Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam - Pdf 28

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐINH VŨ HÒA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH
HỢP PHÁP CỦA NHÀ ĐẦU TƢ KHI THAM GIA
QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Hà Nội, 2013
2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐINH VŨ HÒA

NGƢỜI CAM ĐOAN
4

MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU 7
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN VÀ
PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NHÀ ĐẦU
TƢ CHỨNG KHOÁN THAM GIA QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN Ở
VIỆT NAM 13
1.1. Khái niệm Quỹ đầu tƣ chứng khoán 13
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Quỹ đầu tƣ chứng khoán 13
1.1.2. Định nghĩa quỹ đầu tƣ chứng khoán 16
1.1.3. Đặc điểm quỹ đầu tƣ chứng khoán 18
1.2. Phân loại quỹ đầu tƣ chứng khoán 22
1.2.1.Quỹ đại chúng 22
1.2.2. Quỹ thành viên 23
1.3. Đặc điểm của các nhà đầu tƣ chứng khoán tham gia quỹ đầu tƣ chứng
khoán 24
1.4. Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ tham gia quỹ đầu tƣ chứng
khoán 28
1.5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ
đầu tƣ chứng khoán 30
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN
VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NHÀ ĐẦU TƢ THAM GIA QUỸ ĐẦU TƢ
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 35

2.10. Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà
đầu tƣ chứng khoán tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán ở Việt Nam 63
2.10.1. Ƣu điểm 63
2.10.2. Hạn chế 64
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 67
6

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NHÀ ĐẦU TƢ KHI THAM GIA
QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 68
3.1. Cần có các quy định cụ thể về hoạt động của ngân hàng giám sát nhằm
bảo vệ quyền đƣợc giám sát quỹ đầu tƣ chứng khoán của nhà đầu tƣ 68
3.2. Điều chỉnh quy định về mức vốn pháp định của công ty quản lý quỹ
nhằm hạn chế và giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tƣ 68
3.3. Hoàn thiện các quy định về công bố thông tin, nhằm bảo vệ quyền đƣợc
cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác của nhà đầu tƣ 69
3.4. Quy định cụ thể về ngƣời đại diện cho quỹ tham gia tố tụng trong trƣờng
hợp quỹ tranh chấp với công ty quản lý quỹ để hoàn thiện biện pháp tự bảo vệ
của nhà đầu tƣ 70
3.5. Pháp luật cần cụ thể hóa về trích lập quỹ dự phòng và tạo cơ chế nhằm
phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ bảo hiểm cho nhà đầu tƣ trên cơ sở đó giảm
thiểu những thiệt hại do rủi ro phát sinh và đảm bảo quyền đƣợc bồi thƣờng
thiệt hại của quỹ và nhà đầu tƣ 70
3.6. Phân quyền xử lý vi phạm hành chính nhằm nâng cao hiệu quả biện pháp
bảo vệ nhà đầu tƣ bằng chế tài hành chính. 71
3.7. Hoàn thiện các biện pháp nhà nƣớc bảo vệ nhà đầu tƣ bằng chế tài hình
sự 72
3.8. Các biện pháp khác 72
3.8.1. Tuyên truyền và giáo dục nhằm nâng cao ý thức của nhà đầu tƣ về
quyền lợi của mình 72

2011 – 2020 và Quyết định số 1826/QĐ-TTg ngày 06/12/2012 về việc phê duyệt
đề án "Tái cấu trúc thị trƣờng chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm", Chính
8

phủ Việt Nam đã khẳng định sẽ tập trung phát triển các nhà đầu tƣ tổ chức chuyên
nghiệp trong đó có quỹ đầu tƣ chứng khoán.
Để đạt mục tiêu này, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật nhằm tạo nên một hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động của
Quỹ đầu tƣ chứng khoán. Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà
đầu tƣ khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán cũng đã nhận đƣợc sự quan tâm
nhất định. Các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ đầu
tƣ chứng khoán đã đƣợc ghi nhận tại các văn bản pháp luật nhƣ: Luật chứng
khoán năm 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán
ngày 24 tháng 11 năm 2010. Các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của nhà đầu tƣ chứng khoán cũng đƣợc xây dựng và ghi nhận trong nhiều văn
bản pháp luật ví dụ nhƣ: Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và
hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của luật chứng khoán, Thông tƣ số 183/2011/TT-BTC ngày
16/12/2011 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở,
Thông tƣ số 224/2012/TT-BTC ngày 26/12/2012 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn
về thành lập và quản lý quỹ đóng, quỹ thành viên …
Mặc dù vậy pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu
tƣ khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán vẫn còn nhiều hạn chế và còn nhiều
điểm chƣa phát huy tác dụng khi áp dụng vào thực tiễn. Trong khi đó bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ là biện pháp hiệu quả nhất nhằm thu
hút nhà đầu tƣ tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán. Vì vậy việc nghiên cứu một
cách toàn diện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ
chứng khoán tham gia Quỹ đầu tƣ chứng khoán ở Việt Nam để từ đó đề ra
giải pháp hoàn thiện cần đƣợc tiến hành kịp thời. Hay nói cách khác việc
nghiên cứu đề tài “Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu

Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của nhà đầu tƣ chứng khoán tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán ở Việt
Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình, nhằm nghiên cứu góp phần hoàn
thiện vấn đề bảo vệ nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản nhƣ sau:
* Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để làm rõ các quy định của pháp
luật về quyền và lợi ích của nhà đầu tƣ tham qua quỹ đầu tƣ chứng khoán. Tác
giả tập trung phân tích quy định thực trạng quy định pháp luật và áp dụng
pháp luật tại Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
nhà đầu tƣ chứng khoán tại Việt Nam. Từ sự phân tích này, tác giả sẽ tổng
hợp vấn đề để đƣa ra ý kiến, nhận định cho vấn đề đƣợc xem xét.
* Phƣơng pháp so sánh
Khi xem xét các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của nhà đầu tƣ tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán, tác giả có so sánh với
pháp luật của một số nƣớc để thấy đƣợc những điểm hợp lý hoặc còn bất cập
trong việc điều chỉnh cơ chế bảo vệ nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng
khoán ở Việt Nam. Từ đó, có thể đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của các quy định đối với vấn đề này.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp thống kê, chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ duy vật lịch sử.
4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Với luận văn này tác mong muốn:
11

- Làm rõ cơ sở lý luận về quyền và lợi ích hơp pháp của nhà đầu tƣ
chứng khoán tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán cũng nhƣ các biện pháp bảo
vệ nhà đầu tƣ chứng khoán khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán.
- Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà

tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán
Chƣơng 3. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ nhà đầu tƣ chứng
khoán khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán tại Việt Nam
13

Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN
VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA
NHÀ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN THAM GIA QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG
KHOÁN Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm Quỹ đầu tƣ chứng khoán
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Quỹ đầu tư chứng khoán
Khi tham gia đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán và các hoạt động đầu tƣ
khác nhà đầu tƣ sẽ gặp phải muôn vàn khó khăn, sự khó khăn nhất đó chính là
lựa chọn chứng khoán để đầu tƣ. Nhà đầu tƣ phải có bản lĩnh, kiến thức
chuyên môn và thông tin đầy đủ để đánh giá mức độ sinh lợi của loại chứng
khoán mà mình đầu tƣ vào. Nhƣng trên thực tế không phải nhà đầu tƣ nào
cũng có đầy đủ các điều kiện nêu trên. Bên cạnh đó nhằm phân tán rủi ro nhà
đầu tƣ còn có nhu cầu đa dạng hóa danh mục đầu tƣ, họ cần phải đầu tƣ vào
nhiều loại chứng khoán. Nhƣng nhu cầu này lại vấp phải rào cản là khả năng
tài chính của mỗi nhà đầu tƣ, với số tiền ít ỏi của một nhà đầu tƣ thì việc đa
dạng hóa danh mục đầu tƣ gặp rất nhiều khó khăn. Vì những lý do này nhà
đầu tƣ cần phải đầu tƣ thông qua tổ chức chuyên nghiệp và quỹ đầu tƣ chứng
khoán ra đời. Nhƣ vậy quỹ đầu tƣ chứng khoán ra đời chính do nhu cầu nội
tại của thị trƣờng chứng khoán.
Xuất hiện lần đầu tại Châu Âu vào thế kỷ 18, loại hình quỹ đầu tƣ chứng
khoán đã thu hút đƣợc sự tham gia đông đảo của công chúng và đã trở thành
một định chế tài chính không thể thiếu đƣợc. Các Quỹ đầu tƣ ban đầu đƣợc
thành lập theo kiểu Quỹ tín thác đầu tƣ (Investment Trust). Quỹ tín thác đầu
tiên do vua William I của Hà Lan thành lập tại Brussels – Bỉ. Quỹ này đƣợc
lập ra để tạo điều kiện cho Hà Lan có thể đƣa tiền đầu tƣ ra nƣớc ngoài dƣới

15

nhƣ hiện nay. Điều này một phần là nhờ hệ thống luật định làm khuôn khổ
pháp lý cho sự hoạt động của các quỹ ngày càng đƣợc hoàn thiện. Tại Mỹ, hai
dự luật làm cơ sở căn bản nhất cho hoạt động chứng khoán là Luật Chứng
khoán (The Securities Act, 1933) và Luật về Sở giao dịch chứng khoán (The
Securities Exchange Act, 1934). Cũng từ năm 1934, Uỷ ban chứng khoán của
Mỹ (SEC) bắt đầu nghiên cứu những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc Đại
suy thoái, soạn thảo và cho ra đời Luật Công ty đầu tƣ (Investment Company
Act, 1940). Phần lớn các Quỹ đầu tƣ bắt đầu ra đời hoặc đƣợc tái lập sau năm
1940 để đáp ứng các quy định của đạo luật này. Đến năm 1995, luật này lại
đƣợc sửa đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo an toàn hơn nữa cho
ngƣời đầu tƣ đồng thời cho phép các quỹ đƣợc áp dụng các nghiệp vụ đầu tƣ
mới nhất.
Ở Châu Á, ngay từ năm 1937 ở Nhật Bản đã xuất hiện một số quỹ tƣơng
tự nhƣ Quỹ đầu tƣ. Đây là một tổ chức do một số nhà đầu tƣ thành lập nên để
lợi dụng các dịch vụ đầu tƣ do công ty chứng khoán cung cấp. Đây chính là
mầm mống cho sự ra đời các Quỹ đầu tƣ về sau của Nhật. Tại Nhật Bản, Luật
tín thác (Trust Law) và Luật kinh doanh tín thác (Trust Business Law) là các
bộ luật điều chỉnh hoạt động của các Quỹ đầu tƣ.
Không chỉ ở các nƣớc có nền tài chính phát triển nhƣ Anh, Mỹ…, mô
hình Quỹ đầu tƣ còn giữ một vị trí quan trọng trên các thị trƣờng chứng khoán
mới nổi. Việc thành lập các Quỹ đầu tƣ ở thị trƣờng này bắt nguồn từ nhu cầu
của những nền kinh tế còn yếu kém nhiều mặt, đòi hỏi phải cải thiện khả năng
thanh toán và trợ giúp cơ sở hạ tầng phát triển.
Nói tóm lại, hoạt động của các Quỹ đầu tƣ phát triển không ngừng, mở
rộng trên tất cả các thị trƣờng chứng khoán thế giới. Nắm trong tay một lƣợng
vốn khổng lồ, các Quỹ đầu tƣ ngày càng chứng tỏ vai trò của mình – một định
16


thành từ sự góp vốn của nhiều nhà đầu tƣ nhằm mục đích sinh lợi bằng cách
đầu tƣ vào chứng khoán, các công cụ trên thị trƣờng tài chính (bao gồm cả
chứng khoán và các công cụ tài chính khác) và các dạng tài sản đầu tƣ khác.
Sở dĩ Luật Chứng khoán Việt Nam quy định quỹ đầu tƣ chứng khoán
Việt Nam có lĩnh vực hoạt động rộng nhƣ vậy vì thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam chƣa phát triển, hàng hóa trên thị trƣờng chƣa thật chất lƣợng và nhiều
lựa chọn cho quỹ đầu tƣ chứng khoán, nếu chỉ gói gọn lĩnh vực hoạt động
trong lĩnh vực chứng khoán thì quỹ đầu tƣ không có điều kiện đa dạng hóa
danh mục đầu tƣ và không thể phân tán tốt rủi ro.
Trên thế giới quỹ đầu tƣ chứng khoán đƣợc tổ chức dƣới hai hình thức là
quỹ dạng hợp đồng không có tƣ cách pháp nhân và quỹ dạng công ty có tƣ cách
pháp nhân. Từ định nghĩa của quỹ đƣợc phân tích ở phần trên cho thấy tại Việt
Nam quỹ đầu tƣ chứng khoán đƣợc tổ chức dƣới dạng không phải là pháp nhân.
Nhà đầu tƣ tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán chính là một hình thức ủy thác cho
công ty quản lý quỹ quản và đầu tƣ phần vốn của mình.
Hình thức quỹ dạng công ty đƣợc pháp luật Việt Nam gọi là công ty đầu tƣ
chứng khoán.
Luận văn này thống nhất cách hiểu quỹ đầu tƣ chứng khoán theo định
nghĩa tại Luật Chứng khoán nhƣ sau: “Quỹ đầu tư chứng khoán là một quỹ
tiền tệ do nhiều nhà đầu tư đóng góp với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu
tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản,
trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra
quyết định đầu tư của quỹ.”
18

1.1.3. Đặc điểm quỹ đầu tư chứng khoán
Quỹ đầu tƣ chứng khoán có các đặc điểm cơ bản sau đây:
*Một là quỹ đầu tƣ chứng khoán đƣợc hình thành từ vốn góp của các nhà
đầu tƣ.
Quỹ đầu tƣ chứng khoán bản chất là một quỹ tiền tệ do các nhà đầu tƣ

sản của quỹ và có trách nhiệm không ngừng gia tăng tài sản của quỹ. Công ty
quản lý quỹ đƣợc trả phí từ sự gia tăng tài sản của quỹ đầu tƣ chứng khoán.
* Ba là quỹ đầu tƣ chứng khoán không có tƣ cách pháp nhân
Nhƣ đã nêu ở phần trên, quỹ đầu tƣ chứng khoán chỉ là một quỹ tài chính
do các nhà đầu tƣ cùng đóng góp và ủy thác cho Công ty quản lý quỹ quản lý
và tiến hành các hoạt động đầu tƣ. Tài sản của quỹ là tài sản của các nhà đầu
tƣ. Do đó, Quỹ đầu tƣ không phải là một tổ chức có tƣ cách pháp nhân.
* Bốn là quỹ đầu tƣ chứng khoán là loại quỹ đầu tƣ có lĩnh vực hoạt
động chủ yếu là chứng khoán
Quỹ đầu tƣ chứng khoán chủ yếu đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán. Từ
lịch sử hình thành và phát triển của quỹ đầu tƣ chứng khoán thế giới và Việt
Nam chúng ta có thể nhận thấy quỹ đầu tƣ chứng khoán ra đời nhằm đáp ứng
nhu cầu của những nhà đầu tƣ không chuyên. Đây là đối tƣợng không có tiềm
lực tài chính, không am hiểu thị trƣờng chứng khoán và khó có lợi thế về
thông tin trên thị trƣờng chứng khoán. Mặc dù vậy họ vẫn muốn tham gia thị
trƣờng chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy trên thực tế quỹ đầu tƣ
chứng khoán chủ yếu đầu tƣ vào chứng khoán. Pháp luật Việt Nam cũng quy
định quỹ mở không đƣợc dùng quá 49% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các
20

tài sản là giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhƣợng và gửi tiền tại các tổ chức tín
dụng. Quỹ đóng không đƣợc dùng quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ vào
bất động sản và Cổ phiếu chƣa niêm yết, cổ phiếu chƣa đăng ký giao dịch của
công ty đại chúng; trái phiếu chƣa niêm yết của các tổ chức phát hành hoạt
động theo pháp luật Việt Nam; cổ phiếu của công ty cổ phần, phần vốn góp
tại công ty trách nhiệm hữu hạn.
1.1.4. Vai trò của quỹ đầu tư chứng khoán
*Vai trò của quỹ đầu tư chứng khoán đối với nhà đầu tư
Quỹ đầu tƣ chứng khoán giúp nhà đầu tƣ phân tán rủi ro tốt hơn. Khi
một quỹ tập hợp vốn của nhiều nhà đầu tƣ sẽ tạo ra một khối lƣợng vốn lớn.

Quỹ đầu tƣ chứng khoán góp phần giúp tăng cung - cầu về chứng
khoán. Điểm này thể hiện trên hai khía cạnh thứ nhất quỹ đầu tƣ chứng khoán
ra đời giúp thị trƣờng chứng khoán có thêm một loại hàng hóa đó là chứng chỉ
quỹ. Thứ hai quỹ đầu tƣ chứng khoán góp phần thúc đẩy các công ty niêm yết
chứng khoán. Quỹ đầu tƣ chứng khoán có nhu cầu hoạt động trong môi
trƣờng có tính thanh khoản cao mà thị trƣờng không niêm yết không thể đáp
ứng nhu cầu này. Vì vậy các quỹ đầu tƣ chứng khoán sẽ tích cực thúc đẩy các
cổ phần của các công ty quỹ mà quỹ đầu tƣ vào ra thị trƣờng niêm yết. Đây là
động lực cho sự phát triển hàng hóa trên thị trƣờng chứng khoán.
Quỹ đầu tƣ chứng khoán góp phần phát triển các thị trƣờng vốn và tăng
cƣờng năng lực quản trị doanh nghiệp. Sự tham gia của quỹ đầu tƣ chứng
khoán vào thị trƣờng vốn giúp thúc đẩy sự tăng trƣởng và phát triển có trật tự,
ổn định của cả thị trƣờng cổ phiếu và thị trƣờng trái phiếu. Ngoài ra sự củng
cố vai trò của quỹ đầu tƣ chứng khoán cũng giúp năng lực quản trị của doanh
nghiệp tốt hơn.
22

Hoạt động của quỹ đầu tƣ giúp nâng cao chuẩn mực và chất lƣợng quản
lý đầu tƣ. Các quỹ đƣợc quản lý bởi các tổ chức chuyên nghiệp, mang tính
chuyên môn hóa cao; các tổ chức này thực hiện các nghiên cứu một cách chặt
chẽ và giám sát, theo dõi một cách cẩn trọng các loại chứng khoán mà quỹ
đầu tƣ vào. Nhờ đó chất lƣợng quản lý đầu tƣ đƣợc nâng cao.
Hoạt động hữu hiệu của quỹ đầu tƣ chứng khoán có thể làm tăng lƣợng
tiền đầu tƣ. Khi thị trƣờng có một hệ thống quỹ đầu tƣ chứng khoán hoạt
động hiệu quả thì sẽ lôi kéo đƣợc lƣợng tiền nhàn rỗi, tiền tiết kiệm sang quỹ
đầu tƣ đầu tƣ chứng khoán. Đây là một biện pháp giúp tăng lƣợng tiền đầu tƣ
trong nền kinh tế.
1.2. Phân loại quỹ đầu tƣ chứng khoán
Theo Điều 82 Luật Chứng khoán Việt Nam năm 2006, quỹ đầu tƣ chứng
khoán gồm hai loại là: Quỹ đại chúng và Quỹ thành viên. Quỹ đại chúng gồm:

vốn không vƣợt quá ba mƣơi thành viên và chỉ bao gồm thành viên là pháp
nhân [1, Điều 6].
Quỹ thành viên đƣợc thành lập trên cơ sở hợp đồng góp vốn của các
thành viên. Quỹ thành viên đƣợc thành lập khi có không quá 30 nhà đầu tƣ
tham gia, tổng vốn Điều lệ ít nhất là năm mƣơi (50) tỷ và có Công ty quản lý
quỹ quản lý, Tài sản của Quỹ thành viên đƣợc lƣu ký tại một Ngân hàng lƣu
ký không phải là ngƣời có liên quan với Công ty quản lý quỹ. Các thành viên
của quỹ phải là các tổ chức.
24

Quỹ thành viên đƣợc tăng giảm vốn theo quy định tại Điều lệ quỹ và
đƣợc Ủy ban chứng khoán cho phép.
Ngoài các loại quỹ cơ bản nêu trên hiện nay tại Việt Nam còn xuất hiện
một số loại quỹ nhƣ: quỹ đầu tƣ bất động sản, quỹ hoán đổi danh mục (quỹ
ETF). Thực ra các loại quỹ này đƣợc phân loại dựa trên lĩnh vực hoạt động,
lĩnh vực đầu tƣ chủ yếu của quỹ. Đây thực chất là các dạng quỹ đại chúng,
quỹ đầu tƣ bất động sản đƣợc hình thành dƣới dạng quỹ đóng còn quỹ hoán
đổi danh mục đƣợc hình thành dƣới dạng quỹ mở.
1.3. Đặc điểm của các nhà đầu tƣ chứng khoán tham gia quỹ đầu tƣ
chứng khoán
* Khái niệm nhà đầu tƣ tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán
Theo Luật chứng khoán Việt Nam năm 2006, nhà đầu tƣ là tổ chức, cá
nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ trên thị trƣờng
chứng khoán.
Theo Luật đầu tƣ năm 2005, nhà đầu tƣ là là tổ chức, cá nhân thực hiện
hoạt động đầu tƣ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đầu tƣ là việc nhà
đầu tƣ bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài
sản tiến hành các hoạt động đầu tƣ theo quy định pháp luật.
Nhƣ vậy địa nghĩa của nhà đầu tƣ theo Luật đầu tƣ rộng hơn Luật chứng
khoán. Nhà đầu tƣ theo giải thích của Luật đầu tƣ bao hàm cả nhà đầu tƣ theo

điều đó cũng không thể loại trừ đƣợc hết những rủi ro có thể xảy đến với nhà
đầu tƣ vì rủi ro trong đầu tƣ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất kỳ ai.

Trích đoạn Bảo vệ quyền giao dịch chứng chỉ quỹ của nhà đầu tƣ Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà Nâng cao hoạt động áp dụng pháp luật
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status