HẠN CHẾ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY các DOANH NGHIỆP xây lắp tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI - Pdf 31

BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
---------------

NGUYỄN THỊ THU NHI

ĐỀ TÀI: “HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI”
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01

GVHD : TS. LÊ VĂN KHÂM

TP. HCM, tháng 03/2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.

NGƢỜI THỰC HIỆN LUẬN VĂN

NGUYỄN THỊ THU NHI


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn và sự cảm kích sâu sắc đến:
-


Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1

2.

Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................. 2

3.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................................. 2

4.

Phạm vi, đối tượng ..................................................................................................... 3

5.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 3

6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................. 3

7.

Bố cục của nghiên cứu ............................................................................................... 3

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................. 4
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN


Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ..................................................... 13

1.2.1.1.

Môi trường kinh tế ............................................................................ 13

1.2.1.2.

Quản lý vĩ mô của Nhà nước ............................................................ 14


1.2.1.3.

Môi trường pháp lý ........................................................................... 15

1.2.1.4.

Môi trường chính trị, xã hội .............................................................. 15

1.2.1.5.

Môi trường tự nhiên .......................................................................... 15

1.2.1.6.

Áp lực cạnh tranh .............................................................................. 16

1.2.2.


1.3. KINH NGHIỆM VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM Ở
MỘT SỐ NƢỚC ............................................................................................................... 24
1.3.1.

Kinh nghiệm của Mỹ ............................................................................. 24

1.3.2.

Kinh nghiệm của Trung Quốc ............................................................... 26

1.3.3.

Kinh nghiệm của một số nước phương Tây .......................................... 27

TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ....................................................................................................... 29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI .................................................... 30
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI ...................................................................................................... 30
2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁC DOANH
NGHIỆP XÂY LẮP TẠI BIDV QUẢNG NGÃI ........................................................ 31
2.2.1.

Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay các DNXL tại BIDV Quảng

Ngãi

............................................................................................................... 31



3.2.3.

Về công tác kiểm tra, giám sát khoản vay, tài sản thế chấp .................. 63

3.2.4.

Về mặt thông tin .................................................................................... 65

3.2.5.

Sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm chuyển giao rủi ro và đa dạng hóa

trong cho vay ......................................................................................................... 67
3.2.6.

Về xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề ............................................................... 68

3.2.7.

Một số giải pháp khác ............................................................................ 69

3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHNN VIỆT NAM VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ................................................................................................................................. 73
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ....................................................................................................... 75
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 78
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................................ 80
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................................ 85



DNXL

:

Doanh nghiệp xây lắp

RRTD

:

Rủi ro tín dụng

TCTD

:

Tổ chức tín dụng

MMTB

:

Máy móc thiết bị

TSĐB

:

Tài sản đảm bảo


Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 10/11/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 2052/QĐ-

TTg về việc phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm
2020. Một trong những mục tiêu quan trọng của quyết định này là chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, tạo nền tảng để trở thành tỉnh công nghiệp - dịch
vụ vào năm 2020.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng để đạt được mục tiêu đề ra ở trên chính
là việc đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh. Điều này, mang lại nhiều cơ
hội cho các doanh nghiệp xây lắp và các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh, nhất
là những ngân hàng chuyên cho vay trong lĩnh vực này. Tuy vậy, áp lực cạnh tranh,
giành giật thị phần giữa của các ngân hàng vẫn không hề giảm mà ngày càng diễn ra
gay gắt do sự phát triển mạnh mẽ của số lượng các ngân hàng trên địa bàn tỉnh trong
những năm gần đây. Nguy cơ nới lỏng các điều kiện cho vay để thu hút khách hàng là
điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, tình hình khó khăn, bất ổn của nền kinh tế trong thời
gian qua làm cho nhiều DNXL rơi vào tình cảnh khó khăn và phá sản. Chính những
điều này đã làm cho rủi ro tín dụng tiềm ẩn rất cao khi cho vay đối tượng doanh
nghiệp này.
Các DNXL từ lâu vốn dĩ là đối tượng khách hàng truyền thống của Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh Quảng Ngãi nói riêng.
Dư nợ cho vay các doanh nghiệp này luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng dư
nợ tín dụng tại Chi nhánh. Đây cũng là đối tượng khách hàng mang lại nguồn thu lớn
cho Chi nhánh.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của DNXL trên
tổng dư nợ cho vay DNXL có xu hướng cao hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của
toàn Chi nhánh. Thực tế này cho thấy rủi ro tín dụng tiềm ẩn trong lĩnh vực cho vay
truyền thống của ngân hàng đang có xu hướng cao hơn so với các ngành nghề khác. Vì
vậy, làm thế nào vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay các khách hàng
truyền thống của Chi nhánh vừa hạ n c hế đ ế n mức th ấp n hấ t c ác rủi ro tín dụng


Đề tài : „Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy‟
(2007) của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung, Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
-

Đề tài: “Kiểm soát và tài trợ rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh

ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng”
(2012) của tác giả Lương Khắc Trung Trường Đại học Đà Nẵng.
-

Đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng

TMCP Công thương Bắc Đà Nẵng” (2013) của tác giả Đào Thị Thành Thủy, Trường
Đại học Đà Nẵng.
3.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm những mục tiêu cơ bản:
-

Phân tích và đánh giá thực trạng về rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh

hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay các DNXL tại BIDV Quảng Ngãi để tìm ra
đâu là nhân tố chủ yếu làm tăng rủi ro tín dụng trong cho vay các DNXL tại BIDV
Quảng Ngãi.
2



hàng và làm cơ sở để phát triển các công trình nghiên cứu có liên quan.
Trên cơ sở kết hợp lý luận và thực tiễn, nghiên cứu, đề xuất các biện pháp góp
phần hạn chế rủi ro trong cho vay các DNXL để có thể làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ
xấu, giúp Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ngãi
ngày càng phát triển vững mạnh hơn.
7.

Bố cục của nghiên cứu
Đề tài được trình bày trong 3 chương:
-

Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại

NHTM.
-

Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay các DNXL tại BIDV

Quảng Ngãi.
-

Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay các DNXL tại BIDV

Quảng Ngãi.

3


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG


mức rủi ro mà mình phải chấp nhận. Ngân hàng sẽ hoạt động và phát triển tốt nếu như
mức rủi ro là hợp lý, kiểm soát được và nằm trong phạm vi khả năng nguồn tài chính
và năng lực tín dụng của mình.
1.1.2. Các loại rủi ro tín dụng
Tùy thuộc vào cách thức phân loại mà rủi ro tín dụng được chia thành nhiều
loại khác nhau:


Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh

Rủi ro danh mục: là loại hình rủi ro phát sinh trong quản lý danh mục cho vay
của ngân hàng. Rủi ro danh mục là loại rủi ro vừa mang tính chủ quan, lại vừa tác
động của các nhân tố khách quan. Rủi ro danh mục bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập
trung.
-

Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính

riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát
từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
-

Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều

đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một
ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một
loại hình cho vay có rủi ro cao.
Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát
sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá

được vốn vay, những tổn thất xảy ra trong trường hợp này người ta gọi đó là rủi ro
không hoàn trả nợ đúng hạn. Rủi ro này có thể chia ra thành rủi ro do quá hạn lãi, gốc,
cả lãi và gốc.
Rủi ro mất vốn: là rủi ro xảy ra trong trường hợp người đi vay không có khả
năng hoàn trả đủ nợ cho ngân hàng hoặc đã mất khả năng chi trả. Do vậy ngân hàng
phải thanh lý tài sản của khách hàng để thu nợ.


Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh rủi ro

Rủi ro đặc thù: Rủi ro tín dụng xảy ra ở một người vay cụ thể do những đặc
điểm cá biệt của người vay đó. Ví dụ như: rủi ro phát sinh do đặc thù của phương án,
dự án của người vay, người vay đột ngột qua đời,…
Rủi ro hệ thống: Rủi ro tín dụng phát sinh do bối cảnh chung của nền kinh tế
hoặc những điều kiện vĩ mô tác động lên toàn bộ các người vay, chẳng hạn rủi ro phát
sinh từ sự khủng hoảng của nền kinh tế hay do thiên tai, địch họa,…
1.1.3. Sự cần thiết phải hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại
Xuất phát từ đặc điểm rủi ro tín dụng mang tính tất yếu, luôn luôn tồn tại và gắn
liền với hoạt động tín dụng, chúng ta phải luôn tìm cách hạn chế chứ không thể triệt
tiêu hoàn toàn. Rủi ro tín dụng khi xảy ra sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với ngân hàng
và nền kinh tế, cụ thể:
-

Đối với Ngân hàng: Rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng sẽ không thu hồi

được hoặc thu hồi không đầy đủ gốc và lãi, trong khi đó ngân hàng vẫn phải trả lãi cho
số tiền huy động, sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng. Nếu đây đơn thuần là những
khoản vay nhỏ, ngân hàng có thể sử dụng lợi nhuận hoặc vốn tự có của mình để bù đắp
rủi ro. Tuy nhiên, nếu là những khoản vay lớn hoặc xảy ra hàng loạt thì sẽ đẩy ngân
hàng đến tình trạng mất khả năng thanh khoản. Điều này sẽ làm giảm sút niềm tin của

trong đó có những ngân hàng rất lớn tồn tại từ lâu đời như ngân hàng Lehman
Brothers1, ngân hàng Washington Mutual2, ngân Colonial3…mà nguyên nhân cũng là
do rủi ro tín dụng trong cho vay mua nhà trả góp. Từ đó, gây ra những bất ổn về kinh
tế - xã hội như hàng loạt các doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô hoặc bị phá sản, thất
nghiệp, tiêu dùng giảm…
Rõ ràng, rủi ro tín dụng có thể gây ra những thiệt hại to lớn, không lường trước
được đối với kinh tế - xã hội của một quốc gia, nên việc hạn chế rủi ro tín dụng là hết
sức cần thiết.
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại
1.1.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá
hạn. Ngoài ra, để đảm bảo quản lý chặt chẽ, theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày
21/01/23 của Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương
pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
1
2
3

Lehman Brothers là ngân hàng lớn thứ 4 của Mỹ, được thành lập vào năm 1850
Washington Mutual là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Mỹ
Colonial là ngân hàng lớn thứ 2 bang Alabama của Mỹ

7


được phân loại theo thời gian thành các cấp độ như sau :
 Nợ nhóm Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
-


gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
+

Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật

các tổ chức tín dụng; (Điều 126 luật các tổ chức tín dụng theo phụ lục 2)
+

Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật các

tổ chức tín dụng; (Điều 127 luật các tổ chức tín dụng theo phụ lục 2)
+

Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật các tổ

chức tín dụng; (Điều 128 luật các tổ chức tín dụng theo phụ lục 2)
+

Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;

+

Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3

Điều 10 của thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước
(Theo phụ lục 1)
+

Nợ phải phân loại vào nhóm 3 căn cứ kết quả thanh tra, giám sát và


+

Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật các

tổ chức tín dụng; (Điều 127 luật các tổ chức tín dụng theo phụ lục 2)
+

Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật các tổ

chức tín dụng; (Điều 128 luật các tổ chức tín dụng theo phụ lục 2)
+

Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo

kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
+

Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3

Điều 10 thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước;
(Theo phụ lục 1)
+

Nợ phải phân loại vào nhóm 4 căn cứ kết quả thanh tra, giám sát và

thông tin tín dụng có liên quan, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc đánh giá, phân loại lại các khoản
nợ cụ thể và trích lập dự phòng đầy đủ, phù hợp với mức độ rủi ro của các khoản nợ
đó.
 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:


các tổ chức tín dụng; (Điều 126 luật các tổ chức tín dụng theo phụ lục 2)
+

Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật các

tổ chức tín dụng; (Điều 127 luật các tổ chức tín dụng theo phụ lục 2)
+

Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật các tổ

chức tín dụng; (Điều 128 luật các tổ chức tín dụng theo phụ lục 2)
+

Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo

kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
+

Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi

trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
+

Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công

bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa
vốn và tài sản;
+


Theo quy định tại thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân
hàng Nhà nước thì nợ xấu thuộc các nhóm 3, 4 và 5; trong đó:
-

Nợ nhóm 3 hay còn gọi là nợ dưới tiêu chuẩn,

-

Nợ nhóm 4 hay còn gọi là nợ nghi ngờ,

-

Nợ nhóm 5 hay còn gọi là nợ có khả năng mất vốn.

Tại Việt Nam, nợ xấu bao gồm những khoản nợ quá hạn có thể hoặc không thể
thu hồi, nợ liên quan đến các vụ án chờ xử lý và những khoản nợ quá hạn không được
Chính phủ xử lý rủi ro.
Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thể
đòi,…) là những khoản nợ mang các đặc trưng:
-

Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam

kết này đã hết hạn;
-

Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có

khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi;
-


nhánh văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Ngoài ra các TCTD có tỷ lệ nợ xấu trên 3% được xem là báo động và theo Nghị
định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và
hoạt động của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, thì các tổ
chức tín dụng này phải thực hiện bán nợ cho công ty quản lý tài sản, nếu không sẽ
được Ngân hàng Nhà nước xem xét, áp dụng các biện pháp:
+

Tiến hành thanh tra hoặc yêu cầu TCTD thuê công ty kiểm toán hoặc tổ

chức định giá độc lập đánh giá lại chất lượng và giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn
điều lệ của tổ chức tín dụng đó. Khoản chi phí kiểm toán, định giá tất nhiên do TCTD
thanh toán.
+

Dựa trên cơ sở kết quả thanh tra, định giá và kiểm toán độc lập, TCTD

phải bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của TCTD ở mức
an toàn; thực hiện trích lập dự phòng rủi ro và tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định
của NHNN; cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo phương án được NHNN phê duyệt.
Tương tự như nợ quá hạn, nợ xấu cũng được đánh giá qua các chỉ tiêu như trên.
1.1.4.3. Chỉ tiêu hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng đối với DNXL trong
tài sản có, khoản mục tín dụng đối với DNXL trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận
sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay
DNXL của ngân hàng được chia thành 03 nhóm :
-




Tỷ số này phản ảnh mức độ mất vốn trong tổng dư nợ cho vay DNXL.

1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO
VAY DOANH NGHIỆP
1.2.1. Các nhân tố thuộc môi trƣờng vĩ mô
Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho
vay các DNXL như môi trường chính trị, pháp luật, kinh tế (tỷ giá hối đoái, lạm phát,
lãi suất…), vấn đề công nghệ, áp lực cạnh tranh, môi trường tự nhiên…
1.2.1.1. Môi trƣờng kinh tế
Sự ổn định hay bất ổn định của nền kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt
động của các doanh nghiệp và các NHTM, đồng thời tác động trực tiếp rủi ro tín dụng.
Trong điều kiện nền kinh tế mở, hội nhập, nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới có
mối liên hệ mật thiết với nhau nên sự ổn định kinh tế không phải của riêng từng quốc
gia mà còn bị ảnh hưởng, tác động bởi các quốc gia khác.
Các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng, tỷ giá hối đoái, lãi suất,
tốc độ tăng trưởng,… ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro tín dụng. Bởi lẽ, khi một nền kinh
tế có tỷ lệ lạm phát cao làm cho lãi suất vay ngân hàng tăng lên, lúc này làm cho các
doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng hoặc sẽ
13


phải chấp nhận lãi suất vay cao. Đó là chưa kể các chi phí đầu vào tăng lên do ảnh
hưởng của lạm phát, giá hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn làm giảm khả năng cạnh tranh
so với hàng hóa của các quốc gia khác. Thêm vào đó, nếu tỷ giá hối đoái không ổn
định, sẽ tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Điều hiển nhiên là
khi nền kinh tế bất ổn, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi
ro sẽ làm tăng rủi ro tín dụng của các NHTM. Ngược lại, nếu nền kinh tế ổn định, lạm
phát được kiểm soát tốt, tỷ giá và lãi suất ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt, sản

động đến hoạt động kinh doanh như hệ thống pháp luật, các biện pháp thực thi và chấp
hành nghiêm chỉnh luật của các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường. Trong
hoạt động ngân hàng, song song với hoạt động mang tính kỹ thuật nghiệp vụ của
ngành ngân hàng thì các hoạt động mang tính pháp lý như ký kết hợp đồng tín dụng,
hợp đồng thế chấp,… cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, luôn tiến hành dựa
trên các quy định pháp luật, hay nói cách khác bị giới hạn trong khuôn khổ pháp luật.
Do đó, nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, hay thay đổi hoặc có nhiều kẽ hở, sẽ
làm cho hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp lợi dụng khe hở để
lách luật, sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng. Ngược
lại nếu hệ thống pháp luật đáp ứng và phù hợp với thực tế sẽ giúp cho hoạt động kinh
doanh được tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao.
1.2.1.4. Môi trƣờng chính trị, xã hội
Yếu tố chính trị và xã hội tác động tới hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Chúng ta đã từng chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế của Thái Lan khi có đảo chính
trong nội bộ chính phủ; khi mà tình hình chính trị bất ổn làm xáo trộn mọi vấn đề
trong xã hội và cả các hoạt động tín dụng tại ngân hàng, làm giảm niềm tin của các nhà
đầu tư, các đối tác buôn bán nước ngoài. Tình trạng này gây khó khăn cho các doanh
nghiệp sản xuất, như vậy khả năng trả nợ cho ngân hàng cũng giảm sút theo. Vì vậy
rủi ro tín dụng xảy ra khi tình hình chính trị bất ổn là rất cao. Bên cạnh đó, các yếu tố
về đạo đức xã hội, trình độ dân trí… cũng ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng nói
chung và rủi ro tín dụng nói riêng.
1.2.1.5. Môi trƣờng tự nhiên
Mặc dù khi cấp tín dụng ngân hàng đã tuân thủ đúng các quy trình, quy định
cho vay và bên vay cũng nghiêm túc chấp hành các điều kiện nhưng rủi ro tín dụng
vẫn có thể phát sinh do những nguyên nhân bất khả kháng, không thể lường trước
được của môi trường tự nhiên như: thiên tai, dịch bệnh, bão lũ, hỏa hoạn, hạn hán…
làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy khi
môi trường tự nhiên không thuận lợi, thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Điều này
15


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status