Đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở vùng ven biển cửa sông Thuận An, Thừa Thiên Huế - Pdf 26

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nguyễn Hạnh Luyến

ĐA DẠNG SINH HỌC CÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI
THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN LỢI CÁ Ở VÙNG VEN BIỂN
CỬA SÔNG THUẬN AN, THỪA THIÊN HUẾ ĐA DẠNG SINH HỌC CÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI
THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN LỢI CÁ Ở VÙNG VEN BIỂN
CỬA SÔNG THUẬN AN, THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60.42.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN HUẤN

Hà Nội – Năm 2012
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến



NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
ĐDSH
Đa dạng sinh học
FAO
Tổ chức Nông lƣơng Liên Hợp Quốc
GDP
Tổng sản lƣợng nội địa
HST
Hệ sinh thái
NTTS
Nuôi trồng thủy sản
RSH
Rạn san hô Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

v

3.2. THÀNH PHẦN LOÀI CÁ VÙNG VEN BIỂN CỬA SÔNG THUẬN
AN 29
3.2.1. Danh sách các loài cá vùng ven biển cửa sông Thuận An 29
3.2.2. Cấu trúc và tính đa dạng thành phần loài cá ở vùng ven biển cửa
sông Thuận An 30
3.2.3. Biến động thành phần loài cá theo thời gian ở vùng ven biển cửa
sông Thuận An 38
3.2.4. Phân tích các nhóm sinh thái 40
3.2.5. Các loài cá quý hiếm, nguy cấp của khu hệ 42
3.2.5. Mối quan hệ gần gũi về thành phần loài cá giữa khu vực nghiên
cứu với các vùng khác 43
3.2.5. Thành phần loài cá kinh tế ở vùng ven biển cửa sông Thuận An,
Thừa Thiên Huế 44
3.3. THỰC TRẠNG NGHỀ CÁ VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI
NGUỒN LỢI CÁ VÙNG VEN BIỂN CỬA SÔNG THUẬN AN 45
3.3.1. Thực trạng khai thác và môi trƣờng thủy sản 45
3.3.2.Thách thức đối với nguồn lợi cá ở vùng ven biển cửa sông Thuận
An 51
3.3.3. Đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá
vùng cửa sông Thuận An 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
KẾT LUẬN 57
KIẾN NGHỊ…………………………………………… ……………… 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHNH 59

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

vii


Hình 8. Biểu đồ tỉ lệ % các họ, giống loài trong từng bộ cá 37
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

1

MỞ ĐẦU
Vùng cửa biển Thuận An trƣớc còn đƣợc gọi là cửa Eo, cửa Nộn là một
cửa biển quan trọng ở Miền Trung Việt Nam thuộc huyện Phú Vang, tỉnh
Thừa Thiên Huế. Đây là một vùng cửa biển quan trọng của tỉnh Thừa Thiên
Huế. Cửa này là thủy lộ chính thông sông Hƣơng qua phá Tam Giang ra biển
Đông. Vì là nút giao thông nối liền vùng cận duyên và lƣu vực sông Hƣơng
nên cửa Thuận An đóng vai trò trọng yếu đối với cố đô Huế về mặt chiến
lƣợc, thƣơng mại, cũng nhƣ kinh tế. Đây còn là vùng tiếp giáp với hệ thống
phá Tam Giang – Cầu Hai – một hệ thống đầm phá điển hình , đƣợc coi nhƣ
là một vùng biển – một lagoon ven biển nhiệt đới. Chính vì vậy vùng này
đƣợc xem nhƣ là trung tâm của các loài đặc hữu và đa dạng sinh học cao
nhƣng việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên ở đây đang chịu áp lực do sự gia tăng
dân số và do nhiều lý do khác… Mặc dù đã có một số tác giả tiến hành điều
tra ngƣ loại tại khu vực phá Tam Giang – Cầu Hai nhƣng cho đến nay tại
vùng ven biển cửa sông Thuận An vẫn chƣa có một đánh giá đầy đủ về đa
dạng sinh học cá. Tiến hành điều tra đánh giá đa dạng sinh học về khu hệ cá
này nhằm đƣa ra các giải pháp hợp lý về khai thác và sử dụng nguồn lợi cá ở
vùng này là cần thiết và cấp bách.
Các nghiên cứu gần đây về đa dạng sinh học cá của nhiều tác giả trong
và ngoài nƣớc càng tăng thêm các lý do chính đáng cho các công trình điều
tra chi tiết về khu hệ cá này. Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài luận văn:
“Đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý
nguồn lợi cá ở vùng ven biển cửa sông Thuận An, Thừa Thiên Huế”
Nghiên cứu này nhằm mục đích:
1. Xác định thành phần các loài cá có mặt tại vùng ven biển cửa sông

nhau đơn thuần mà tại đây có sự chuyển đổi tính chất hóa học của nƣớc từ
ngọt sang mặn, đặc biệt là độ muối. Chính vì vậy, vùng cửa sông là vùng
chuyển tiếp từ chế độ thủy văn sông sang chế độ thủy văn biển.
Cửa sông là vùng biến đổi của nƣớc ngọt đổ ra từ lục địa dƣới ảnh
hƣởng hoạt động của thủy triều. Do đó, độ muối biến đổi rất nhanh trong
không gian và theo thời gian và biên độ dao động của nó rất lớn, từ 0,5 đến
30‰.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

4

Theo sự dao động lớn về độ muối, vùng cửa sông đƣợc chia thành các
phần khác nhau: phần đầu – phần trên vùng cửa sông – phần giữa vùng cửa
sông - phần thấp vùng cửa sông và phần tận cùng. Việc phân chia này có ý
nghĩa lớn trong việc nhận biết mức độ biến thiên về cấu trúc của nền đáy, tốc
độ dòng chảy và độ muối, liên quan đến quần xã sinh vật vùng cửa sông. [38]
Vùng ven biển là những vùng nằm giữa biển và bờ của thềm lục địa.
Vùng ven biển không chỉ khác với đại dƣơng không chỉ ở độ sâu mà quan
trọng hơn là các quá trình vật lý nhƣ hoạt động của thủy triều, sóng….
1.1.2. Hệ thống cửa sông – ven biển Việt Nam
Bờ biển Việt Nam dài 3260 km, từ 8
0
30’ – 21
0
30’ vĩ độ Bắc, với một
loạt các sông lớn nhỏ, trong đó có hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và
sông Cửu Long. Hầu hết các sông đều đổ ra biển Đông, chia cắt bờ biển thành
từng đoạn với chiều dài 15-20 km/cửa sông [38]. Thêm vào đó là dải bờ bao
quanh các hải đảo cùng với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn
gấp tới 3 lần lãnh thổ đất liền.

thải các chất trao đổi bài tiết … để tạo dòng chu chuyển vật chất và năng
lƣợng. Con đƣờng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở các hệ sinh thái cửa
sông – ven biển nƣớc ta mang nhiều nét đặc trƣng. Ở vùng cửa sông – ven
biển thấy xuất hiện hai loại xích thức ăn chính nhƣng xích thức ăn đƣợc khởi
đầu từ vật liệu phế thải với các sinh vật ăn mùn bã là động lực chính trong sự
chuyển hóa vật chất và năng lƣợng. [38]
1.1.3. Đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật vùng cửa sông – ven biển
Việt Nam
Nƣớc ta có trên 3260 km bờ biển (chƣa kể bờ bao quanh các đảo) trải
dài trên 13 vĩ độ với nhiều hệ thống sông lớn đổ ra biển, tạo ra vùng tiếp xúc
sông - biển rộng lớn. Cùng với điều đó, sự phân hoá cao của điều kiện khí
hậu - thủy - hải văn đã làm tăng sự đa dạng về sinh cảnh và nơi sống. Ngay
trong phạm vi vùng thềm lục địa (Continental shelf) đã xuất hiện nhiều sinh
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

6

cảnh rất đặc trƣng, nhạy cảm với những tác động của các nhân tố tự nhiên và
hoạt động của con ngƣời (Vũ Trung Tạng, 1982, 2009) [35,38], bao gồm:
- Các hệ cửa sông (Estuary): Cửa sông châu thổ và cửa sông hình phễu;
- Các bãi triều trần (Naked intertidal flats) gồm nhiều thềm cát, bãi bùn,
bờ đá hoặc các bãi triều lầy (Swamps) đƣợc phủ bởi rừng ngập mặn
(Mangrove forests);
- Chuỗi các đầm phá (Lagoon chain) ven biển miền Trung;
- Hệ thống vũng vịnh nông ven bờ, nhận nƣớc từ vài ba con sông
(Shallow bays);
- Các rạn san hô (Coral reefs);
- Các sinh cảnh bao quanh các đảo và quần đảo thềm lục địa
(Continental shelf islands);…
Có thể nói vùng cửa sông – ven biển chứa đựng kho gen quý và giàu

điểm giàu có về dinh dƣỡng nên rừng ngập mặn là nơi tập trung khá nhiều các
loài động vật nhƣ các loài côn trùng, thân mềm, giáp xác, cá, bò sát, thú…
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ CỬA SÔNG –
VEN BIỂN VIỆT NAM
Theo Vũ Trung Tạng (2009) [38], số loài cá trong các vùng cửa sông
Việt Nam có 615 loài, thuộc 120 họ, 29 bộ trong đó chỉ có 26 loài cá sụn.
Phần lớn các loài này thuộc cá cỡ nhỏ, sống đáy thuộc các họ Albulidae,
Clupeidae, Engraulidae, Salangidae, Harpodntidae, Hemirhamphidae,
Fistularidae, Mugilidae, Polynemidae, Apogonidae, Leiognathidae, Gerridae,
Drepanidae, Scatopliagidae, Siganidae, Eleotridae, Gobiidae,
Periophthamidae, Psettodidae, Bothidae, Pleuronectidae, Cynoglossidae,
Tetraodontidae,…[38]
Nhiều loài cá cửa sông có giá trị kinh tế cao nhƣ cá Song vây cao
(Epinephelus maculatus).
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

8

Có thể khái quát những đặc điểm quan trọng của các loài hải sản nói
chung và cá nói riêng ở vùng biển Việt Nam nhƣ sau: [5]
- Số loài nhiều, số lƣợng cá thể cùng loài ít. Do đó nếu tập trung khai
thác với cƣờng độ cao trong một thời gian sẽ làm năng suất đánh bắt giảm sút
đáng kể.
- Gồm nhiều nhóm cá sinh thái: cá vùng khơi, cá thềm lục địa, cá cửa
sông, cá đáy, cá rạn san hô…
- Trừ các loài cá nổi đại dƣơng nhƣ : cá Thu, Ngừ, Chuồn,… di cƣ xa,
hầu hết các loài có giá trị kinh tế đều là những đàn cá địa phƣơng, ít di cƣ,
chủ yếu tập trung sống ở các vùng nƣớc có độ sâu dƣới 200 m, nhất là các
khu vực chịu ảnh hƣởng của các con sông lớn, các vụng, vịnh ven biển. Sự
phân bố của các đàn cá có sự biến động theo mùa, theo vùng khí hậu: mùa

dụng vùng cửa sông cho một giai đoạn nhất định trong chu kỳ sống của mình
vào các thời gian xác định nhƣ các đại diện thuộc Sphyraenidae,
Choetodontidae, Pomacentridae, Labridae, Stromatoidae,… Những đại diện
của cá nƣớc ngọt thích nghi với độ muối thấp chỉ sử dụng phần đầu của vùng
cửa sông nhƣ một nơi để kiếm ăn [38].
Trong thành phần của các loài cá cửa sông dù có đại diện của một số loài
cá nƣớc ngọt hoặc biển ấm ôn đới, song khu hệ cá cửa sông nƣớc ta vẫn là
khu hệ cá thềm lục địa biển nhiệt đới, gồm những loài thuộc biển kế cận
(Vịnh Bắc Bộ, Trung và Nam Bộ), chịu đƣợc sự biến thiên khác nhau của độ
muối, đồng thời nằm trong thành phần các loài động vật thuộc vùng nƣớc
nhiệt đới ven bờ Ấn Độ - Tây Thái Bình Dƣơng [38]. Những loài cá sống và
xâm nhập vào vùng cửa sông đã trải qua quá trình thích nghi tiến hóa trong
điều kiện môi trƣờng rất biến động theo không gian và thời gian, nhất là sự
biến đổi nhanh của độ muối.
Dựa vào mối quan hệ với độ muối, khu hệ cá cửa sông nƣớc ta có thể
chia thành 4 nhóm sinh thái sau đây [38]:
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

10

1. Nhóm nƣớc ngọt: Gồm những loài có thể chịu đƣợc độ muối trên dƣới
10‰. Số lƣợng loài không nhiều, chủ yếu thuộc đại diện một số họ nhƣ:
Siluridae, Bagridae, Clariidae,…
2. Nhóm cá biển khá đa dạng, gồm chủ yếu những loài rộng muối.
Chúng thƣờng xâm nhập vào cửa sông, một số lên cao, nơi độ muối 5‰, đôi
khi thấp hơn. Phần lớn tập trung ở độ muối 18-25‰ và nơi chuyển tiếp giữa
nƣớc sông và nƣớc biển ven bờ. Điều đặc biệt là không ít những loài cá khơi
điển hình thuộc các họ Carcharhinidae, Pristidae, Clupeidae,… còn theo thủy
triều thâm nhập sâu vào các vực nƣớc ngọt để sinh sống. Tuy nhiên, nhìn
chung nhóm cá biển đa dạng về số lƣợng loài và đông về cá thể thƣờng gặp ở

Võ Văn Phú (2005) danh sách các loài cá vùng phá Tam Giang – Cầu Hai bao
gồm 171 loài thuộc 62 họ, 17 bộ, 2 lớp; còn theo nghiên cứu của Tôn Thất
Pháp (2009), danh sách các loài cá vùng phá Tam Giang – Cầu Hai có 168
loài thuộc 67 họ, 17 bộ, 2 lớp. Nhìn chung những nghiên cứu này chƣa tách
riêng cá thuộc vùng cửa sông Thuận An và đều đã thực hiện trong những năm
trƣớc đây, do vậy cần phải kiểm tra, đánh giá lại và bổ sung để danh mục cá
đƣợc đầy đủ hơn cho vùng cửa sông ven biển quan trọng này.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

12

CHƢƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƢ LIỆU
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢU
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Vùng cửa sông ven biển Thuận An cách Thành
phố Huế 15km về phía Đông Bắc (Hình 1).
- Thời gian nghiên cứu: Tiến hành hai đợt thực địa vào thời gian 5-
11/6/2011 và 6-12/11/2011. (Nguồn: Đặng Đỗ Hùng Việt, Viện Tài nguyên và Môi trường biển)
Hình 1. Hình ảnh vùng ven biển cửa sông Thuận An Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

13

2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu

Các mẫu cá đƣợc tiến hành định loại ở phòng thí nghiệm bằng phƣơng
pháp phân tích, so sánh hình thái ngoài.
Tài liệu đƣợc sử dụng trong định loại là: “FAO species identification
guide for fishery purpose – The living marine resources of the Western
Central Pacific. Vol. 3,4,5,6” của Fao (1999-2001) [45,46,47,48] cùng một số
tài liệu liên quan khác đƣợc trình bày ở phần Tài liệu tham khảo. Ngoài ra,
phần mềm FISHBASE 2004 cũng đƣợc sử dụng để tham khảo và so sánh
hình ảnh các loài cá đã định loại.
Tài liệu “Catalog of Fishes – Vol. 1,2,3” của William N. Eschmeyer
(1998) [42,43,44] đƣợc sử dụng để kiểm tra, khẳng định tên Latinh (tên khoa
học) và sắp xếp hệ thống. Tên tiếng Việt (tên phố thông) đƣợc xác định chủ
yếu theo quyển “Danh lục cá biển Việt Nam – Tập I, II, III, IV và V” của
Nguyễn Hữu Phụng và các tác giả khác [15,26,27,28,29,30,41,52,51].
2.2.3.2. Một số dấu hiệu dùng trong phân loại
Các đặc điểm hình thái đƣợc dùng khi định loại:
- Chỉ tiêu đếm: Số lƣợng các tia vây cứng và tia vây mềm, số lƣợng vẩy
đƣờng bên, số lƣợng vẩy trên và dƣới đƣờng bên, số lƣợng và kích thƣớc các
râu, số lƣợng lƣợc mang … [Hình 2, 3, 4, 5, 6].
- Chỉ tiêu đo: Chiều dài thân, đầu và mõm, khoảng cách trƣớc vây lƣng,
giữa hai hố mắt, đƣờng kính mắt, chiều dài cuống đuôi, chiều cao thân lớn
nhất và nhỏ nhất [Hình 2, 3, 4, 5, 6], tính tỷ lệ giữa các số đo.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

15

Khi đo đếm các chỉ tiêu, chúng tôi dựa vào tài liệu hƣớng dẫn nghiên
cứu cá của Pravdin [31]. Số đếm các vây và vẩy theo kí hiệu:
- D: Kí hiệu vây lƣng, viết tắt của chữ Doral Fin
- A: Kí hiệu của vây hậu môn, viết tắt của chữ Anal Fin
- P: Kí hiệu vây ngực, viết tắt của chữ Pectoral Fin

- a: Chiều dài đầu
- b: Chiều dài mõm
- c: Đƣờng kính mắt
- e: Chiều dài cuống đuôi
Các số đo và đếm đƣợc xác định trên nhiều cá thể của cùng một loài.
Sử dụng các dụng cụ: thƣớc đo độ dài, compa, kim, mũi mác, dao mổ,
panh, etyket, ghim mẫu…để tiến hành định loại cá.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

17
Hình 2. Chỉ tiêu hình thái chính dùng trong định loại cá Sụn dạng mập
[45,46,47,48]

Trích đoạn Thực trạng khai thác và môi trƣờng thủy sản xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status