Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội - Pdf 28


Đại học Quốc gia Hà nội
Khoa luật

Trần Thanh Thủy Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai
thông qua cơ quan hành chính nhà nước
trên địa bàn huyện thanh trì - Hà nội

Luận văn Thạc sĩ luật học



Hà nội - 2009 MỤC LỤC Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU
1

Chương 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH
CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT
ĐAI THÔNG QUA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH

16
1.1.3.1.
Nguyên nhân khách quan
17
1.1.3.2.
Nguyên nhân chủ quan
18
1.2.
Tổng quan về giải quyết tranh chấp đất đai
24
1.2.1.
Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai
24
1.2.2.
Mục đích, ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp đất đai
27
1.2.3.
Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
29
1.3.4.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
31
1.3.
Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai của cơ
quan hành chính
35
1.3.1.
Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước
35
1.3.2.

2.1.
Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
Thanh Trì
46
2.1.1.
Điều kiện tự nhiên về đất đai
46
2.1.2.
Tình hình phát triển kinh tế, xã hội
47
2.1.2.1.
Về kinh tế
48
2.1.2.2.
Về y tế, văn hóa - xã hội
50
2.1.3.
Vị trí và vai trò của huyện Thanh Trì trong sự phát triển của
Thủ đô Hà Nội
51
2.2.
Thực trạng áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai
thông qua cơ quan hành chính trên địa bàn huyện Thanh Trì
53
2.2.1.
Thực trạng chung về giải quyết tranh chấp đất đai trên địa
bàn huyện Thanh Trì
53
2.2.2.
Thực trạng áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp đất


Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP ĐẤT ĐAI THÔNG QUA VIỆC NGHIÊN CỨU
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI HUYỆN THANH TRÌ
79
3.1.
Định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp
đất đai thông qua cơ quan hành chính
79
3.1.1.
Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai phải dựa
trên sự quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về
lĩnh vực đất đai
79
3.1.2.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính
quyền đối với công tác giải quyết tranh chấp đất đai
81
3.1.3.
Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai phải gắn
liền với việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
về đất đai
82
3.1.4.
Về tổ chức, chỉ đạo giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về đất đai
84
3.1.4.1.
Tăng cường việc tổ chức công tác tiếp dân ở các cấp chính quyền
84
3.1.4.2.

đọng không để phát sinh trở thành "điểm nóng" gây mất ổn
định chính trị
90
3.3.2.
Hạn chế phát sinh những vụ tranh chấp, khiếu kiện đất đai mới
91

KẾT LUẬN
92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
94

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HTX : Hợp tác xã
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GPMB : Giải phóng mặt bằng
QSDĐ : Quyền sử dụng đất
SDĐ : Sử dụng đất
TAND : Tòa án nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân 1
MỞ ĐẦU


Thanh Trì là một việc làm có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Với ý
nghĩa đó, tôi lựa chọn đề tài "Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai
thông quan cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn huyện Thanh trì -
Hà Nội" làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai tiếp cận dưới góc
độ pháp luật là một vấn đề không mới nước ta. Thời gian qua đã có nhiều
công trình khoa học đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này được công bố;
có thể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: 1. Trường Đại học
Luật Hà Nội: Giáo trình Luật đất đai, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2008;
2. Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án qua thực tiễn tại một địa phương,
của Mai Thị Tú Oanh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8, 2009; 3. Đặc san
về Luật đất đai năm 2003, Tạp chí Luật học, 2005; 4. Loại tranh chấp đất đai
nào phải qua thủ tục hòa giải tại cơ sở, của Phan Gia Ngọc, Tạp chí TAND,
số 18, 2009; 5. Tài liệu Hội thảo khoa học: Cải cách pháp luật và cải cách tư
pháp nhìn từ vấn đề tranh chấp đất đai, do Viện Nhà nước và Pháp luật (Viện
Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức tại Hà Nội, tháng 5 năm 2004; 6. Pháp
luật Tố tụng dân sự và thực tiễn xét xử, của Tưởng Duy Lượng, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2009; 7. Tài liệu Hội thảo Khoa học: Tranh chấp đất đai
và giải quyết tranh chấp đất đai, do Trung tâm Thông tin, Tư liệu và Nghiên
cứu Khoa học - Văn phòng Quốc hội và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắc Lắc tổ
chức tại Buôn Mê Thuột, tháng 10 năm 2008; 8. Đề tài Nghiên cứu khoa học
cấp Bộ: Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp
đất đai của Tòa án nhân dân, Viện Khoa học xét xử - Tòa án nhân dân tối
cao, Hà Nội, 2004 v.v ;

3
Các công trình khoa học đã được công bố nêu trên nghiên cứu, tìm
hiểu pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai dưới các góc độ thực tiễn áp
dụng, cơ sở lý luận v.v mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một

- Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện
hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai ở nước ta.
4.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là:
- Các quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp đất đai;
- Thực tiễn áp dụng các quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp
đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra; trong quá trình
nghiên cứu Luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
(i) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin;
(ii) Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu cụ thể như:
- Phương pháp bình luận, diễn giải, phương pháp lịch sử… được sử dụng
trong chương 1 khi nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý luận về tranh chấp đất
đai và giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước;
- Phương pháp so sánh luật học, phương phương pháp đánh giá v.v
được sử dụng trong chương 2 khi tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật về
giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính trên địa bàn huyện
Thanh trì;

5
- Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp… được sử dụng ở
chương 3 khi xem xét, tìm hiểu về hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp
đất đai thông qua việc nghiên cứu thực trạng áp dụng tại huyện Thanh Trì.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan những vấn đề lý luận về tranh chấp đất đai và

được giá trị to lớn của đất đai. Họ gắn bó lâu dài với đất, chú trọng đến đầu tư,
cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng. Tuy nhiên do đất đai có giá trị lớn là một
trong những nguyên nhân khách quan làm phát sinh những bất đồng, mâu
thuẫn trong SDĐ, khi các chủ thể SDĐ không tìm được "tiếng nói chung" về
chia sẻ lợi ích do đất đai mang lại. Khoa học pháp lý nước ta gọi những bất
đồng, mâu thuẫn này là tranh chấp đất đai. Vậy tranh chấp đất đai là gì?
Tranh chấp đất đai là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các
sách, báo pháp ở nước ta. Thuật ngữ này được một số công trình nghiên cứu
dưới đây đi sâu tìm hiểu:
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng do Nguyễn Như Ý (chủ biên): "Tranh
chấp: 1. Giành giật, giằng co nhau cái không rõ thuộc về bên nào; 2. Bất
đồng, trái ngược nhau" [42, tr. 808];

7
Theo Giáo trình Luật đất đai của Trường Đại học Luật Hà Nội: "Tranh
chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa
vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai" [32, tr. 455];
Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học của Trường Đại học Luật
Hà Nội: "Tranh chấp đất đai: Tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia
quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử
dụng đất đai" [29, tr. 74];
Theo Luật đất đai năm 2003:"Tranh chấp đất đai là tranh chấp về
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan
hệ đất đai" (khoản 26 Điều 4);
Từ các quan niệm về tranh chấp đất đai trên đây, chúng ta có thể nhận
diện loại tranh chấp này dựa trên một số đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, về bản chấp pháp lý. Tranh chấp đất đai trước hết là những
bất đồng, mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân. Song đây không phải là
những bất đồng, mâu thuẫn nói chung mà là những bất đồng, mâu thuẫn về
quyền và nghĩa vụ của người SDĐ. Điều này có nghĩa là tranh chấp đất đai là

tranh chấp về các giao dịch về quyền SDĐ; tranh chấp về đòi lại đất cho ở
nhờ, cho mượn Tranh chấp đất đai đa dạng về chủ thể tranh chấp: Các bên
tranh chấp đất đai có thể là hộ gia đình, cá nhân; tổ chức (tổ chức trong nước,
tổ chức nước ngoài); cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo v.v ;
Thứ năm, Việt Nam là một nước nông nghiệp có khoảng 70% dân số
là nông dân, tỷ lệ diện tích đất canh tác trên một đầu người vào loại thấp trên
thế giới; nên đất đai có vai trò rất quan trọng trên các khía cạnh kinh tế, xã
hội, chính trị. Hơn nữa, đất đai là vấn đề rất nhạy cảm về mặt chính trị; vì vậy
tranh chấp đất đai dễ gây ra sự mất ổn định về chính trị và làm đảo lộn trật tự
các quan hệ xã hội đã được xác lập;
Mặt khác, đất đai liên quan trực tiếp đến lợi ích của mọi thành viên
trong xã hội (đặc biệt là người nông dân) nên tranh chấp đất đai xảy ra đã lôi

9
kéo rất đông người tham gia. Họ không chỉ là các thành viên trong hộ gia đình
mà còn cả người của các dòng họ, dân cư trong thôn, xóm. Tranh chấp đất đai
phản ánh phong tục, tập quán, nếp suy nghĩ, hành vi ứng xử, trình độ văn hóa
khác nhau của cư dân ở các địa phương, các vùng miền trong cả nước. Điều
này làm cho tính chất tranh chấp đất đai rất phức tạp, việc giải quyết gặp
nhiều khó khăn, vướng mắc và kéo dài.
1.1.2. Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến
1

Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực
đến sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Việc tìm hiểu, nhận diện các
tranh chấp đất đai là việc làm rất cần thiết nhằm loại bỏ những nguyên nhân
phát sinh tranh chấp góp phần duy trì sự ổn định chính trị. Thời gian qua đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu về tranh chấp đất đai trên các khía cạnh
khác nhau như xã hội, văn hóa, pháp lý, lịch sử v.v đã được công bố. Trên
cơ sở tiếp cận kết quả các công trình khoa học này và tìm hiểu thực tiễn về

Việt Nam;
Thứ hai, tranh chấp về đòi lại đất nông nghiệp trước đây đã góp vào
hợp tác xã (HTX) nay HTX giải thể hoặc chuyển đổi phương thức hoạt động;
Sau cải cách ruộng đất, nông nghiệp, nông thôn bước vào thời kỳ hợp
tác hóa nông nghiệp. Đặc biệt từ năm 1958, phong trào hợp tác hóa nông
nghiệp theo mô hình sản xuất tập thể, quản lý tập trung: Nhà nước thành lập
các HTX, tập đoàn sản xuất với chính sách đưa đất của người dân vào tập
đoàn và sau đó phân bổ, giao khoán lại cho các thành viên của tập đoàn theo
nguyên tắc bình quân khẩu (cào bằng), trong đó có cả những hộ dân thiếu đất
hay không có đất. Trong một thời gian dài do duy trì
Sau một thời gian dài duy trì cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao
cấp và chậm thay đổi cơ chế quản lý mới khi đất nước chuyển sang kinh tế thị
trường nên nhiều HTX, tập đoàn sản xuất hoạt động không hiệu quả, làm ăn
thua lỗ kéo dài bị buộc phải giải thể. Để giải phóng năng lực sản xuất của
người lao động trong sản xuất nông nghiệp, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết
Trung ương 10/TW năm 1988 về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông

11
nghiệp; theo đó, đất đai được phân chia đến hộ gia đình, cá nhân để sản xuất.
Do việc phân chia đất đai không hợp lý, một số cán bộ xã, huyện đã làm sai
như chia đất sản xuất cho những người không phải là nông dân tạo điều kiện
cho họ đem bán, cho thuê, trong khi đó nông dân không có đất sản xuất. Một
số hộ trước khi vào tập đoàn sản xuất, HTX có đất, đến khi HTX giải thể họ
không có đất để canh tác. Nhiều người trở lại đòi lại đất gây nên tình trạng
mất ổn định trong sản xuất, đời sống, làm cho tâm lý người đang sử dụng ổn
định bất an.
Dạng tranh chấp này rất phức tạp và thường kéo dài, Nhà nước lại
không thừa nhận việc đòi lại đất trong trường hợp đã góp vào HTX (bởi các
tư liệu sản xuất trở thành tài sản chung của tập thể- sở hữu tập thể).
Thứ ba, tranh chấp về đòi lại đất cho ở nhờ hoặc cho mượn đất. Dạng

Lương Bằng, đòi lại đất tại 42 Nhà Chung của giáo xứ Thái Hà và Tòa Giám
mục Hà Nội… trong thời gian vừa qua).
Ngoài ra, một số người được các nhà thờ, dòng tu, chùa chiền, nhà thờ
họ cho đất để ở họ đã xây dựng nhà kiên cố, hoặc lấn chiếm thêm đất của các
cơ sở nói trên dẫn đến việc các cơ sở nói trên đòi lại đất, nhà.
- Tranh chấp về đòi lại đất của ông cha đã được Nhà nước chia cấp
cho người khác sử dụng khi thực hiện chính sách đất đai qua các thời kỳ. Do
một số người bỏ đi nơi khác ở, ra nước ngoài sinh sống cũng trở về đòi lại đất
đai, tài sản trước đây của họ đã được giao cho người khác quản lý, sử dụng.
- Tranh chấp về đòi lại đất giữa đồng bào dân tộc thiểu số với đồng
bào ở các địa phương khác di cư đến khai hoang, làm kinh tế mới: Việc di dân
(đặc biệt là di dân tự do) không phải trường hợp nào cũng được chính quyền
sở tại cấp đất, dẫn đến việc người mới đến phá rừng, lấn chiếm đất đai dẫn
đến tranh chấp với đồng bào dân tộc sở tại. Các tranh chấp này thường xảy ra
ở các vùng kinh tế mới ở Tây Nguyên và một số tỉnh miền núi phía Bắc,

13
- Tranh chấp giữa các nông trường, lâm trường, các đơn vị bộ đội,
các tổ chức SDĐ khác với nhân dân địa phương. Do cơ chế trước đây nên dẫn
đến tình trạng các nông trường, lâm trường, các đơn vị quân đội bao chiếm
một lượng lớn đất đai, không sử dụng hết để đất bỏ hoang hoặc cho người dân
sử dụng theo hình thức "phát canh, thu tô". Việc SDĐ không hiệu quả, quản
lý lại lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng người dân chiếm đất để sử dụng. Các tranh
chấp diễn ra gây mất đoàn kết địa phương, tình cảm quân dân.
- Tranh chấp về QSDĐ, tài sản gắn liền với QSDĐ khi vợ chồng ly
hôn: Đây là trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với QSDĐ khi vợ
chồng ly hôn. Đất tranh chấp có thể là đất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc đất
để ở; có thể là giữa vợ chồng với nhau hoặc giữa một bên ly hôn với hộ gia
đình vợ hoặc chồng. Nhiều trường hợp cha mẹ cho con đất ra ở riêng, đến khi
ly hôn thì cha mẹ đòi lại với lý do là cho ở nhờ. Bởi vì khi cho, cha mẹ không

kiện kéo dài.
1.1.2.2. Tranh chấp liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Đây là dạng tranh chấp phổ biến liên quan đến vấn đề bồi thường, giải
phóng mặt bằng (GPMB) khi Nhà nước thu hồi đất. Người bị thu hồi đất cho
rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình không được bồi thường một cách
thỏa đáng khi Nhà nước thu hồi đất. Loại tranh chấp này phát sinh giữa người
bị thu hồi đất và những người có quyền lợi liên quan với Nhà nước hoặc giữa
những người SDĐ với nhà đầu tư …
Thực tế cho thấy, loại tranh chấp này ngày càng có đông người tham
gia, việc khiếu kiện vượt cấp và kéo dài hòng tạo ra sức ép đối với các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đáp ứng các đòi hỏi của người bị thu
hồi đất. Một điểm rất đáng chú ý là thời gian gần đây, dạng tranh chấp này có
"bàn tay đạo diễn" của một số người đứng đằng sau trong việc lựa chọn, tổ
chức người tham gia khiếu kiện như: có sự liên kết giữa các địa phương trong

15
một tỉnh hoặc một số tỉnh; lôi kéo được một số đối tượng gia đình chính sách
(bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, gia đình liệt sĩ…) hoặc những người
già, phụ nữ tham gia v.v…
1.1.2.3. Tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất hợp pháp
Kể từ khi Luật Đất đai năm 1993 được ban hành và cho phép chuyển
QSDĐ trên thị trường cũng bắt đầu xuất hiện dạng tranh chấp về quyền và
nghĩa vụ SDĐ của người SDĐ trong các giao dịch về QSDĐ; cụ thể:
(i) Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ
Dạng tranh chấp này bao gồm các tranh chấp cụ thể sau:
- Tranh chấp về hợp đồng chuyển đổi QSDĐ.
- Tranh chấp về hợp đồng tặng cho QSDĐ.
- Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ.

xảy ra như sau: Do mục đích SDĐ nên Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng
vào mục đích này để giao sử dụng vào mục đích khác, dẫn đến người đang
SDĐ khiếu kiện việc chuyển mục đích SDĐ hay khiếu kiện về việc thu hồi
đất. Mặt khác, người được Nhà nước giao đất chuyển mục đích sử dụng khiếu
kiện người đang SDĐ phải giao đất cho mình theo quyết định giao đất.
Ngoài các dạng tranh chấp nêu trên, còn có một loại tranh chấp nữa,
đó là tranh chấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai tức là tranh chấp
hành chính về đất đai. Các tranh chấp này thường nảy sinh khi các đương sự
khiếu kiện lại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan

17
quản lý nhà nước về đất đai hoặc cán bộ quản lý nhà nước về đất đai áp dụng
đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
1.1.3. Nguyên nhân của tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai, khiếu kiện kéo dài xảy ra do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan gây ra. Để góp phần giải quyết triệt để, dứt điểm các
tranh chấp, khiếu kiện đất đai kéo dài, không thể không nhận diện rõ ràng
những nguyên nhân chủ yếu gây ra.
1.1.3.1. Nguyên nhân khách quan
Tìm hiểu nguyên nhân tranh chấp đất đai dưới góc độ khách quan cho
thấy tranh chấp đất đai ở nước ta bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ yếu sau:
“Thứ nhất, nguyên nhân về lịch sử. Trước năm 1945, ở Việt Nam đất
đai phần lớn nằm trong tay địa chủ, phong kiến và thực dân Pháp. Sau Cách
mạng tháng Tám 1945 và đặc biệt sau năm 1953, ở miền Bắc, Đảng và Chính
phủ tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của chế
độ cũ, thiết lập quyền sở hữu ruộng đất cho người nông dân. Năm 1960, thông
qua con đường hợp tác hóa nông nghiệp, ruộng đất của người nông dân được
đưa vào làm tư liệu sản xuất. Đất đai trở thành sở hữu tập thể, tình hình SDĐ
đai tương đối ổn định.
Ở miền Nam trải qua hai cuộc kháng chiến, tình hình SDĐ có nhiều

Những thực trạng trên đã góp phần dẫn đến việc phát sinh các tranh chấp,
khiếu kiện đất đai ngày càng nhiều.
1.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Chính sách, pháp luật đất đai và các chính sách, pháp luật liên quan
đến đất đai thiếu tính thống nhất, không đồng bộ qua các thời kỳ
Một điều rất dễ nhận thấy là không một lĩnh vực pháp luật nào mà lại
có nhiều văn bản quy phạm pháp luật như lĩnh vực pháp luật đất đai. Các văn

2
Xem từ bài viết của TS. Doãn Hồng Nhung.

Trích đoạn TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 1 Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đa Mục đích, ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp đất đa Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đa Sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành về hòa giải tranh chấp đất đa Sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đa
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status