Hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 - Pdf 33

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ NGA

HÌNH THÀNH KỸ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
CHO HỌC SINH LỚP 1

CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC (BẬC TIỂU HỌC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An, 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ NGA

HÌNH THÀNH KỸ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
CHO HỌC SINH LỚP 1

CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC (BẬC TIỂU HỌC)
Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc Tiểu học)
Mã số: 60. 14. 01. 01


1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................2


4

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...........................................................2
4. Giả thuyết khoa học...................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................3
7. Các phương pháp nghiên cứu....................................................................3
8. Đóng góp của luận văn..............................................................................4
9. Cấu trúc nội dung của luận văn.................................................................4
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc hình thành kỹ năng giải toán có lời văn
cho học sinh lớp 1
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................6
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài........................................................9
1.2.1. Kỹ năng và các giai đoạn hình thành kỹ năng.................................9
1.2.2. Giải toán có lời văn.......................................................................14
1.2.3. Kỹ năng giải toán có lời văn..........................................................14
1.2.4. Hình thành kỹ năng giải toán có lời văn........................................15
1.3. Vấn đề hình thành kỹ năng giải toán có lời văn trong dạy học Toán lớp
1...................................................................................................................16
1.3.1. Nội dung dạy học toán có lời văn trong môn Toán lớp 1..............16
1.3.2. Yêu cầu của việc hình thành kỹ năng giải toán có lời văn trong
dạy học môn Toán cho học sinh lớp 1.........................................................20
1.3.3. Điều kiện tổ chức hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho HS
lớp 1.............................................................................................................20
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng giải toán có lời
văn cho HS lớp 1.........................................................................................21

3.2. Một số biện pháp hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh
lớp 1 ............................................................................................................66
3.2.1. Biện pháp 1 ...................................................................................66
3.2.2. Biện pháp 2....................................................................................72
3.2.3. Biện pháp 3....................................................................................77
3.3. Thực nghiệm sư phạm .........................................................................83
3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm..........................................................84
Kết luận chương 3 ......................................................................................90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................95


6

PHỤ LỤC ...................................................................................................97

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CHỮ VIẾT TẮT
CBQL
CCGD
CTCCGD
CTTH
ĐC
GV
HS
KN
KNTD
PPDH
TH
TN

Bảng 2.4. Cách hướng dẫn HS giải toán có lời văn
Bảng 2.5. Thái độ của HS khi học giải toán có lời văn
Bảng 3.1. Danh sách các lớp thực nghiệm và đối chứng
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra các lớp thực nghiệm và đối chứng
Bảng 3.3. Phân tích tần số, tần suất, tần suất lũy tích điểm số
Bảng 3.4. Thống kê xếp loại kết quả kiểm tra
Bảng 3.5. Các thông số thống kê cơ bản
MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Cấp Tiểu học là cấp học đầu tiên, nền tảng của hệ thống giáo dục, tạo ra
những cơ sở ban đầu rất cơ bản, bền vững cho trẻ tiếp tục học ở những lớp cao
hơn.
Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển
những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong
các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rất quan
trọng, đặc biệt. Bởi lẽ, các kiến thức, kỹ năng của môn Toán ở Tiểu học có
nhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần
thiết để con người phát triển việc học của mình. Môn Toán giúp HS nhận biết
những mối quan hệ về số lượng, hình dạng không gian trong thế giới hiện thực.
Môn Toán còn góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ,
phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề. Nó góp phần phát triển
trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Nó đóng góp vào việc
hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động trong xã


9


10

- Thông qua bài làm của HS, GV vừa đánh giá được HS, vừa đánh giá
được hiệu quả giảng dạy của mình. Từ đó, GV điều chỉnh cách dạy của thầy và
cách học của trò cho phù hợp.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“Hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1”.
2.

Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho HS
lớp 1 góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 1 nói riêng và chất
lượng dạy học môn Toán ở trường Tiểu học nói chung.
3.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1.

Khách thể nghiên cứu: Quá trình hình thành kỹ năng giải toán có

lời văn cho HS lớp 1.
3.2.

Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp hình thành kỹ năng giải toán có

lời văn cho HS lớp 1.
4.



Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài được tổ chức khảo sát thực trạng và tổ chức thăm dò ý kiến đánh
giá về các biện pháp được đề xuất tại một số trường Tiểu học trên địa bàn quận


11

Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh, đó là Trường Tiểu học Bình Quới Tây,
Trường Tiểu học Đống Đa, Trường Tiểu học Bình Hòa và Trường Mầm non 27.
- Thời gian từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015.
7.

Các phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống
hóa, khái quát hóa nguồn tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây
dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: để tìm hiểu thực trạng hình
thành kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 1, tổ chức thăm dò và thực
nghiệm sư phạm tìm hiểu tính cần thiết, khả thi và hiệu quả của các biện pháp
được đề xuất.
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy học môn Toán thông
qua dự giờ, thăm các lớp, để thu thập thông tin liên quan đến viêc sử dụng
trò chơi dạy học.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket: Xây dựng hai loại bảng điều
tra (phiếu Anket) dùng cho GV và HS để thu thập thông tin về thực trạng vấn
đề nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Căn cứ vào các sản phẩm nghiên

luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc hình thành kỹ năng giải toán có lời văn
cho học sinh lớp 1.
Chương 2: Thực trạng của việc hình thành kỹ năng giải toán có lời văn
cho học sinh lớp 1.
Chương 3: Một số biện pháp hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho
học sinh lớp 1.


13

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 1
1.1.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Ngay từ khi xuất hiện loài người, con người đã biết truyền những kinh
nghiệm lao động của mình từ thế hệ này cho thế hệ sau. Lúc đầu, khi hình thức
lao động còn thô sơ, người lớn trực tiếp truyền kinh nghiệm của mình cho trẻ
trong quá trình lao động cùng nhau. Sau dần, khi công cụ lao động phức tạp dần
lên, trẻ không thể trực tiếp tham gia vào quá trình lao động, người lớn đã làm
những đồ dùng thu nhỏ giống như công cụ lao động để cho trẻ luyện tập. Như
vậy, việc rèn kỹ năng lao động xuất hiện cùng với lịch sử xuất hiện loài người.
Tầm quan trọng của kỹ năng lao động đã được nhiều nhà triết học cổ đại đề cập
đến. Nhà bác học lỗi lạc Hy Lạp cổ đại Arixtot trong cuốn “Bàn về tâm hồn”
cuốn sách đầu tiên của loài người về tâm lý học đã đặc biệt quan tâm đến phẩm
hạnh của con người. Theo ông, nội dung của phẩm hạnh đó là “Biết định

Mặc dù các hướng nghiên cứu khác nhau nhưng nhìn chung, các tác giả
không có những quan điểm trái ngược nhau về khái niệm kỹ năng mà những
quan điểm đó thường bổ sung cho nhau.
Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch trong hoạt động tổ chức được
nhiều tác giả chú ý tới điển hình là F.W.Taylo; B.M. Teplov; N.D. Levitov;
A.I.Serbacov L.I.Umanxki... cùng các đồng sự cho rằng hoạch định và thực
hiện càng hợp lý bao nhiêu thì càng có khả năng phát triển tạo lên hiệu quả bấy
nhiêu.
Người đặt nền móng cho việc nghiên cứu hoạt động tổ chức và kỹ năng
tổ chức là nhà giáo dục học nổi tiếng L.I.Umanxki. Với tác phẩm “Tâm lý và
giáo dục của công tác tổ chức” đã chỉ và nêu rõ khái niệm, cấu trúc hoạt động tổ
chức. Kết quả nghiên cứu của ông đã được vận dụng trong các lĩnh vực khác
nhau.
N.V.Kuzmina đưa ra cấu trúc tâm lý hoạt động của người GV, tác giả cho
rằng “Hoạt động tổ chức là thành phần tất yếu trong hoạt động sư phạm” bao
gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn, hoạt động độc lập của người đứng đầu tập thể
nhưng không tách khỏi các hoạt động khác như lao động, học tập do tập thể tiến


15

hành. Bên cạnh đó cũng đề cập đến kỹ năng tổ chức các hoạt động và chỉ ra một
số kỹ năng chủ đạo trong hệ thống kỹ năng tổ chức các hoạt động.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Vấn đề nghiên cứu kỹ năng đã được các nhà tâm lý học quan tâm nhiều.
Nguyễn Đức Minh và các cộng sự đã đưa ra 87 kỹ năng giảng dạy của người
giáo viên trong cuốn “Một số vấn đề tâm lý học sư phạm và lứa tuổi học sinh
Việt Nam”- Nhà xuất bản Giáo dục 1975.
Nghiên cứu kỹ năng lao động có Trần Trọng Thuỷ, Đỗ Huân, Vũ Hữu ..
Nghiên cứu kỹ năng sư phạm có các tác giả Nguyễn Như An, Nguyễn

Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Kỹ năng và các giai đoạn hình thành kỹ năng
1.2.1.1. Kỹ năng
Trong tâm lý học có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng.
Tác giả A.V. Krutexki cho rằng “Kỹ năng là các phương thức thực hiện
hoạt động, những cái mà con người đã nắm vững”. Theo ông chỉ cần nắm vững
phương thức hành động là con người đã có kỹ năng, không cần đến kết quả của
hành động.
Tác giả K.K. Platonov và G.G. Golubev khẳng định: “Kỹ năng là khả
năng của con người thực hiện một hoạt động bất kì nào đó hay các hành động
trên cơ sở kinh nghiệm cũ”.
Tác giả Trần Trọng Thuỷ viết: Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động,
con người nắm vững cách thức hành động tức là nắm vững kỹ thuật hành động
là có kỹ năng.
Theo tác giả Đào Thị Oanh thì kỹ năng là phương thức vận dụng tri thức
vào hoạt động thực hành đã được củng cố.
Tác giả Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thành cho rằng: Kỹ
năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp ...)
để giải quyết một nhiệm vụ mới.
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết định nghĩa: Kỹ năng là năng lực của con
người biết vận dụng các thao tác của một hành động theo quy trình đúng đắn.
Còn trong “Từ điển tiếng Việt” thì khái niệm kỹ năng được nhìn nhận
như sau “Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn”.
Như vậy kỹ năng có rất nhiều quan điểm khác nhau, tổng kết lại ta thấy
có 2 quan niệm về kỹ năng như sau:


17


cho hoạt động này.
-

Giai đoạn 3: Giai đoạn có những kỹ năng chung mang tính chất

riêng lẻ.
Ở giai đoạn này, con người có hàng loạt kỹ năng phát triển cao nhưng
còn mang tính chất riêng lẻ, các kỹ năng này cần thiết cho các dạng hoạt động
khác nhau. Ví dụ như: kỹ năng kế hoạch hoá hoạt động, kỹ năng tổ chức hoạt
động v.v...
-

Giai đoạn 4: Giai đoạn có kỹ năng phát triển cao.


18

Ở giai đoạn này, con người biết sử dụng sáng tạo vốn hiểu biết và kỹ xảo,
đã có ý thức được không chỉ mục đích hành động mà cả động cơ lựa chọn cách
thức đạt mục đích.
-

Giai đoạn 5: Giai đoạn có tay nghề.

Ở giai đoạn này, con người biết sử dụng một cách sáng tạo đầy triển vọng
các kỹ năng khác nhau.
Lê Văn Hồng và cộng sự đưa ra 3 giai đoạn hình thành kỹ năng học tập
cho học sinh như sau :
- Giai đoạn 1: HS biết cách tìm tòi để nhận xét ra yếu tố đã cho, yếu tố
phải tìm và quan hệ giữa chúng.

1. Biết (Knowledge):


Định nghĩa: Biết là năng lực nhớ lại các thông tin, sự kiện mà

không nhất thiết phải hiểu chúng.


Các động từ khởi đầu thường dùng: Nhắc lại, kể lại, tái tạo, định

nghĩa, mô tả, nhận biết, nhận diện, xác định, gọi tên, ghi chép, phác thảo, trình
bày, tường thuật, trích dẫn, liệt kê, khẳng định, kiểm tra, bố trí, thu thập,…
2. Hiểu (Comprehention):


Định nghĩa: Hiểu là năng lực hiểu ý nghĩa của thông tin và giải

thích các thông tin được học.


Các động từ khởi đầu thường dùng: Liên kết, thay đổi, phân loại,

làm rõ, kiến tạo, phân biệt, so sánh, sắp xếp, tương phản, giải mã, làm khác,
thảo luận, lượng giá, giải thích, thể hiện, mở rộng, khái quát hóa, cho ví dụ
minh họa, nhận định, suy luận, báo cáo, giải quyết, xem xét, thay đổi,…
3. Ứng dụng (Application):


Định nghĩa: Ứng dụng là năng lực vận dụng các thông tin hiểu biết


nhau tạo ra ý tưởng mới, khái quát hóa các thông tin suy ra các hệ quả.


Các động từ khởi đầu thường dùng: Biện luận, sắp đặt, phân loại,

thu thập, phối hợp, kiến tạo, tạo ra, thiết kế, phát triển, giải thích, thiết lập, tích
hợp, tổ chức, tái cấu trúc, tóm tắt, lập kế hoạch,…
6. Đánh giá (Evaluation):


Định nghĩa: Đánh giá là năng lực đưa ra nhận định, phán quyết về

giá trị thông tin, vấn đề, sự vật, hiện tượng theo một mục đích cụ thể.


Các động từ khởi đầu thường dùng: Thẩm định, khẳng định, liên

hệ, đánh giá, so sánh, giải thích, giải nghĩa, quyết định, phán quyết, khuyến cáo,
chỉnh sửa, tóm lược, phê chuẩn, xếp hạng, hỗ trợ, dự đoán,…
Là nhà sư phạm, chúng tôi thì vừa phải xem kỹ năng là kỹ thuật thực hiện
các thao tác của hoạt động nhưng cũng phải quan tâm đến kết quả thực hiện các
thao tác đó và xem kỹ năng như một năng lực, một vốn quý của con người. Tùy
vào mức độ nhận định kỹ năng ở mỗi người khác nhau nên cách nhìn nhận, thao
tác các kỹ năng cũng khác nhau.
Theo chúng tôi: Kỹ năng là khả năng vận dụng, thực hiện có kết quả các
thao tác, hành động của từng người theo một quy trình nhất định. Kỹ năng của
mỗi người được hình thành và hoàn thiện theo từng giai đoạn. Có 4 giai đoạn
để hình thành kỹ năng:
1 - Giai đoạn nhận thức:
Là giai đoạn con người nhận thức đầy đủ mục đích, cách thức, điều kiện

sinh phải tìm ra các đại lượng chưa biết hoặc các mối quan hệ khác nhằm đáp
ứng yêu cầu của đề bài. Khác với cách giải của những dạng toán khác, bài giải
trong toán có lời văn thường bao gồm lời giải, các phép tính tương ứng với lời
giải và đáp số của bài toán.
1.2.3. Kỹ năng giải toán có lời văn


22

“Kỹ năng giải toán là khả năng vận dụng các tri thức toán học để giải các
bài tập toán (bằng suy luận và chứng minh)”.
Kỹ năng giải toán phải dựa trên cơ sở tri thức Toán học, bao gồm: kiến
thức, kỹ năng và phương pháp.
Có nhiều cách phân loại kỹ năng. Theo tâm lý giáo dục, người ta thường
chia kỹ năng học tập cơ bản thành 4 nhóm:
- Kỹ năng nhận thức.
- Kỹ năng thực hành.
- Kỹ năng tổ chức hoạt động nhận thức.
- Kỹ năng tự kiểm tra đánh giá.
Cần chú ý là tùy theo nội dung kiến thức Toán học mà có những yêu cầu
rèn luyện kỹ năng khác nhau. Xét kỹ năng Toán học trên 3 bình diện: Kỹ năng
vận dụng tri thức trong nội bộ môn Toán, kỹ năng vận dụng tri thức toán học
vào những môn học khác, kỹ năng vận dụng toán học vào đời sống.
1.2.4. Hình thành kỹ năng giải toán có lời văn
Hình thành kỹ năng là làm cho HS nắm vững một hệ thống phức tạp các
thao tác nhằm biến đổi và làm sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong bài tập.
Trong thực tế dạy học ta thấy, HS thường gặp khó khăn khi vận dụng
kiến thức vào các bài tập cụ thể là do: HS không nắm vững kiến thức các khái
niệm, quy tắc, không trở thành cơ sở của kỹ năng. Muốn hình thành được kỹ
năng, đặc biệt là kỹ năng giải toán cho HS, người thầy giáo cần phải tổ chức

mục tiêu chung dạy học môn Toán lớp 1. Khi xem xét riêng mục tiêu cụ thể của
dạy học giải toán có lời văn cần đặt trong mối liên hệ với các mạch kiến thức
khác mà cốt lõi là mạch kiến thức số học.
1.3.1.2. Cấu trúc chương trình dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1
Cấu trúc chương trình môn Toán lớp 1: 4 TIẾT/TUẦN X 35 TUẦN =
140 TIẾT
Trong đó nội dung giải bài toán gồm:
- Giới thiệu bài toán có lời văn.
- Giải các bài toán bằng một phép cộng hoặc một phép trừ, chủ yếu là các
bài toán thêm, bớt một số đơn vị.
1.3.1.3. Nội dung dạy học giải toán có lời văn trong môn Toán lớp 1
- Về kiến thức: Đối với HS lớp 1, việc giải toán gồm:
+ Giới thiệu bài toán đơn.
+ Giải các bài toán đơn về phép cộng và phép trừ, chủ yếu là các bài toán
thêm, bớt một số đơn vị.
- Về kỹ năng:


24

Đối với mạch kiến thức “Giải toán có lời văn”, là một trong năm mạch
kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp Tiểu học. Thông qua giải
toán có lời văn, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng
hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Toán có lời văn là một trong năm
mạch kiến thức tổng hợp Toán học, các em sẽ được giải các loại toán về số học,
các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng. Toán có lời văn là chiếc
cầu nối giữa Toán học và thực tế đời sống, giữa Toán học với các môn học
khác. Tuy nhiên vì mới quen với môn Toán, với các phép tính cộng, trừ, nên
tiếp xúc với việc giải toán có lời văn không khỏi có những bỡ ngỡ với HS.
Giải toán là một hoạt động gồm những thao tác:


Bài toán: Có … bạn, có thêm … bạn đang đi tới. Hỏi tất cả có bao nhiêu
bạn? (HS chỉ việc nhìn tranh trả lời câu hỏi của giáo viên rồi điền vào số vào đề
bài thành bài toán có lời văn)

c) Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy
bạn? (Yêu cầu HS điền số vào tóm tắt và tìm lời giải, phép tính rồi điền vào đáp
số)


Trích đoạn Đánh giá thực trạng hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho Biện pháp 1 Biện pháp 2 Thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm sư phạm
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status