Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã sơn cẩm huyện phú lương tỉnh thái nguyên - Pdf 28


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÂM NGỌC BÍCH

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ SƠN CẨM - HUYỆN PHÚ LƯƠNG -
TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa chính môi trường
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học: : 2010 - 2014

Thái Nguyên, năm 2014

Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi
trường, các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến
thức quý báu trong suốt khoá học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Dư Ngọc Thành đã giúp đỡ và
hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.
Em xin cảm ơn các thầy cô, anh chị trên Phòng kiểm soát ô nhiễm – Chi
cục bảo vệ môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại
đây.
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình, nhưng do kinh
nghiệm và kiến thức có hạn nên bản luận văn của em không tránh khỏi những
thiếu sót và khiếm khuyết. Em rất mong được các thầy giáo, cô giáo và các bạn
sinh viên đóng góp ý kiến bổ sung để khoá luận của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Lâm Ngọc Bích
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BĐKH:

Biến đổi khí hậu

Lưu vực sông

QCCP:

Quy chuẩn cho phép

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

QSDĐ:

Quyền sử dụng đất

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND:

Ủy ban nhân dân

VK: Vi khuẩn
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích 18
Bảng 4.1: Loại hình sử dụng nước cho sinh hoạt 29
Bảng 4.2: Hiện trạng chất lượng nước mặt tại điểm quan trắc suối Phượng Hoàng 31
Bảng 4.3: Hiện trạng chất lượng nước mặt tại điểm quan trắc sông Đu 32
Bảng 4.4: Hiện trạng chất lượng nước mặt tại điểm quan trắc sông Cầu 33

Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD
5
giữa các miền trong xã Sơn Cẩm 40
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện giá trị pH giữa các miền trong xã Sơn Cẩm 43
Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện hàm lượng sắt trong nước giếng giữa các
miền trong xã Sơn Cẩm 43
Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Độ cứng trong nước giếng giữa
các miền trong xã Sơn Cẩm 44
Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện số lượng COD trong nước giếng giữa các
miền trong xã Sơn Cẩm 45
Hình 4.13: Biểu đồ thể hiện số lượng As trong nước giếng giữa các miền
trong xã Sơn Cẩm 45
Hình 4.14: Biểu đồ thể hiện số lượng Pb trong nước giếng giữa các miền
trong xã Sơn Cẩm 46 LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi
trường, các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến
thức quý báu trong suốt khoá học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Dư Ngọc Thành đã giúp đỡ và
hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.
Em xin cảm ơn các thầy cô, anh chị trên Phòng kiểm soát ô nhiễm – Chi
cục bảo vệ môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại
đây.
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình, nhưng do kinh
nghiệm và kiến thức có hạn nên bản luận văn của em không tránh khỏi những
thiếu sót và khiếm khuyết. Em rất mong được các thầy giáo, cô giáo và các bạn

bàn xã Sơn Cẩm 52
4.5.1. Giải pháp quản lý 52
4.5.2. Giải pháp kỹ thuật 53
4.5.3. Giải pháp xã hội 54
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 55
5.1. Kết luận 55
5.2. Khuyến nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nước là nguồn gốc của sự sống, nước luôn luôn giữ vai trò mang tính
sống còn trong lịch sử phát triển loài người và phát triển kinh tế xã hội của
mỗi quốc gia. Con người sử dụng nước cho nhiều mục đích khác nhau như
sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp Hiện nay, do sự bùng nổ dân số, do sự
phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế trên thế giới, chất lượng cuộc sống
của con người ngày càng nâng cao vì thế nhu cầu sử dụng nước ngày càng
lớn, việc khai thác và sử dụng các nguồn nước ngày càng nhiều hơn. Những
hoạt động tự phát không có quy hoạch của con người như chặt phá rừng bừa
bãi, canh tác nông, lâm nghiệp không hợp lý và thải trực tiếp chất thải vào
môi trường,…đã và đang làm cho nguồn nước bị ô nhiễm; vấn đề khan hiếm
nước sạch ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn nhất là ở các vùng ít mưa.
Phú Lương là một huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên, kinh tế còn chậm phát triển
chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy
vậy, trong thời gian qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, vấn đề môi

xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường phù hợp để ngăn ngừa và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn xã Sơn Cẩm.
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Nắm được tình hình sử dụng nguồn nước trên địa bàn xã Sơn Cẩm.
- Nắm được hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm và
nguồn gây ô nhiễm nguồn nước; Từ đó, đưa ra các biện pháp nhằm ngăn
ngừa, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn xã Sơn Cẩm.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Tạo cho tôi cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, cách thức tiếp cận
và thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu và rút ra
những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
- Là nguồn tài liệu cho học tập và nghiên cứu khoa học

3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Biết được chất lượng môi trường nước và các nguồn gây ô nhiễm
nguồn nước của xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
- Cung cấp số liệu cho công tác quản lý môi trường trên địa bàn xã,
huyện và từ đó đưa ra các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường phù hợp.

4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học
2.1.2. Cơ sở lý luận

thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và
bảo vệ môi trường [8].
2.1.2.2. Nguồn gốc và chất lượng nước
a, Nguồn nước mặt
* Nguồn gốc nước mặt
Nước mặt là loại nước tồn tại lộ thiên trên mặt đất như sông, suối, hồ
đầm, Nguồn bổ cập cho nước mặt là nước mưa và trong một số trường hợp cả
nước ngầm. Nguồn nước mặt ở nước ta rất phong phú và được phân bổ ở khắp
mọi nơi. Đây là nguồn nước quan trọng được sử dụng vào mục đích cấp nước.
* Đặc tính chung của nước mặt
- Nước sông: là nguồn chủ yếu để cấp nước. Nước sông có các đặc
điểm sau:
+ Giữa các mùa có sự chênh lệch tương đối lớn về mực nước, lưu
lượng, hàm lượng cặn và nhiệt độ nước.
+ Hàm lượng muối khoáng và sắt nhỏ nên rất thích hợp khi sử dụng
cho công nghiệp giấy, dệt và nhiệt điện.
+ Độ đục cao nên xử lý phức tạp và tốn kém.
+ Nước sông cũng chính là nguồn tiếp nhận nước mưa và các loại nước
thải. Vì vậy nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường bên ngoài. So với
nước ngầm, nước mặt thường có độ nhiễm bẩn cao hơn.
- Nước suối: đặc điểm nổi bật của nước suối là không ổn định về chất
lượng nước, mực nước, lưu lượng, vận tốc dòng chảy giữa mùa lũ và mùa
kiệt. Về mùa lũ, nước suối thường đục và có những dao động đột biến về mực
nước và vận tốc dòng chảy. Mùa khô nước suối lại rất trong nhưng mực nước
lại thấp.
- Nước hồ đầm: thường trong, có hàm lượng cặn nhỏ. Nước hồ đầm
thường có vận tốc dòng chảy nhỏ nên rong rêu và các thủy sinh vật phát triển.
Điều đó làm cho nước hồ có màu, mùi và dễ bị nhiễm bẩn.

6

nhiệt độ ổn định, công nghệ xử lý nước đơn giản nên giá thành sản xuất rẻ.
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BĐKH:

Biến đổi khí hậu

BVTV:

Bảo vệ

thực vật

CTR:

Chất thải rắn

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng
GHTĐCP:

Giới hạn tối đa cho phép

GTNT:

Giao thông nông thôn


8
Thành phần cơ bản của chất thải sinh hoạt là chất hữu cơ dễ bị phân
hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho,
nito), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải
cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày
là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng
thải càng cao.
Nước thải đô thị là loại nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải
sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, công
nghiệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ
thống cống thải thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông thường ở các đô thị
có hệ thống cống thải, khoảng 70 % đến 90 % tổng lượng nước sử dụng của
đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống.
* Từ hoạt động công nghiệp
Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước
thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà
phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của xí nghiệp
chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn chất hữu cơ; nước thải của xí nghiệp
thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sunfua,
Hàm lượng nước thải của các ngành công nghiệp này có chứa xyanua,
H
2
S, NH
3
vượt hàng chục lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng
nề các nguồn nước mặt trong cùng dân cư. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu
công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn.
Điều nguy hiểm hơn là trong số các cơ sở sản xuất công nghiệp, các

b, Ô nhiễm sinh học của nước
Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay công nghiệp bao
gồm các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy,
Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có
thể lên men được, chất thải sinh hoạt hoặc công nghiệp có chứa cặn bã sinh
hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh,
Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng.
Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc
gia chưa kể đến các trận dịch tả. Các nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng
lớn mầm bệnh. 10
c, Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ
Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và
các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Mn, Cu, Hg là
những chất độc cho thủy sinh vật.
Đó là chì được sử dụng là chất phụ gia trong xăng và các kim loại khác
như đồng, kẽm, crom, niken, cadimi rất độc đối với sinh vật thủy sinh.
d, Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp
Ô nhiễm này chủ yếu là do hydrocacbon, nông dược, chất tẩy rửa,
* Hydrocacbon
Hydrocacbon là các hợp chất của nguyên tố cacbon và hydro. Chúng ít
tan trong nước nhưng tan nhiều trong dầu và các dung môi hữu cơ. Chúng là
một trong những nguồn ô nhiễm của nền văn minh hiện đại. Vấn đề hết sức
nghiêm trọng ở những vùng nước lợ và thềm lục địa có nhiều cá.
* Chất tẩy rửa: Bột giặt tổng hợp và xà bông
Bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng là các chất hữu cơ có
cực và không có cực. Có 3 loại bột giặt: anionic, cationic và non-ionic. Bột
giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS (tetrazopylerne benzen

Phản ánh đặc tính của quá trình trên, có thể dùng một số thông số sau:
+ Nhu cầu oxy sinh học BOD (mg/l)
+ Nhu cầu oxy hóa học COD (mg/l)
+ Nhu cầu oxy tổng cộng TOD (mg/l)
- Đặc tính vô cơ của nước bao gồm độ mặn, độ cứng, độ pH, độ acid,
độ kiềm, lượng chứa các ion Mangan (Mn), clo (Cl
-
), đồng (Cu), kẽm (Zn),
các hợp chất chứa N hữu cơ, amoniac (NH
3
, NO
2
, NO
3
) và phosphat (PO
4
).
* Thông số sinh học
Thông số sinh học của chất lượng nước gồm loại và mật độ các vi
khuẩn gây bệnh, các vi sinh vật trong mẫu nước phân tích. Đối với nước cung cấp
cho sinh hoạt yêu cầu chất lượng cao, trong đó đặc biệt chú ý đến thông số này.
2.1.1. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11
năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006;
- Luật Tài nguyên nước năm 2012 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 06 năm
2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
- Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của
Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

3

(0,95 %), thổ nhưỡng 0,047 triệu km
3
(0,44 %); sông ngòi 0,020 triệu km
3
(0,19 %), khí quyển 0,020 triệu km
3
(0,19 %) và sinh quyển 0,011 triệu km
3
(0,10 %) [9].
Về số lượng hồ tự nhiên cho tới nay vẫn chưa biết chính xác, vì chưa
điều tra đầy đủ. Sơ bộ ước tính khoảng 2,8 triệu hồ tự nhiên, trong số 145 hồ
có hiện tích mặt trên 100 km
2
. Lượng nước hồ này chiếm 95 % tổng số. Hồ
nước ngọt lớn nhất và sâu nhất là hồ Baican (Cộng Hòa Liên Bang Nga) chứa
2300 km
3
nước, với độ sâu tối đa 1741 m. Ngoài hồ tự nhiên, trên lục địa đã
xây dựng 10000 hồ nhân tạo có 30 hồ lớn với dung tích 10 km
3
nước mỗi hồ.
Tổng diện tích hồ nhân tạo ước tính 5000 km
3
trong đó phần lớn trên lãnh thổ
Châu Âu - 925 km
2
, Châu Phi – 341 km
2

Việt Nam ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu vực phụ
thuộc mạnh vào nguồn nước trên[2].
2.2.2.2. Diễn biến ô nhiễm nước mặt
Đối với các LVS, ô nhiễm chất hữu cơ đã và đang xảy ra ở nhiều đoạn
sông, tập trung ở vùng trung lưu và hạ lưu. Có nơi, ô nhiễm đã ở mức nghiêm
trọng, điển hình như vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại khu vực hạn lưu các
sông và hệ thống hồ ao, kênh mương và các sông nhỏ trong khu vực nội
thành, nội thị.
- Diễn biến ô nhiễm nước mặt các sông chính:
Nhìn chung, các đoạn sông chảy qua các khu đô thị, khu vực tập trung
các hoạt động sản xuất công nghiệp, khai khoáng, sau khi tiếp nhận các nguồn
nước thải chưa qua xử lý của các đô thị và của các cơ sở sản xuất thì chất
lượng nước thường giảm sút đáng kể. Theo kết quả quan trắc các hệ thống
sông chính trên cả nước, nhiều chất ô nhiễm trong nước có nồng độ vượt quá
quy chuẩn cho phép, dao động từ 1,5 đến 3 lần. Tình trạng ô nhiễm này đã
kéo dài trong nhiều năm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt
của dân cư và làm mất mỹ quan các khu vực.
- Diễn biến ô nhiễm nước mặt khu vực nội thành, nội thị:
Hiện nay hầu hết các hồ, ao, kênh rạch và các con sông trong khu vực
nội thành các thành phố đều bị ô nhiễm nghiêm trọng vượt quá mức quy
chuẩn cho phép, nhiều nơi đã trở thành kênh nước thải. Vấn đề ô nhiễm chủ
yếu là ô nhiễm hữu cơ, nhiều hồ trong nội thành bị phú dưỡng, nước hồ có
màu đen và bốc mùi hôi, gây mất mỹ quan đô thị. Kết quả quan trắc cho thấy
một số nơi các thông số còn vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B2 [2].
2.2.2.3. Hiện trạng khai thác và sử dụng nước dưới đất
Nước dưới đất là một hợp phần quan trọng của tài nguyên nước, là
nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sinh hoạt, công nghiệp và nông
nghiệp. Hiện nay, trữ lượng nước dưới đất cung cấp từ 35 – 50 % tổng lượng
nước cấp sinh hoạt đô thị toàn quốc.
Nguồn nước dưới đất của Việt Nam khá phong phú do mưa nhiều và

ngấm vào các tầng nước gây ô nhiễm các tầng chứa nước. Hiện nhiều nơi đã
phát hiện dấu hiệu ô nhiễm colifom vượt quy chuẩn cho phép từ hàng trăm
đến hàng nghìn lần. 16
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, nước giếng trên địa bàn
xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về kinh phí thực hiện nên đề tài chỉ tập trung vào một số
phạm vi sau:
- Đề tài chỉ đánh giá chất lượng môi trường nước mặt bằng cảm quan.
- Đánh giá chất lượng nước giếng tại xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương
tỉnh Thái Nguyên bằng cảm quan và lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu như pH,
Sắt, Amoni và Coliform, BOD
5
,As, Tss.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm
Sơn Cẩm huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian tiến hành
Từ 20/11/2014 đến 30/04/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương
- Nguồn nước và tình hình sử dụng nguồn nước tại Sơn Cẩm huyện Phú Lương

Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện giá trị pH giữa các miền trong xã Sơn Cẩm 43
Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện hàm lượng sắt trong nước giếng giữa các
miền trong xã Sơn Cẩm 43
Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Độ cứng trong nước giếng giữa
các miền trong xã Sơn Cẩm 44
Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện số lượng COD trong nước giếng giữa các
miền trong xã Sơn Cẩm 45
Hình 4.13: Biểu đồ thể hiện số lượng As trong nước giếng giữa các miền
trong xã Sơn Cẩm 45
Hình 4.14: Biểu đồ thể hiện số lượng Pb trong nước giếng giữa các miền
trong xã Sơn Cẩm 46

Trích đoạn Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu Điều kiện tự nhiên Nguồn nước ngầm
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status