giáo án mầm non lớp chồi chủ đề thế giới thực vật - Pdf 29

Đề tài: HOA DÂM BỤT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết đặc điểm đặc trưng của một số lồi hoa quen thuộc: hồng , huệ,
thược dược
- Phân biệt loại hoa dâm bụt, một lồi hoa thường được trồng để làm hàng
rào xung quanh nhà.
- Thực hành đúng yêu cầu của bài tập, rèn kỹ năng quan sát và tô màu xen
kẽ theo mẫu.
- Phát triển khả năng chú ý, cảm xúc, tư duy, ngôn ngữ văn học, tưởng
tượng sáng tạo thẩm mỹ.
- Giáo dục trẻ về ý nghĩa của cái đẹp trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ :
- Cho trẻ làm quen với câu chuyện, quan sát tranh một số lồi hoa quen
thuộc
- Dẫn trẻ đi quan sát hàng rào hoa dâm bụt
- Tập TH & KP , bút màu cho trẻ , tranh vẽ một số loại hoa
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- TC " Hoa nở , hoa tàn " : di chuyển theo vòng tròn, nắm tay nhau
+ Hoa nở : nắm tay giơ cao lên khỏi đầu
+ Hoa tàn : nắm tay ngồi thụp xuống
- Cho trẻ ngồi xuống theo vòng tròn, cô kể cho trẻ nghe chuyện " Hoa
dâm bụt "
- Trò chuyện với trẻ về nội dung câu chuyện:
+ Trong vườn có các lồi hoa nào? ( hoa huệ, hoa hồng, hoa thược dược )
+ Hoa dâm bụt được mô tả thế nào? ( trồng ở bờ ao, không dám chơi với
chị em nhà hoa )
+ Chủ vườn đã làm gì với những cây hoa dâm bụt? ( chặt cành làm củi, lá
ủ làm phân )
+ Và chuyện gì đã xảy ra? ( các lồi hoa bị gió tàn phá )
+ Như vậy trồng hoa dâm bụt có ích lợi gì ?

- Một số chậu cây cảnh có đặc điểm đặc trưng: lá đẹp, hoa đẹp, dạng thân
lạ
- Một số lá cây cảnh .
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1:
- TC "Đồn tàu lửa" : dẫn trẻ đi tham quan vườn cây cảnh
- Cô trò chuyện cùng trẻ :
+ Vườn cây có đẹp không?
+ Vì sao những cây này lại trồng ở trong chậu?
+ Người ta trồng những cây này để làm gì ? Vì sao gọi là cây cảnh?
+ Những cây cảnh này có gì đẹp?
- Cô chia trẻ ra làm nhiều nhóm nhỏ, giao cho mỗi nhóm quan sát một cây
cảnh mà trẻ thích
- Sau đó cô gợi ý cho từng nhóm mô tả cây cảnh của nhóm mình:
+ Cây cảnh của nhóm các bạn có gì đẹp? ( lá xếp nhiều tầng )
+ Hãy nhìn xem cây cảnh này có gì đặc biệt? (thân dây leo thân có
gai )
+ Thân của cây cảnh này ở đâu? ( dạng thân rễ )
+ Lá của cây có dạng gì? ( lá dài lá tròn lá có nhiều màu )
+ Cây cảnh này có hoa không?
( cô gợi ý cho trẻ khám phá điểm đặc trưng của loại cây: màu sắc, hình
dạng của lá, thân )
+ Các bạn còn biết loại cây cảnh nào nữa không?
+ Trồng cây cảnh để làm gì vậy? Các bạn có thích cây cảnh không?
+ Phải làm sao để cây luôn có lá xanh tốt, luôn nở hoa đẹp?
- GD trẻ biết chăm sóc, giữ gìn, không ngắt lá, hái hoa
* Hoạt động 2 :
- TC "Tìm cây cảnh": cô sắp xếp các chậu cây cảnh theo từng loại: lá dài,
lá tròn, lá nhiều màu,
thân leo, thân gai, thân rễ, có hoa ( có thể sử dụng hình ảnh minh họa

* Hoạt động 1 :
- TC " Gieo hạt "
- Trò chuyện cùng trẻ:
+ Đố các bạn trường mình có trồng những loại cây nào?
+ Trồng những cây ấy để làm gì?
- Giới thiệu bài hát "Em yêu cây xanh" của Nhạc sĩ Hồng Văn Yến
- Cô hát với đàn hay nhạc đệm hỏi lại trẻ tên bài hát, tên nhạc sĩ sáng
tác
- Cô hát và khuyến khích trẻ hát theo cô vài lần cho thuộc bài hát
- Trò chuyện với trẻ:
+ Bạn nhỏ ấy thích trồng nhiều cây xanh để làm gì?
+ Cây xanh đem lại ích lợi gì cho con người?
- Tổ chức cho trẻ luyện tập : chung, nhóm ( cho trẻ sử dụng nhạc cụ tuỳ
khả năng của trẻ )
- Khuyến khích trẻ tự chọn hình thức vận động minh họa theo cảm xúc
* Hoạt động 2 :
- TC "Trồng cây": cô chia trẻ thành nhiều nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ cho
mỗi nhóm trồng một vườn cây xanh với cách sắp xếp các cây theo thứ tự
thấp dần hay cao dần tuỳ theo yêu cầu mỗi lần chơi
- Cho trẻ HĐ theo nhóm: mỗi trẻ trồng 1 cây, tự thoả thuận để sắp xếp cho
đúng theo thứ tự chiều cao như cô yêu cầu mỗi lần chơi ( cao dần hay
thấp dần )
- Cô có thể làm mẫu cho trẻ quan sát, gợi ý cho trẻ thực hiện theo đúng
yêu cầu của hoạt động
- Kiểm tra : cho trẻ cùng chỉ tay và đọc dãy thứ tự chiều cao mà trẻ đã xếp

* Hoạt động 3 :
- Cô giới thiệu làn điệu dân ca Nam Bộ qua bài hát "Lý cây xanh" hay
"Lý cây bông"
- Cô hát diễn cảm cho trẻ với đàn hay nhạc đệm

+ Đố các bạn đây là quả gì ? Đó là quả của cây bàng Quả này có ăn
được không nhỉ?
+ Vậy người ta trồng cây bàng để làm gì ?
- Cô giới thiệu bài thơ " Cây bàng" của Xuân Quỳnh, cô đọc diễn cảm cho
trẻ nghe
" Cứ vào mùa đông
Gió về rét buốt
Cây bàng trụi trơ
Lá cành rụng hết
Chắc là nó rét
Khi vào mùa nắng
Tán lá xoè ra
Như cái ô to
Đang làm bóng mát
Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cái nong
Em ngồi vào trong
Mát ơi là mát !
A! Bàng tốt lắm
Bàng che cho em
Nhưng ai che bàng
Cho bàng khỏi nắng? "
- Khuyến khích trẻ đọc thơ cùng cô, chú ý sửa cách phát âm các từ khó,
động viên trẻ đọc thuộc thơ
- Trò chuyện với trẻ:
+ Cây bàng được mô tả thế nào vào mùa đông ? ( cho trẻ đọc 5 câu thơ
đầu )
+ Khi vào mùa nắng thì sao nhỉ ? ( đọc 4 câu thơ tiếp theo )
+ Bạn nhỏ ấy cảm nhận điều gì khi chơi dưới bóng mát của cây bàng?
- Tổ chức cho trẻ đọc thơ : chung, theo nhóm, cá nhân khá

- Cho trẻ cùng hát bài "Lý cây xanh"
- TC " Gió thổi ":
+ Gió thổi! Gió thổi! Những chiếc lá rung rinh trên cây Đố các bạn ở
trên cây lá có màu gì?
+ Gió thổi! Gió thổi! Gió thổi mạnh quá! Có những chiếc lá đang rơi
xuống đất
Đố các bạn những chiếc lá nào rơi xuống đất?
+ Muốn biết rõ, chúng ta hãy cùng đến xem nha!
cho mỗi trẻ nhặt một chiếc lá rụng dưới đất
- Cô gợi ý cho trẻ quan sát những chiếc lá mà trẻ cầm trên tay :
+ Chiếc lá của bạn có hình dạng thế nào? ( lá dạng tròn, dài, răng cưa )
+ Cứng hay mềm? Dày hay mỏng?
+ Màu sắc của chiếc lá ra sao?
- Khai thác kinh nghiệm của trẻ và cung cấp thêm kiến thức về các trạng
thái của lá:
+ Những chiếc lá nào còn ở trên cây? Những chiếc lá non có gì khác?
( lá non màu xanh nhạt, mềm hơn )
+ Những chiếc lá nào rụng dưới đất? ( già, vàng, bị sâu )
+ Lá xanh có bị rụng không? ( khi mưa bão lớn )
+ Bạn nghĩ gì về những chiếc lá có màu nâu?
+ Những chiếc lá khô héo rụng này sẽ thế nào? ( mục nát dưới đất làm
phân bón cho cây )
* Hoạt động 2:
- Cho trẻ kết nhóm lá giống nhau, tự đặt tên cho nhóm của mình ( nhóm lá
tròn, nhóm lá dài, nhómlá răng cưa, nhóm lá vàng, nhóm lá khô, nhóm lá
sâu )
- Sau đó cho các nhóm để lá dưới đất và đếm số lượng lá của nhóm
mình
- Cô hỏi số lượng lá của nhóm, nhóm trẻ ấy sẽ đáp lại bằng tên của nhóm
mình

* Hoạt động 1 :
- Cho trẻ hát bài "Đi chơi", cô và trẻ cùng đi dạo quanh sân trường
- Đến một chỗ có bóng mát thì dừng lại, chơi cùng trẻ TC Băng reo :
+ Trời nắng Đội nón ( hai tay vòng lên đầu )
+ Trời mưa Che dù ( ngửa lòng bàn tay lên )
+ Mưa nhỏ Tí tách, tí tách ( vỗ ngón tay )
+ Mưa to Lộp bộp, lộp bộp ( vỗ bàn tay )
+ Sấm chớp Aàm ầm Mau chạy về nhà thôi
- Dẫn trẻ chạy đến đứng dưới bóng cây , trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn đang đứng ở đâu đây?
+ Các bạn cảm thấy thế nào khi đứng dưới bóng mát của cây?
+ Các bạn nhìn thấy cây sa - kê như thế nào?
( chỉ cho trẻ gọi tên các bộ phận của cây: rễ, thân , cành, lá , hoa, quả )
+ Vì sao đứng dưới cây sa - kê lại mát như vậy? ( cành to, tán lá rộng che
nắng )
+ Ở sân trường mình còn cây nào to như vậy không?
- Cho trẻ so sánh cây sa - kê và cây dừa kiểng:
+ Cây nào cao hơn? Cây nào thấp hơn?
+ Cây dừa kiểng có gì đặc biệt ?
( gợi cho trẻ phát hiện ra cây không có cành, lá mọc từ thân )
+ Trồng cây dừa kiểng để làm gì vậy? ( làm cảnh )
- Cho trẻ gọi tên một số cây xanh khác trong sân trường
* Hoạt động 2 :
- Cho trẻ di chuyển theo vòng tròn , nhanh rồi chậm dần theo hiệu lệnh
của cô
- Dừng lại với TC " Gieo hạt " :
+ Gieo hạt : 2 tay vẫy nhẹ phía trước ( 1 hạt 2 hạt 3 hạt nhiều
hạt )
+ Nảy mầm : ngồi xổm, đứng lên ( 1 cây 2 cây 3 cây nhiều cây )
+ Cây ra lá : 2 tay đưa lên cao khỏi đầu ( 1 lá 2 lá nhiều lá )

Cả lớp cùng cô hát múa “ra chơi vườn hoa”
Quan sát các chậu hoa và nêu nhận xét có gì khác lạ so với hôm qua.
Trò chuyện cùng trẻ:
Các con quan sát xem có gì khác so với hôm qua không?
Có nụ hoa nào mới nở không?
Cho trẻ xem một đoạn video clip và trò chuyện cùng trẻ về tên hoa? Hoa
nở như thế nào? Sự khác biệt về cách nở của các loại hoa vừa xem, cảm
xúc của trẻ khi xem hoa nở?
2. Hoạt động 2: Trò chơi: “Hoa nở”
Tổ chức cho trẻ chơi “hoa nở”.
- Lần một: mỗi trẻ tự chọn 1 loại hoa và mô phỏng động tác nụ hoa nở
thành hoa theo cách riêng.
- Lần 2: Kết nhóm bạn trai, bạn gái mô phỏng động tác hoa nở theo nhạc
không lời.
- Lần 3: Cả lớp đứng vòng tròn làm nụ hoa nở kết hợp bài hát “nụ hoa”
3. Hoạt động 3: Chơi cùng hoa giấy
Trẻ kết nhóm 4 bạn.
Về nhóm lấy hoa giấy các loại ra xếp thành nụ hoa và thả vào trong nước
xem hiện tượng gì xảy ra. Nêu ý kiến của trẻ về các hiện tượng trẻ quan
sát được.
Kết thúc.
Đề tài : CÁC LOẠI RAU BÉ BIẾT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ ôn lại các loại rau ăn lá đã học.
- Trẻ thực hiện kĩ năng nhặt rau theo từng loại đặc trưng.
- Biết kể tên một số món ăn chế biến từ rau ăn lá.
- Phát triển tư duy, khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ thích và thường xuyên ăn rau.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số loại rau ăn lá: rau muống, rau ngọt, cải ngọt, rau dền, bắp

- Rau củ quả lá…
- Đất nặn, màu sáp, giấy màu…
VI. TIẾN HÀNH :
4. Hoạt động 1 :
- Cho trẻ quan sát , khám phá và đóan xem trong thùng có vật gì?
- Trẻ khám phá về củ cà rốt: lá, củ, màu…
Ăn sống, ăn chín
Loại củ có nhiều vitamin A
Tốt cho mắt
5. Hoạt động 2:
- Trò chơi: Ai nhanh nhất
Cách chơi: chia trẻ thành 2 nhóm, lần lượt trẻ bật sâu chụm bằng 2
chân về phái trước, lên chọn lấy 1 củ cà rốt chạy về bỏ vào rổ của
nhóm
- Cho trẻ so sánh số lượng cà rốt của 2 nhóm , nhóm nào nhiều?
nhóm nào ít ?
6. Hoạt động 3:
- Chi trẻ thành nhìêu nhóm , mỗi nhóm sẽ thảo luận và thực hiện
tạo hình củ cà rốt
Đề tài : HỌ HÀNG NHÀ ĐẬU
VII. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ nhận biết đậu cove, đậu đũa là rau quả.
- Phân biệt được đậu đũa và đậu cove.
- Qua các hoạt động giúp trẻ khỏe mạnh, tự tin, khéo léo.
- Củng cố kĩ năng so sánh phân tích.
VIII. CHUẨN BỊ:
- Đậu cove, đậu đũa thật
- Túi vải, loto
- Giấy báo, bút kéo
IX. TIẾN HÀNH :

Ly 2: không có đất, chỉ có nước và ánh sáng
Ly 3: không có ánh sáng, chỉ có đất và nước (được che kín bởi vải đen)
Ly 4: có đất, nước, và ánh sáng
- Tranh rời, mỗi bức tranh là một thời kỳ phát triển của cây (4 bộ, mỗi bộ
4 tranh)
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Hát và vận động theo nhạc: Gieo hạt
Lần 1: mỗi bé chọn một dụng cụ âm nhạc, hát và sử dụng dụng cụ âm
nhạc theo nhịp bài hát.
Lần 2: cô và trẻ cùng hát và biểu diễn diễn cảm theo lời bài hát.
Đàm thoại:
Cô và các bạn vừa gieo hạt đậu gì?
Chúng mình vừa gieo như thế nào nhỉ?
Bạn nào cho cô biết: để hạt đậu xanh nảy mầm, chúng ta phải chăm
sóc như thế nào?
Hạt đậu cần gì để nảy mầm?
(cho trẻ thảo luận theo nhóm: hạt đậu cần gì để nảy mầm)
Trẻ nêu lên ý kiến của mình.
Hoạt động 2: Hạt đậu cần gì để nảy mầm.
Cô để 4 ly có gieo hạt đậu đã chuẩn bị trước trong vòng 3-5 ngày vào
4 hộp giấy.
Chia trẻ thành 4 nhóm, mỗi nhóm qua sát một hộp giấy sau đó lần lượt
từng nhóm thuyết trình về những gì trẻ thấy trong hộp giấy.
Sau khi các nhóm thuyết trình xong, cô mở tất cả thùng giấy, lấy 4 ly
ra để theo thứ tự.
Cho trẻ quan sát và trả lời câu hỏi của cô:
Quan sát hiện tượng và giải thích:
Ly thứ 1 có hiện tượng gì? Tại sao?
Ly thứ 2 có hiện tượng gì? Tại sao?
Ly thứ 3 có hiện tượng gì? Tại sao?

Sau khi tìm được bông hoa, bé thảo đã làm gì để mẹ được sống lâu?
Tại sao bông hoa đó được gọi là hoa cúc trắng?
Gợi ý cho trẻ đặt tên cho câu chuyện.
Hoạt động 2: Vẽ tranh tặng mẹ
- Cho trẻ quan sát và trò chuyện về các bức tranh hoa và về món quà
ưa thích của mẹ.
- Gợi ý trẻ vẽ hoa tặng mẹ.
Hoạt động 3: Vận động “ Múa cho mẹ xem”.
- Cho trẻ vận động sáng tạo theo nhạc bài “Múa cho mẹ xem”
- Tổ chức chia nhóm để trẻ thảo luận và tìm ra động tác hay nhất
trong bài múa của nhóm, sau đó biểu diễn cho cả lớp cùng xem
Đề tài: CÙNG NHAU THI TÀI NÀO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ có những kiến thức sơ đẳng, thiết thực về một số loại rau.
- Phát triển tính tò mò ham hiểu biết.
- Phát triển óc quan sát, khả năng phán đoán, nhận xét các loại rau.
II. HỌAT ĐỘNG.
Hoạt động 1: Thư viện của bé
- Các bé biết không thư viện sách của chung ta được ba mẹ tặng thêm một
số tranh, ảnh, sách về một số loại rau, cô và các con cùng đi xem nhé.
- Có nhiều loại rau, rau có nhiều Vitamin và khoáng chất. Nếu bữa ăn
thiếu rau thì không ngon phải không các con. Vậy cô cháu mình cùng ra
vườn hái quả cho các cô cấp dưỡng nhé.
Hoạt động 2: Nhanh lên các bạn ơi!
- Cho trẻ đi thường, đi kiểng gót, đi thường, đi nhón gót, đi thường, chạy
chặm nhanh kết hợp xoay cổ tay, cánh tay, vận động cơ bản
Hoạt động 3 : Chúng ta thi đua nào!
- Các con hái quả giúp bác cấp dưỡng nấu canh ,cho 2 tổ thi đua trèo
thang hái quả sau đó chạy theo đường ngoằn ngoèo đem về rổ
Hoạt động 4: Bắt sâu cho rau

- Cô và trẻ đối về các loại rau củ
+ Hát đối đáp theo điệu “Lý chim xanh” về các loại rau.

- Rau chi mẹ nấu canh ngon, ngon thật là ngon?
- Rau chi có màu đỏ thắm mẹ hay mua về?
- Loại rau chi úp lại cánh tròn mà bé thích ghê, ăn vào thêm chất, chất gì
bé ơi?
Trẻ
- Rau xanh mẹ nấu canh ngon, thật nhiều cô ơi!
- Rau chi có màu đỏ thắm thì ra rau dền.
- Loại rau cánh tròn sắp lại là bé biết ngay. Đó là bắp cải giàu Vitamin.
* Hoạt động 2: Bé với Cổ tích
Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện” sự tích cây khoai lang” 1 lần, ( mô
hình)
* Hoạt động 3: Bé là nhà điêu khắc
- Cho trẻ nặn rau ăn củ, rau ăn quả.
- Tô màu rau ăn lá.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Cho trẻ tham quan bếp ăn
-Bác cấp dưỡng giới thiệu trẻ biết một số loại rau , củ mua về để chế
biến
- Các loại rau củ để nấu món gì?
* Trò chơi vận động: Ai nhanh nhất
-cô chia lớp thành 2 tổû thi chuyền các rau củ cho bác cấp dưỡng nấu ăn
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Trẻ biết xem sách, nhận biết 1 số loại rau, đếm số lượng 5.
- Phân biệt được rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả, tô màu các loại rau (tô
tập tranh, làm sách tranh), nặn củ khoai lang.
- Biết ích lợi của các loại rau.
- Tranh sách về rau, tranh in sẵn, bút màu, đất nặn.

* Chuẩn bị của trẻ:
- Đất nặn, rổ, bảng, dao nhựa, đĩa nhựa.
III Tiến hành:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Tổ chức gây hứng thú cho trẻ.
- Cô ổn định lớp cà cho cả lớp đọc bài “Vè” nói về
các loại quả.
- Chúng mình cùng nắm tay nhau đi vòng tròn và
khi chúng mình đọc đến loại quả nào thì bạn có
loại quả đó sẽ bước vào bên trong vòng tròn nhé!
- Cô cho trẻ cầm các loại quả vừa đi vừa đọc to bài
vè theo nhịp tiếng trống cô gõ.
“Lẳng lặng mà nghe
Tôi đọc bài vè
Trái cây bạn nhé
Ăn vào ngọt mát
Là quả thanh long
Xanh vỏ đỏ lòng
Là trái dưa hấu
Anh em cũng giống
Trái quýt trái cam
Mình vàng áo giáp
Chính là dứa tôi
Dứa tôi dứa tôi dứa tôi”.
- Các con vừa đọc xong bài “vè”, bây giờ các con
hãy cho cô biết trong bài “vè” có những loại quả
gì?
( Quả cam, quýt, thanh long, dưa hấu…)
- Đúng rồi trong bài vè có nhắc đến rất nhiều loại
trái cây thơm ngon.

- Tại sao con biết đây là quả cam?
(Có hình tròn, màu vàng …)
- Ai giỏi cho cô biết muốn nặn quả cam các con
phải làm thế nào?
(Véo đất, bóp đất, lăn tròn đất nặn…)
- Để nặn quả cam được đẹp chúng mình chú ý lăn
đất thật tròn nhé!
- Quả cam có cuống hơi lõm, muốn tạo được chỗ
lõm ở cuống các con lấy ngón tay cái của bàn tay
phải ấn sâu xuống 1 chút, các con nhớ chưa?
- Để qua cam đẹp hơn các con sẽ làm gì?
( Nặn cuống, lá…)
- Chúng mình nhìn xem trên đĩa của cô còn có quả
gì nữa nào?
( Quả táo)
- Tại sao con biết đây là quả táo?
- Quả táo của cô có màu gì?
(Màu đỏ)
- Cuống táo trông như thế nào?
( Cuống nhỏ, hơi cong, có màu nâu…)
- Để nặn được quả táo con phải làm gì?
( Hỏi cá nhân trẻ trả lời)
( Nặn đất tròn to ở phía trên, thon nhỏ ở phía dưới
và lõm sâu ở hai đầu)
- Để làm được vết lõm sâu ở hai đầu chúng mình
làm như thế nào?
(Dùng ngón tay ấn sâu hai đầu của quả táo)
- Các con nhớ nhé để tí nữa cô và chúng mình
cùng nặn thật nhiều quả táo nhé!
Trẻ trả lời


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status