Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ (Mỹ) giai đoạn 2005-2010 - Pdf 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- - - - - o 0 o - - - - - VÕ MINH LONG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING
XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ
TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2005 - 2010
Chuyên ngành:
Kinh tế phát triển
Mã số:
60 . 31 . 0 5

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Gắn liền với sự cạnh tranh đó thì chính phủ Hoa Kỳ còn đưa ra các rào cản thương
mại, phi thương mại như quy đònh khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy đònh
về bảo vệ môi trường, các công ước lao động quốc tế… nhằm hạn chế khả năng xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam vào thò trường lớn này. Tuy xuất khẩu thủy sản Việt
Nam vào thò trường Hoa Kỳ vẫn tăng nhưng mang tính ổn đònh không cao, các rũi ro
về thò trường tiềm ẩn cao (doanh thu đạt hơn 654 triệu USD năm 2002 và hơn 777
triệu USD năm 2003). Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp xuất khẩu thủy
sản Việt Nam chưa thực hiện tốt và hoàn hảo các chiến lược marketing xuất khẩu
vào thò trường Hoa Kỳ nhằm hạn chế các nhược điểm, đẩy mạnh các ưu điểm và để
thực hiện chiến lược này nên tôi quyết đònh chọn đề tài: “Một số giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thò
trường Hoa Kỳ giai đoạn 2005 - 2010” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc só
kinh tế.
Thông qua sự phân tích, đánh giá kết hợp với nghiên cứu thực tiễn các tiềm năng
và việc thực hiện các chiến lược marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp trong
thời gian qua để tìm ra các nguyên nhân, khó khăn tồn tại; trên cơ sở đó tôi sẽ đưa
ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu nhằm thâm nhập và mở
rộng thò trường sản phẩm thủy sản Việt Nam vào Hoa Kỳ giai đoạn 2005 - 2010.
II/ ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng: các chiến lược marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thò trường
Hoa Kỳ.
- Phạm vi nghiên cứu: tất cả các mặt hàng thủy sản Việt Nam đặc biệt là sản phẩm
tôm xuất khẩu vào thò trường Hoa Kỳ.
III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp nghiên cứu khoa học và suy luận logic.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp phân tích, thống kê, mô tả.
IV/ THU THẬP DỮ LIỆU.
- Các số liệu sơ cấp và thứ cấp được cung cấp bởi các công ty chế biến, kinh doanh
và xuất nhập khẩu thủy sản và văn phòng 2 của bộ thủy sản tại Thành Phố Hồ Chí

I.1. Nền kinh tế toàn cầu 01
I.2. Các chính sách mậu dòch của chính phủ và lợi thế cạnh tranh của một
quốc gia 02
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN CỦA MARKETING QUỐC TẾ 04
II.1. Một số khái niệm về marketing 04
II.2. Vò trí, vai trò của marketing xuất nhập khẩu 04
II.3. Nghiên cứu thò trường thế giới 05
II.4. Các phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thò trường thế giới 06
II.4.1. Một số lý do để thâm nhập thò trường thế giới 06
II.4.2. Khái niệm và các phương thức thâm nhập thò trường thế giới 06
II.4.2.1. Phương thức thâm nhập thò trường thế giới từ sản xuất trong nước 06
II.4.2.2. Phương thức thâm nhập thò trường thế giới từ sản xuất ở nước ngoài 07
II.4.2.3. Phương thức thâm nhập thò trường thế giới tại khu thương mại tự do 09
II.5. Chiến lược Marketing - Mix cho sản phẩm thâm nhập thò trường thế giới 10
II.5.1. Chiến lược sản phẩm trên thò trường quốc tế 10
II.5.2. Chiến lược giá 11
II.5.3. Chiến lược phân phối sản phẩm quốc tế 12
II.5.4. Chiến lược xúc tiến sản phẩm quốc tế 12
Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ THỰC HIỆN
CHIẾN LƯC MARKETING XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG THỜI GIAN QUA
I/ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 13
I.1. Môi trường nhân khẩu 14
I.2. Môi trường kinh tế 14
I.3. Môi trường cạnh tranh 16
I.4. Môi trường chính trò pháp luật 16
I.5. Môi trường văn hóa 17
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THỦY SẢN HOA KỲ TRONG
THỜI GIAN QUA 17
II.1. Phân tích tình hình nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Hoa Kỳ 17

III.4. Chiến lược phân phối thủy sản xuất khẩu 48
III.5. Chiến lược xúc tiến xuất khẩu thủy sản 50
III.6. Một số giải pháp khác nhằm hỗ trợ chiến lược marketing thủy sản Việt
Nam tại thò trường Hoa Kỳ 51
III.6.1. Giải pháp về nguồn cung thủy sản xuất khẩu 51
III.6.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý ngành 52
III.6.3. Các giải pháp về thủ tục xuất nhập khẩu 52
Chương 1
MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ MARKETING QUỐC TẾ
I/ MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ NGOẠI THƯƠNG.
I.1/ Nền kinh tế toàn cầu.
Từ rất lâu, con người đã nhận thức được rằng mậu dòch quốc tế là vấn đề sống còn
của mọi quốc gia và cũng chính điều đó làm cho thương mại giữa các quốc gia trên
thế giới luôn diễn ra và quy mô ngày càng lớn hơn. Hoạt động thương mại quốc tế
được lý giải qua các lý thuyết của các nhà kinh tế từ cổ điển đến hiện đại như: sự
trao đổi sản phẩm giữa các quốc gia được giải thích qua lý thuyết về lợi thế tuyệt
đối của Adam Smith (1723 - 1790), Ông lập luận rằng các quốc gia sẽ có lợi khi
tiến hành chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi sản phẩm cho nhau. Khi tiến hành
phân công lao động giữa các quốc gia thì phải dựa trên lợi thế tuyệt đối của mình;
tức là, một quốc gia sẽ tiến hành tập trung sản xuất chuyên môn hóa và xuất khẩu
những sản phẩm mà khi sản xuất chúng có hao phí cá biệt của quốc gia mình thấp
hơn hao phí trung bình của thế giới và sẽ nhập khẩu những sản phẩm mà khi sản
xuất chúng có hao phí cá biệt của quốc gia mình cao hơn hao phí trung bình của thế
giới, với lý thuyết này nghóa là nếu các quốc gia không có lợi thế so sánh tuyệt đối
về một mặt hàng nào đó thì không thể tham gia vào quá trình trao đổi trên thế giới
về chủng loại mặt hàng đó. Tuy nhiên, thực tế trong nền kinh tế hiện đại thì việc
chuyên hóa giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển hay thương mại thế
giới ngày càng gia tăng về chủng loại các sản phẩm và dòch vụ. Lý thuyết lợi thế so
sánh của David Ricardo (1772 - 1823) lý giải rằng các quốc gia không có lợi thế so
sánh tuyệt đối vẫn có lợi khi tham gia thương mại quốc tế tức là một quốc gia có

càng bò khan hiếm và giá cả được dự báo biến động không thể lường trước được vì
thế người ta cố gắng tìm ra những nguồn nguyên liệu để thay thế: năng lượng mặt
trời, gió…
I.2/ Các chính sách mậu dòch của chính phủ và lợi thế cạnh tranh của một quốc
gia.
Lý thuyết truyền thống cho thấy chính sách mậu dòch tốt nhất là không có chính
sách nào. Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các quốc gia đều tham gia điều tiết mậu
dòch quốc tế. Và nó được thể hiện qua một số chính sách sau:
 Chính sách mậu dòch tự do: không có sự can thiệp của chính phủ và vai trò
chính phủ nếu có là làm giảm các rào cản đối với mậu dòch quốc tế cũng như thay
đổi thể chế nhằm làm cho thò trường hoạt có hiệu quả hơn để tối đa hóa phúc lợi xã
hội.
 Chính sách bảo hộ: nhằm ngăn chặn tình trạng phân bổ lại sản xuất cũng như
thay đổi mức nhân dụng của mậu dòch tự do. Nó nhằm bảo vệ các ngành sản xuất
trong nước, duy trì mức nhân dụng trước sự đe dọa của hàng hóa nhập khẩu và tình
trạng phân phối lại thu nhập từ những ngành có lợi thế cạnh tranh nhiều hơn sang
những ngành ít có khả năng cạnh tranh. Đối với các nước đang phát triển thì chính
sách này kỳ vọng trong tương lai các ngành được bảo hộ sẽ đạt được lợi thế kinh tế
theo quy mô và dễ dàng cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
 Chính sách mậu dòch công bằng: chống lại thực tế mậu dòch không công
bằng: trợ cấp xuất khẩu, trợ cấp cho sản xuất, bán phá giá, tạo ra sự phân biệt đối
xử đối với những nhà xuất khẩu… => chính sách này tạo ra lợi ích cho cả nhà sản
xuất và người tiêu dùng.
 Chính sách thay thế hàng nhập khẩu: mục tiêu cải thiện cán cân thanh toán
và tiết kiệm ngoại hối.
 Chính sách mậu dòch chiến lược: chính sách này nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh của các ngành trọng yếu trong nền kinh tế.
Từ những chính sách trên để tạo ra lợi thế của một quốc gia, chính phủ cần lưu ý
quan tâm đến các vấn đề sau:
- Các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu.

trường.
- Chiến lược xâm nhập thò trường.
- Các chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến.
Để thực hiện tốt chiến lược marketing xuất khẩu, điều cơ bản là các doanh nghiệp
cần phải nghiên cứu thò trường thế giới nhằm tìm ra các nhu cầu, mong muốn của
khách hàng cũng như các đối thủ cạnh tranh… và các phương pháp nghiên cứu được
thực hiện dưới đây.
II.3/ Nghiên cứu thò trường thế giới.
Để những hàng hóa và dòch vụ của một quốc gia vươn ra được thò trường thế giới thì
đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật kỹ thò trường nước ngoài về các
yếu tố đòa lý, kinh tế, xã hội, chính trò, luật pháp, các thủ tục hành chính, những tạp
quán thương mại quốc tế, các đối thủ cạnh tranh quốc tế về sản phẩm, tài chính,
khả năng kinh doanh trên thương trường quốc tế… nhằm làm cơ sở cho các doanh
nghiệp có chiến lược phù hợp nhất đối với từng thò trường trong sản xuất, kinh
doanh trên thò trường thế giới.
Để có được các thông tin cần thiết, người ta thường dùng nhiều phương pháp khác
nhau để thu thập dữ liệu và thông thường dùng hai phương pháp chính để thu thập
dữ liệu: nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu hiện trường.
 Phương pháp nghiên cứu tại bàn: nhằm thu nhập những thông tin cấp hai, đó
là những thông tin có trong các tài liệu, sổ sách của các doanh nghiệp, các công ty
nghiên cứu thò trường và các sách, báo, tạp chí… của các cơ quan quản lý nhà nước,
những tổ chức của phi chính phủ, chính phủ, những tổ chức quốc tế và những tổ
chức khác.
 Phương pháp nghiên cứu hiện trường: là quá trình cử cán bộ trực tiếp thu
thập thông tin ở nước ngoài nhằm thu nhập những thông tin cấp một. Trong quá
trình này có thể vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp quan sát: quan sát thực tế tình hình thò trường như những hành vi của
khách hàng, các loại sản phẩm cạnh tranh, các kỹ thuật quảng cáo của đối thủ cạnh
tranh…. Tuy nhiên, ngày nay với các loại kỹ thuật hiện đại người ta có thể không
trực tiếp đến hiện trường mà vẫn thu thập được những hình ảnh của nó qua hệ thống

Đây là phương thức thâm nhập thò trường được các quốc gia đang phát triển trên thế
giới thường áp dụng nhằm đưa sản phẩm thâm nhập vào thò trường thế giới thông
qua xuất khẩu. Với phương thức này sẽ tạo ra những ích lợi sau:
- Sử dụng các nguồn lao động trong nước, tăng thu nhập của dân cư, cải thiện đời
sống, ổn đònh kinh tế xã hội.
- Phát triển cơ sở hạ tầng trong nước, sử dụng được các nguồn vốn trong và ngoài
nước, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước và nâng cao vò trí, vai trò quốc gia
trên thò trường quốc tế và khu vực.
Trong phương thức này có hai hình thức chính: xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp.
 Hình thức xuất khẩu trực tiếp: các doanh nghiệp tự bán sản phẩm trực tiếp ra
nước ngoài. Hình thức này thường được áp dụng đối với doanh nghiệp có quy mô
sản xuất lớn, có kinh nghiệm và nhãn hiệu có uy tín trên thương trường quốc tế….
Với hình thức này doanh nghiệp sẽ có lợi thế về giá, các sản phẩm sát thực với nhu
cầu khách hàng, tạo được thò trường ổn đònh.
 Hình thức xuất khẩu gián tiếp: các doanh nghiệp thông qua các tổ chức hoặc
cơ quan chuyên nghiệp có quyền xuất khẩu để bán các sản phẩm của mình. Hình
thức này thường được áp dụng đối với những công ty có quy mô nhỏ, hoặc chưa có
khách hàng quen ở nước ngoài hay chưa hội đủ các điều kiện xuất khẩu trực tiếp….
Với hình thức này các doanh nghiệp phải trả một khoản phí nhất đònh cho nhà xuất
khẩu và không nắm rõ được những nhu cầu thật sự của khách hàng, vì vậy có thể
gặp khó khăn do thò trường không ổn đònh.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp qua các hình thức:
- Các công ty quản lý xuất khẩu: những công ty quản trò xuất khẩu cho các công ty
khác.
- Thông qua các khách hàng nước ngoài: đây là hình thức xuất khẩu thông qua các
nhân viên của các công ty nhập khẩu nước ngoài.
- Qua ủy thác xuất khẩu: những người hoặc tổ chức được ủy thác thường là đại diện
cho những người mua nước ngoài cư trú trên nước của nhà xuất khẩu.
- Qua môi giới xuất khẩu: môi giới xuất khẩu thực hiện chức năng kết nối giữa nhà

doanh nghiệp có thể đã tạo ra một đối thủ cạnh tranh với chính mình.
- Đại lý độc quyền tiêu thụ: nhà doanh nghiệp giao cho nhà phân phối ở nước ngoài
được phép tổ chức phân phối sản phẩm của mình theo những điều kiện đã thỏa
thuận, tuyệt đối không được giao cho người thứ hai trong cùng một nước để phân
phối và nhà phân phối được hưởng một khoản hoa hồng.
- Liên doanh: một tổ chức kinh doanh trong đó có hai hay nhiều công ty có chung
quyền sở hữu, quyền quản lý, điều hành và được hưởng các quyền lợi về tài sản
khác.
- Đầu tư trực tiếp: công ty lập những cơ sở sản xuất ở nước ngoài bằng vốn của
mình. Ưu điểm là tiết kiệm chi phí vận chuyển, tạo ra sản phẩm thích hợp với thò
trường nước ngoài, kiểm soát hoàn toàn sản xuất kinh doanh…. Tuy nhiên nhược
điểm là rũi ro lớn hơn so với các hình thức thâm nhập trên.
II.4.2.3/ Phương thức thâm nhập thò trường thế giới tại khu thương mại tự do.
Đây là một vùng lãnh thổ trong một quốc gia và vùng này được hưởng những quy
chế đặc biệt về thuế khóa, các điều kiện mua bán. Phương thức này bao gồm: đặc
khu kinh tế; khu chế xuất; khu thương mại tự do.
Ưu điểm: Các doanh nghiệp sẽ tận dụng được những lợi thế như: miễn giảm các
loại thuế, chi phí thuê mướn đất đai, nhà cửa, tiền lương nhân công thấp….
Tóm lại: Quá trình và phương thức thâm nhập thò trường thế giới phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố tác động:
- Đặc điểm của thò trường thâm nhập: cần xem xét đầy đủ những yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình và cách thức thâm nhập: kinh tế, chính trò, xã hội, pháp luật, văn hóa,
môi trường cạnh tranh vì ở các nước thường khác nhau nhiều. Điển hình như ở một
quốc gia mà tình hình chính trò không ổn đònh, các doanh nghiệp nên chọn xuất
khẩu gián tiếp hơn đầu tư trực tiếp.
- Đặc điểm cụ thể của khách hàng: phụ thuộc vào số lượng khách hàng, thu nhập,
phân bố dân cư, tập quán mua hàng….
- Đặc điểm của các trung gian: thường các trung gian thích bán những sản phẩm có
khả năng tiêu thụ nhanh, hoa hồng cao… => sẽ gay trở ngại đáng kể cho các doanh
nghiệp mới bước đầu thâm nhập vào thò trường thế giới.

- Làm cho sản phẩm thích ứng với điều kiện từng thò trường nước ngoài: bằng cách
thiết kế lại mẫu mã, kiểu dáng, bao bì nhằm tăng thêm sức hấp dẫn. Tuy nhiên,
doanh nghiệp phải chấp nhận thêm các chi phí về nghiên cứu và phát triển sản
phẩm.
- Sáng tạo sản phẩm mới: với chính sách này đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải
sáng tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thò trường để tồn tại và phát
triển.
 Bao bì hàng hóa xuất khẩu: bao bì luôn gắn liền với sản phẩm vì vậy nó phải
phù hợp với tạp quán về văn hóa, sở thích, thói quen, quy đònh luật pháp của thò
trường nước ngoài. Ngoài ra, nó đòi hỏi phải giữ được chất lượng hàng hóa, bảo vệ
sản phẩm,…. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng quảng cáo và có thể làm tăng giá trò
của sản phẩm.
 Nhãn hiệu hàng hóa: có mục đích truyền đạt thông tin đến người tiêu dùng
nhằm giúp khách hàng tránh nhầm lẫn với các sản phẩm khác đồng thời nó cũng
ràng buộc các nhà sản xuất với các sản phẩm của mình. Nhãn hiệu đòi hỏi phải rõ
nét, đặc trưng về biểu tượng, màu sắc hấp dẫn người mua. Nội dung nhãn hiệu cần
thể hiện rõ:
+ Xuất xứ hàng hóa.
+ Tên và đòa chỉ nhà sản xuất.
+ Thành phần cấu tạo.
+ Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng.
+ Tiêu chuẩn đăng ký chất lượng….
 Dòch vụ gắn liền với sản phẩm: đối với sản phẩm đòi hỏi những điều kiện hỗ
trợ cho việc sử dụng được thuận lợi như bảo hành, sửa chữa, phụ tùng thay thế….
Chính điều này tạo sự quan tâm của nhà sản xuất đối với khách hàng làm nâng cao
uy tín của nhà sản xuất.
II.5.2/ Chiến lược giá.
- Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất của sản phẩm. Nó là lượng tiền
mà người bán đưa ra để thu được từ người mua và đổi lại người mua được sở hữu
sản phẩm. Và việc đònh ra một mức giá phù hợp với người tiêu dùng quốc tế không

- Tuyên truyền: dùng các phương tiện: báo, phóng sự, phim ảnh để đưa những thông
tin tốt về công ty xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu, nước xuất khẩu….
- Chào hàng: dùng nhân viên của nhà xuất khẩu tiếp xúc trực tiếp với những nhà
phân phối, đại lý nhằm thúc đẩy việc ký kết thực hiện những hợp đồng xuất khẩu.
Chương 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ THỰC HIỆN CHIẾN
LƯC MARKETING XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG THỜI GIAN QUA
I/ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG HOA KỲ.
Nước Mỹ còn được gọi là hợp chủng quốc Hoa Kỳ, là quốc gia đứng đầu thế giới về
nhiều mặt: kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự, ngoại giao, sự ảnh hưởng chính trò…
là quốc gia có diện tích rộng lớn thứ 4 trên thế giới sau Liên Bang Nga, Cana và
Trung Quốc. Hoa Kỳ thuộc Bắc Châu Mỹ với diện tích 9.372.571 km
2
. Từ đông
sang tây dài 4.500 km, từ bắc chí nam: 2.500 km. Phía đông và tây được bao bọc bởi
Đại Tây Dương và Thái Bình Dương và nước Mỹ có 19.924 km bờ biển. Là vùng
đất rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên với khí hậu mùa hè nóng nực và mùa
đông lạnh giá và gắn liền với khí hậu lục đòa ẩm thấp đó là tự nhiên rất đa dạng và
phong phú; tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là khoảng 1%, 1/7/ 2004 dân số
Hoa Kỳ khoảng 294,7 triệu dân - đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Ấn
Độ. Đây chính là một thò trường tiêu dùng lớn nhất trên thế giới (chiếm khoảng
20% tổng thương mại thế giới), có tốc độ tăng trưởng cao và ổn đònh, là nước có
nền kinh tế lớn với GDP hiện nay đạt gần 11.000 tỷ USD với GDP bình quân đầu
người là trên 37.000 USD/người/năm. Và cũng là thò trường rất lớn cho hàng hóa -
dòch vụ nhập khẩu (với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên đến trên 1.400 tỷ USD -
chiếm gần 18% kim ngạch nhập khẩu thế giới) với nhu cầu hàng hóa của họ cực kỳ
đa dạng về chủng loại và chất lượng.
Đối với các mặt hàng thủy sản, mặc dù đã được cung cấp rất nhiều bởi các công ty
và nhà chế biến nội đòa nhưng hàng năm nước này cũng nhập khẩu trên 10 tỷ USD

GDP (tỷ đôla) 9.810,2 10.065,3 10.327,4 10.595,5 10.990
Tốc độ tăng trưởng (%) - 102,6 102,6 102,6 103,7
Nguồn: Worldbank and CIA - The World Factbook -- United States.htm
Qua bảng số 2: trong những năm gần đây thì nền kinh tế Hoa Kỳ ngày càng lớn
mạnh, tăng trưởng tương đối nhanh, ổn đònh và đặc biệt hơn khi so với các nền kinh
tế lớn khác trên thế giới như Nhật, Châu Âu,…. mặc dù bò ảnh hưởng nhiều bởi cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997, sự biến động giá dầu trên thò
trường thế giới khó có thể dự đoán và kiểm soát được trong năm 2003 và 2004 và
đặc biệt là các cuộc chiến tranh gần đây mà Hoa Kỳ là quốc gia tham gia với vai
trò chủ chiến. Sự tăng trưởng này chủ yếu do các nguyên nhân chính như sự tăng
lên của tiêu dùng cá nhân, đầu tư doanh nghiệp, đầu tư của chính phủ, xuất khẩu
đều tăng. Và đặc biệt hơn khi nền kinh tế càng tăng trưởng nhanh và ổn đònh thì
người dân Hoa Kỳ càng tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm cao cấp và họ càng quan
tâm nhiều hơn đến sức khõe với các sản phẩm thực phẩm nói chung và các sản
phẩm thủy sản nói riêng với yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn vệ sinh thực
phẩm cao => đây là đặc trưng tiêu dùng của người dân Hoa Kỳ mà các doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần quan tâm khi xem đây là thò trường chủ
lực trong chiến lược phát triển ngành thủy sản trong tương lai.
Lạm phát - thất nghiệp:
Bảng số 3: Số liệu về tình trạng lạm phát của Hoa Kỳ.
Năm
Chỉ tiêu
2000 2001 2002 2003 2004
Tỷ lệ lạm phát theo giá tiêu dùng 3,4 2,8 2,7 2,4 2,3
Nguồn: Worldbank and CIA - The World Factbook -- United States.htm
Qua bảng số 3: trong những năm gần đây chính phủ Hoa Kỳ đã kiểm soát rất chặt
chẽ và hiệu quả các chính sách kinh tế vó mô: lạm phát và thất nghiệp có tiềm ẩn
tăng cao nhưng chính phủ Hoa Kỳ đã điều tiết với mức lạm phát ở trạng thái an
toàn cao và kéo dài trong rất nhiều năm đã kích thích sự tăng trưởng kinh tế và làm
tăng tiêu dùng => tạo ra sự ổn đònh cao trong nền kinh tế và đây là một trong các


I.4/ Môi trường chính trò pháp luật.
Mặc dù hiện nay thì hệ thống luật pháp của hoa kỳ được xem là có tính ổn đònh và
mang tính pháp lý cao nhưng hệ thống này lại cực kỳ phức tạp, nó được thể chế
theo luật liên bang và luật của từng bang cụ thể. Và luật pháp này chủ yếu nhằm
bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ nên khi có sự cạnh tranh hay các vụ
kiện tranh chấp thương mại thì các doanh nghiệp nước ngoài thường bò thiệt (đặc
biệt là rất tốn kém các chi phí cho toà án, các luật sư tham gia tranh tụng tại các
phiên tòa đầy tính phức tạp này,…). Để có hiệu quả và hạn chế các rũi ro có thể gặp
phải trong quá trình hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp nước ngoài tại Hoa Kỳ
thì họ cần phải tìm hiểu rất kỹ môi trường chính trò pháp luật của Hoa Kỳ vì họ bò
điều chỉnh bởi luật pháp của Hoa Kỳ - luật pháp này có thể có rất nhiều sự khác
nhau với luật của các nước và sự khác biệt này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt
động của họ.
Ví dụ: Hiện nay trong lónh vực xuất khẩu thủy sản vào thò trường Hoa Kỳ có rất
nhiều quốc gia tham gia (có quốc gia đã là thành viên hoặc chưa là thành viên của
WTO) và hiện nay các quốc gia này trong đó có Việt Nam bò rất nhiều rào cản do
luật pháp Hoa Kỳ quy đònh nhằm hạn chế xuất khẩu vào thò trường nước này: luật
chống bán phá giá, các rào cản về thuế quan, các rào cản về kỹ thuật, luật bảo vệ
người tiêu dùng; luật bảo vệ thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng; luật liên bang về
thực phẩm và dược phẩm, luật chống độc quyền,….
I.5/ Môi trường văn hóa.
Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều có một nền văn hóa đặc thù của mình. Khi
nói đến văn hóa Hoa Kỳ thì nói đến văn hóa của sự tự do dân chủ, chủ nghóa thực
dụng… và đặc biệt là văn hóa của sự tiêu dùng với đặc điểm Hoa Kỳ là một quốc
gia đa văn hóa, đa chủng tộc nên văn hóa tiêu dùng của từng vùng, từng chủng tộc
cũng khác nhau với nhu cầu rất phong phú, đa dạng và đòi hỏi về chất lượng, mẫu

Trích đoạn PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THỦY SẢN HOA KỲ TRONG THỜI GIAN QUA. SƠ ĐỒ KÊNH PHÂN PHỐI XUẤT KHẨN THỦY SẢN TỪ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG THỦY SẢN HOA KỲ. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT MARKETING XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ. KẾT LUẬN CHUNG
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status