Bước đầu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây bương lông điện biên tại đoan hùng phú thọ” là cần thiết, - Pdf 26

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Theo Manraud trước năm 1945, tỷ lệ che phủ của rừng nước ta chiếm
43% tổng diện tích đất đai của cả nước nhưng theo số liệu thống kê năm
2000, tỷ lệ che phủ đó chỉ còn lại xấp xỉ 32%, theo thống kê năm 2005, độ
che phủ của rừng đã xấp xỉ 37%. Việc khôi phục và phát triển tài nguyên rừng
là một yêu cầu quan trọng và cấp thiết, việc lựa chọn cây trồng là yếu tố quan
trọng quyết định tới sự thành công trong công tác này. Để phủ xanh diện tích
rừng của nước ta không chỉ có cây gỗ mà còn có các loài lâm sản ngoài gỗ.
Trong đó có tre trúc cũng là lâm sản ngoài gỗ (LSNG). Tre trúc là loại lâm
sản quan trọng đứng thứ hai sau gỗ phân bố trong một số trạng thái rừng tự
nhiên vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, hiện nay đã được gây trồng ở khá nhiều
nơi và có trên 200 loài tre trên cả nước. Đây là loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị
kinh tế và có đặc điểm sinh trưởng nhanh và tái sinh mạnh, trồng một lần khai
thác nhiều lần nên luôn có nguồn thu hàng năm nếu trồng tre, do vậy còn
được mệnh danh là cây của người nghèo. Ở nông thôn nước ta trước đây hầu
như tất cả các vật dụng trong đời sống, sản xuất đều được làm từ Tre. Ngày
nay tuy tốc độ đô thị hoá cao, nhiều vật dụng thay thế nhưng cây Tre cũng
không thể vắng bóng với cư dân thành phố từ cái tăm, đôi đũa bằng Tre vẫn
tiện dụng hơn tăm gỗ, đũa nhựa. Và khi đời sống nâng cao thì cây Tre được
sử dụng làm cảnh rất phổ biến ở thành phố. Tre - Trúc là lâm sản ngoài gỗ có
rất nhiều công dụng, có thể nói từ thân, gốc, rễ, lá, quả đều được sử dụng triệt
để, bộ phận được sử dụng rộng rãi đó là thân khí sinh. Do thân khí sinh của
Tre - Trúc có nhiều đặc tính tốt nên sử dụng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ
gia dụng, làm bố mảng, cầu phao. Hiện nay công nghiệp phát triển, Tre - Trúc
là nguồn nguyên liệu quý giá cho sản xuất giấy cao cấp, cho ván sàn, ván ép,
đồ mộc cao cấp, chiếu trúc, than hoạt tính, thủ công mỹ nghệ…, có thể nói
1
Tre - Trúc thay thế được gỗ trong nhiều lĩnh vực. Với công nghệ chế biến cao,
những sản phẩm sản xuất từ Tre - Trúc không những đẹp mà còn có độ bền

chuyên đềđề tài “Bước đầu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Bương
lông điện biên tại Đoan Hùng - Phú Thọ” là cần thiết, để đáp ứng cơ sở
khoa học và yêu cầu cấp bách của thực tiễn sản xuất hiện nay.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần xác định cơ sở khoa học xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân
giống cây Bương lông điện biên.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định một số biện pháp kỹ thuật nhân giống như hom thân, hom
gốc, hom cành chét.
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhân giống Bương lông điện biên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Qua quá trình thực hiện đề tài tạo cơ hội biết được phương pháp giải
quyết vấn đề khoa học , tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học, giải
quyết vấn đề khoa học ngoài hiện trườngài thực tiễn.
- Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên
cứu đề tài cụ thể

.
- Học tập và hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật trong thực tiễn tại
địa bàn nghiên cứu.
- Đề tài góp phần xác định cơ sở khoa học xây dựng hướng dẫn kỹ
thuật nhân giống cây Bương lông điện biên.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật nhân giống như hom thân,
hom gốc, hom cành chét và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống Bương lông
3
điện biên Biết cách tiếp cận thực tiễn những vấn đề trong sản xuất, kinh
doanh rừng, quản lý nguồn tài nguyên rừng hiện nay, nâng cao tính bền vững

xói mòn, chống sụt lở vùng đầu nguồn, ven sông suối, cung cấp nguyên liệu
cho chế biến, thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Đặc biệt, trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới, việc phát triển vùng
nguyên liêu tre, trúc theo Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02
năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ cần được quan tâm nghiên cứu theo
hướng phát triển bền vững.
Loài Bương lông điện biên, còn có các tên gọi khác như Mạy púa mơi,
Bương lớn, Bương lớn Điện Biên. Là một trong những loài tre có kích thước
lớn nhất ở Việt Nam, chiều cao 15 - 20 m, đường kính gốc 20 - 25cm, có vách
5
dày, chiều dài đốt từ 25 – 30 cm, ít cành nhánh, khả năng cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm rất cao. Việc phát triển mở rộng diện
tích trồng loài cây này rất khó khăn do nhân giống bằng gốc rất hạn chế về số
lượng giống, người dân chưa nắm được kỹ thuật nhân giống bằng phương
pháp chiết cành hoặc giâm hom cành nên số lượng giống cung cấp ra thị
trường ít chưa đáp ứng được nhu cầu nhân rộng mô hình.
Các nghiên cứu về cây Bương lông điện biên rất ít, đặc biệt là nghiên
cứu về biện pháp kỹ thuật lâm sinh, nhân giống và chế …. Chính vì vậy, đề tài
nghiên cứu được đặt ra là rất cần thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
Thân cây bương to, dài, chắc, bền nên thường được dùng làm cột
buồm, làm nhà. Các dân tộc vùng cao dùng bương lớn làm máng dẫn nước,
làm nguyên liệu cho công nghiệp giấy, chế biến thay thế cho gỗ có hiệu quả
cao. Măng Bương to,ăn ngon, ăn tươi hoặc phơi khô, cũng có thể đóng hộp.
Một bụi cây to có thể cho tới 180kg măng tươi/bụi/năm. Măng tươi của bương
được thị trường rất ưa chuộng vì có vị hơi đắng rất đặc biệt, măng đầu vụ có
thể bán 2.000-3.000đ/kg; trọng lượng măng lúc khai thác có thể đạt tới
15kg/măng. Có bụi một năm thu được 10-15 măng. Một số hộ buôn bán còn
mua măng tươi về sau đó luộc và bảo quản trong chum, vại to để 4-5 tháng
sau mới bán cho được giá.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Việt Nam
16 92*
1.942.000 S
rilanka
7 14
Myanma 20 90 2.200.000 Hàn Quốc 10 13
Inđônêxia 10 65 50.000 Đài Loan 40 140.000
Phillipnines 8 54 Mađagaxca 11 40
Malaysia 7 44 Châu Mỹ 20 45
Thai Lan 12 41 1.000.000 Ôxtralia 4 4
Ohnberger (1999) đã thống kê trên thế giới có 1575 loài tre, thuộc 111
chi, 10 phân tông và 6 tông. Nhân giống tre được nhiều tác giả quan tâm và
đề cập đến như Banik (1979, 1985), Hassan (1977), R. Swarup & A.
Gambhir (2008), Nautiyal et al (2008) bằng nhiều phương pháp khác như
bằng hạt, chiết, nuôi cấy mô, chồi gốc. Theo Banik (1979) hạt B.tulda có tỷ lệ
nảy mầm chỉ 24.78% và 5% cây con tồn tại ở vườn ươm. Nhưng nhân giống
bằng gốc đạt tỷ lệ cao hơn, chẳng hạn đạt 5% ở Melocana baccifera, 9% ở
B.tulda, 33% ở Oxytanenthera nigrociliata, 40% ở Dendrocalamus
longispathus và 100% ở Bambusa vulgaris (Hassan 1977) [ ].
7
Phương pháp chiết tỷ lệ ra rễ ở các loài tre vách dày được áp dụng ở
Băng-la- đét đạt 45-56% ở các loài Bambusa vulgaris, B.polymorpha và
D.giganteus (Banik 1985). A. Benton et al (2011) nghiên cứu về phương pháp
chiết (air-layering method) đối với tre cho rằng: đảm bảo ra rễ tốt ở trên cây
trước khi cắt xuống. Nhưng phương pháp này chỉ áp dụng ở những vùng có
độ ẩm cao và bị hạn chế ở phần dưới của cây và thường phần này không dùng
làm vật liệu nhân giống.
Chồi gốc (cành chét) của các loài Bambusa balcooa, B.longispiculata,
B.tulda, B.vulgaris, Dendrocalamus longispathus, Melocana baccifera,
Neohouzeaua dulloa và Oxytenathera nigrociliata đã được sử dụng để trồng

cho thấy mùa sinh trưởng bắt đầu từ tháng tám đến tháng mười một và ban
ngày tốc độ tăng trưởng chậm, tăng trưởng nhanh hơn xảy ra vào ban đêm
(Osmaston, 1918) [ ]. Sharma và ctv. (1972) đã sử dụng Polyethylene glycol
(PEG) kết hợp với các chất bảo quản hóa học như axit boric 2 % và natri
pentachlorophenate theo tỷ lệ 1:1 để bảo quản D. Giganteus [ ]. Guha et al.,
(1975) sau khi tiến hành các thí nghiệm về D. giganteus đã kết luận rằng dùng
sản phẩm loài D. giganteus làm nguyên liệu giấy tốt hơn loài D. Strictus [ ].
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Tre gần gũi với con người trong lao động sản xuất hàng ngày. Từ đôi
quang, chiếc đòn gánh, cán cuốc, tay hái, tay liềm, cối xay, dần, sàng, thúng,
mủng… Người dân sống với ruộng đồng, bờ bãi, rặng tre, Tre thành vật dụng
dựng cửa, dựng nhà, dựng nên mái ấm. Tre thành nguồn vui cho trẻ thơ từ
chiếc thuyền lá tre đến que chuyền đánh chắt, cánh diều, chiếc sáo. Từ đó có
thể thấy tre rất quan trọng đối với đời sống của người dân không chỉ cung cấp
cấp nguồn thực phẩm mà còn là nguyên liệu làm các đồ vật dụng trong gia
đình, ngày nay tre còn được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp sản
xuất giấy.
9
Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về diện tích tre, với 194 loài
thuộc 26 chi, trong đó có 80 loài đã tạm thời được định danh, còn lại là các
loài chưa có tên hoặc có các loài/phân loài mới. Trong nhiều năm trở lại đây,
rất nhiều chi, loài mới được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và bổ
sung vào danh lục tre nứa của nước nhà. Công trình đầu tiên nghiên cứu về tre
nứa ở Việt Nam là Camus and Camus (1923) đã thống kê có 73 loài tre trúc
của Việt Nam [ 11]. Năm 1978 Vũ Văn Dũng công bố Việt Nam có khoảng
50 loài [4 ]. Năm 1999 Phạm Hoàng Hộ đã thống kê được 123 loài, số lượng
các loài tre trúc của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Không dừng lại ở đó vào
giai đoạn 2001-2003, Nguyễn Tử Ưởng, Lê Viết Lâm (Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam) cùng với GS. Xia Nianhe, chuyên gia phân loại tre
(chi Bambusa) của Viện thực vật học Quảng Châu, Trung Quốc đã xác định ở

nước ta là chi Giang (Maclurochloa) với 17 loài, chi Tre quả thịt
(Melocalamus) với 10 loài, chi Tre Bidoup (Kinabaluchloa) có 1 loài. Một số
loài mới được phát hiện là Tre lông Bidoup (Kinabaluchloa) có đặc điểm
ngoại hình giống loài cùng chi ở Malaixia (Wong, 1995) [11 ]; trúc dây
Bidoup (Ampelocalamus) có ngoại hình giống như trúc dây Ba Bể; nhiều loài
nứa (Schizostachyum), le (Gigantochloa) và lồ ô (Bambusa). Một số chi có
nhiều loài là chi Tre (Bambusa) có 55 loài, chi Luồng (Dendrocalamus) có 21
loài, chi Le (Gigantochloa) có 16 loài, chi Nứa (Schizostachyum) có 14 loài
và chi Vầu đắng (Indosasa) có 11 loài.
Qua một số năm điều tra khảo sát (2003-2006), Trần Văn Tiến và
Nguyễn Hoàng Nghĩa (2007) đã xác định được phân tông tre (Bambussinae) ở
Việt Nam hiện nay có 8 chi: chi Tre (Bambusa), chi Le Bắc Bộ (Bonia), chi
Luồng (Dendrocalamus), chi Le (Gigantochloa), chi Tre lông
(Kinabaluchloa), chi Giang (Maclurochloa), chi Tre quả thịt (Melocalamus),
chi Tầm vông (Thyrsostachys) mà các chi này có các loài mới hoặc mới ghi
11
nhận ở Việt Nam. Dựa trên một số đặc điểm hình thái hoa của 37 loài thuộc 5
chi cũng như các cơ quan dinh dưỡng nhằm giới thiệu một số đặc điểm dễ
nhận biết và xây dựng khoá phân loại các chi thuộc phân tông tre
(Bambusinae) ở Việt Nam [ ].
Nhu cầu về tre ở nước ta ngày càng tăng, trong khi đó diện tích tre nứa
tự nhiên đang suy giảm nhanh chóng, do vậy trong Chương trình trồng mới 5
triệu ha rừng tre nứa cũng được chọn để trồng rừng để tạo vùng nguyên liệu
cho chế biến phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Đỗ Văn Bản (2006) đã giới thiệu
một số loài Tre thông dụng cho trồng rừng như: Dendrocalamus aff
giganteurs Munro (Mạy púa mơi), Dendrocalamus aff latifflorus Munro (Mai
xanh), Dendrocalamus aff pachuystachys Hsueh et D.Z.Li, Dendrocalamus
(Bương hoa lớn), Dendrocalamus longivaginus sp.nov., Bambusa
sinospinosa McClure (Tre là Ngà), Dendrocalamus minor (McClure) chia et
Fung ( Tre mỡ Lạng Sơn), Phyllostachys hetercycla (Carr.) Mitford,

2.3.1.2. Địa hình
Với đặc trưng của vùng chuyển tiếp từ miền trung du và miền đồi núi
cao, huyện Đoan Hùng có tổng diện tích đất tự nhiên 30.244,47 ha. Trong đó
diện tích đất gò đồi chiếm phần lớn diện tích. Địa bàn huyện Đoan Hùng nằm
trên trục quốc lộ 2 và quốc lộ 70, địa hình phức tạp đồi núi xen kẽ các cánh
đồng lầy thụt. huyện có 27 xã và một thị trấn, gồm 14 dân tộc, trong đó dân
tộc kinh chiếm phần lớn dân số trong vùng.
Địa hình của huyện khá phức tạp thấp dần từ bắc xuống nam, từ tây
sang đông độ dốc trung bình 3-5 độ, có nhiều cánh đồng chua, lầy thụt, nằm ở
các khe dốc, có chiều dài từ tây bắc xuống đông nam là 31 km, chiều rộng từ
đông sang tây là 14 km. sự thay đổi đọ cao của các vùng trong huyện thấp dần
về phía sông lô, sông chảy, cụ thể địa hình được chia làm 3 tiểu vùng.
13
Tiểu vùng 1 ( tiểu vùng Thượng huyện) diện tích là 12.347 ha bao gồm
9 xã: Bằng Luân, Minh Lương, Bằng Doãn, Quế Lâm, Phúc Lai, Đông khê,
tây Cốc, Ca Đình, Ngọc Quan) chiếm khoảng 41%tổng diện tích tự nhiên. Địa
hình nơi đây có nhiều núi cao, rừng tự nhiên suy kiệt, chủ yếu là rừng trồng,
đọ dốc trung bình 12-25 độ với dải gò đồi bát úp mấp mô có đọ cao trung
bình từ 50-100m tạo nên khoảng giưa là các thung lũng nhỏ hẹp thích hợp cho
trồng rừng sản xuất, cây công nghiệp và cây ăn quả.
Tiểu vùng 2 (tiểu vùng vên sông Lô, sông Chảy) có diện tích là 10.800 ha
bao gồm 13 xã ( chí Đám, Vân Du, HÙNg quan, nghinh xuyen, phuong trung,
phong phú, thị trấn đoan hùng, hữu đô, phú thứ, đại nghĩa, hùng long, sóc đăng,
vụ quang), chiếm 35,7 diện tích tự nhiên, là vùng chuyển tiếp có dạng núi thấp
xen kẽ các dải đồng bằng hẹp ven sông lô, sông chảy. đất vùng ven sông nên chủ
yếu là đất phù sa cổ và 1 phần sình lầy, thích hợp cho trồng cây lương thực, rau
màu, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi và cây ăn quả.
Tiểu vùng 3 (tiểu vùng hạ huyện) có diện tích là 7.097,47 ha, bao gồm
6 xã Minh Phú, Chân Mộng, Vân Đồn, Tiêu Sơn, Yên Kiện, Minh Tiến)
chiếm khoảng 23,5% tổng diện tích tự nhiên, dạng núi thấp, xen kẽ vùng đồi

rõ rệt mùa mưa kéo dài 7 tháng ( tháng 5- tháng 11).
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình hằng năm là 85%, mùa
mưa độ ẩm cao có thể đạt tới 88%, độ ẩm thấp nhất là 24%.
2.3.1.4. Thuỷ văn.
Huyện chịu ảnh hưởng chủ yếu của hệ thống sông Chảy và sông Lô.
Sông Lô chảy qua huyện từ xã Chí Đám tới xã Vụ Quang qua các xã: Chí
Đám, thị trấn Đoan Hùng, Sóc Đăng, Hữu Đô, Đại Nghĩa, Phú Thứ, Hùng
Long, Vụ quang, với chiều dài 25km.
Sông Chảy có chiều dài qua huyện khoảng 22 km bát đầu từ vùng tiếp
giáp Yên Bái là Đông Khê, Quế Lâm theo hướng Tây Bắc – Đông Nam qua
các xã Phương Trung, Nghinh Xuyên, Phong Phú, Hùng Quan, thị trấn Đoan
Hùng, Vân Du, Chí Đám và đổ vào sông Lô tại Mom Cầy (Ngọc Trúc - Chí
Đám).
15
Hai con sông này có lượng phù sa thấp hơn sông Hồng, nước chảy xiết,
vào mùa mưa lũ hợp lại gây nên những trận lụt lớn cho vùng, lưu lượng
1.150m/s. vì vậy công tác phòng hộ đê được cấp chính quyền và nhân dân
trong vùng rất coi trọng.
- Ngòi, với 28 ngòi ( ngòi Nạp Xuyên, ngòi Quế Lâm, ngòi sống, ngòi
ruỗn, ngòi Rằm …), cứ bình quân 3,36 km² lưu vực 1km ngòi dài tạo nên cho
huyện một hệ thống tưới tiêu phong phú, vùa đẻ tiêu nước khi mưa lũ, và đưa
nước lên các xã vùng thượng huyện vào mùa khô.
2.3.1.5. Đặc điểm đất đai
Đoan Hùng có những nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét: Đất có
thành
phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, tầng đất dày, thấm nước tốt, lượng
mùn trung bình, lân dễ tiêu nghèo. Độ PH của đất thay đổi từ trung tính đến
chua ở các mức độ khác nhau. Loại đất này thích hợp với đất sản xuất nông
lâm nghiệp.

dân số (trong đó lao động hoạt động trong khu vực kinh tế Nhà nước có 2,7
nghìn người, chiếm 0,005% tổng số lao động). Cơ cấu dân số của huyện Đoan
Hùng là dân số trẻ, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trẻ em ở độ tuổi lao
động và trẻ em ở độ tuổi đi học và chưa đi học lớn, chiếm trên 80% tổng dân
số toàn huyện.
b) Lao động
Trong giai đoạn 2010 – 2020 huyện sẽ phấn đấu tạo công ăn việc làm
cho người lao động, đưa thêm các ngành nghề mới vào sản xuất, xây dựng các
Trung tâm đào tạo và hướng nghiệp, tạo thêm lực lượng lao động mới có tay
nghề và trình độ kỹ thuật cao. Công tác đào tạo, dạy nghề đã được các cấp,
các ngành quan tâm. Các trường, lớp, trung tâm dạy nghề phát triển dưới
nhiều hình thức, dạy nghề ngắn hạn phát triển mạnh. Thông qua việc thực
hiện các chương trình, mục tiêu và các dự án phát triển kinh tế - xã hội,
chương trình quốc gia về giải quyết việc làm; trong giai đoạn từ 2005 - 2012
huyện đã tạo việc làm mới và làm thêm cho gần 25.000 lao động với các nghề
chính như may mặc, thêu ren, sửa chữa cơ khí, điện dân dụng, tin học văn
phòng, dược, chăn nuôi, trồng trọt,
2.3.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
18
- Đường bộ: Đoan Hùng có mạng lưới giao thông phát triển, xuyên dọc
huyện có 2 tuyến đường quốc lộ 2 và quốc lộ 70. Trong đó 12 xã có đường
quốc lộ đi qua và 16 xã có đường rải cấp phối. Đến nay có 28/28 xã, thị trấn
trong huyệncó đường giao thông đến tận trung tâm xã, tạo thành mạng lưới
nối liền giữa các xã trong huyện với trung tâm huyện và các trung tâm kinh tế
trong vùng.
- Đường thuỷ: Có 2 hệ thống đường thuỷ quan trọng trong lưu thông
hàng hoá và các lâm đặc sản trong khu vực đó là sông Lô và sông Chảy.
b) Thủy lợi
Toàn huyện hiện có 70 km kênh mương; 14 trạm bơm với công suất tưới

Trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện, 28 trạm y tế cấp xã, thị trấn. Toàn
huyện có 174 cán bộ y bác sĩ, 162 giường bệnh, y tế dự phòng đã được chú
trọng. Hàng năm thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia như tiêm chủng
mở rộng, hiến máu nhân đạo Công tác kế hoạch hóa gia đình ngày càng
được quan tâm và đạt được những thành quả khả quan.
f) Văn hoá - thông tin
Hiện nay trên địa bàn huyện có đài phát thanh, truyền hình, 100% các
xã đã được phủ sóng truyền hình. Hệ thống thông tin liên lạc được thông suốt,
tất cả các xã, thị trấn trong huyện đã có điểm bưu điện văn hoá xã. Hàng năm
vào những ngày lễ lớn của đất nước phòng văn hoá đã tổ chức thực hiện tốt
hoạt động thông tin tuyên truyền.
20
21
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây Bương lông điện biên.
3.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về::
- Thí nghiệm nhân giống bằng chiếthom cành chét
- Thí nghiệm nhân giống bằng giâm hom cành
- Thí nghiệm nhân giống bằng hạt
- Thí nghiệm nhân giống bằng hom ốngthân
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Về địa điểm: Đề tài nghiên cứu ở Cầu Hai Đoan Hùng - Phú Thọ
- Thời gian tiến hành từ ngày 19/8/2014 - 30/11/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống từchọn cây mẹ và cành chét.
3.3.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng hom cành chét (chiết

bị sâu bệnh.
3.4.3.2. Phương pháp tạo hom cành chét
Cành chét là vật liệu chủ yếu trong quá trình tạo cây con Bương lông
điện biên bằng hom cành. Bương lông Điện Biên là loài rất ít cành nhánh để
tạo hom giống, vì vậy cần có các biện pháp kỹ thuật tạo cành chét, đề tài
nghiên cứu đưa ra một số phương pháp tạo cành chét.
• Thí nghiệm đốn ngọn cây mẹ tạo cành chét Bương lông điện biên
Từ cây mẹ Bương lông Điện Biên bằng cách đốn ngọn cây mẹ để lại
phần thân cao 15 m, vị trí đốn ở giữa lóng để không ảnh hưởng đến mắt thân.
• Thí nghiệm ngả thân cây mẹ tạo cành chét Bương lông điện biên
23
Áp dụng phương pháp kỹ thuật tạo giống Luồng theo tiêu chuẩn ngành
04 TCN 21-2000 Quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác cây Luồng
(Dendrocalamus membranaceus Munro) có sử dụng phương pháp bập thân
cây mẹ, chặt 2/3 đường kính thân cây mẹ ở vị trí cách gốc 50 - 70 cm, vít cây
nằm ngả và theo dõi cành chét được tạo ra.
3.4.3.3. Thí nghiệm nhân giống bằng chiết cành
Thí nghiệm nhân giống bằng chiết cành được áp dụng đối với cây
Luồng thanh hóa và cây Bát độ rất có hiệu quả. Đề tài ứng dụng phương pháp
chiết cành của 2 loài cây này thử nghiệm đối với Bương lông điện biên có sử
dụng hỗn hợp ruột bầu có sử dụng thuốc kích thích và không sử dụng thuốc
kích thích.
Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp chiết cành gồm 3 bước.
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ
Dao, kéo cắt cành, cưa nhỏ dùng để cưa, túi nilon để bó bầu
Bước 2: Tạo hỗn hợp
Và các vật liệu để bó bầu gồm có rơm và đất bùn. Tỷ lệ hỗn hợp 2 bùn
+ 1 rơm (rơm băm nhỏ khoảng 1 – 2 cm). Hỗn hợp này ta trộn lẫn chúng lại
vào với nhau rồi cho một ít nước sạch vào để có độ ẩm nhất định.
Vật liệu để bó hom sử dụng hỗn hợp bùn ao sạch hoặc bùn ao tự tạo

Cây Luồng chọn để lấy gốc làm giống phải đạt tiêu chuẩn :
- Cây trong búi sinh trưởng phát triển tốt, không có hiện tượng ra hoa.
- Cây bánh tẻ có tuổi dưới 1 năm, của vụ măng trước, đã đầy đủ lá.
- Cây không bị sâu bệnh hại.
b. Thao tác đánh giống:
- Đánh đúng chỗ tiếp giáp giữa thân ngầm và gốc cây mẹ.
- Xỉa đứt hệ rễ xung quanh cây giống định đánh.
- Dùng dao sắc chặt bớt thân cây làm giống, chừa lại dài 2 - 4m.
25

Trích đoạn Phương pháp nhân giống bằng giâm hom gốcchét
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status