ các loại lá cây, thiết kế tìm tòi đa dạng mẫu mã sản phẩm phù hợp

Trích đoạn Thị trường và khách du lịch văn hóa Chă mở Ninh Thuận Cơ sở vật chất kỹ thuật trong hoạt động du lịch văn hóa Chăm Nhân lực trong du lịch văn hóa Chăm Ninh Thuận Tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa Chăm Ninh Thuận Căn cứ vào các chủ trương chính sách phát triển du lịch của nhà nước,
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status