Chiến lược mở rộng thị trường của công ty kinh doanh than Hà Nội đến năm 2015 - Pdf 32

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế quốc tế hóa nền kinh tế toàn cầu, cùng với sự hội nhập và
hợp tác của các nền kinh tế trên thế giới, kinh tế nước ta đang ngày càng phát
triển. Môi trường kinh tế thuận lợi và nhiều cơ hội rộng mở là nguyên nhân và
động lực cho sự phát triển của tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên chính sự phát
triển đó là nguyên nhân của cạnh tranh, của sự thành đạt và của sự đào thải.
Chậm chân hơn so với các ngành kinh tế khác, ngành than Việt Nam mới thực
sự bị cuốn vào cơ chế thị trường vài năm nay, và đến nay sự cạnh tranh đang
được hình thành trong ngành than. Được may mắn thực tập tại Công ty kinh
doanh than Hà Nội, nhận ra vai trò ngày càng được khẳng định của thị trường và
những áp lực cạnh tranh mà thị trường mang đến cho Công ty, nhận thức được
sự cần thiết của thị trường cho sự tồn tại và phát triển của Công ty trong thời
gian sắp tới, dưới sự chỉ dẫn tận tình của thày giáo, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng
và Trưởng phòng tổ chức hành chính Công ty kinh doanh than Hà Nội, anh
Nguyễn Văn Giang, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Chiến lược mở rộng thị
trường của Công ty kinh doanh than Hà Nội đến năm 2015”
Mục đích của đề tài là đưa ra bản chiến lược mở rộng thị trường, tăng thị
phần và lợi nhuận của Công ty đến năm 2015 nhằm tạo lập sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp trong tương lai.
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tối đã được sự quan tâm, giúp đỡ và
chỉ dạy tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng. Tuy nhiên do thời gian thực tập
quá ngắn, cộng với những giới hạn về kinh nghiệm và kiến thực nên chuyên đề
này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các
thày cô, các anh chị trong Công ty kinh doanh than Hà Nội và các bạn để chuyên
đề của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!!!
1
PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập
trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường với những đặc trưng về cạnh tranh

của con người, tất cả mọi hoạt động, mọi máy móc, mọi công nghệ tiên tiến hiện
đại đều được duy trì bằng điện. Thế nhưng điện lại được sản xuất ra từ than. Nói
như thế mới thấy hết tầm quan trọng của than là như thế nào. May mắn là đất
nước ta lại có một nguồn tài nguyên than với trữ lượng vô cùng lớn, là điều đáng
mơ ước của tất cả các quốc gia khác, nó không chỉ đủ nuôi sống tất cả các ngành
công nghiệp trong nước mà hàng năm ngành than còn xuất khẩu khoảng 50%
sản lượng khai thác được ra nước ngoài. Chính vì vai trò quan trọng của than đối
với nền kinh tế mà ngành than rất được nhà nước quan tâm và phát triển. Nó và
ngành công nghiệp sản xuất điện, xi măng và hóa chất được coi là các ngành
kinh tế trọng điểm của nước ta trong thời kỳ phát triển. Trong thời kỳ kinh tế kế
hoạch hóa tập trung, việc khai thác và cung ứng than cho các ngành khác do cơ
quan nhà nước quản lý và điều tiết. Từ khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường
cho đến năm 1994, nhà nước giao quyền quản lý hoạt động của ngành than cho
Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam( TKV) ( trước kia là Tổng công ty than
Việt Nam). Tuy nhiên nhằm tạo cân bằng cho sự phát triển tổng thể nền kinh tế
và tận dụng tài nguyên thiên nhiên sẵn có của đất nước, Nhà nước vẫn điều tiết
giá cả than cung cấp cho một số ngành công nghiệp trọng yếu như sản xuất điện,
xi măng, hóa chất, giấy… tức là ngành than có nhiệm vụ cung cấp than cho các
ngành này một cách đầy đủ và kịp thời với giá thỏa thuận giữa các bên co sự phê
duyệt của Nhà nước. Gía bán than cho các ngành này thường thấp hơn giá bán
trên thị trường và giá xuất khẩu rất nhiều. Chính điều này tạo nên một nét đặc
thù cho ngành than đó là giá than bán cho các nhóm khách hàng khác nhau là
không đồng nhất.
Một điểm đặc thù nữa trong ngành than đó là mối liên hệ chặt chẽ giữa
các doanh nghiệp trong ngành than về thị trường, nguồn cung, đơn giá, nguồn
3
vốn… Tất cả các doanh nghiệp trong ngành than đều thuộc thẩm quyền quản lý
của Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam. Hơn nữa, trước kia mỗi doanh
nghiệp từ khi thành lập đã được phân chia vùng thị trường cả đầu vào lẫn đầu ra
nhất định và chỉ hoạt động trong vùng thị trường đó mà không lấn chiếm sang

cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, không để các đối thủ khác lấn át bằng cách tận
dụng các cơ hội mà nền kinh tế đem lại.
Như vậy có thể cụ thể mục tiêu nghiên cứu của đề tài này như sau: đầu
tiên đó là sự phân tích các điều kiện bên trong và bên ngoài tác động đến hoạt
động kinh doanh của Công ty kinh doanh than Hà Nội để có được cái nhìn tổng
quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty nói riêng và ngành than nói
chung. Tiếp theo, dựa vào các kết quả nghiên cứu và phân tích đó để đưa ra một
chiến lược bao gồm các định hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm mở rộng thị
trường tiêu thụ của Công ty kinh doanh than Hà Nội đến năm 2015.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài xoay quanh vấn đề làm thế nào để mở rộng thị trường cho Công ty
kinh doanh than Hà Nội trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, vì vậy đối tượng
nghiên cứu chính là Công ty kinh doanh than Hà Nội và hoạt động kinh doanh
của Công ty đặt trong sự tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường kinh tế vĩ
mô và các yếu tố môi trường ngành, xác định được điểm mạnh, điểm yếu của
Công ty, nhận biết những cơ hội và thách thức có thể gặp phải trong thời gian tới
để ước tính và dự báo một số mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu cho năm 2015.
5
PHẦN B: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MỞ
RỘNG THỊ TRƯỜNG
1.1. Khái niệm về thị trường
1.1.1. Khái niệm
Thị trường là một phạm trù kinh tế tổng hợp và khách quan, nó gắn liền
với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, là điều kiện quyết định cho sự tồn
tại và phát triển của một doanh nghiệp.
Thị trường của một doanh nghiệp bao gồm cả thị trường đầu vào và thị
trường đầu ra. Thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cho sản xuất ( nguyên vật
liệu, vốn, nhân lực), thị trường đầu ra là nơi doanh nghiệp cung ứng hàng hóa
cho khách hàng, thị trường này bao gồm các khách hàng tiêu dùng sản phẩm của

hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó. Như vậy quy mô thị trường
phụ thuộc vào số người có nhu cầu và có khả năng thỏa mãn nhu cầu đó thông
qua trao đổi. Theo quan điểm này, thị trường có tính chất cụ thể hơn, có thể đo
đếm, ước lượng, so sánh được.
Đối với mục tiêu của mà các doanh nghiệp đang theo đuổi hiện nay là thị
phần và lợi nhuận thì cách tiếp cận thị trường theo quan điểm của Philip Kotler
là thích hợp và được ưa chuộng hơn cả. Vì vậy trong đề tài nghiên cứu này của
mình, tôi chỉ xin được đề cập đến quan điểm thị trường dưới góc độ Marketing.
Theo quan điểm này người ta hiểu thị trường chính là khách hàng.
Theo quan điểm Marketing, thị trường được phân chia thành nhiều đối
tượng: thị trường tổng thể, thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu. Thị trường
tổng thể bao gồm những khách hàng là toàn bộ số người cư trú trong một không
gian nhất định, họ có những nhu cầu mua, đặc tính mua và sức mua khác nhau,
vì vậy thị trường tổng thể có số lượng khách hàng rất lớn. Số lượng khách hàng
này được phân chia thành nhiều nhóm theo nhu cầu, sức mua và khả năng mua
khác nhau. Một hoặc nhiều trong số các nhóm đó trở thành thị trường tiềm năng
7
của doanh nghiệp, một hoặc nhiều số khác là thị trường mục tiêu của doanh
nghiệp đó. Tức là trong thị trường tổng thể bao gồm cả thị trường tiềm năng và
thị trường mục tiêu. Thị trường tiềm năng là thị trường bao gồm một hoặc nhiều
nhóm khách hàng có nhu cầu, đặc tính mua và sức mua mà doanh nghiệp trong
một tương lai gần nào đó mong muốn và có khả năng thỏa mãn. Thị trường mục
tiêu là thị trường bao gồm một hoặc vài nhóm khách hàng mà doanh nghiệp đã
lựa chọn để thỏa mãn nhu cầu dựa trên một quy trình nghiên cứu thận trọng về
nhu cầu, sức mua, khả năng mua của thị trường có sự tương đồng và hợp nhất
với khả năng tài chính, năng lực sản xuất, quản lý và các điều kiện kinh tế vĩ mô
và vi mô khác. Như vậy, thị trường mục tiêu là thị trường mà doamh nghiệp
đang chiếm lĩnh và phục vụ, còn thị trường tiềm năng là thị trường mà doanh
nghiệp đang hướng tới, mong muốn và có khả năng chiếm lĩnh.
Nói như thế nghĩa là, trong một thị trường tổng thể bao giờ cũng bao gồm

phương tiện cho lưu thông hàng hóa, cung cấp khách hàng cho quá trình tiêu thụ
sản phẩm. Doanh thu và lợi nhuận vừa là động lực vừa là nguồn sống của doanh
nghiệp.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào bước chân vào nền kinh tế cũng đều mong
muốn ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. Muốn được vậy doanh nghiệp phải
không ngừng đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ. Quy mô
của một doanh nghiệp phụ thuộc vào thị phần của doanh nghiệp đó trên thị
trường, tức là phụ thuộc vào quy mô thị trường, quy mô thị trường càng lớn thì
doanh nghiệp càng phát triển và ngược lại. Như vậy thị trường vừa là tiêu thức
đánh giá lại vừa là phương thức phát triển của doanh nghiệp.
Tóm lại, đối với một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường,
khi mà mục tiêu thị phần và lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu thì thị trường
có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là môi
trường nuôi sống doanh nghiệp.
9
1.2. Tổng quan về công tác mở rộng thị trường
Ở phần trước chúng ta đã biết đến tầm quan trọng của thị trường đối với
sự tồn tại của một doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để không những chỉ tồn tại mà
còn ngày càng phát triển vững mạnh trên thị trường? Đó cũng chính là mục tiêu
mà bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường đã và đang nỗ lực theo
đuổi. Vì vậy không ngạc nhiên là tất cả các doanh nghiệp đều hiểu rằng muốn
phát triển thì phải bán nhiều hàng hóa, nâng cao thị phần, mở rộng quy mô sản
xuất, và để được vậy thì ai cũng hiểu công việc cần làm là mở rộng thị trường.
1.2.1. Quan niệm về mở rộng thị trường
Điều đầu tiên cần biết về mở rộng thị trường, đó không đơn giản chỉ là
một thuật ngữ hay một hành động đơn giản mà là một công việc phức tạp đòi
hỏi phải tiêu tốn thời giờ, công sức và tiền của, đó là cả một quá trình dài chứ
không phải là một công việc ngày một ngày hai. Để thực hiện mở rộng thị
trường, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch cụ thể với các phương hướng và giải
pháp và được thực hiện trong dài hạn một cách thường xuyên liên tục. Vì vậy

trường cũng được thực hiện theo nhiều phương thức và nội dung khác nhau. Tuy
nhiên có thể tổng quan nội dung của công tác mở rộng thị trường bao gồm hai
nội dung sau:
Thứ nhất là mở rộng thị trường theo chiều rộng: Mở rộng thị trường theo
chiều rộng là việc làm tăng quy mô thị trường, tăng số lượng khách hàng của
doanh nghiệp bằng cách tìm kiếm các khách hàng mới có cùng nhu cầu, thị hiếu
và có khả năng mua sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung ứng. Muốn vậy
doanh nghiệp phải thực hiện mở rộng mức độ bao phủ sản phẩm sang các vùng
thị trường mới. Tức là doanh nghiệp sẽ thực hiện mở rộng không gian thị
trường, mang sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp đến các vùng dân cư mới,
cung ứng sản phẩm này cho những nhóm người mua có nhu cầu và thị hiếu
tương tự với khách hàng ở vùng thị trường cũ. Mục tiêu của doanh nghiệp là
phục vụ nhu cầu của một nhóm khách hàng cố định trên các vùng địa lý khác
nhau.
11
Mở rộng thị trường theo chiều rộng có ưu điểm giúp doanh nghiệp tăng
lượng khách hàng mà không tốn kém chi phí nghiên cứu và cải tiến sản phẩm,
cải tiến công nghệ, tuy nhiên nó lại có nhược điểm là tiêu tốn chi phí trong
nghiên cứu thị trường, chi phí phân phối sản phẩm( tăng cường đại lý, mở rộng
quy mô sản xuất và vùng sản xuất), sản phẩm của doanh nghiệp dễ bị thất sủng
vì không được cải tiến theo sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng và trở thành
lỗi thời, hơn nữa sự khác biệt về văn hóa, điều kiện tự nhiên và xã hội cũng gây
nhiều khó khăn trong quá trình xâm nhập và phân phối sản phẩm của doanh
nghiệp.
Thứ hai là mở rộng thị trường theo chiều sâu: Mở rộng theo chiều sâu là
việc làm tăng quy mô thị trường, tăng số lượng khách hàng của doanh nghiệp
bằng cách tìm kiếm những khách hàng mới trong chính vùng thị trường hiện tại
của mình mà không phải mở rộng không gian địa lý. Muốn vậy doanh nghiệp
phải thực hiện tăng cường mật độ bao phủ sản phẩm của công ty trên vùng thị
trường hiện tại nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của thị hiếu của khách hàng.

Lợi nhuận= Tổng doanh thu- Tổng chi phí
Không giống như tổng doanh thu, lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu
sau khi trừ đi tất cả các chi phí, nó là mục tiêu cuối cùng mà các doanh nghiệp
theo đuổi nên tất yếu của việc mở rộng thị trường là phải tăng lợi nhuận, vì vậy
khi xét đến một phương án mở rộng thị trường phải xem xét xem doanh thu có
đủ để bù đắp phần chi phí để thu lợi nhuận hay không. Lợi nhuận thu được càng
cao chứng to phương án mở rộng thị trường càng hiệu quả.
1.2.3.3. Thị phần
Tiếp theo là chỉ tiêu thị phần, như đã nói ở trên thị phần và lợi nhuận là
mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều
mong muốn đạt được. Lợi nhuận là mục tiêu có giá trị cụ thể, còn thị phần là mụ
tiêu mang giá trị vô hình. Thị phần đươc hiểu theo nghĩa đơn giản là phần thị
trường mà doanh nghiệp đó đang chiếm lĩnh.
13
Thị phần đươc đo bằng hai con số là thị phần tương đối và thị phần tuyệt
đối. Thị phần tuyệt đối được tính theo công thức dưới đây:
Thị phần= Doanh số bán hàng của doanh nghiệp/Tổng doanh số thị trường
Hoặc:
Thị phần= Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/ Tổng sản phẩm tiêu thụ thị
trường
Thị phần tuyệt đối phản ánh lượng sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh
nghiệp trên thị trường so với tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường đó.
Thị phần tương đối được tính bằng công thức như sau:
Thị phần tương đối= thị phần tuyệt đối của doanh nghiệp/ thị phần tuyệt
đối của đối thủ cạnh tranh
Thị phần tương đối giúp doanh nghiệp so sánh được sản lượng tiêu thụ
của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên một thị trường.
Từ việc so sánh thị phần tương đối và tuyệt đối của các doanh nghiệp với
nhau sẽ tìm ra đâu là doanh nghiệp lớn mạnh nhất. Thị phần của một doanh
nghiệp phản ánh sức mạnh, uy tín và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Vì

khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp giành lợi thế cạnh
tranh về cho mình.
Tất cả các quan điểm kể trên của các nhà kinh tế học nổi tiếng đều gặp
nhau ở một điểm: Chiến lược xác định mục tiêu và đưa ra phương án đạt được
các mục tiêu đó dựa trên việc xác định và phân bổ các nguồn lực sẵn có. Hai
điểm cần nhấn mạnh ở đây chính là mục tiêu của doanh nghiệp và nguồn lực
hiện có của doanh nghiệp. Nguồn lực bao gồm nhân lực( con người), vật
lực( nguyên vật liệu, cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị..,) và tài lực( nguồn vốn).
Các điều kiện về nguồn lực nay phụ thuộc và khả năng và năng lực của doanh
15
nghiệp. Sự phân bổ hợp lý nguồn lực giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền
vững và lâu dài.
1.3.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp cùng với kế hoạch kinh doanh
là những công cụ kế hoạch hóa rất cần thiết và hữu ích cho sự phát triển của
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường bởi các tác dụng to lớn của nó.
Thứ nhất, chiến lược giúp doanh nghiệp ứng phó với môi trường. Mỗi
doanh nghiệp đều được đặt trong một môi trường cụ thể, chịu tác động của rất
nhiều nhân tố như đặc điểm dân cư, văn hóa, xã hội và kinh tế khác nhau. Môi
trường này luôn luôn biến động và không phải lúc nào cũng có xu hướng giống
nhau, có khi nó là tích cực, có khi nó lại là tiêu cực, nên đôi khi nó mang đến cơ
hội, nhưng đôi khi nó lại tạo ra thách thức. Chiến lược giúp doanh nghiệp nhìn
nhận những tác động, nhận biệt các cơ hội và thách thức để có thể kịp thời ứng
phó, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển thuận lợi hơn.
Thứ hai, chiến lược giúp doanh nghiệp hướng tới mục tiêu xác định. Mỗi
doanh nghiệp thường có rất nhiều tham vọng và mong muốn cùng một lúc đạt
được tất cả các tham vọng đó nhưng thường thì điều đó là không thể vì những
giới hạn về nguồn lực. Chiến lược như đã nói ở trên là công cụ giúp doanh
nghiệp xác định quy mô nguồn lực mình đang có, xác định các mục tiêu cần đạt
được, mục tiêu nào cần đạt trươc, mục tiêu nào phải để sau, từ đó phân bổ

+ Bước 4: Tổ chức thực hiện chiến lược
Câu hỏi đặt ra là “Doanh nghiệp sẽ làm như thế nào?”, đưa ra cách thức
thực hiện các chương trình hành động, thực hiện theo dõi, giám sát và thực hiện
chiến lược đảm bảo chiến lược được thực hiện đúng đắn và hợp lý.
Đây là một quy trình chuẩn để hoạch định một chiến lược kinh doanh. Bất
kỳ một bước nào trong quy trình cũng đều rất quan trọng, trả lời cho từng câu
hỏi trên sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về bản thân mình cũng như những gì
mà mình phải đối mặt, nên đặt ra mục tiêu gì trong thời gian tới và biết được
mình phải làm những gì để có thể đạt được mục tiêu đó.
17
1.3.2. Chiến lược mở rộng thị trường
1.3.2.1. Khái niệm
Chiến lược mở rộng thị trường là một chiến lược nhằm ứng phó với sự
thay đổi của môi trường khi mà thị trường của doanh nghiệp đang có nguy cơ
hoặc đang bị thu hẹp dần do đối thủ cạnh tranh hoặc do thay đổi của môi trường
kinh doanh( của ngành và của nền kinh tế) nhằm mở rộng quy mô thị trường
trong một khoảng thời gian nhất định dựa trên những thế mạnh nguồn lực sẵn
có.
Kết quả của chiến lược mở rộng thị trường được đo bằng các chỉ tiêu như
doanh thu, lợi nhuận, thị phần mạng lưới phân phối sản phẩm. Mục tiêu của
chiến lược là tăng số lượng khách hàng tiêu thụ sản phẩm, tăng sản lượng tiêu
thụ từ đó làm tăng các chỉ tiêu trên. Hoạch đinh chiến lược thực chất là xác định
khả năng về thị trường và nguồn lực của doanh nghiệp, từ đó tìm ra các giải
pháp để tăng lượng khách hàng của doanh nghiệp.
Chiến lược mở rộng thị trường của một doanh nghiệp có thể kết hợp cả
hai nội dung: mở rộng theo chiều rộng và mở rộng theo chiều sâu.
1.3.2.2. Nội dung chiến lược
Như đã nói ở trên, chiến lược mở rộng thị trường của doanh nghiệp là
việc xác định phương hướng và quy mô của thị trường cần đạt đến, dựa trên cơ
sở các thế mạnh và nguồn lực sẵn có để xác định phương pháp giành được mục

tiến và hiện đại hóa, ngành dich vụ được da dạng hóa và có sức phát triển mạnh
mẽ. Tuy nhiên nền kinh tế ngày càng phát triển cũng kéo theo những hậu quả
đáng cảnh báo đó là sự hao hụt tài nguyên với tốc độ khủng khiếp hơn dự báo
gấp nhiều lần, không dừng lại ở đó nhu cầu về các loại tài nguyên này còn ngày
càng tăng cao trong tương lai vì chưa tìm được nguyên liệu thay thế trong khi tài
nguyên hiện có đang dần cạn kiệt. Vì vậy mà giá của các loại nguyên liệu, nhiên
liệu từ tự nhiên ngày càng tăng cao, cụ thể là xăng dầu, than… là những loại
nguyên liệu quan trọng của công nghiệp. Những biến động này tác động rất
nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành than
nói chung và Công ty kinh doanh than Hà Nội nói riêng, nguyên nhân là do kể
từ năm 2005 giá xăng dầu thế giới tăng cao, mà xăng dầu là nguyên liệu đầu vào
của sản xuất than, điều này tất yếu kéo chi phí khai thác và chế biến than lên
cao, giá than vì thế mà ngày một tăng cao. Thêm vào đó cuộc khủng hoảng tài
chính kinh tế toàn cầu gần đây cũng có tác động đến hoạt động sản xuất của các
doanh nghiệp ngành than. Vậy thực tế ngành than và Công ty kinh doanh than
Hà Nội hiện tại ra sao chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong chương này.
2.1. Đôi nét về ngành than Việt Nam
Như chúng ta đều biết than là một loại nguyên liệu quý mà chúng ta
thường gọi là “Vàng đen”, là một loại chất đốt có nhiệt lượng cao nên được sử
dụng làm nguyên liệu đầu vào chủ yếu của các ngành công nghiệp quan trọng
như sản xuất điện, xi măng, luyện kim, sản xuất phân bón…
Ngành than là ngành kinh tế chuyên biệt về khai thác, chế biến và cung
ứng than. Nước ta là một nước có ngành than khá phát triển vì may mắn có được
20
một tài nguyên than với trữ lượng rất lớn. Với lịch sử gần 170 năm thành lập và
phát triển, ngành than đã trải qua bao thăng trầm và đã đạt được rất nhiều thành
tựu đáng kể. Ngay từ những ngày đầu tiên khi được tiếp quản các mỏ than từ tay
thực dân Pháp, ngành than Việt Nam đã thực sự khởi sắc, đáp ứng được các yêu
cầu về sản xuất và tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Trong suốt
quá trình phát triển của mình, ngành than Việt Nam liên tục đạt được những

để cho thị trường tự điều tiết.
Trong thời điểm hiện tại, do một số yếu tố vĩ mô, Chính phủ vẫn phải đảm
bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế bằng cách kiểm soát (không quyết
định) một số giá cả ngành năng lượng, khống chế theo hướng tích cực vào giá
ngành than cho các ngành tiêu thụ chiến lược như ngành điện, giấy, xi măng,
hóa chất. Còn các ngành khác, Chính phủ cho phép ngành than và doanh nghiệp
tự thỏa thuận về giá, chuyển dần sang cơ chế giá thị trường để đảm bảo lộ trình
xây dựng thị trường giá cạnh tranh hoàn chỉnh vào năm 2010.
Vài năm gần đây( bắt đầu từ 2005), nền kinh tế Việt Nam cũng như thế
giới có những chuyển biến mạnh mẽ, nổi bật nhất là những biến động trong
ngành công nghiệp năng lượng. Nhu cầu năng lượng liên tục tăng cao do chúng
đều là những đàu vào quan trọng của mọi quá trình sản xuất trong nền kinh tế.
Tuy nhiên sự giới hạn về trữ lượng các loại tài nguyên và tốc độ khai thác kinh
khủng hiện nay đã làm cho chúng dần trở lên cạn kiệt. Xăng, dầu và điện là
những đầu vào quan trọng của quá trình khai thác và chế biến than, những biến
động tăng giá của chúng làm tăng chi phí sản xuất than vì vậy chúng cũng đồng
thời làm tăng giá than. Những biến động tăng giá này bắt đầu phát triển mạnh kể
từ năm 2005. Khác với các nền kinh tế khác, nền kinh tế nước ta có xuất phát
điểm thấp nên muốn phát triển theo cơ chế thị trường hiện đại đòi hỏi phải có
chiến lược phát triển đúng đắn, đây chính là nguyên nhân vì sao mà có sự bao
cấp giá than đối với các ngành công nghiệp quan trọng như ngành điện, xi măng,
hóa chất,…, đặc biệt là chính sách bao cấp giá đối với ngành điện vì thực tế đến
nay tuy điện cực kỳ cần thiết và quan trọng đối với đời sống và sản xuất nhưng
22
sản lượng điện sản xuất ra vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân. Nghĩa là
giá than bán cho các ngành này thấp hơn nhiều so với giá bán trên thị
trường( cho các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng khác). Gía xăng tăng khiến cho
chi phí sản xuất than tăng lên là nguyên nhân kéo giá than lên cao. Mặt khác
việc bao cấp giá cho các ngành kể trên đã kéo dài từ rất lâu, hiện các ngành đã
có thể tự chi trả cho các chi phí sản xuất nên ngành than đòi hỏi tăng giá bán

doanh trong từng thời kỳ, Công ty đã nhiều lần thay đổi tên giao dịch của mình.
Cuối cùng, ngày 19/12/2006, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần kinh doanh
than Miền Bắc quyết định đổi tên Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội
thành Công ty kinh doanh than Hà Nội và giữ nguyên tên đó đến tận ngày nay.
Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, gặp phải rất nhiều khó khăn,
thách thức, Công ty đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường
ngành than nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Là một đơn vị trực thuộc
của Tổng công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc, Công ty kinh doanh than
Hà Nội luôn luôn thực hiện và hoàn thành xuất sắc những chỉ tiêu mà cấp trên
giao cho. Với những thành tích đã đạt được, năm 1995, Công ty đã được tặng
thưởng huân chương lao động hạng 3. Mục tiêu trước mắt của Công ty là nỗ lực
hết mình để đưa Công ty trở thành một doanh nghiệp mạnh trong ngành than nói
riêng và trong nền kinh tế nói chung.
2.2.2. Lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty kinh doanh than Hà Nội là chế
biến và kinh doanh than. Công ty nhập than từ các mỏ than ở Quảng Ninh sau
đó bán cho khách hàng, bên cạnh đó Công ty có chế biến một lượng than nhỏ để
bán theo nhu cầu của người tiêu dùng.
2.2.3. Sản phẩm và thị trường
2.2.3.1. Sản phẩm
Công ty kinh doanh than Hà Nội nhập về 3 chủng loại than chính: than
cục, than cám, than bùn. Trong đó lại bao gồm nhiều loại than có chỉ số kỹ thuật
24
khác nhau, ví dụ, nhóm than cục bao gồm các loại than cục số 2, số 3, số 4, số 5;
nhóm than cám bao gồm than cám số 3, số 4, số 5, số 6, số 7. Than chế biến là
các loại than do Công ty sản xuất ra sử dụng nguyên liệu là các loại than nhập
về, bao gồm hai loại là than tổ ong và than bánh.
Cơ cấu các chủng loại than theo doanh thu như sau:
Bảng 2.2. Cơ cấu các chủng loại than kinh doanh của Công ty kinh doanh than
Hà Nội theo doanh thu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status