MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG CÁC THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG ĐỘI HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI - Pdf 26

Đề tài SKKN:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG CÁC THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG
ĐỘI HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI
I. Đặt vấn đề:
Giáo viên - Tổng phụ trách Đội trong nhà trường là người có vị trí, vai trò,
nhiệm vụ vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động
của Liên đội trong nhà trường. Giáo viên - Tổng phụ trách Đội là một mắc xích
quan trọng của hệ thống giáo dục. Do đó hoạt động đội trong nhà trường có sôi
nổi hay không, có hiệu quả và thiết thực hay không còn phụ thuộc vào năng lực
và phẩm chất của người Tổng phụ trách. Vì thế, để có được những hoạt động Đội
thu hút, hiệu quả và hấp dẫn các em học sinh đòi hỏi giáo viên - Tổng phụ trách
phải có năng lực, năng lực quan trọng nhất đó là năng lực tổ chức các hoạt động
thực tiễn cho các em và phải biết thiết kế và thực thi các hoạt động.
Thực tiễn trong những năm gần đây, nhiều TPT Đội được đề cử thường
là những giáo viên còn rất trẻ cả tuổi đời và tuổi nghề, chưa có những kinh
nghiệm về công tác Đội. Do dó khả năng thiết kế và chỉ đạo thực hiện các hoạt
động của Đội trong nhà trường còn nhiều hạn chế. Chính điều này đã làm ảnh
hưởng đến chất lượng hoạt động của tổ chức Đội và chất lượng đội viên. Để có
thể tự mình thiết kế được một hoạt động nhân các ngày lễ lớn hay theo các
chương trình hoạt động hoặc những hoạt động thường ngày của Đội đòi hỏi
người Tổng phụ trách luôn luôn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, cần cù, chịu khó
và tiếp cận thực tế.
Để công tác Đội ngày càng có hiệu quả và có chiều sâu, đáp ứng được
những nhu cầu của sự phát triển đa dạng, phong phú của thiếu nhi. Qua hai năm
làm công tác Tổng phụ trách Đội, bằng những kinh nghiệm được rút ra trong quá
trình hoạt động thực tiễn, qua các đợt tập huấn, và học hỏi kinh nghiệm từ các
Tổng phụ trách giỏi và được các đồng nghiệp đóng góp, tôi đã đúc kết được
những kinh nghiệm để thiết kế một hoạt động cấp Liên đội với mong muốn góp
phần cùng các anh chị Tổng phụ trách thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ, chăm
sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng nói chung và xây dựng Liên đội trường mình
đang công tác đạt hiệu quả hơn.

từng công việc phải được tính toán tỉ mỉ và cụ thể hóa trong quá trình thiết kế.
- Thiết kế hoạt động phải phù hợp với đội viên về khả năng, trình độ, vấn
đề sức khỏe.
- Thiết kế hoạt động phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường,
của địa phương và của gia đình học sinh.
2
Chính vì những yêu cầu trên, khi tiến hành thiết kế hoạt động của Đội, theo tôi,
người thiết kế cần phải nắm vững những vấn đề sau:
- Hoạt động Đội thực chất là một hoạt động giáo dục, vì vậy bất kì một
hoạt động nào trong nhà trường dù lớn hay nhỏ đều phải đảm bảo mục đích giáo
dục.
- Phải đảm bảo hoạt động ấy phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các em:
Các em thực hiện một cách hào hứng, phấn khởi và đem lại hiệu quả cao, góp
phần tăng cường, củng cố tình yêu quê hương, đất nước. Đồng thời góp phần
nâng cao kiến thức tự nhiên, xã hội mà các em được tiếp thu trong quá trình học
tập.
- Phải dựa trên cơ sở điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện
của trường, có phương án tạo nguồn kinh phí cần thiết cho các công việc đặt ra
để có hiệu quả cao mà lại ít tốn kém, tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh
phí.
- Nhất định phải thể hiện được “màu sắc” của Đội. “Màu sắc” ở đây
chính là sự vui chơi, lành mạnh, là “ học mà chơi, chơi mà học”. Từ đó tạo nên
những yếu tố bất ngờ, hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn các em.
2. Các bước tiến hành thiết kế một hoạt động Đội.
Để tiến hành thiết kế một hoạt động Đội theo tôi cần phải thực hiện 4
bước sau:
a/ Bước 1: Công tác chuẩn bị:
- Tìm hiểu nghiên cứu chương trình hoạt động năm học của Hội đồng
Đội các cấp, tìm hiểu nhiệm vụ năm học của nhà trường. Đồng thời phải nắm bắt
được nhu cầu, nguyện vọng của thiếu nhi, những bài học kinh nghiệm đã thiết kế

kiên quyết, tránh tình trạng thường thấy trong các hoạt động, như “ đầu voi, đuôi
chuột”, vì như thế sẽ dễ làm cho các em nảy sinh tâm lý chán nản, thiếu tác dụng
giáo dục.
- Thiết kế nội dung chương trình của hoạt động có thể bao gồm:
+ Tên hoạt động.
4
+ Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của hoạt động.
+ Chủ đề của hoạt động.
+ Nội dung chương trình hoạt động: Nội dung cụ thể, thời gian, địa điểm,
người chịu trách nhiệm từng khâu của hoạt động..
+ Điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện thời gian và công tác phối hợp
với các bộ phận có liên quan.
+ Những điều cần chú ý.
c/ Bước 3: Chỉ đạo thực hiện.
- Sau khi đã thực hiện tốt hai khâu đã trình bày trên thì người tổ chức
hoạt động tiến phát động thực hiện (bằng văn bản, bằng các buổi hội họp, sinh
hoạt . . .) Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, trưởng ban phải chịu trách nhiệm
quán xuyến toàn bộ các khâu của hoạt động, phải thường xuyên kiểm tra, đôn
đốc, đánh giá để kịp thời động viên, tuyên dương khen thưởng cũng như uốn nắn
những lệch lạc của cá nhân, tập thể. Các cá nhân được phân công phụ trách từng
phần việc phải chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện phần việc được phân
công và phải có sự báo cáo kịp thời diễn biến từng trường hợp để trưởng ban
nắm và phối hợp thực hiện.
- Phải tuyệt đối thực hiện đúng, đầy đủ những nội dung, chương trình
hoạt động như đã thiết kế. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện có thể có
những phát sinh, vì thế người tổ chức cần phải linh hoạt, sáng tạo để điều chỉnh
kịp thời cho phù hợp với tình hình,sau khi đã điều chỉnh phải báo ngay cho ban
tổ chức nắm được nội dung điều chỉnh, nếu trường hợp không điều chỉnh được
thì phải xin ý kiến chỉ đạo của ban chỉ đạo, tuyệt đối không được tự ý điều chỉnh
hoạt động và không báo cáo cho ban tổ chức .


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status