SKKN âm NHẠC20142015 một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục âm NHẠC NHÓM TRẺ 25 – 36 THÁNG - Pdf 32

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM
NHẠC NHÓM TRẺ 25 – 36 THÁNG .
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết giáo dục âm nhạc là “món ăn tinh thần” không thể
thiếu được đối với con người nói chung và đối với trẻ mầm non nói riêng.
Ngay từ khi trẻ cất tiếng khóc chào đời tâm hồn trẻ đã được xoa dịu bằng lời
ru ngọt ngào của bà, của mẹ, những câu hát du dương êm dịu đã đưa trẻ vào
giấc ngủ, với những giấc mơ đẹp, khi trẻ đến trường mầm non đã được các cô
dỗ dành, yêu thương bằng những bài hát ru đậm đà tính giáo dục, những bài
hát đó đã thấm sâu vào tâm hồn trẻ, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, lớn lên, mang lại
cho trẻ tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương kính trọng người trên, bạn
bè giúp đỡ chia sẻ cùng nhau, thông qua đó trẻ biết ngoan ngoãn, vâng lời,
gọn gàng, sạch sẽ....
Đến với âm nhạc sẽ giúp trẻ phát triển trí nhớ, óc tưởng tượng, cơ thể trẻ
phát triển cân đối, hài hòa, qua ca hát giúp giáo viên phát hiện ra những trẻ có
năng khiếu nghệ thuật để kịp thời bồi dưỡng cho trẻ.
Đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non dạy trẻ tiếp xúc với giáo dục âm nhạc
là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong trường mầm non, người giáo
viên phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ. Từ đó cô giáo đưa ra
phương pháp giáo dục phù hợp để cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng
một cách khoa học, nhằm lôi cuốn sự hứng thú của trẻ vào các hoạt động của
trẻ, biến hoạt động học tập thành hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ, để kiến
thức đến với trẻ một cạch tự nhiên, khắc sâu vào tâm lý của trẻ trong hoạt
động học tập tiếp theo.
Giáo dục âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non là một hoạt động rất
cần thiết, không thể thiếu được trong trường mầm non nói chung và trẻ ở
nhóm trẻ 25 – 36 tháng nói riêng. Bởi giáo dục âm nhạc là phương tiện tích
cực trong giáo dục trẻ ở nhiều mặt: thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể chất...

1

2


Số trẻ trong lớp đông, độ tuổi nhỏ, đa số trẻ lại mới nhập học còn nhiều
bỡ ngỡ, chưa mạnh dạn, nên việc hình thành nề nếp thói quen cho trẻ trong
các hoạt động trong ngày còn gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó đa số phụ huynh trong lớp làm nghề nông, do đó chưa thực
sự quan tâm đến việc dạy trẻ các hoạt động âm nhạc.
Xuất phát từ những thuân lợi và khó khăn trên, qua nghiên cứu, tìm tòi tôi
đã tìm ra được những biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ trong hoạt
động âm nhạc .
2. Kết quả khảo sát ( trước khi vận dụng biện pháp mới)
Tổng số trẻ được khảo sát 32 cháu

Nội dung

Tốt
Số
trẻ

%

Kết quả được khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Khá
TB
Số
Số
Số


12

37,5

3

9,6

7

21,9

28,1

13

40,6

3

9,6

bài hát.
Trẻ hát thuộc bài hát, hát rõ
lời, hát đúng giai điệu bài
hát.
Trẻ biết sử dụng dụng cụ
âm nhạc và vỗ đúng nhịp


nhiều, trẻ còn nhút nhát...) bởi vậy cô giáo phải tìm hiểu nắm bắt được đặc
điểm tâm sinh lý của từng trẻ để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ trẻ.
Cháu nói chưa rõ, nói ngọng, nói lắp thì xếp cháu ngồi cạnh cháu có khả
năng nói tốt, nói đúng và nhắc trẻ giúp đỡ cho bạn, dành thời gian quan tâm
đến cháu nhiều hơn, động viên giúp đỡ trẻ kịp thời. Hoặc những cháu nhút
nhát, không chịu hoạt động, hát nhỏ (thậm chí không hát) cô sắp xếp cho cháu
đó được hoạt động với những trẻ nhanh nhẹn, thích hoạt động. Đồng thời cô
luôn kịp thời động viên, khích lệ trẻ hát vận động.
2. Xây dựng nề nếp thói quen cho trẻ.
Đa số trẻ lần đầu tiên đến trường, ngay từ đầu năm học tôi đã luyện trẻ
vào nề nếp, đưa trẻ quen dần với nề nếp lớp học, bằng cách chia tổ, đặt tên tổ:
4


tổ Hoa Hồng, tổ Hoa Sen, tổ Hoa Cúc; trong các tổ tôi xếp xen kẽ các cháu
nam với các cháu nữ, cháu mạnh dạn với cháu nhút nhát, ngồi phía trên gần
cô để cô tiện theo dõi, những cháu thiếu tập trung nghe cô giảng bài tôi luôn
quan tâm động viên khuyến khích trẻ tập trung chú ý vào giờ học và kịp thời
uốn nắn tác phong ngồi cho trẻ, ngồi học phải ngay ngắn, muốn nói gì phải
xin phép cô giáo, từ đó tôi đã hình thành cho trẻ có một nề nếp, thói quen tốt
trong lớp.
Thực hiện nghiêm túc lịch hoạt động một ngày của bé. Các nề nếp thói
quen trong sinh hoạt tạo cho trẻ có tinh thần thoải mái, từ đó sẽ tạo cho trẻ các
hoạt động từ cá nhân hòa dần với các hoạt động tập thể.
3. Tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động âm nhạc.
Việc tạo hứng thú cho trẻ trong các hoạt động là hết sức cần thiết vì đây
là các cháu ở độ tuổi nhà trẻ là trẻ “chóng nhớ, chóng quên” trẻ đang còn nói
ngọng, nói lắp, nhút nhát, và chưa tự tin trong hoạt động âm nhạc nên yêu cầu
cô giáo phải tạo cho trẻ một giờ học thoải mái “học mà chơi, chơi mà học”.
Chính vì vậy mà cách giới thiệu bài của cô phải sinh động, hấp dẫn gây

Giáo dục âm nhạc thông qua các môn học khác chính là phương pháp
tích hợp, nhằm giúp giờ học nhẹ nhàng, sinh động hơn qua đó giúp trẻ thuộc
các bài hát đã học.
6


* Giáo dục âm nhạc thông qua môn nhận biết tập nói.
Môn nhận biết tập nói là một bộ môn cho trẻ làm quen với các con vật
gần gũi, các loại hoa quả, các người thân trong gia đình vì vậy rất dễ tích hợp
môn giáo dục âm nhạc.
Ví dụ: Cho trẻ làm quen với “con mèo” vào giờ học cô và trẻ múa hát
bài “Rửa mặt như mèo” sau đó giới thiệu bài học, kết thúc cho trẻ hát múa lại
một lần nữa, như vậy giờ học nhẹ nhàng, trẻ tiếp thu bài tốt, trong khi đó lại
ôn luyện được bài múa, bài hát trong chủ đề giúp trẻ hát thuộc, hát đúng, vận
động âm nhạc cũng tốt hơn.
* Giáo dục âm nhạc thông qua môn văn học.
Để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm văn học một cách nhẹ nhàng, giúp trẻ
thoải mái trong giờ học thì việc tích hợp môn giáo dục âm nhạc là rất cần
thiết.
Ví dụ: Dạy trẻ bài thơ “Hoa nở” cô hát cho trẻ nghe bài hát “Ra vườn
hoa em chơi” sau đó cô giới thiệu bài thơ và dạy trẻ đọc thuộc bài thơ, khi kết
thúc cô và trẻ hát múa bài hát “Ra vườn hoa em chơi” một lần nữa, qua bài
hát, bài thơ giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ cây xanh, vườn hoa vườn trường.
* Giáo dục âm nhạc thông qua môn phát triển vận động.
Môn phát triển vận động là môn học rất cứng nhắc. Vì thế tích hợp âm
nhạc vào giờ học là rất cần thiết, làm cho trẻ hứng thú hơn trong quá trình
hoạt động.
Ví dụ: Làm đoàn tàu chuyển bánh: Trẻ vừa đi vừa hát bài “Đoàn tàu nhỏ
xíu” hoặc tập bài phát triển chung động tác kết hợp bài hát để trẻ yêu thích
môn học và thoải mái ,vui vẻ, hứng thứ trong giờ học hơn.

Ví dụ: Cho trẻ quan sát vườn hoa cô cho trẻ nhe bài hát "Ra vườn hoa em
chơi". Như vậy trẻ có những kiến thức về mội trường vừa nhanh thuộc bài.
Thông qua đó trẻ có vốn kiến thức về âm nhạc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ,
tình cảm với mọi vật xung quanh.
Ví dụ: Cho trẻ quan sát con gà trống, cô và trẻ vừa hát vừa vận động
bài hát bài “Con gà trống”....
Hoặc tạo cho trẻ một không gian mới (như làm sân khấu nhỏ)... Khi trẻ
hát cô thay đổi hình thức múa hát đôi hoặc các bạn trai hát tiếp đến các bạn
gái.

Trẻ trai và trẻ gái giao lưu cùng nhau

9


Như vậy trẻ sẽ có kiến thức về môi trường tự nhiên vừa được làm động
tác minh hoạ trẻ rất hứng thú nhanh thuộc bài. Thông qua đó trẻ đã có một
vốn kiến thức về âm nhạc, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và có tình cảm với
mọi vật xung quanh.
* Giáo dục âm nhạc thông qua giờ ngủ:
Ngay từ đầu năm học tôi đã dưa trẻ vào giấc ngủ bằng những câu hát ru
cho trẻ ngủ, những bài hát ru nhẹ nhàng, du dương êm dịu đưa trẻ đến với
giấc ngủ và giấc mơ đẹp, để trẻ được cảm nhận rằng ở trường cũng như ở
nhà , được cô dỗ dành yêu thương từ đó trẻ sẽ quen dần với môi trường mới
"lớp học".
Ví dụ: Bài hát Ru con, Khúc hát ru của người mẹ trẻ, Mẹ yêu không
nào... các bài hát dân ca từ đó âm nhạc thấm dần vào trẻ.
Vào buổi chiều tôi thường xuyên cho trẻ ôn lại các bài hát múa mà trẻ
được học, giúp trẻ cũng cố lại bài và nhớ lâu.
6. Sáng tạo trong chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ âm nhạc và tổ chức buổi

11


Cô và trẻ hát vận động trò chơi Kéo cưa lừa xẻ
Các hoạt động âm nhạc như hát, vận động theo nhạc, nghe hát .... tổ chức
dưới dạng trò chơi, là hình thức hấp dẫn lôi cuốn trẻ, thường được mọi trẻ yêu
thích. Âm nhạc quyết định nội dung và tính chất các hoạt động nhằm phát
triển cảm giác nghe nhạy bén, trẻ được tự do tìm cách thể hiện nhân vật, thể
hiện bản thân hoạt động tích cực, sáng tạo trong khi chơi với nhau giúp các
cháu sự tưởng tượng phong phú, có tinh thần tập thể, rèn luyện phản xạ nhanh
nhạy.
* Tổ chức hoạt động âm nhạc trong các ngày hội, ngày lễ lớn.
Vào các hội thi, ngày lễ lớn tromh năm cô tổ chức cho trẻ tập kịch bản lễ
hội để chào mừng qua các ngày lễ trẻ hiểu hơn về ý nghĩa của ngày lễ.
VÍ dụ: Ngày 20/10, 8/3 là ngày của bà, mẹ chị, cô giáo, ngày 20/11 là
ngày của các thầy giáo, cô giáo .... qua đó trẻ có thể hiện lời ca, tiếng hát đrể
tặng bà, mẹ, cô giáo.
8. Giáo dục âm nhạc phối kết hợp với gia đình.

12


Gia đình chính là trường học đầu tiên của trẻ nên việc phối kết hợp giữa
gia đình và nhà trường rất cần thiết. Cô luôn gặp gỡ trao đổi với phụ huynh để
giúp phụ huynh nắm bắt được tình hình học tập của trẻ, trao đổi về chủ điểm,
những bài hát múa trẻ đang học, hướng dẫn cho phụ huynh khuyến khích trẻ
hát, múa biểu diễn cho mọi người trong gia đình xem, bên cạnh đó động viên
gia đình cho trẻ đi xem các ngày hội, ngày lễ, diễn văn nghệ quần chúng, xem
chương trình bông hoa nhỏ, các băng đĩa ca hát về giáo dục mầm non để trẻ
cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc, động viên phụ

được học, thông qua hoạt động này trẻ rất vui vẻ, phấn khởi thích đi học và
giúp trẻ thích được ca hát.
Ngoài ra giáo dục âm nhạc qua tổ chức các ngày hội, ngày lễ thôn xã,
ngành, các hội thi cũng giúp trẻ tự tin và thích hoạt động âm nhạc hơn .

C. KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu:
Qua quá trình dạy làm quen với hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở
nhóm trẻ 25 – 36 tháng, với việc vận dụng một số biện pháp, một số kinh
nghiệm trên, đã gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động âm nhạc, kỹ năng của

14


trẻ hát đúng giai điệu bài hát, múa và sử dụng dụng cụ âm nhạc đúng nhịp bài
hát, giờ học của trẻ đạt kết quả cao hơn.
Kết quả khảo sát : Sau vận dụng một số biện pháp mới )
Tông số trẻ trong nhóm 32 cháu
Kết quả được khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Nội dung
Tốt
Khá
TB
S.trẻ % S.trẻ % S.trẻ % S.trẻ %
Trẻ hứng thú nghe hát,
hiểu được nội dung của
bài hát, trẻ biết múa minh 12 37,5 16
50



vững chắc, luôn nghiên cứu tài liệu để rút ra những kinh nghiệm giúp cho giờ
học đạt kết quả cao.
Bằng những kinh nghiệm và thực tế trong quá trình giảng dạy, cùng với
sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường, tôi đã rút ra được bài học kinh
nghiệm sau:
2. Bài học kinh nghiệm:
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ ở độ tuổi nhà trẻ
được tốt thì người giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ có lòng nhiệt tình,
tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, tham khảo tài liệu, học hỏi đồng
nghiệp, tìm tòi sáng tạo trong giờ dạy, truyền đạt kiến thức cho trẻ chính xác
có hệ thống.
Cần phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ trong nhóm lớp,
đồng thời phải tạo được hứng thú cho trẻ trong trong quá trình tổ chức hoạt
động như thay đổi hình thức tổ chức hoạt động.
Giáo viên không ngừng nghiên cứu tài liệu chuyên đề tổ chức hoạt động
âm nhạc để vận dụng vào các hoạt động ngày hội ngày lễ, sinh hoạt văn nghệ
cuối tuần và thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi...
Không ngừng vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt
động như chuẩn bị giáo án điện tử. Tăng cường làm đồ dùng, dụng cụ âm
nhạc phù hợp, đẹp, thay đổi gây hứng thú cho trẻ.
Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, trao đổi với phụ huynh thống
nhất nội dung phương pháp giáo dục âm nhạc và hỗ trợ làm thêm đồ dùng, đồ
chơi phục vụ cho hoạt động âm nhạc.
3. Ý kiến đề xuất:
Đề nghị với Phòng Giáo dục hỗ trợ thêm đồ dùng trang thiết bị phục vụ
cho hoạt động âm nhạc đối với các trường mầm non vùng nông thôn .
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng
dạy, những kinh nghiệm này giúp trẻ tiếp thu bài đạt kết quả cao và hình


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status