Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả Kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX - Pdf 32

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển
bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải lấy mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt
động Kinh doanh làm phương châm hành động. Chỉ có doanh nghiệp nào
làm ăn có hiệu quả mới có đủ thực lực để cạnh tranh trên thị trường.
Ngành hàng không là một trong những ngành kinh tế quan trọng, then
chốt của mọi nền kinh tế quốc dân. Do đó việc nghiên cứu thực trạng hiệu
quả Kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Hàng không nói riêng là
quan trọng. Cần phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu qủa
hoạt động Kinh doanh của các doanh nghiệp này. Theo mục tiêu đó, trong
quá trình thực tập tại công ty Xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX tôi đã
mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả Kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX”
làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình và hy vọng sẽ góp một phần
bé nhỏ vào lý luận và phương pháp xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả
Kinh doanh ở công ty xuất nhập khẩu Hàng không nói riêng và các doanh
nghiệp khác nói chung.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài trình bầy khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến
hiệu quả nói chung và hiệu quả hoạt động xuất khẩu nói riêng.
Phân tích thực trạng, phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty
xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX từ đó tìm ra những tồn tại trong hoạt
động kinh doanh của Công ty.
Trên cơ sở đó, chuyên đề đưa ra một số giải pháp đối với Tổng Công ty
Hàng không và với các cơ quan Nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn, nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chuyên đề
1
Chuyên đề lấy hoạt kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa của Công ty
xuất nhập khẩu Hàng không trong 3 năm gần đây 2001 – 2004 làm đối
tượng nghiên cứu.

hạn khả năng sản xuất của nó”. Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến
khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế sao cho tối ưu
nhất và không thể có mức cao hơn. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế học khác
lại quan điểm rằng: “Hiệu quả kinh tế là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm
của kết quả và phần tăng thêm của chi phí kinh doanh”. Quan niệm này đã
biểu hiện được mối quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi
phí tiêu hao. Nhưng quan niệm này mới chỉ đề cập đến hiệu quả kinh tế của
3
phần tăng thêm chứ không phải của toàn bộ phần tham gia vào quá trình sản
xuất. Hơn nữa xét trên quan điểm của triết học Mác-Lênin thì sự vật hiện
tượng đều có mối quan hệ ràng buộc hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau chứ
không tồn tại một cách riêng lẻ. Do đó tồn tại quan niệm “Hiệu quả kinh
doanh được đo bằng hiệu số kết quả đầu vào và chi phí bỏ ra để được kết
quả đó”. Quan niệm này gắn kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả kinh
doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố.
Từ những quan niệm cơ bản trên về hiệu quả kinh tế ta có thể khẳng
định hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn nhân lực, vậtlực, tài lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả
cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.
Hiện nay, thông thường để đánh giá hiệu quả kinh doanh người ta
thường so sánh giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra của một
quá trình sản xuất. Nếu gọi H là hiệu quả kinh doanh ta có:
Hiệu quả kinh doanh =
Kết quả đầu ra
Chi phí đầu vào
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như giá trị tổng sản lượng,
doanh thu thuần, lợi nhuận thuần … Còn chi phí đầu vào bao gồm lao động,
đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu và vốn vay.
Cách đánh giá này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng một số vốn đã
bỏ ra để thu được kết quả cao hơn khi H>1. Khi H càng lớn thì chứng tỏ

trong nước, góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong nước.
- Hiệu quả kinh tế xã hội mà chủ được thẩm định bởi thị trường chính
là tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương hướng hoạt động kinh doanh
thương mại quốc tế.
Xét về mặt lý luận, nội dung cơ bản của hiệu quả kinh tế trong kinh
doanh thương mại quốc tế là góp phần đắc lực thúc đẩy nhanh năng suất lao
động xã hội và tăng thu nhập quốc dân có thể sử dụng, qua đó tạo thêm
nguồn tích lũy cho sản xuất và nâng cao mức sống trong nước. Nhưng thực
tế xác định một cách chính xác hiệu quả kinh tế kinh doanh thương mại
quốc tế đối với nền kinh tế nói chung thường khó khăn, vì tác động của nó
5
phải thông qua nhiều khu vực, nhiều công đoạn, nhiều tổ chức thực hiện
khác nhau và chịu ảnh hưởng không ít của nhiều yếu tố sản xuất và chi phí
sản xuất đan chéo nhau. Nhưng yếu tố của công tác quản lý và hạch toán lại
đòi hỏi phải xác định được hiệu quả kinh tế kinh doanh thương mại quốc tế
đối với nền kinh tế quốc dân và của từng doanh nghiệp. Do đó chúng ta sẽ
đi nghiên cứu những biểu hiện khác nhau của hiệu quả kinh tế của doanh
nghiệp thương mại quốc tế qua cách phân loại hiệu quả kinh tế trong phần
tiếp theo đây.
3. Phân loại hiệu quả kinh tế trong kinh doanh thương mại quốc tế.
Trong công tác quản lý, phạm trù hiệu quả kinh tế của ngành kinh
doanh thương mại quốc tế được biểu hiện ở những đặc trưng, ý nghĩa cụ thể
khác nhau. Việc phân loại hiệu quả kinh tế kinh doanh thương mại quốc tế
theo những tiêu thức khác nhau có tác dụng thiết thực cho công tác quản lý
thương mại. Nó là cơ sở để xác định các chỉ tiêu, mức hiệu quả và xác định
những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế kinh doanh thương mại quốc tế.
Có thể phân hiệu quả kinh tế thành các loại sau:
- Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế – xã hội của nền kinh tế
quốc dân.
* Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động

trong những điều kiện cụ thể về nguồn tài nguyên, trình độ trang bị kỹ thuật,
trình độ tổ chức bà quản lý lao động, quản lý kinh doanh. Họ đưa ra thị
trường sản phẩm của mình với một chi phí cá biệt nhất định với mục đích
thu được lợi nhuận lớn nhất.
Suy cho cùng, chi phí bỏ ra là chi phí lao động xã hội. Nhưng tại mỗi
doanh nghiệp mà chúng ta cần đánh giá hiệu quả thì chi phí đó lại được thể
hiện dưới dạng những chi phí cụ thể như: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí
lao động sống, chi phí hao mòn máy móc thiết bị, chi phí ngoài sản xuất …
Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động xuất nhập khẩu không thể không đánh
giá hiệu quả tổng hợp của các loại chi phí trên đây, nhưng cũng cần thiết
7
phải đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí nhằm giúp cho người quản lý
tìm được các biện pháp giảm chi phí cá biệt của doanh nghiệp nhằm tăng lợi
nhuận kinh tế.
Nguồn gốc hiệu quả kinh tế kinh doanh thương mại quốc tế chính là từ
kết quả và chi phí sản xuất trong nước. Khi một nước tham gia vào phân
công lao động quốc tế, có thể phát triển sản xuất hàng hoá với chi phí thấp
để đáp ứng nhu cầu của bản thân và cũng để xuất khẩu. Đồng thời, nước đó
có thể nhập khẩu sản phẩm cần thiết mà việc tự sản xuất tốn kém hơn. Kết
quả là nhờ kinh doanh thương mại quốc tế các chi phí chung (chi phí sản
xuất) để sản xuất ra một khối lượng hàng hoá được sử dụng trong nước,
nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng cá nhân sẽ thấp hơn khi ta bố
trí sản xuất chủ yếu bằng sức lực riêng. Nói cách khác, chi phí sản xuất
trong nước là cơ sở của hiệu quả kinh tế kinh doanh thương mại quốc tế.
Như vậy hiệu quả kinh tế kinh doanh thương mại quốc tế nói chung được
tạo thành trên cơ sở hiệu quả của các loại chi phí cấu thành. Các đơn vị sản
xuất kinh doanh là nơi trực tiếp sử dụng các yếu tố đầu vào và đê sản xuất vì
vậy bản thân các đơn vị sản xuất kinh doanh này phải quan tâm xác định
những biện pháp đồng bộ để thu được hiệu quả toàn diện trên các yếu tố của
quá trình tái sản xuất.

Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh trong kinh doanh thương mại
quốc tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, song chúng lại có tính độc lập
tương đối. Việc xác định hiệu quả tuyệt đối là trên cơ sở để xác định hiệu
quả so sanh. Nghĩa là, trên cơ sở những chỉ tiêu tuyệt đối của từng phương
án, người ta so sánh hiệu quả tuyệt đối ấy của các phương án khác nhau.
Mức chênh lệch chính là hiệu quả so sánh.
9
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP.
Hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng
tổng hợp, nó liên quan tới tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, do
đó nó chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau.
Muốn đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thì trước hết
doanh nghiệp phải xác định được nhân tố nào tác động đến kinh doanh và
tác động đến hiệu quả kinh doanh, nếu không làm được điều này thì doanh
nghiệp không thể biết được hiệu quả hình thành từ đâu và cái gì sẽ quyết
định nó. Xác định nhân tố ảnh hưởng, ảnh hưởng như thế nào và mức độ, xu
hướng tác động là nhiệm vụ của bất cứ nhà kinh doanh nào.
Nói đến nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh có rất nhiều,
nhưng chúng ta có thể chia làm hai nhóm chính: Nhân tố bên trong doanh
nghiệp và nhân tố ngoài doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp
phải có biện pháp tác động lên các yếu tố một cách hợp lý, có hiệu quả, làm
cho doanh nghiệp ngày càng phát triển tốt hơn, phát huy tốt hơn các nhân tố
tích cực và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp muốn hoạt động được thì nó phải có một hệ thống
cơ sở vật chất, con người, đây chính là nhân tố thuộc về bản thân doanh
nghiệp. Trong guồn máy hoạt động chung của doanh nghiệp, mỗi nhân tố
đóng một vai trò nhất định, mà thiếu nó thì toàn bộ hệ thống sẽ hoạt động
kém hiệu quả hay ngừng hoạt động. Dưới đây xin đưa ra một số nhân tố ảnh

đích cuối cùng của nhà kinh doanh.
Thiếuvốn cho kinh doanh sẽ làm giảm hiệu quả do không tận dụng
được lợi thế quy mô, không tận dụng được các thời cơ, cơ hội. Tuy nhiên,
thiếu vốn là vấn đề mà các doanh nghiệp luôn luôn gặp phải. Đứng trên góc
11
độ của nhà kinh doanh thì cách thức giải quyết sẽ là tối đa hoá lợi ích trên cơ
sở số vốn hiện có.
1.2. Bộ máy tổ chức, quản lý và lao động.
Con người là khởi nguồn của mọi hoạt động có ý thức. Hoạt động kinh
doanh được bắt đầu là do con người, tổ chức thực hiện nó cũng chính do con
người. Một đội ngũ công nhân viên tốt là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện
kinh doanh có hiệu quả. Với khả năng lao động và sáng tạo thì nhân tố con
người được đánh giá là nhân tố nòng cốt cho sự phát triển. Kết hợp với hệ
thống tư liệu sản xuất con người đã hình thành nên quá trình sản xuất. Sự
hoàn thiện của nhân tố con người sẽ từng bước hoàn thiện quá trình sản xuất
và xác lập hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Tuy vậy mỗi cá nhân
đặt ngoài sự phân công lao động sẽ lại lại là một nhân tố làm giảm hiệu quả
kinh doanh, khắc phục điều này chính là nguyên nhân ra đời của bộ máy tổ
chức, quản lý.
Bộ máy tổ chức, quản lý là sự tác động trực tiếp của các cấp lãnh đạo
xuống các cá nhân, công nhân viên nhằm mục đích buộc phải thực hiện một
hành động hay một công việc nào đó. Bộ máy tổ chức, quản lý có hiệu quả
là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Sự kết hợp yếu tố sản
xuất không phải là tự phát như quá trình tự nhiên mà là kết quả của hoạt
động có tổ chức, có kế hoạch, có điều khiển của con người, vì vậy hình
thành bộ máy tổ chức có hiệu quả là một đòi hỏi để nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo ra một cơ cấu sản xuất phù hợp và
thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Một cơ cấu hợp lý còn góp
phần xác định chiến lược kinh doanh thông qua cơ chế ra quyết định và ảnh

1.5. Đòn bẩy kinh tế trong doanh nghiệp.
13
Việc doanh nghiệp sử dụng các hình thức trách nhiệm vật chất, thưởng
phạt nghiêm minh sẽ tạo ra động lực cho người lao động nỗ lực hơn trong
phần trách nhiệm của mình, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhân
tố này cho phép doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng lao động, tạo điều
kiện cho mọi người, mọi bộ phận phát huy đầy đủ quyền chủ động sáng tạo
trong sản xuất và kinh doanh.
2. Những nhân tố ngoài doanh nghiệp.
Ngoài các nhân tố thuộc doanh nghiệp thì hệ thống nhân tố ngoài
doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
2.1. Thị trường.
Thị trường tổng hợp các thoả thuận thông qua đó người mua và người
bán trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Chức năng cơ bản của thị trường là ấn
định giá cả đảm bảo sao cho số lượng mà những người muốn mua bằng số
lượng của những người muôn bán. Thị trường được cấu thành bởi người
bán, người mua, hàng hoá và hệ thống quy luật thị trường.
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì tất
yếu phải chịu sự tác động và tuân theo các quy luật của thị trường, việc thực
hiện ngược lại các quy luật tất yếu sẽ bị đào thải. Thị trường tác động đến
kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các nhân tố sau:
* Cầu về hàng hoá
Cầu về hàng hoá là số lượng hàng hoá dịch vụ mà người mua muốn
mua và sẵn sàng mua tại những giá cụ thể. Cầu là một bộ phận cấu thành lên
thị trường, nó là lượng hàng hoá tối đa mà doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại
một thời điểm tại một mức giá nhất định. Khi cầu thị trường về hàng hoá
của doanh nghiệp tăng thì lượng tiêu thụ tăng lên. Giá trị được thực hiện
nhiều hơn, quy mô sản xuất mở rộng và doanh nghiệp đạt được lợi nhuận
ngày càng tăng. Chỉ có cầu thị trường thì hiệu quả kinh doanh mới được

15
cần phải nắm vững thị trường, dự đoán thị trường, để xác định mức giá mua
vào bán ra cho phù hợp.
Giá mua vào: Có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh. Nó cần được xác định trên cơ sở của dự đoán thị trường và giá bán
có thể. Giá mua vào càng thấp càng tốt và để đạt được giá mua vào thấp,
doanh nghiệp cần phải tìm kiếm thị trường, lựa chọn mua ở thị trường nào
và mua của ai. Doanh nghiệp càng có mối quan hệ rộng, có nhiều người
cung cấp sẽ cho phép khảo giá được nhiều nơi và lựa chọn mức giá thấp
nhất.
Giá bán ra: ảnh hưởng đến lợi nhụân của doanh nghiệp, nó được xác
định bằng sự thoả thụân của người mua và người bán thông qua quan hệ
cung cầu. Để đạt được hiệu quả kinh doanh thì giá bán phải đảm bảo lớn
hơn giá sản xuất cộng với chi phí lưu thông. Do vậy để đạt được hiệu quả
kinh doanh phải dự báo giá cả và thị trường.
* Cạnh tranh.
Tình hình cạnh tranh trên thị trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Cạnh tranh càng gay gắt có nghĩa là doanh
nghiệp càng phải khó khăn và vất vả để tồn tại và phát triển. Ngoài ra cạnh
tranh còn dẫn đến giảm gia bán, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của
doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng
cao hiệu quả kinh doanh trở lên khó khăn. Vì giờ đây doanh nghiệp phải
nâng cao chất lượng sản phẩm giảm giá thành, tổ chức lại bộ máy kinh
doanh phù hợp … để bù đắp những mất mát cho công ty về giá cả, chiến
lược, mẫu mã.
2.2. Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân.
Đây là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nó
quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại, gam hàng … Doanh
nghiệp cần phải nắm bắt và nghiên cứu để làm sao phù hợp với sức mua,
thói quen tiêu dùng ở mức giá cả chấp nhận được. Bởi những yếu tố tác

pháp ngăn cấm mọi người kinh doanh bất hợp pháp, trốn thuế, buôn lậu …
xong nó cũng bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên tham gia kinh doanh.
Yếu tố chính trị là thể hiện sự điều tiết bằng pháp luật của Nhà nước đến các
hoạt động kinh doanh.
Để thành công trong kinh doanh các doanh nghiệp phải phân tích, dự
toán về chính trị và pháp luật cùng xu hướng vận động của nó, bao gồm:
- Sự ổn định về chính trị đường lối ngoại giao.
- Sự cân bằng các chính sách của Nhà nươc.
- Vai trò, chiến lược phát triển của Đảng và Chính phủ.
- Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của Chính phủ.
- Sự phát triển và quyết định bảo vệ người tiêu dùng.
- Hệ thống luật, sự hoàn thiện về hiệu lực thi hành.
2.6. Điều kiện tự nhiên.
Môi trường tư nhiên gồm các nhân tố:
Nhân tố thời tiết khí hậu, mùa vụ: Nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến
quy tình, tiến độ kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đặc biệt là doanh
nghiệp kinh doanh các mặt hàng đồ uống, nước giải khát, hàng nông sản,
thuỷ hải sản… Với những điều kiện thời tiết, khí hậu và mùa vụ nhất định
thì các doanh nghiệp phải có chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện đó. Và
khi yếu tố này không ổn định sẽ làm mất ổn định hoạt động kinh doanh và
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.
Nhân tố tài nguyên thiên nhiên: Nhân tố này chủ yếu ảnh hưởng đến
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Một khu vực có nhiều tài nguyên với trữ lượng lớn và có chất lượng tốt sẽ
ảnh hưởng và sẽ tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khai
thác. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất nằm trong khu vực này mà có nhu
cầu đến tài nguyên, nguyên vạt liệu cũng có ảnh hưởng đến việc nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
18
Nhân tố vị trí địa lý: Đây là nhân tố không chỉ tác động đến lợi thế của

Tổng số doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân.
19
Sức sản xuất của vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động đem lại
mấy đồng doanh thu thuần.
Sức sinh lợi của vốn =
Lợi nhuận thuần
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi
nhuận thuần hay lãi gộp trong kỳ.
b. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không
ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá sản xuất kinh doanh. Đẩy
mạnh tốc độ luân chuyển, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác
định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động người ta thường sử dụng các chỉ
tiêu sau:
Số vòng quay của vốn lưu động =
Tổng số doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân.
Chỉ tiêu này cho biết số vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ.
Nếu số vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại.
Thời gian của một vòng luân chuyển =
Lợi nhuận thuần
Sốvòngquaycủavốnlưuđộngtrong kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được
1 vòng. Thời gian một vòng (kỳ) luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân
chuyển càng lớn.
Hệsốđảmnhiệmvốnlưuđộng =
Vốn lưu động bình quân.
Tổng doanh thu thuần

Vốn chủ sở hữu
1.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động.
Tỷ lệ lao động gián tiếp =
Số cán bộ quản lý
Tổngsốlaođộnghiệncó
Mứclợinhuậnđạtđượctrênmộtlaođộng =
Lợinhuậnđạtđượctrongkỳ
Tổngsốlaođộnghiệncó
2. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh ở các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu.
- Chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu và nhập khẩu. Đây là chỉ tiêu quan trọng
nhất đối với các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.
- Chỉ tiêu so sánh giá nhập khẩu so với giá quốc tế. Trong trao đổi
ngoại thương, giá quốc tế là mức ngang giá chung. Các doanh nghiệp phải
lấy giá quốc tế làm tiêu chuẩn để so sánh với giá xuất nhập khẩu đã được
21
thực hiện. Qua đó có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của các hoạt động
xuất nhập khẩu về mặt đối ngoại.
- Chi tiêu so sánh doanh thu xuất khẩu tính ra đồng Việt Nam theo tỷ lệ
giá hiện hành của Ngân hàng Nhà nước với giá thành xuất khẩu ở trong
nước của từng mặt hàng, nhóm hàng, từng chuyến hàng, hay của từng thời
kỳ xuất khẩu khác nhau.
- Chỉ tiêu so sánh doanh thu bán hàng nhập khẩu ở trong nước, với chi
phí nhập khẩu tính ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hiện hành của Ngân hàng
Nhà nước của từng mặt hàng, nhóm hàng, từng chuyến hàng nhập khẩu.
- Chỉ tiêu so sánh giữa giá cả nhập khẩu của từng mặt hàng giữa các
khu vực thị trường. Qua đó có thể rút ra được lợi thế trao đổi với các khu
vực thị trường.
Ta có các chỉ tiêu cụ thể sau:
* Chỉ tiêu lợi nhuận ròng: Lợi nhuận ròng = Σ doanh thu - Σ chi phí.

Việt Nam là một ngành kinh tế có tính đặc thù: chở khách và các hình thức
vận tải khác phục vụ nhiệm vụ chính trị đặc biệt, phục vụ bay kinh tế quốc
dân, thăm dò địa chất, bay chụp ảnh… Ngành hàng không là một ngành có
kỹ thuật công nghệ cao, yếu tố đồng bộ khép kín cho một chuyến bay là hết
sức nghiêm ngặt, mục tiêu an toàn tuyệt đối là mục tiêu cao nhất của ngành
hàng không Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này ngoài yếu tố tinh thần,
trách nhiệm còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố vật chất, mua sắm trang thiết bị
phục vụ cho đại tu, sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, sân bay. Tuy nhiên, cho
đến nay, trình độ khoa học kỹ thuật của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu của ngành hàng không, do đó toàn bộ công cụ bay, thiết bị đảm bảo
bay đều phải nhập ngoại.
Trước năm 1986, ngành hàng không Việt Nam nhập máy bay, động
cơ, thiết bị phụ tùng mặt đất, sân bay, được quản lý thông qua Machino-
23
Import. Công ty này được Cục hàng không dân dụng Việt Nam uỷ thác nhập
toàn bộ các bộ phận nêu trên. Tuy nhiên, việc uỷ thác nhập khẩu này đã phát
sinh ra nhiều vấn đề do trình độ kỹ thuật chuyên ngành của cơ quan được uỷ
thác kém, nhiều trường hợp hàng hoá cung cấp không đúng chủng loại yêu
câù. Mặt khác, mọi sự thay đổi đều không thể liên hệ trực tiếp với bên nước
ngoài mà phải thông qua Machino-Import, gây ra nhiều bất lợi, cản trở tiến
trình hoạt động của ngành, việc uỷ thác xuất nhập cho công ty không có
nhiều kinh nghiệm dẫn đến hàng hoá cung cấp thường là với giá đắt, dịch vụ
kèm theo thường là không có hoặc không hợp lệ.
Nhận rõ nhu cầu của việc cần có một bộ phận chuyên đảm nhận công
tác xuất nhập khẩu thiết bị hàng không và căn cứ vào yêu cầu phát triển của
ngành hàng không dân dụng Việt Nam. Cục trưởng Cục hàng không dân
dụng Việt Nam đã ký quyết định số 197 TCHK ngày 1/6/1989 thành lập
Công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành và dịch vụ hàng không với tiền thân
là phòng vật tư kỹ thuật Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam trực
thuộc Bộ quốc phòng. Đến 7/1994 theo Quyết định số 1173/QĐ/TCCB-LĐ

Việt Nam ra Quyết định số 10/HKVN cho phép công ty được hạch toán độc
lập thì nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:
-Nhập uỷ thác máy bay, động cơ, thiết bị, phụ tùng, linh kiện lẻ cho
ngành hàng không Việt Nam.
-Ký kết thực hiện thanh lý hợp đồng đại tu máy bay, động cơ, trang
thiết bị, phụ tùng máy bay và thiết bị chuyên dùng cho ngành hàng không.
-Nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị có tư cách pháp nhân xăng, dầu
mỡ phục vụ cho các máy bay, trang thiết bị mặt đất và các phương tiện khác.
25

Trích đoạn Đặc điểm về mặt hàng và nhà cung cấp của cụng ty. Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoỏ Kết quả sản xuất kinhdoanh của cụng ty trong những năm gần đõy. TèNH HèNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIấU HIỆU QUẢ KINHDOAN HỞ CễNG TY
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status