Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua Tòa án Nhân dân - Pdf 28



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
Dƣơng Thị Sen
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
THÔNG QUA TÕA ÁN NHÂN DÂN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT


Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội, các bạn lớp Cao học Luật Kinh tế 12A đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian khóa học.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn lãnh đạo và các cán bộ của Tòa án nhân
dân tối cao, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Tòa án nhân dân quận Đống
Đa đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi về tài liệu vụ việc thực tế cũng như số liệu
thống kê có giá trị trong quá trình nghiên cứu của tôi.
Những lời cảm ơn sau cùng xin dành cho những người thân trong gia
đình đã hết lòng quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.

Dương Thị Sen ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên
cứu của riêng tôi có sự hỗ trợ và hướng dẫn từ Thầy
hướng dẫn, cũng như những người tôi đã cảm ơn và
trích dẫn trong luận văn này. Các kết quả nêu trong
Luận văn do tôi nghiên cứu chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích
dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực.

Tác giả: Dương Thị Sen iii

ĐẤT ĐAI THÔNG QUA TOÀ ÁN 38
2.1.1. Quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua
Toà án. 38
2.1.2. Quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai 43
2.2. THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP ĐẤT ĐAI BẰNG TOÀ ÁN 57
2.2.1. Khái quát về tình hình giải quyết các vụ tranh chấp về quyền sử
dụng đất tại Toà án nhân dân trong thời gian qua. 57
2.2.2. Những kết quả đạt được trong thực tiễn áp dụng pháp luật về giải
quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất thông qua Toà án nhân dân 60
2.2.3. Những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về giải
quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất bằng Toà án nhân dân 64
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI
QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TOÀ
ÁN NHÂN DÂN 83
3.1. VỀ PHƢƠNG DIỆN LẬP PHÁP 83
3.1.1 Sửa đổi các quy định của pháp luật đất đai. 83
3.1.2 Sửa đổi các quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong việc giải
quyết tranh chấp đất đai. 88 v
3.2. VỀ PHƢƠNG DIỆN BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ 92
3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ 93
3.2.2. Xây dựng nội dung bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ 95
3.3. VỀ PHƢƠNG DIỆN HƢỚNG DẪN THI HÀNH PHÁP LUẬT 97
3.3.1. Hướng dẫn việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất
thuê của chế độ cũ để làm nhà ở mà người đó vẫn sử dụng liên tục từ đó
đến nay 97
3.3.2. Tranh chấp về khoản tiền đặt cọc 97
2
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tranh chấp đất đai là một trong những loại tranh chấp phổ biến tại Việt
Nam. Sự thay đổi cơ chế quản lý đất đai đã trả lại cho đất đai những giá trị
vốn có của nó. Trong điều kiện kinh tế thị trường, người dân ngày càng nhận
thức sâu sắc được giá trị và vị trí quan trọng của đất đai. Mặt khác do nhiều
nguyên nhân mang tính lịch sử nên chính sách, pháp luật về đất đai không
giống nhau qua mỗi thời kỳ; vì vậy khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị
trường thì việc xử lý các quan hệ đất đai nói chung và tranh chấp đất đai nói
riêng gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp.
Luật Đất đai năm 2003 ra đời đã có những quy định mở rộng thẩm
quyền giải quyết các tranh chấp về đất đai cho Tòa án nhân dân (TAND),
từng bước thực hiện lộ trình chuyển giao việc giải quyết tranh chấp, mâu
thuẫn về đất đai cho một cơ quan tài phán độc lập giải quyết. Theo đó, TAND
không chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về tài sản gắn liền với đất
và các tranh chấp về quyền sử dụng đất (QSDĐ) mà người sử dụng đất (người
SDĐ) đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cấp, mà còn giải quyết các tranh chấp về QSDĐ tuy
người SDĐ chưa được Nhà nước cấp GCNQSDĐ, nhưng có một trong các
loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai năm
2003. Tuy nhiên, tính chất phức tạp và nhạy cảm của tranh chấp đất đai cùng
với sự chưa đồng bộ, phù hợp trong nội dung các quy định về vấn đề này
cũng như năng lực nội tại của đội ngũ Thẩm phán, điều kiện, cơ sở vật chất
còn hạn chế của ngành Tòa án v.v đã tác động không nhỏ đến hiệu quả công
tác giải quyết tranh chấp đất đai. Việc giải quyết tranh chấp đất đai của
TAND dường như chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp phát triển đất
nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.


4
- Hệ thống các quy phạm pháp luật thực định về giải quyết tranh chấp
đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai thông qua Tòa án nói riêng
từ năm 1986 đến nay;
- Các báo cáo tổng kết tình hình giải quyết tranh chấp đất đai của ngành
tòa án, các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này từ năm
1986 đến nay;
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm đạt được các nhiệm vụ nghiên cứu cơ
bản sau đây:
- Nghiên cứu hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước nhằm nhận diện đậm nét vai trò và vị trí của TAND trong giải
quyết tranh chấp nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng đặt trong
bối cảnh thực hiện Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp;
- Trên cơ sở kế thừa các thành tựu nghiên cứu của khoa học pháp lý,
Luận văn tiếp tục đi sâu tìm hiểu nhằm chỉ ra hệ thống cơ sở lý luận và
thực tiễn của việc xác lập thẩm quyền của TAND trong giải quyết tranh
chấp đất đai;
- Tìm hiểu, phân tích pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất
đai của TAND đặt trong mối quan hệ với thực tiễn áp dụng để nhận diện, lý
giải những hạn chế, bất cập tạo tiền đề cho việc đề ra các giải pháp khắc phục;
- Xác lập được những định hướng cho quá trình hoàn thiện pháp luật về
giải quyết tranh chấp đất đai thông qua TAND và đề xuất các giải pháp cơ
bản góp phần hoàn thiện mảng pháp luật về lĩnh vực này;
4. Tình hình nghiên cứu
Giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai
thông qua TAND nói riêng không phải là vấn đề mới mẻ ở nước ta. Thời gian
6
chấp đất đai và vai trò của TAND trong việc giải quyết tranh chấp đất đai;
- Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh luật học, phương pháp
thống kế, phương pháp diễn giải v.v. được sử dụng trong Chương 2 khi tìm
hiểu, đánh giá thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua
TAND;
- Phương pháp quy nạp, phương pháp khái quát… được sử dụng trong
Chương 3 khi đưa ra định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải
quyết tranh chấp đất đai thông qua TAND; 7
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ VAI TRÕ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TRONG
VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
1.1. KHÁI NIỆM VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
1.1.1. Định nghĩa tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là hiện tượng xã hội xảy ra ở bất cứ hình thái kinh tế
- xã hội nào trong lịch sử. Tranh chấp đất đai phát sinh manh nha từ những
bất đồng, mâu thuẫn giữa những người sử dụng đất với nhau hoặc giữa họ với
tổ chức, cá nhân khác về quyền và nghĩa vụ hay lợi ích trong quá trình quản
lý, sử dụng đất. Trong xã hội tồn tại mâu thuẫn giai cấp đối kháng không thể
điều hoà được thì tranh chấp đất đai mang “màu sắc” chính trị thể hiện thành
cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp sở hữu đất đai và các tư liệu sản xuất
chủ yếu khác của xã hội (giai cấp thống trị) với giai cấp lao động không có tư
liệu sản xuất phải đi làm thuê (giai cấp bị thống trị). Việc giải quyết triệt để
các tranh chấp đất đai được thực hiện bởi những cuộc cách mạng xã hội.
Trong xã hội không tồn tại mâu thuẫn giai cấp đối kháng không thể điều hoà
được, tranh chấp đất đai chỉ là những bất đồng, mâu thuẫn về quyền và
nghĩa vụ hay lợi ích giữa người sử dụng đất với nhau hoặc giữa họ với tổ

quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai”12.
Như vậy, xét về mặt học thuật, các nhà nghiên cứu nước ta quan niệm
tranh chấp đất đai là những bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ sử
dụng đất trong quá trình sử dụng đất giữa những người sử dụng đất với nhau
hoặc giữa họ với tổ chức, cá nhân khác. Ví dụ: Tranh chấp đất đai giữa ông A
và năm anh chị em là ông B, bà C, ông D, ông E và bà H về thừa kế 350 m
2

đất thổ cư do cha mẹ chết để lại …
1.1.2. Đặc điểm của tranh chấp đất đai
Tìm hiểu về tranh chấp đất đai cho thấy loại tranh chấp này có một số
đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, chủ thể của tranh chấp đất đai không phải là chủ sở hữu đất
đai. Do tính đặc thù của chế độ sở hữu đất đai ở nước ta: Đất đai thuộc sở hữu 9
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước giao đất, cho thuê đất
cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là người sử dụng đất) sử dụng ổn
định lâu dài hoặc công nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài của tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất. Vì vậy, người sử dụng đất chỉ có thể là
chủ thể quản lý đất đai hoặc chủ thể sử dụng đất.
Thứ hai, do tính đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước
ta nên đối tượng của tranh chấp đất đai chỉ giới hạn trọng phạm vi tranh chấp
về quyền và nghĩa vụ trong quản lý, sử dụng đất đai. Điều này có nghĩa là
pháp luật chỉ thừa nhận và giải quyết các tranh chấp về quản lý đất đai hoặc
tranh chấp về sử dụng đất. Các tranh chấp về quyền sở hữu đất đai như tranh
chấp về đòi lại đất trước đây đã hiến, tặng cho Nhà nước; tranh chấp về đòi lại
đất mà Nhà nước đã chia cấp cho người nông dân trong cải cách ruộng đất;
tranh chấp về đòi lại đất trước đây đã góp vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất

thẩm quyền của Ủy ban nhân dân (UBND) (UBND cấp tỉnh và UBND dân
cấp huyện).
Thứ tư, trên thực tế, đất đai được sử dụng vào các mục đích khác nhau.
Quan hệ đất đai liên quan đến lợi ích của nhiều đối tượng trong xã hội: Nhà
nước, cộng đồng dân cư, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cơ sở tôn giáo, tổ
chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất
tại Việt Nam. Do đó, tranh chấp đất đai phát sinh không chỉ liên quan đến lợi
ích của một bên mà còn liên quan đến lợi ích của nhiều bên. Vì vậy, tranh
chấp đất đai nếu không giải quyết nhanh chóng, dứt điểm, kịp thời thì sẽ gia
tăng sự phức tạp. Trong vài năm trở lại đây, xuất hiện ngày càng nhiều các vụ
việc tranh chấp đông người, có tổ chức, kéo dài và nếu bị kẻ xấu lợi dụng lôi
kéo, kích động, xúi giục thì dễ trở thành “điểm nóng” tiềm ẩn nguy cơ mất ổn
định chính trị, trật tự an toàn xã hội. 11
Hơn nữa, do tính chất phức tạp của nguồn gốc sử dụng đất cũng như sự
xáo trộn của quan hệ đất đai qua các thời kỳ nên tranh chấp đất đai là một
trong những loại tranh chấp có tính chất gay gắt, phức tạp nhất. Trên thực tế,
việc giải quyết tranh chấp đất đai gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp; đặc biệt là
các tranh chấp đất tôn giáo, tranh chấp về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất v.v
Thứ năm, quan hệ đất đai có liên quan đến những quan hệ xã hội khác
thuộc phạm vi điều chỉnh của một số đạo luật như Bộ luật dân sự, Luật xây
dựng, Luật nhà ở, Luật bảo vệ môi trường, Luật kinh doanh bất động sản,
Luật bảo vệ và phát triển rừng v.v Trên thực tế tranh chấp đất đai xảy ra liên
quan đến nhà ở, công trình xây dựng, cây cối và vật kiến trúc khác v.v Nên
khi giải quyết tranh chấp đất đai, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không chỉ
áp dụng Luật đất đai mà còn áp dụng các đạo luật khác có liên quan để xem
xét, giải quyết.

của Luận văn này, chúng tôi dựa trên hai tiêu chí cơ bản sau đây để phân loại
tranh chấp đất đai.
Căn cứ vào chủ thể tranh chấp đất đai thì tranh chấp đất đai được
phân chia thành thành các dạng chủ yếu sau đây:
- Tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân. Loại tranh chấp này bao
gồm các tranh chấp cụ thể sau đây:
(i) Tranh chấp về đòi lại đất của ông cha đã được Nhà nước chia cấp
cho người khác khi thực hiện chính sách đất đai qua các thời kỳ.
(ii) Tranh chấp đất đai giữa đồng bào dân tộc thiểu số với đồng bào ở
các địa phương khác đến khai hoang, xây dựng kinh tế mới. Dạng tranh chấp
này phát sinh ở khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên. 13
(iii) Tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân về chia tài sản chung
là nhà, đất khi ly hôn; về thừa kế nhà, đất do cha mẹ để lại, tranh chấp về ranh
giới, mốc giới sử dụng đất, tranh chấp về chuyển nhượng, tặng cho quyền sử
dụng đất, tranh chấp về thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất v.v
- Tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với tổ chức. Loại tranh
chấp này bao gồm các dạng tranh chấp cụ thể sau đây:
(i) Tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với cơ quan, tổ chức
của Nhà nước; các nông, lâm trường; đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức nước ngoài v.v trong quá trình sử dụng đất.
(ii) Tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với các hợp tác xã, tập
đoàn sản xuất khi các tổ chức này giải thể.
- Tranh chấp đất đai giữa tổ chức với tổ chức: Dạng tranh chấp này bao
gồm tranh chấp đất đai giữa các tổ chức, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội,
đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế với nhau hoặc giữa các tổ chức này
với các tổ chức khác như tổ chức tôn giáo, tổ chức quần chúng nhân dân ở địa

(v) Tranh chấp về đòi lại đất đã chia cho người khác khi hưởng ứng
cuộc vận động san sẻ bớt một phần ruộng đất để chia cho người khác không
có ruộng và thiếu ruộng tại miền Nam sau ngày giải phóng.
- Tranh chấp về đất cho người khác mượn để sử dụng, bao gồm:
(i) Tranh chấp về đòi đất mà Nhà nước đã mượn của hộ gia đình, cá nhân;
(ii) Tranh chấp về đất mà hộ gia đình, cá nhân cho nhau mượn đất;
(iii) Tranh chấp về đất mà tổ chức cho nhau mượn đất.
- Tranh chấp đất đai liên quan đến quyền quản lý và sử dụng đất, bao gồm: 15
(i) Tranh chấp về QSDĐ đối với đất khai hoang sử dụng và mục đích
nông, lâm nghiệp;
(ii) Tranh chấp về ranh giới, mốc giới sử dụng đất giữa hai mảnh đất
liền kề;
(iii) Tranh chấp liên quan đến quyền địa dịch như tranh chấp về lối đi
qua bất động sản liền kề, tranh chấp về lắp đặt đường ống, về đường dẫn nước
qua bất động sản liền kề v.v
- Tranh chấp về quyền quản lý, sử dụng đất tôn giáo; đất sử dụng vào
mục đích quốc phòng - an ninh; tranh chấp đất của nông, lâm trường .v.v
- Tranh chấp liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo về bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Tranh chấp về cấp, thu hồi GCNQSDĐ, về thực hiện các nghĩa vụ tài
chính về đất đai v.v
1.1.5. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp đất đai
1.1.5.1. Nguyên nhân khách quan
Tìm hiểu về tranh chấp đất đai, chúng tôi thấy rằng loại tranh chấp này
phát sinh có nguồn gốc từ các nguyên nhân khách quan chủ yếu sau đây:
Thø nhÊt, do quan hệ đất đai ở nước ta có nhiều xáo trộn qua các
thời kỳ.

liêu, bao cấp, kế hoạch hoá cao độ; đất đai không được thừa nhận có giá. Nó
chỉ được coi là một thứ “phúc lợi xã hội” được Nhà nước thay mặt xã hội
thực hiện việc phân phối cho các nhu cầu sử dụng. Khi người sử dụng đất
không còn nhu cầu sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất. Mọi hành vi mua bán,
chuyển nhượng đất đai, “phát canh thu tô” dưới mọi hình thức bị pháp luật
nghiêm cấm. Khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, để giải phóng mọi năng lực sản xuất của người 17
lao động, Nhà nước thực hiện giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân sử dụng ổn định lâu dài (gọi chung là người sử dụng đất). Người sử
dụng đất được chuyển QSDĐ trong thời hạn giao đất, cho thuê đất. Đất đai từ
chỗ không được thừa nhận có giá đã được pháp luật xác định khung giá đất và
được đem thế chấp hoặc góp vốn trong sản xuất - kinh doanh … Người sử
dụng đất ngày càng nhận thức được giá trị của đất đai. Điều này vô hình
chung cũng là một nguyên nhân khách quan làm nảy sinh tranh chấp đất đai.
1.1.5.2. Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh nguyên nhân khách quan, tranh chấp đất đai còn phát sinh từ
các nguyên nhân chủ quan chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, việc buông lỏng công tác thống nhất quản lý đất đai của
Nhà nước.
Trong cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp đối với đất đai, Nhà
nước phân công, phân cấp cho quá nhiều ngành dẫn đến việc quản lý đất đai
thiếu chặt chẽ và còn nhiều sơ hở. Có thời kỳ, mỗi loại đất được giao cho một
ngành quản lý: Đất nông nghiệp do ngành nông nghiệp quản lý; đất lâm
nghiệp do ngành lâm nghiệp quản lý; đất chuyên dùng thuộc ngành nào,
ngành ấy quản lý. Điều này dẫn đến tranh chấp giữa đất nông nghiệp với đất
lâm nghiệp cũng như với đất chuyên dùng; xảy ra tình trạng có loại đất do
nhiều cơ quan quản lý song cũng có loại đất không do cơ quan nào quản lý.

đúng pháp luật mà chủ yếu dựa vào cảm tính chủ quan của người có thẩm
quyền hoặc hữu khuynh mất cảnh giác để kẻ xấu lợi dụng kích động, xúi giục
quần chúng nhân dân gây mất ổn định chính trị - xã hội.
Thứ năm, công tác tuyên truyền phổ biến, pháp luật đất đai đạt hiệu
quả thấp. Mặt khác, một bộ phận quần chúng nhân dân có ý thức pháp luật
chưa cao, chưa tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật đất đai, chuyển QSDĐ trái

Trích đoạn VỀ PHƢƠNG DIỆN BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ Tranh chấp về khoản tiền đặt cọc Giải quyết tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status