“Nhận thức về vấn đề bạo lực học đường của học sinh trường Trung học phổ thông Hoài Đức A, huyện Hoài Đức, Hà Nội” - Pdf 28

Mục lục
1. Đặt vấn
đề 4
2. Mục tiêu nghiên
cứu 5
2.1. Câu hỏi nghiên cứu 5
2.2. Mục tiêu nghiên cứu 6
3. Tổng quan tài liệu 6
3.1. Các khái niệm, thông tin, số liệu 6
3.2.Các nghiên cứu trong và ngoài nước 12
3.3. Khung lý thuyết 20
3.4.Tóm tắt về địa bàn nghiên cứu 25
4. Đối tượng và phương pháp nghiêncứu 25
4.1. Đối tượng nghiên cứu 25
4.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25
4.3. Phương pháp nghiên cứu 25
4.3.1. Thiết kế nghiên cứu 25
4.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 26
4.3.3. Phương pháp thu thập số liệu 27
4.3.4. Nội dung/ chủ đề nghiên cứu chính 29
5. Đạo đức trong nghiên cứu 32
6. Hạn chế của nghiên cứu 32
Tài liệu tham khảo 34
Phụ lục 1 37
Phụ lục 2 39
Phụ lục 3 43
Phụ lục 4 45
Phụ lục 5 47
Phụ lục 6 49
Nhóm 8 lớp S1
DANH MỤC VIẾT TẮT

phương trong thời gian gần đây đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm
trọng. Điển hình là các vụ học sinh dùng hung khí đánh nhau trong trường học, trước
cổng trường, học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn gây bức xúc trong dư
luận xã hội.
Ông Phùng Khắc Bình nguyên Vụ Trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên, Bộ
GD&ĐT Việt Nam cho biết: Thống kê từ 38 Sở GD&ĐT gửi về bộ từ năm 2003 đến
năm 2009 có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử lý kỷ luật. Theo
báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, năm học 2009 – 2010 trên toàn quốc
3
Nhóm 8 lớp S1
đã xảy ra khoảng 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Các
nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1. 558 học sinh, buộc
thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) 735 học sinh.[3]
Đi sâu vào nghiên cứu hành vi bạo lực học đường của học sinh là một vấn đề cấp
bách và ngày càng trở nên cấp thiết trong thời đại ngày nay, khi con người được coi là
động lực, là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Qua đó
có thể thấy, giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên phải được đặt lên hàng đầu, nhằm
giúp các em có được hiểu biết và cách nhìn nhận sâu sắc hơn về cuộc sống, nâng cao
ý thức của các em trong học tập và rèn luyện vì mục tiêu xây dựng, phát triển đất
nước tiến lên theo con đường chủ nghĩa xã hội.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi đã chọn đề tài “Nhận thức về vấn đề bạo lực học
đường của học sinh trường Trung học phổ thông Hoài Đức A, huyện Hoài Đức,
Hà Nội” để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề bạo lực học đường và những hậu quả, ảnh
hưởng của nó đối với bản thân học sinh, gia đình và toàn xã hội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
2.1.1. Học sinh trường THPT Hoài Đức A có nhận thức như thế nào về bạo lực học
đường?
2.1.2. Yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh trường
THPT Hoài Đức A?

khía cạnh đánh giá: nhận thức, thái độ, hành vi. Ông chia nhận thức thành nhiều mức
khác nhau, phân loại mục tiêu nhận thức ra 6 mức độ từ thấp đến cao. Mỗi mức độ
đặc trưng cho hoạt động trí tuệ:
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ chọn 3 mức độ nhận thức trong thang đánh giá nhận
thức của B.S.Bloom, do:
- Ba mức độ đầu tiên trong thang đánh giá là 3 mức độ đơn giản và cần thiết trong
quá tình nhận thức của mỗi cá nhân. Trong khả năng có hạn chúng tôi chỉ có thể đánh
5
Nhóm 8 lớp S1
giá ở 3 mức độ đó trong thang đánh giá. Và đây cũng chỉ là những bước đánh giá đầu
tiên trong nhận thức của học sinh PTTH về bạo lực học đường
- Những kết quả nghiên cứu trong đề tài này chỉ mang tính cơ sở tiền đề cho những
nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn về sau.
3.1.2. Khái niệm về bạo lực
Có khá nhiều khái niệm khác nhau về bạo lực song nó chủ yếu được hiểu theo nghĩa
hẹp của chuyên ngành chính trị học.
- “Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp, lật đổ” (Theo từ điển Tiếng Việt – Hoàng
Phê chủ biên, 2003).
- “Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp, chống lại lực lượng đối lập hay lật đổ chính
quyền” (Đại từ điển Tiếng Việt, 1998).
Với cách định nghĩa như vậy, bạo lực vẫn thường được hiểu với tính chất của một
phương thức vận động chính trị.
Dưới góc nhìn xã hội học thì khái niệm này được hiểu rộng hơn.
- Bạo lực là việc sử dụng vũ lực để gây thương tích cho người hoặc tài sản. Bạo lực
có thể gây ra đau đớn về thể chất cho người trực tiếp gây ra các hành vi bạo lực cũng
như cho những người bị hại. Cá nhân, gia đình, trường học, nơi làm việc, cộng đồng,
xã hội, và môi trường – tất cả đều bị tổn thương do bạo lực gây ra.[5]
- Bạo lực là một phương thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội và tồn tại từ rất
lâu trong lịch sử. Với bản chất như vậy thì bạo lực cũng có thể là những hình thức
chém giết, đánh đập, hành hạ nhau về mặt thể xác, nhưng cũng có thể là trấn áp, đe

Như vây, theo khái niệm này thì bạo lực học đường có phạm vi rất rộng, bao gồm
phạm vi cả trong và ngoài trường học, xảy ra giữa học sinh với học sinh, giữa thầy cô
với học sinh. Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về bạo lực học
đường xảy ra giữa các học sinh với nhau. Theo đó, bạo lực giữa các học sinh với nhau
là cách ứng xử, giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh trong học tập, sinh hoạt
trong nhà trường giữa các học sinh bằng bạo lực.
Bạo lực học đường thể hiện ở các loại hành vi sau:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi xâm hại đến sức khoẻ tính mạng, thể
xác người khác.
7
Nhóm 8 lớp S1
- Hành vi, lời nói lăng mạ, xỉ nhục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm làm tổn thương về
mặt tinh thần của con người.
- Xâm hại, cưỡng bức tình dục nơi trường học
- Hành vi chiếm đoạt, huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
- Cưỡng ép người khác đóng góp tài chính quá khả năng của họ, kiểm soát nguồn tài
chính của họ.
3.1.4. Các hình thức bạo lực học đường
* Theo Chiến dịch “Trường học thân thiện” chống bạo lực đối với trẻ em do tổ chức
phi chính phủ quốc tế Plan đã phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
thực hiện, bạo lực học đường bao gồm:
- Trừng phạt thân thể
- Xâm hại tình dục
- Bắt nạt, xâm hại bằng lời nói và tinh thần
- Bạo lực băng đảng và sử dụng vũ khí.
- Bạo lực về kinh tế [9]
* Theo ThS. Nguyễn Văn Lượt, Khoa Tâm lý, Trường đại học khoa học xã hội và
nhân văn thì bạo lực học đường là một dạng hành vi lệch chuẩn của học sinh. Có 2
loại bạo lực học đường:
- Loại thụ động: là những hành vi của học sinh bị sai lệch do các em nhận thức không

ép bạn quan hệ tình dục, Đối xử với bạn như một đối tượng tình dục, Cưỡng ép bạn
xem sách báo khiêu dâm, Săn lùng bạn vì mục đích tình dục, … Có thể nói đây là loại
bạo lực làm tổn thương nghiêm trọng đến thể xác cũng như tinh thần đối với các em
học sinh là nạn nhân.
- Bạo lực về xã hội: bao gồm một số hành vi như: Làm bạn bẽ mặt bạn ở những nơi
công cộng, cô lập bạn với nhiều người khác, Không cư xử tốt với bạn bè của bạn, Gây
chuyện cãi lộn, ….
- Bạo lực về kinh tế: Có thể có nhiều hình thức như: trấn lột tiền hoặc tài sản có giá
trị của bạn bè, chiếm đoạt các vật dụng của bạn bè; yêu cầu, hăm doạ các học sinh
khác phải cống nộp tiền bạc hay tài sản khác có giá trị cho chúng; cố ý huỷ hoại hoặc
làm hỏng các vật dụng của học sinh khác,…
9
Nhóm 8 lớp S1
3.1.5. Các số liệu về bạo lực học đường ở trên Thế giới và Việt Nam
3.1.5.1. Bạo lực học đường ở trên thế giới
Theo ước tính của WHO, trung bình trên thế giới mỗi ngày có khoảng 565 trẻ em và
thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10-29 tuổi tử vong do các nghuyên nhân liên quan
đến bạo lực. Đi đôi với mỗi vụ tử vong do bạo lực trong giới trẻ, trung bình có 20-40
nạn nhân phải nhập viện do chấn thương. Các loại súng, súng ngắn là vũ khí được sử
dụng phổ biến trong các vụ bạo lực gây tử vong, trong khi đó, với các vụ bạo lực có
mức độ nhẹ hơn, các hình thức thường được sử dụng bao gồm đấm đá, và một số loại
vũ khí khác như dao, gậy, dùi cui…[11]
Một điều tra cắt ngang trên 161.082 học sinh ở 35 quốc gia Bắc Mỹ và Châu Âu năm
2005 đã cho kết quả đánh nhau là hình thức bạo lực phổ biến nhất tại đây. Cụ thể có
khoảng 37-69% nam sinh từng tham gia vào các vụ ẩu đả trong vòng một năm trước
thời điểm nghiên cứu, và tỉ lệ này dao động ở nữ sinh trong khoảng 13-32%. Nghiên
cứu cũng chỉ ra một số loại vũ khí nguy hiểm thường được các học sinh tại đây sử
dụng, bao gồm dao, súng ngắn, dùi cui điện và bình xịt hơi cay. [12]
Tại Thỗ Nhĩ Kì, kết quả điều tra trên 592 học sinh từ 5 trường THPT thuộc Ankara
năm 2005 cho thấy toàn bộ các em đều từng là nạn nhân của bạo lực học đường ít

Như vật, bình quân cứ 10.000 học sinh thì có một học sinh bị kỉ luật khiển trách, cứ
5.555 học sinh thì có 1 học sinh bị kỉ luật cảnh cáo vì đánh nhau, cứ 1.111 học sinh thì
có 1 học sinh bị thôi học có thời hạn vì đánh nhau. [18]
3.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nước
Bạo lực học đường hiện nay được coi là đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong
những thập kỷ gần đây ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở nơi các loại vũ khí như súng hay
dao được sử dụng. Nó bao gồm bạo lực giữa các học sinh trong trường cũng như
những vụ tấn công thể xác bởi học sinh vào giáo viên của trường.
3.2.1. Các nghiên cứu của nước ngoài:
- Theo thống kế điều tra của Hội Nghiên cứu Harvest (năm 2006) tại Singapore có tới
2800 trên tổng số 4000 em học sinh trả lời mình bị bạo lực trường học. Điều tra của
Hiệp hội Y tế cho biết có đến 10% trẻ em bị bạo lực trường học tại Mỹ. Có khoảng
30% lứa tuổi teen (5.7 triệu) chịu ảnh hưởng của bạo lực học đường. Có thể các em bị
11
Nhóm 8 lớp S1
xúc phạm về thân thể, bị tổn thương do những ngôn từ nặng nề, bị ám ảnh bởi thái độ
lạnh lùng, thờ ơ…[19]
- Nhà tâm lý học Na Uy Dan Olweus đã đưa ra chương trình chống bắt nạttrong
trường học. Được áp dụng từ năm 1983, nó tỏ ra hữu hiệu đến mức được nhiều nước
phát triển áp dụng. Số liệu thống kê cho hay, nhờ chương trình này, số lượng nạn nhân
và số lượng “kẻ ăn hiếp” giảm từ 30 – 50%. Đồng thời, cũng nhờ nó mà tỷ lệ phạm
tội trộm cắp, ăn cướp, cưỡng hiếp … trong trẻ vị thanh niên giảm đáng kể.
- Ở Canada, hệ thống chẩn đoán tâm lý của học sinh đã được thiết lập trong trường
học. Việc này đang được tiến hành ngay một kỹ càng hơn vì kết quả xét nghiệm độ
hung hãn của từng học sinh giúp cho công tác chống bắt nạt trongtrường sở ngay một
hữu hiệu.
- Ở châu Âu đã thành lập ban quan sát toàn châu lục về bạo lực trong nhàtrường. Các
quốc gia đã triển khai dự án Hiến chương châu Âu vì trường học dân chủ không bạo
lực. Theo đó, nhiều trò chơi trên máy tính đã thiết kế nhằm rèncho học sinh kỹ năng
chống bắt nạt trong nhà trường, trên đường phố; khuyếnkhích các em tham gia những

quốc, được tiến hành hai năm một lần bởi Các Trung tâm Ngăn chặn và Kiểm soát
Dịch bệnh(CDC) va có những mẫu đại diện của các học sinhtrung học Hoa Kỳ, thấy
rằng 5.9% học sinh mang theo một loại vũ khí (như súng, dao,…) vào trường học
trong 30 ngày trước thời điểm điều tra. Tỷ lệ này ở nam lớn gấp ba lần nữ. Trong 12
tháng trước cuộc điều tra, 7.8% học sinh trung học được thông báo đã bị đe doạ hay bị
thương tích bởi một vũ khí trong trường học ít nhất một lần, với tỷ lệ cao trong nam
lớn gấp hai lần nữ. Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, 12.4% học sinh từng tham gia
vao một vụ đánh nhau tại trường ít nhất một lần. Tỷ lệ nam cũng cao gấp hai lần nữ.
Trong 30 ngày trước cuộc điều tra, 5.5% học sinh được thông báo bởi họ không cảm
thấy an toàn, họ đã không tới trường ít nhất một ngày. Các tỷ lệ này ở nam và nữ xấp
xỉ bằng nhau.[21]
- Tại Mỹ, nghiên cứu của Hội đồng phòng chống tội phạm quốc gia (NCPC) khẳng
định 43% học sinh cả nam lẫn nữ thuộc độ tuổi từ 13-17 tuổi từng bị doạ nạt hoặc chế
giễu trên Internet.[22]
13
Nhóm 8 lớp S1
- Một nghiên cứu do nhà nghiên cứu Mottot Florence thực hiện ở châu Âu, đăng trên
tạp chí Sciences Humaines của Pháp (số tháng 2/2008) khẳng định có đến 61% nạn
nhân của bạo lực học đường có ý định tự tử. Còn theo số liệu của tòa khám nghiệm y
lý bang Victoria(Mỹ) năm 2007, có tới 40% nạn nhân các vụ tự tử từng là đối tượng
của nạn bạo lực học đường.[23]
- Trong một nghiên cứu công bố năm 2004, các tác giả James D. Unnever và Cornell
Dewey cho biết có tới 1/4 số trẻ là nạn nhân của bạo lực học đường không hề nói với
bất kỳ ai và 40% không nói với một người lớn nào. Các nghiên cứu mới được thực
hiện ở Mỹ cũng cho thấy khi các vụ bạo lực học đường diễn ra, các nạn nhân chỉ âm
thầm chịu đựng: Có tới 85% các trường hợp không có sự can thiệp từ bên ngoài, trong
khi chỉ có 4% có sự can thiệp của người lớn và 11% nhờ sự can thiệp của bạn bè.[24]
- Liên quan đến bạo lực học đường qua Internet, số liệu của Hội đồng phòng chống
tội phạm quốc gia (NCPC) cũng đáng báo động: Có tới 40% học sinh là nạn nhân của
những hành động dọa nạt qua Internet hoặc điện thoại di động nhưng chỉ có 10% thổ

lực, bởi điều này có ảnh hưởng quan trọng tới diễn biến tâm lý và việc điều chỉnh
hành vi của các em. Kết quả thật đáng buồn: Có 41.7% các em nói rằng bị cha mẹ
“mắng chửi và đánh”; 9.4% cha mẹ “khuyên bảo nhẹ nhàng”; 6.3% yêu cầu phải “xin
lỗi bạn”; và có đến 42.6% nói rằng “cha mẹ không quan tâm đến hành vi đánh nhau
của con gái”.[25]
Những con số này đang gióng lên hồi chuông báo động về vai trò làm cha mẹ trong
gia đình hiện nay. Chính sự thờ ơ, vô cảm và vô trách nhiệm của nhiều bậc làm cha
làm mẹ đối với con cái, cộng thêm phương pháp giáo dục sai lầm sẽ là mảnh đất nuôi
dưỡng hiện tượng bạo lực phát triển trong học sinh.
- Chiến dịch “Trường học thân thiện“ chống bạo lực đối với trẻ em do tổ chức phi
chính phủ quốc tế Plan đã phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực
hiện. Chiến dịch được thực hiện từ này cho tới năm 2011 với mục đích ngăn ngừa tất
cả các hình thức bạo lực đối với trẻ em trong trường học. Mục tiêu lớn của chiến dịch
là đến năm 2011 sẽ có ít nhất 80% trường học trong địa bàn dự án thiết lập và duy trì
được môi trường học tập thân thiện, phi bạo lực với trẻ em. Sau đó, mô hình hệ thống
15
Nhóm 8 lớp S1
bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng sẽ được đưa vào thử nghiệm tại một số địa bàn dự
án.
- Ngày 19/3, Hệ thống giáo dục Hà Nội tổ chức chương trình toạ đàm “Bạo lực học
đường – nguyên nhân - thực trạng và giải pháp” cho phụ huynh và học sinh của khối
THCS. Một trong những nội dung chính của buổi toạ đàm là tìm hiểu cảm xúc, sự
nhận thức về pháp luật, những kiến thức về phòng vệ chính đáng của học sinh thông
qua những đoạn video clip về bạo lực học đường. Những vấn đề trên sẽ được đặt ra
không chỉ với học sinh mà cả giáo viên và phụ huynh nhằm tìm hiểu tâm lý lứa tuổi
để có những phương pháp giáo dục tích cực.
- Hội thảo chuyên đề “Phòng chống bạo lực trong nhà trường” do Sở GDĐT TP.HCM
tổ chức ngày 09/04/2010.
- Báo Pháp Luật TP.HCM đã thực hiện cuộc khảo sát 10 trường học tại TP.HCM với
250 phiếu điều tra dành cho học sinh và 100 phiếu dành cho giáo viên.

cho rằng ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Kết quả khảo
sát cũng cho biết có tới 64% các em nữ thừa nhận từng có hành vi đánh nhau với các
bạn khác. Trong các em nữ từng đánh nhau thì số nữ sinh một lần đánh nhau là
12,7%, 2-3 lần: 20,7%, 4-5 lần: 10,7% và 19,3% đánh nhau từ năm lần trở lên. Phần
lớn các em nữ đã có hành vi đánh nhau cho rằng bạo lực giữa nữ sinh là “bình
thường” (57,3%) và “chấp nhận được” (39,6%).
Với câu hỏi “Khi đánh nhau với học sinh khác, bạn thường dùng hình thức nào là chủ
yếu?”, kết quả thu được cho thấy có từ 41% đến 59,5% “đánh một mình” và 47,7%
đến 52% “đánh tập thể”. Điều này cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện
của mỗi học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn.
Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, 33% không sử dụng phương tiện nào, đây là
những em khi đánh nhau thường dùng các “chiêu thức võ công” như túm tóc, cào cấu,
xé áo Việc sử dụng “võ mồm” kết hợp với tay chân tuy không gây nên những
thương tích nghiêm trọng về thể chất nhưng lại gây nên những tổn thương về tâm lý,
tinh thần đối với nạn nhân khi bị chửi rủa hết sức tục tĩu, hoặc bị xé tung áo giữa đám
đông. Dụng công cụ sử dụng khi đánh nhau là 28% sử dụng dép, guốc; 8% sử dụng
gậy gộc, 4% dùng gạch đá, và 0,7% dùng dao lam, ống tuyp nước. Những phương
17
Nhóm 8 lớp S1
tiện này, tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm chí gây nên tàn phế hoặc
cướp đi mạng sống của bạn học.
Về nguyên nhân đánh nhau giữa các bạn nữ, khảo sát cho thấy có những lý do rất đơn
giản nhưng cũng là cơ sở để các em đụng tay đụng chân, như thấy ghét thì đánh
(24%), bạn dám nhìn đểu (16%), trả thù tình (13,3%). Đáng lo ngại là có những lý do
không thể hình dung được, ví dụ người khác nhờ đánh (20%) và chả có lý do gì cũng
đánh (12%).
Trong số các vụ việc học sinh đánh nhau được phân tích ở trên, phần lớn là vụ việc
xích mích nhỏ giữa các học sinh, các em dùng tay, chân đánh nhau nhưng được sự can
ngăn kịp thời nên không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên trong số đó vẫn
có những vụ việc xảy ra mang tính chất nghiêm trọng. Đáng lưu ý là các vụ việc học

các em học sinh về vấn đề này mặc dù đây là vấn đề quan trọng, nhất là trên địa bàn
trường THPT Hoài Đức A, Hà Nội.
3.3. Khung lý thuyết
VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
GIA ĐÌNH
BẠN BÈ
CÁ NHÂN
MÔI TRƯỜNG (XÃ HỘI, TRƯỜNG HỌC
Phân tích cụ thể:
Cá nhân
- Học sinh có khả năng kiểm soát hành vi và tự kiềm chế kém; Học sinh kém khả
năng tập trung, hiếu động; Học sinh dễ bị căng thẳng về xúc cảm; Học sinh có
những thái độ và suy nghĩ chống đối xã hội; Học sinh đã từng có các hành vi bạo
19
Nhóm 8 lớp S1
lực trong quá khứ; Học sinh có tiền sử hoặc đang sử dụng ma túy, rượu và thuốc lá
hay các chất kích thích.
- Tình trạng “dư thừa sức lực” của học sinh ở lứa tuổi dậy thì khiến các em phát
triển mạnh về thể chất, hưng phấn cao, kiếm chế kém. Hơn nữa, khẳng định cái TÔI
cá nhân, nhưng lại không biết thể hiện bằng cách nào, do đó muốn dùng vũ lực như
một cách thể hiện sự vượt trội của mình so với bạn bè.
Gia đình
Gia đình là nơi con người sinh ra và trưởng thành. Gia đình có ảnh hưởng lớn trong
quá trình trưởng thành của một cá nhân. Bởi vậy, bạo lực học đường và những ảnh
hưởng gia đình có quan hệ mật thiết với nhau.
a. Sự buông lỏng trong quản lý và giáo dục con cái của gia đình
Có những gia đình bố mẹ do quá bận nên đã thả lỏng con cái, không hỏi han và
quan tâm đến con. Bố mẹ không hiểu được con cần gì, không kịp thời phát hiện,
giáo dục cũng như sửa những lỗi sai cho con. Về phía con cái, do không kịp thời
nhận được sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục của bố mẹ, con kết thân với những

- Hiện nay, nước ta đang ở trong thời kì hội nhập toàn cầu, kéo theo đó là trong xã
hội tồn tại một số tư tưởng thiếu lành mạnh như “lối sống thực dụng chạy theo đồng
tiền”, “lối sống hưởng thụ”, đồng thời cũng xuất hiện một số hiện tượng tiêu cực
như “chủ nghĩa cá nhân” ngày càng được đề cao, những hành vi vi phạm pháp luật
ngày càng nhiều.
- Bên cạnh đó, trên phim ảnh, ti vi, tiểu thuyết, truyện tranh, mạng internet, các trò
chơi trực tuyến, … ở nơi nào cũng thấy xuất hiện sự tồn tại của hành vi bạo lực. Bởi
vậy, trong tình hình những yếu tố văn hóa đang hỗn loạn và chưa có sự kiểm soát
triệt để như ngày nay, thì phim ảnh, báo đài, mạng internet, truyện, sách,…vô tình
đã trở thành cầu nối gián tiếp giữa học sinh với những hành vi bạo lực.
b. Những ảnh hưởng của môi trường xung quanh trường học.
Chỉ cần để ý chúng ta sẽ phát hiện xung quanh các trường học ở Việt Nam xuất hiện
rất nhiều những quán Internet, Game online, Bi a,…với mục đích kinh doanh thu lợi
từ học sinh. Một số học sinh thường xuyên tìm đến những địa điểm này để giải trí,
khi đã tiêu hết tiền trong túi, bản thân lại chưa có công việc kiếm ra tiền, sẽ nảy ra ý
định vòi tiền “bảo kê” của các bạn. Từ đó dẫn đến những hành vi bạo lực.
c. Những ảnh hưởng của những yếu tố văn hóa không lành mạnh trên mạng internet
21
Nhóm 8 lớp S1
Bị hấp dẫn bởi thế giới ảo của internet, rất nhiều thanh thiếu niên đã trở thành “con
nghiện” của internet. Quán internet đã trở thành gia đình thứ hai của một số học
sinh, làm cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí, cũng như quan niệm giá trị
của các em cũng thay đổi theo. Những nhân tố văn hóa không lành mạnh trên mạng
internet đã tác động tiêu cực đến thanh thiếu niên, nó cũng chính là một “đường
link” trược tiếp đến hành vi bạo lực của học sinh.
d. Việc chấp hành và thực thi hiệu lực luật pháp trong xã hội
Hiện nay những điều luật, bộ luật về bảo vệ và chăm sóc trẻ em, thanh thiếu niên
của nước ta còn mang tính nguyên tắc, hiệu lực thực thi chưa cao. Trong đó chưa chỉ
rõ được trách nhiệm phòng chống hành vi bạo lực học đường, người thực hiện hành
vi bạo lực học đường không bị xử lí kịp thời, người bị hại cũng không được bảo vệ

d. Giáo dục luật pháp chưa triệt để và thiếu sót hỗ trợ tâm lý, giáo dục kỹ năng
mềm
- Nhà trường không chỉ là nơi cung cấp cho học sinh những kiến thức văn hóa, mà
còn là nơi bồi dưỡng nhân cách học sinh đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Các nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống, và hỗ trợ tâm lý trong
nhà trường còn mang tính hình thức. Và một khi những nội dung giáo dục này
không được thực hiện có hiệu quả thì việc kiểm soát và phòng ngừa hành vi bạo học
đường sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn.
Mối quan hệ bạn bè
Mối quan hệ bạn bè cũng rất quan trọng. Các cộng đồng có tỷ lệ tội phạm và sử
dụng ma tuý cao dạy thanh niên những hành động cư xử bạo lực và chúng lại được
mang vào trường học. Việc tiếp xúc với những người bạn hư hỏng là một yếu tố
nguy cơ cho những mức độ hung hãn cao Các băng đảng trong khu vực cũng được
cho là góp phần tạo ra các môi trường học đường nguy hiểm. Các băng đảng sử
dụng môi trường xã hội của trường học để tuyển mộ các thành viên và tương tác với
các nhóm đối địch, với việc bạo lực băng đảng được đưa từ bên ngoài vào trong
trường học.
3.4. Tóm tắt về địa bàn nghiên cứu
Huyện Hoài Đức là một huyện nằm ở phía tây trung tâm thành phố Hà Nội, tiếp giáp
với các huyện Đan Phượng, Phúc Thọ và quận Bắc Từ Liêm về phía Bắc; huyện
23
Nhóm 8 lớp S1
Quốc Oai, Phúc Thọ về phía tây; quận Hà Đông và Quốc Oai về phía nam; quận Hà
Đông và Nam Từ Liêm về phía Đông. Huyện có diện tích 82,38 km² và dân số
khoảng 190.612 người. Trên địa bàn huyện có 5 trường THPT và Trung tâm giáo dục
thường xuyên, 22 trường THCS và 25 trường tiểu học. Ngoài ra đây còn là nơi tập
trung nhiều làng nghề nổi tiếng như làng nghề tạc tượng, nhiếp ảnh, nông sản và làng
làm manh che đan.
Trường THPT Hoài Đức A huyện Hoài Đức có 45 lớp chia đều cho mỗi khóa, mỗi lớp
khoảng 40 học sinh.

với tính bão hòa của thông tin, nghiên cứu dự kiến cỡ mẫu là 18 em học sinh ở
3 khối 10, 11 và 12 tham gia vào phỏng vấn (mỗi khối 6 học sinh, 3 nam 3 nữ).
Hiệu phó trưởng phụ trách đoàn thể, 4 giáo viên chủ nhiệm, hội trưởng hội phụ
huynh học sinh.
− Phương pháp chon mẫu.
Phương pháp chọn mẫu được sử dụng là chiến lược chọn mẫu đa dạng có chủ
đích.
Cách chọn mẫu được tiến hành như sau:
Nhóm nghiên cứu tiến hành liên hệ với giáo viên chủ nhiệm của các lớp ở
các khối để lấy danh sách các học sinh.
Qua khảo sát giáo viên sẽ chia học sinh thành 3 nhóm A, B và C. Trong đó
nhóm A bao gồm những học sinh (nam và nữ) chưa từng tham gia bạo lực học
đường (6 học sinh 3nam, 3 nữ), nhóm B là nhóm bạo lực học sinh khác (6 học
sinh 3nam, 3 nữ), nhóm C là nhóm bị bạo lực (6 học sinh 3 nam, 3 nữ).
Chọn mẫu có chủ đích được áp dụng cho các đối tượng khác trong nghiên
cứu là Hiệu phó phụ trách đoàn thể, 4 giáo vên chủ nhiệm, hội trưởng hội phụ
huynh học sinh.
4.3.3. Phương pháp thu thập số liệu
Để phục vụ cho quá trình thu thập số liệu, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn
phương pháp: phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm.
− Phỏng vấn sâu
25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status