Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn Tòa án của đương sự - Pdf 26

LỜI MỞ ĐẦU
Pháp luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và
quyền lựa chọn Tòa án của đương sự không chỉ có ý nghĩa bảo đảm tối đa quyền và lợi ích hợp
pháp của các đương sự mà còn tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa
án. Mục đích cuối cùng mà những quy định này hướng tới chính là sự chính xác, công bằng, tính
khoa học và hợp lý trong suốt cả quá trình giải quyết các vụ việc dân sự. Việc tìm hiểu về “Thẩm
quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn Tòa án của đương sự” một
cách toàn diện, cụ thể là điều rất cần thiết, giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề này.
NỘI DUNG
I. Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ.
1. Một số vấn đề khái quát về thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ.
1.1. Khái niệm.
Có thể hiểu thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ là quyền của một Tòa án cụ
thể, trong việc xem xét giải quyết các vụ việc dân sự và quyền hạn ra các quyết định khi lần đầu
tiên giải quyết các vụ việc đó, được xác định dựa trên cơ sở nơi cư trú, nơi có trụ sở của một
trong các bên đương sự, nơi có bất động sản hoặc nơi phát sinh sự kiện hoặc các dấu hiệu khác
mà pháp luật quy định.
1.2. Đặc điểm về thẩm quyền sơ thẩm dân sự Tòa án theo lãnh thổ.
Thứ nhất, thẩm quyền sơ thẩm dân sự theo lãnh thổ là thẩm quyền của Tòa án lần đầu tiên
xem xét giải quyết các vụ việc dân sự căn cứ vào các dấu hiệu về nơi cư trú, nơi có trụ sở của một
trong các bên đương sự, nơi có bất động sản hoặc nơi phát sinh sự kiện hoặc các dấu hiệu khác
mà pháp luật có quy định. Đây là dấu hiệu giúp phân biệt thẩm quyền sơ thẩm dân sự theo lãnh
thổ với thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo loại việc.
Thứ hai, thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ là loại thẩm quyền có tính cụ thể, theo đó
có thể xác định một Tòa án cụ thể có quyền xem xét giải quyết vụ việc dân sự và quyền hạn ra các
quyết định khi giải quyết các vụ việc đó. Đặc điểm này cho thấy tính cụ thể hay tính cá biệt hóa
của thẩm quyền sơ thẩm dân sự theo lãnh thổ so với thẩm quyền dân sự theo loại việc và theo cấp
Tòa án.
Thứ ba, thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định dựa trên thẩm
quyền của Tòa án theo loại việc và thẩm quyền sơ thẩm dân sự theo cấp Tòa án. Xét trong quá
trình xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án thì thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án

Tòa án được nhanh chóng, đúng đắn; bảo đảm việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự; tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng, tránh sự chồng chéo
trong việc thực hiện thẩm quyền giữa các tòa án cùng cấp. Ngoài ra, việc phân định thẩm quyền
của tòa án theo lãnh thổ còn phải đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự. Trong một số trường
hợp pháp luật quy định cho nguyên đơn, người yêu cầu có quyền lựa chọn một trong các tòa án có
điều kiện giải quyết vụ việc mà không phụ thuộc vào ý chí của bị đơn, người bị yêu cầu giải quyết
việc dân sự.
Theo quy định tại điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự(BLTTDS) thì thẩm quyền xét xử sơ thẩm của
Tòa án được xác định theo các trường hợp cụ thể sau:
1.1. Đối với vụ án dân sự:
- Thẩm quyền xét xử sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ sẽ được xác định là thuộc về
Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là
cơ quan, tổ chức trong các lĩnh vực tranh chấp về dân sự được quy định tại điều 25 BLTTDS, hôn
nhân và gia đình quy định tại điều 27 BLTTDS, kinh doanh thương mại quy định tại điều 29
BLTTDS, lao động quy định tại điều 31 BLTTDS. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị buộc
phải tham gia tố tụng. Về mặt tâm lý bị đơn thường không muốn tham gia tố tụng và thường nêu
ra những khó khăn để không đến tòa án. Việc quy định tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án
2
nơi cư trú, làm việc của bị đơn sẽ tạo điều kiện để bị đơn tham gia tố tụng. Mặt khác, tòa án này
cũng có khả năng điều tra và nắm được các vấn đề của vụ án, trên cơ sở đó có đường lối giải
quyết phù hợp.
- Thẩm quyền xét xử sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ sẽ được xác định là thuộc về
Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của
nguyên đơn nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức sau khi các đương sự đã tự thỏa thuận với nhau
bằng văn bản yêu cầu gửi lên Tòa án. Áp dụng đối với những tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia
đình, kinh doanh thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29, 31 của BLTTDS. Quy
định này thể hiện quyền tự định đoạt của bị đơn nếu như bị đơn đồng ý với yêu cầu của nguyên
đơn về việc giải quyết vụ kiện tại Tòa án nhân dân nơi mà nguyên đơn đang cư trú.
- Thẩm quyền xét xử sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ sẽ thuộc về Tòa án nơi có bất
động sản khi giải quyết những tranh chấp về bất động sản. Bởi lẽ, bất động sản là một loại tài sản

thể xác minh nhữngt hông tin cần thiết và chính xác về tình trạng vắng mặt của đương sự từ đó
đưa ra được quyết định đúng đắn.
- Khi có yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã mất tích hoặc đã chết, thẩm quyền
xét xử sơ thẩm dân sự sẽ thuộc về Tòa án đã ra quyết định trên. Tòa án đã ra quyết định tuyên bố
một người mất tích hoặc là đã chết là Tòa án quản lý hồ sơ vụ việc, đã từng xác minh và quyết
định không đúng đắn về tình trạng của đương sự. Do vậy, Tòa án này có điều kiện tốt nhất để
khắc phục sai lầm. Nếu căn cứ vào nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết thì Tòa
án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú của đương sự nhưng nếu căn cứ vào sự kiện Tòa án tuyên
bố một người là mất tích hoặc là đã chết thì có thể coi đây là trường hợp xác định thẩm quyền của
Tòa án căn cứ vào nơi phát sinh sự kiện.
- Khi có yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự, hôn nhân
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài, thẩm quyền xét xử sơ thẩm
dân sự theo lãnh thổ sẽ thuộc về Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn
nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài cư trú làm việc (đối với
người thi hành án là cá nhân) hoặc nơi người thi hành án là trụ sở (đối với người thi hành án là
cơ quan, tổ chức) hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án
nước ngoài.
- Khi có yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam,
thẩm quyền xét xử sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ sẽ thuộc về Tòa án nơi người gửi đơn
cư trú, làm việc nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn là cơ quan, tổ chức.Việc ra
quyết định không công nhận một bản án quyết định dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh,
thương mại sẽ dẫn đến không có quá trình thi hành bản án quyết định đó. Do vậy, không đòi hỏi
Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú, làm việc hoặc có trụ sở của người phải thi hành bản
án, quyết định đó mà Tòa án có thẩm quyền được xác định là Tòa án nơi cư trú, làm việc hoặc có
trụ sở của người gửi đơn. Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu.
- Khi có yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài,
thẩm quyền xét xử sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ sẽ thuộc về Tòa án nơi người thi
hành quyết định của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người thi hành là cá nhân hoặc
nơi người thi hành có trụ sở, nếu người thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan

Đương sự trong tố tụng dân sự là cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác có quyền, lợi ích
tranh chấp hoặc cần phải xác định tham gia vào quá trình Toà án giải quyết vụ việc dân sự để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Để tạo thuận lợi cho đương sự trong việc tham gia tố tụng, các nhà lập pháp đã quy định cho
đương sự được lựa chọn một trong số các Tòa án có thẩm quyền để giải quyết yêu cầu của mình.
Song cũng để đảm bảo cho việc tham gia tố tụng của các đương sự và việc tiến hành tố tụng của
các cơ quan, người có thẩm quyền diễn ra trong một trật tự nhất định, các nhà làm luật đã quy
định cụ thể các trường hợp mà đương sự có quyền lựa chon Tòa án. Tại điều 36 BLTTDS và Nghị
quyết 01/2005/NĐ-HĐTP đã có những quy định và hướng dẫn chi tiết về các trường hợp mà
đương sự có thể lựa chon Tòa án. Cụ thể như sau:
1. Đối với các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động.
- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án
nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết. Theo hướng
dẫn tại Nghị quyết 01/2005/NĐ-HĐTP thì trong trường hợp này nguyên đơn chỉ có quyền lựa
chọn Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết
khi không biết nơi cư trú, làm việc; trụ sở của bị đơn. Về nguyên tắc, nguyên đơn đi kiện phải xác
định nơi bị đơn đang cư trú, làm việc ở đâu thì Tòa án mới có cơ sở để thụ lý giải quyết. Tuy
nhiên, nếu nguyên đơn chứng minh được bị đơn cố tình giấu địa chỉ hoặc thay đổi địa chỉ liên tục,
không ở một nơi nhất định thì nguyên đơn có quyền vận dụng quy định tại điểm a khoản 1 điều
36 BLTTDS để lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status