Vai trò và trách nhiệm của đại lý bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm - Pdf 27

Vai trò và trách nhiệm của đại lý bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo
hiểm
1. Đặt vấn đề
Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa thị trường bảo hiểm, ngành bảo hiểm Việt Nam đã có
bước phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự lớn mạnh của ngành bảo hiểm, Luật Kinh doanh bảo
hiểm (KDBH) được Quốc hội thông qua đã tạo một nền tảng pháp lý cho hoạt động bảo hiểm
phát triển ở Việt Nam. Hiện nay, trên địa bàn cả nước đã có 29 doanh nghiệp và hơn 30 văn
phòng đại diện nước ngoài hoạt động trong tất cả các lĩnh vực bảo hiểm với các loại hình
doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH): công ty bảo hiểm nhà nước, DNBH cổ phần và DNBH có
vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và tham gia trong nhiều lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm. Với
doanh thu của các loại hình bảo hiểm trên địa bàn cả nước hằng năm đã đạt 900 triệu USD,
tốc độ tăng trưởng khoảng 30%/năm, Việt Nam đang được coi là mảnh đất màu mỡ của các
tập đoàn KDBH nước ngoài. Bên cạnh sự ra đời và thành công của DNBH không thể không
tính đến vai trò của đại lý bảo hiểm (ĐLBH).
Các công ty bảo hiểm muốn kinh doanh hiệu quả, tăng doanh thu, phí bảo hiểm, tăng số
lượng hợp đồng khai thác mới, tăng số lượng khách hàng thì phải có một hệ thống đại lý hoạt
động hiệu quả, chuyên nghiệp và có tinh thần trách nhiệm cao; đồng thời, tạo niềm tin và sự
quảng bá để tăng cường khách hàng tham gia và có điều kiện tiếp cận với các loại dịch vụ
bảo hiểm thì hoạt động của các đại lý phải đảm bảo niềm tin cho khách hàng và gắn kết trách
nhiệm của đại lý với hoạt động kinh doanh của đại lý và xiết chặt cơ chế quản lý đối với
ĐLBH. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến vai trò và trách nhiệm của đại
lý trong hoạt động bảo hiểm của DNBH, trên cơ sở đó, đề xuất ý kiến nhằm tăng cường trách
nhiệm của ĐLBH góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KDBH, tạo động lực để hoạt động
bảo hiểm trở thành một kênh tài chính hữu hiệu cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế đất nước.

2. Vai trò và trách nhiệm của đại lý bảo hiểm trong quan hệ KDBH
Cá nhân và tổ chức trung gian đứng ra làm chủ thể phân phối bảo hiểm được chính thức
ghi nhận với tư cách là “ĐLBH” tại Việt Nam trong Nghị định số 100/NĐ-CP ban hành ngày
18/12/1993: “ĐLBH là cá nhân có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 của Nghị định này hoạt
động ĐLBH”; Theo quy định tại Điều 19 thì “Hoạt động ĐLBH phải trên cơ sở hợp đồng đại lý
ký kết với DNBH. Cá nhân hoạt động ĐLBH phải có đủ các điều kiện sau:

1
.
Trong qua trình hoạt động kinh doanh, việc tìm kiếm và tiếp cận với khách hàng cũng như
phát triển hoạt động của DNBH đều thực hiện chủ yếu thông qua đại lý bảo hiểm. ĐLBH có
thể được DNBH ủy quyền tiến hành các hoạt động: Giới thiệu, chào bán bảo hiểm; Thu xếp
việc giao kết hợp đồng bảo hiểm; Thu phí bảo hiểm; Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền
bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc
thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Như vậy, có thể nói ĐLBH là chủ thể trung gian giữa DNBH và
bên mua bảo hiểm, do vậy trách nhiệm pháp lý phát sinh trong hoạt động ĐLBH ảnh hưởng
không nhỏ đến quyền và lợi ích của bên tham gia gia bảo hiểm cũng như DNBH. Điều đó đòi
hỏi phải quy định những căn cứ pháp lý cụ thể để ràng buộc trách nhiệm của ĐLBH trong
quan hệ bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của các bên tham gia trong quan hệ bảo hiểm,
thúc đẩy hoạt động KDBH phát triển nói riêng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nói chung, đồng
thời khắc phục hậu quả rủi ro trong hoạt động xã hội, huy động vốn cho đầu tư, phát triển.
Người đại lý có thể chủ động trong các giao dịch của mình, có quyền đánh giá rủi ro của
khách hàng và quyết định cung cấp dịch vụ hay không, điều đó xác định về trách nhiệm của
ĐLBH độc lập với trách nhiệm của công ty bảo hiểm, ĐLBH phải chịu trách nhiệm về tính
trung thực trong giao dịch bảo hiểm.
DNBH có thể ủy quyền cho ĐLBH bán sản phẩm bảo hiểm. ĐLBH có các nghĩa vụ đã
được ghi trong Điều 18, Điều 29 và Điều 30 Nghị định số 45 ngày 27/03/2007 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Trong quan hệ với người tham gia bảo hiểm, trước khi hợp đồng bảo hiểm được giao kết,
ĐLBH là người tư vấn sản phẩm và giải thích những điều khoản trong hợp đồng cho khách
hàng hiểu, thu xếp để hợp đồng bảo hiểm được ký kết. Trong giai đoạn này, đại lý có trách
nhiệm phân tích nhu cầu và khả năng của khách hàng để tư vấn chọn sản phẩm phù hợp
nhất cho mình. Sau khi hợp đồng ký kết, ĐLBH có trách nhiệm giải đáp những thắc mắc trong
quá trình tham gia bảo hiểm của khách hàng, giúp khách hàng duy trì hiệu lực hợp đồng và hỗ
trợ khách hàng hoàn thành các thủ tục giải quyết bồi thường nếu không may rủi ro xảy ra
hoặc thủ tục nhận quyền lợi bảo hiểm khi hợp đồng đáo hạn. Tuy nhiên, ĐLBH không phải là
người giải quyết các quyền lợi cho khách hàng, mặc dù họ được công ty giao phó trọng trách

thông tin sai nhằm hành vi trục lợi bảo hiểm. Trong trường hợp vi phạm của ĐLBH nhưng
người chịu trách nhiệm chính lại là bên mua bảo hiểm. Theo quy định của Điều 19 Luật
KDBH, thì phương thức xử lý lại gây bất lợi trực tiếp đến bên mua bảo hiểm: “DNBH có quyền
đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình
chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi: Cố ý
cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm
hoặc được bồi thường; Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho
DNBH”.
Một trong những hành vi vi phạm phổ biến trong thời gian gần đây là hành vi trục lợi bảo
hiểm, trong đó có sự tham gia không nhỏ của ĐLBH. Chẳng hạn khi thực hiện mua bảo
hiểm nhân thọ, khách hàng cố tình không cung cấp thông tin hoặc cung cấp sai sự thật
những thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình để lập hồ sơ giả, đòi bồi
thường bảo hiểm. Một số đối tượng vốn đã mắc bệnh hiểm nghèo, không khai báo với cơ
quan bảo hiểm trước khi ký hợp đồng mua bảo hiểm, thậm chí có đối tượng mua bảo hiểm
cho cả người thân đã chết. Đó là chưa kể có tình trạng người mua bảo hiểm còn cố ý hủy
hoại tài sản hoặc tự gây thương tích cho bản thân, móc ngoặc với nhân viên bảo hiểm lập
hồ sơ giả đòi bồi thường bảo hiểm.
Đòi hỏi, phải năng cao trách nhiệm của ĐLBH, tăng cường quản lý đối với kiểm tra, giám
sát việc lập hồ sơ bồi thường của DNBH, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc lợi dụng
những lỗ hổng trong phương thức quản lý, điều hành của DNBH để trục lợi. Hành vi gian lận,
trục lợi trong bảo hiểm có tác động tiêu cực đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm
cũng như quyền và lợi ích của người tham gia bảo hiểm. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chế
tài đủ mạnh để xử lý nghiêm, nếu chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính như hiện nay, thì việc
vi phạm sẽ rất khó hạn chế vì chế tài chưa đủ mạnh để ngăn ngừa và răn đe.

3. Một số ý kiến đề xuất
Để hoạt động KDBH thực sự là một kênh tài chính hữu hiệu cho sự phát triển kinh tế của
đất nước thì một đòi hỏi là nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH, đặc biệt là DNBH
trong nước và hiệu quả cũng như trách nhiệm của ĐLBH, điều đó đòi hỏi phải có một giải
pháp đồng bộ cả về doanh nghiệp KDBH và ĐLBH:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status