xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ - Pdf 26

1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ
1.1. Thẩm quyền của Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở của bị đơn, người
bị yêu cầu
1.1.1. Thẩm quyền của Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở của bị đơn
Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 35 BLTTDS thì: “Toà án nơi bị đơn cư trú,
làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động…”. Theo quy định này thì tùy
thuộc bị đơn là cá nhân hay cơ quan, tổ chức để xác định thẩm quyền của Tòa án.
- Nếu bị đơn là các nhân: Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn cư trú,
làm việc.
Việc xác định nơi cư trú của bị đơn trên thực tế không phải là một vấn đề đơn giản.
Để xác định thẩm quyền thuộc về Tòa án nào, chúng ta cần phải căn cứ vào quy định
của BLDS 2005 để xác định nơi cư trú của bị đơn. Theo quy định tại Điều 52 BLDS
2005 thì: “Nơi cư trú là nơi người đó thường xuyên sinh sống”. Theo quy định này
việc xác định nơi cư trú chỉ dựa trên dấu hiện “thường xuyên sinh sống” chứ không
đòi hỏi thêm điều kiện “phải có hộ khẩu thường trú” như BLDS 1995. Đồng thời điều
52 BLDS 2005 còn có một quy định mềm dẻo hơn về nơi cư trú của cá nhân: “Trường
hợp không xác định được nơi thường xuyên sinh sống của người đó thì nơi cư trú sẽ là
nơi người đó đang sinh sống”. Ngoài các trường hợp thông thường được xác định như
trên, BLDS 2005 còn xác định nơi cư trú trong một số trường hợp đặc biệt như: Nơi
cư trú của quân nhân đang làm nghĩa vụ quân sự là nơi đơn vị của quân nhân đó đóng
quân. Nơi cư trú của sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức
quốc phòng là nơi đơn vị của những người đó đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi cư
trú theo quy định tại khoản 1 Ðiều 52 của Bộ luật này. Nơi cư trú của người làm nghề
lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng ký tàu,
thuyền, phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Ðiều
52 của Bộ luật này”.
1
1
Khoản 1 điều 52 quy định: “Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống”.

+ Theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 35 BLTTDS thì: “Toà án nơi người bị yêu
cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã
1
Bộ luật tố tụng dân sự và 328 câu hỏi – đáp, Luật gia Hoàng Châu Giang, NXB Lao động – xã hội,
trang 22.
2
chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm
người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một
người mất tích hoặc là đã chết”. Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng
mặt, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết cư trú cuối cùng sẽ là Tòa án tốt nhất
có thể xác minh những thông tin cần thiết và chính xác về tình trạng vắng mặt của
đương sự từ đó đưa ra được những quyết định đúng đắn.
+ Theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 35 BLTTDS thì: “Toà án đã ra quyết định
tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu huỷ bỏ
quyết định tuyên bố mất tích hoặc là đã chết”. Tòa án đã ra quyết định tuyên bố một
người mất tích hoặc đã chết là Tòa án quản lý hồ sơ vụ việc, đã từng xác minh không
đúng về tình trạng của đương sự. Do vậy Tòa án này sẽ có điều kiện tốt nhất để khắc
phục những quyết định không chính xác trước kia.
+ Theo quy định tại điểm d khoản 2 điều 35 BLTTDS thì: “Toà án nơi người phải
thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động của Toà án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân
hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ
chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Toà án
nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của
Toà án nước ngoài”.
+ Theo quy định tại điểm e khoản 2 điều 35 BLTTDS thì: “Toà án nơi người phải
thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành
là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan,
tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước

2
. Anh B đã nộp đơn khởi kiện
tới Tòa án nhân dân huyện NS tỉnh HD yêu cầu anh A phải đủ số đất như đã thỏa
thuận.
Trong tình huống này, ta có thể thấy đối tượng tranh chấp chính là bất động sản,
quan hệ pháp luật chính là quan hệ tranh chấp quyền sử dụng đất. Do vậy Tòa án nơi
có bất động sản có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Tình huống trên anh B gửi đơn
khởi kiện tới Tòa án nhân dân huyện NS tỉnh HD là hoàn toàn chính xác.
+ Nhóm thứ hai: Những vụ án có liên quan đến bất động sản nhưng bất động sản đó
không phải là đối tượng của vụ tranh chấp hoặc tuy có tranh chấp nhưng đó không
phải là quan hệ pháp luật chính cần giải quyết thì các Tòa án không nên áp dụng quy
định tại điểm c khoản 1 điều 35 BLTTDS để xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của
Tòa án theo lãnh thổ.
4
Ví dụ: Ngày 27/8/2010 anh M (cư trú tại quận BĐ thành phố HN) chuyển quyền sử
dụng mảnh đất có diện tích 30m
2
(có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) tại quận TX
thành phố HN cho anh N (cư trú tại quận CG thành phố HN) với giá 3 tỷ đồng. Hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng, chứng thực. Theo hợp đồng,
anh N sẽ trả cho anh M 2,5 tỷ đồng, còn 500 triệu đồng sẽ trả dần trong 2 năm sau.
Tuy nhiên, sau 2 năm anh N vẫn không trả được số tiền còn nợ. Anh M đã khởi kiện
anh N ra tòa, yêu cầu anh N phải trả mình số tiền còn thiếu. Trong tình huống này, ta
thấy rằng tuy có liên quan đến bất động sản nhưng đó không phải là đối tượng tranh
chấp mà tranh chấp ở đây là việc không thực hiện đúng hợp đồng dân sự. Do vậy Tòa
sản có thẩm quyền giải quyết vụ việc trong trường hợp này là Tòa án nơi bị đơn cư trú
(quận CG thành phố HN) hoặc nơi cư trú của nguyên đơn (nếu hai bên có thảo thuận)
chứ không phải là Tòa án nơi có bất động sản.
Bất động sản là một loại tài sản không thể dịch chuyển được và thông thường các
giấy tờ, tài liệu liên quan đến bất động sản sẽ do cơ quan nhà đất hoặc chính quyền địa


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status