Giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh - Pdf 33

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

DƯƠNG THỊ CẨM VÂN

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

DƯƠNG THỊ CẨM VÂN

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc Tiểu học)
Mã số: 60.14.01.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NHƯ AN

NGHỆ AN, 2015


4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
7. Các phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
8. Cấu trúc của luận văn ................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI TNTP
HỒ CHÍ MINH......................................................................................5
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................ 5
1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 8
1.2.1. Giá trị ...................................................................................................... 8
1.2.2. Giá trị sống ............................................................................................. 11
1.2.3. Giáo dục giá trị sống cho học sinh Tiểu học .......................................... 13
1.3. Một số đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh lớp 5....................................... 15
1.3.1. Đặc điểm về nhận thức ........................................................................... 16
1.3.2. Đặc điểm về nhân cách ........................................................................... 17
1.4. Vấn đề giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội
TNTP Hồ Chí Minh ............................................................................... 18
1.4.1. Khái quát về hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường Tiểu
học .......................................................................................................... 19
1.4.2. Mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội
TNTP Hồ Chí Minh ............................................................................... 22


1.4.3. Nguyên tắc giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động
Đội TNTP Hồ Chí Minh ........................................................................ 24
1.4.4. Phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động
Đội TNTP Hồ Chí Minh ........................................................................ 25
1.4.5. Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5
thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh........................................ 29

động Đội để thực hiện mục tiêu GD giá trị sống cho học sinh .............. 66
3.2.5. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức, phương
pháp GD giá trị sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh cho
Giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội và các lực lượng tham gia . .71
3.2.6. Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá công tác GD giá trị sống cho học sinh
lớp 5 thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh ............................. 74
3.3. Thăm dò về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ............... 75
3.3.1. Mục đích thăm dò ................................................................................... 75
3.3.2. Đối tượng, nội dung và cách tiến hành thăm dò ..................................... 75
Kết luận chương 3 ............................................................................................ 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 88
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 90


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HS
GV
GD
CBQL
TNTP
TNCS
GD-ĐT
UNICEF
LVRC
TPT
BTCĐ
QLGD
HSTH
GVCN

36
Bảng 2.3. Thái độ của TPT Đội về công tác GD giá trị sống cho học sinh lớp
5 thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh
............................................................................................................
38
Bảng 2.4. Tình hình tổ chức công tác GD giá trị sống cho HS lớp 5 thông
qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh ở các trường Tiểu học trên
địa bàn các xã ngoại thành, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
............................................................................................................
40
Bảng 2.5. Kết quả điều tra ý kiến của GV về sự cần thiết của việc GD giá trị
sống cho học sinh lớp 5 qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh
............................................................................................................
41
Bảng 2.6. Kết quả điều tra thực trạng GV về việc GD giá trị sống cho học
sinh lớp 5 qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh
............................................................................................................
41
Bảng 2.7. Mức độ tổ chức thực hiện kế hoạch GD giá trị sống cho HS thông
qua
các
hoạt
động
Đội
............................................................................................................
42
Bảng 2.8. Các hình thức tổ chức GD giá trị sống cho học sinh thông qua
hoạt
động
Đội

Bảng 3.2. Bảng kết quả thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
được
đề
xuất
............................................................................................................
76

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống hiện đại, giá trị là những gì con người cho là quan trọng,
là có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành
động và lối sống của bản thân trong cuộc sống. Giá trị có thể là những chuẩn
mực đạo đức, những chính kiến, thái độ, và thậm chí là thành kiến đối với một
điều gì đó… Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế, xã hội và giao
lưu quốc tế đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng đến
quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ, thế hệ trẻ ngày nay
sống trong môi trường đan xen những cái tốt và xấu, trẻ em thường phải đương
đầu với những rủi ro, đe dọa sức khỏe và hạn chế cơ hội học tập.
Theo các nhà tâm lý học lứa tuổi, trẻ em lớp 5 cuối bậc Tiểu học là giai
đoạn phát triển và chuyển giao tâm lý, nỗ lực tìm kiếm những quan hệ ngoài gia
đình, hướng tới những người bạn đồng trang lứa, xã hội hóa cái tôi…; tuổi tràn
đầy xúc cảm, dễ xúc động, dễ bị tổn thương. Trong tâm lý của các em có những
biến đổi lớn…; có những khoảng trống đáng ngại về giá trị, có nhiều thiếu hụt
về giá trị sống. Thực tiễn trong giáo dục tại các nhà trường lẫn gia đình đều chưa


coi trọng việc GD các giá trị sống cho con em mình mà đặt nặng việc học các
môn học văn hóa phục vụ thi cử, xem nhẹ các hoạt động GD các giá trị sống cho
các em.
Học sinh ở lứa tuổi Tiểu học tại một số vùng hiện nay do hạn chế về điều

sinh ở các trường Tiểu học thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp để nâng
cao hiệu quả của công tác GD giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt
động Đội TNTP Hồ Chí Minh.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình GD giá trị sống cho HS Tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp GD giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội
TNTP Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác GD giá trị sống cho học sinh lớp 5 sẽ có hiệu quả hơn nếu xây
dựng được hệ thống các biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông
qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh một cách khoa học và phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý của học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về GD giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông qua
hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.
5.2 Nghiên cứu thực trạng GD giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt
động Đội TNTP Hồ Chí Minh trên địa bàn các xã ngoại thành, thành phố Vinh.
5.3 Đề xuất được các biện pháp GD giá trị sống học sinh lớp 5 thông qua
hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.
6. Phạm vi nghiên cứu


Luận văn chỉ tổ chức khảo sát thực trạng công tác GD giá trị sống cho học
sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh ở các xã ngoại thành,
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Bao gồm các trường Tiểu học: Nghi Phú 1, Nghi
Phú 2, Hưng Lộc, Nghi Đức.

thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh ở các trường Tiểu học.
Chương 3: Một số biện pháp giáo dục giá trị sống học sinh lớp 5 thông qua
hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Diane Tillman đã có công trình nghiên cứu “Những giá trị sống cho tuổi
trẻ” gồm 12 bài học giá trị về các chủ đề Hòa bình, Tôn trọng, Yêu thương,
Khoan dung, Trung thực, Khiêm tốn, Hợp tác, Hạnh phúc, Trách nhiệm, Giản
dị, Tự do và Đoàn kết. Con người thật sự có thể sống hạnh phúc và gặt hái được
nhiều thành công tốt đẹp bằng cách sử dụng các giá trị nội tại của chính mình
làm cơ sở, nâng cao và phát huy các giá trị này để khẳng định một thông điệp:
hãy sống quan tâm, chia sẻ niềm tin và sự cộng tác cao. Chúng ta không chỉ có
thể tự cải thiện hình ảnh tương lai của chính mình một cách có ý nghĩa hơn, mà
còn cho hình ảnh của thế giới mà chúng ta đang sống ngày càng phát triển,
hướng tới đời sống văn minh một cách bền vững và sâu sắc hơn [3].


Công trình nghiên cứu của Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đó là
chương trình “GD những giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần giáo dục cho thế
hệ trẻ. Phần lớn các công trình nghiên cứu quan niệm kĩ năng sống theo nghĩa
hẹp, đồng nhất với các kĩ năng của xã hội. Dự án do UNICEF tiến hành ở các
nước Đông Nam Á là những nghiên cứu có tính hệ thống.
Quan điểm tâm lý học giá trị (V. Wundt, Pa.Bien-tang; A.Meinong)
Theo quan điểm này, thế giới chủ quan của con người được xem xét như
nguồn gốc của giá trị. Những mục đích của cá nhân, những cảm xúc riêng tư, ý
chí và những nhu cầu, hay những định hướng của cá nhân hình thành trong xã

hợp lý giữa cá nhân và xã hội, giữa con người và văn hóa.
Một trong những người nghiên cứu đưa GD giá trị sống ứng dụng vào giáo
dục đào tạo đó là Phạm Minh Hạc, đã được nhóm tác giả Trần Thị Lệ Thu (Chủ
biên) - Bùi Bích Liên - Trần Thị Cẩm Tú tiếp thu và đã cho ra đời bộ sách “ GD
giá trị sống và Kĩ năng sống lớp 1, 2, 3, 4, 5 ” dành cho học sinh và giáo viên
Tiểu học. Trong bộ sách này các nhà nghiên cứu đã làm sáng tỏ: Cơ sở khoa
học, cách tiếp cận xây dựng chương trình GD giá trị sống. Mục tiêu, nguyên tắc,
nội dung, phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động GD giá trị sống cho học
sinh. Hướng dẫn và gợi ý cách tổ chức thực hiện GD học sinh trong từng bài
học, từng hoạt động cụ thể. [14]
Chương trình Giáo dục các giá trị sống (LVRC) tại Việt Nam. Năm 2000
chương trình Giáo dục các giá trị sống đưa vào Việt Nam dưới hình thức một tổ
chức phi Chính phủ. Kể từ tháng 10 năm 2000 đến cuối tháng 12 năm 2014,
LVRC tại Việt Nam đã thực hiện được 248 khóa tập huấn dành cho cộng đồng.
Tháng 6 năm 2013, LVRC được thành lập như một tổ chức khoa học và công
nghệ trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhằm phát
triển hơn nữa các hoạt động Giáo dục giá trị sống tại Việt Nam. Bên cạnh các
khóa tập huấn Điều phối Viên Giá trị sống; tập huấn viên Giá trị sống; cũng như
các chương trình Giá trị sống dành cho cộng đồng, LVRC còn tổ chức các khóa


hội thảo, tọa đàm về Giá trị sống; thực hiện các dự án nghiên cứu về giáo viên,
học sinh, gia đình, xã hội,… các lực lượng tham gia vào giáo dục trẻ thông qua
các môn học ở trường phổ thông. Nhằm đẩy mạnh phát triển các hoạt động về
Giá trị sống trong trường học và xã hội hiện nay.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Giá trị
Theo từ điển Tiếng Việt (NXB Khoa học xã hội), giá trị là cái mà con
người dùng làm cơ sở để xem xét một vật có lợi ích đến mức nào đối với con
người; cái mà con người dựa vào dùng để xem xét một người đáng quý đến mức

ý nghĩa nói trên được biểu hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức,
trong lý tưởng, tâm thế và mục đích”.
Theo Kinh tế học, khái niệm giá trị luôn gắn liền với hàng hóa, giá cả và
sản xuất hàng hóa. Phía sau nó là sức lao động, giá trị lao động của con người
làm ra hàng hóa. C. Mác đã từng viết: “Lao động có một sức sản xuất đặc biệt,
hoạt động của người làm ra là một lao động được nhân lên cấp số nhân, hay là
trong một khoảng thời gian như nhau, nó tạo ra một giá trị cao hơn so với một
giá trị trung bình cùng loại”. Giá trị sức mạnh của vật chất này khống chế những
vật chất khác khi trao đổi. Để bộc lộ giá trị, vật phẩm phải có ích lợi, nghĩa là có
khả năng thỏa mãn nhu cầu, lòng ham muốn của con người. Do vậy mà khi phân
tích, “giá trị” là vị trí tương đối của hàng hóa trong trật tự ưu tiên, vị trí của nó
ngày càng cao thì giá trị của nó ngày càng lớn.
Theo từ điển Triết học do M.M.Rozental (Liên Xô) chủ biên (Nxb Tiến Bộ
Maxcơva, 1974), “Giá trị là những định nghĩa về mặt xã hội của các khách thể
trong thế giới chung quanh nhằm nêu bật tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của
khách thể ấy đối với con người và xã hội (cái lợi, thiện, ác, cái đẹp và cái xấu
nằm trong những hiện tượng của đời sống xã hội hoặc tự nhiên). Xét bề ngoài,
các giá trị là các đặc tính của sự vật hoặc hiện tượng, không phải đơn thuần do
kết cấu bên trong của bản thân khách thể, mà do khách thể bị thu hút vào phạm


vi tồn tại xã hội của con người và trở thành cái mang những quan hệ xã hội nhất
định. Đối với chủ thể (con người), các giá trị là các đối tượng lợi ích của nó, còn
đối với ý thức của nó thì chúng đóng vai trò là những vật định hướng hàng ngày
trong thực trạng vật thể và xã hội, chúng biểu thị các quan hệ thực tiễn của con
người đối với sự vật và hiện tượng xung quanh mình”.
Giá trị là "những niềm tin, thái độ, mục đích, cảm xúc, lý do đã được đánh
giá, lựa chọn sau khi đã cân nhắc, xem xét, thử thách và thấm nhuần trong cuộc
sống" (Raths 1966).
Tác giả J.H.Fichter, nhà Xã hội học người Mỹ cho rằng: “Tất cả cái gì có

1.2.2. Giá trị sống
Giá trị sống là một thứ gì đó có giá trị khi nó được nhận thức như là sự cần
thiết, là tốt, được mong đợi và có ảnh hưởng chi phối đến tình cảm, thái độ,
hành vi của một cá nhân trong cuộc sống.
Giá trị sống là những thứ được cá nhân nhận thức là rất quan trọng, rất cần
thiết, rất có ý nghĩa, luôn mong đợi, chúng có khả năng chi phối thái độ, xúc
cảm, tình cảm, hành vi của một cá nhân trong cuộc sống hằng ngày.
Không chỉ tài sản mà cả tri thức, sức khỏe, tình yêu thương, sự trung thực,
danh dự… cũng được coi là giá trị sống của một cá nhân.
Giá trị sống là điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, có ý nghĩa đối
với cuộc sống của mỗi người. Cách sống của mỗi người phản ánh giá trị sống
mà người đó theo đuổi.
Giá trị sống của mỗi cá nhân không thể tự nhiên mà có theo kiểu lập trình
đã được mã hóa trong gene. Giá trị sống được hình thành nhờ quá trình tự nhận
thức và sự trải nghiệm của mỗi người.
Giáo dục giá trị sống cần được thực hiện sớm gắn liền với hình thành
những hành vi tích cực và thói quen tốt.
Giáo dục giá trị sống giúp con người khám phá bản thân và phát triển các
giá trị truyền thống của dân tộc cũng như 12 giá trị căn bản của toàn cầu đó là:


hợp tác, tôn trọng, yêu thương, tự do, hạnh phúc, khiêm tốn, khoan dung, giản
dị, trách nhiệm, hoà bình, đoàn kết, trung thực.
Phạm Minh Hạc đã đề xuất phương án xây dựng hệ thống giá trị chung cho
người Việt Nam hiện nay bao gồm:
- Các giá trị chung của loài người: chân, thiện, mỹ.
- Các giá trị toàn cầu: hòa bình, an ninh, hữu nghị, hợp tác, độc lập dân tộc,
không xâm phạm chủ quyền.
- Các giá trị dân tộc: tinh thần dân tộc, yêu nước, trách nhiệm cộng đồng.
- Các giá trị gia đình: hòa thuận, hiếu thảo, coi trọng giáo dục gia đình.

Tiểu học còn cần biết cách ứng phó trước tình huống, quản lý cảm xúc, học cách
giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh; học cách để giải quyết mâu thuẫn
tốt nhất, biết thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh. Đặc biệt, còn cần
nhận biết và có thể ứng phó một cách tích cực nhất khi phải đối mặt trước các
tình huống thử thách của môi trường sống tiêu cực hiện nay. Muốn vậy, học sinh
cần có nền tảng về các giá trị sống thật vững chắc, nếu không có nền tảng các
em sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác, không biết cách hợp
tác, xây dựng và duy trì tình đoàn kết, không biết cách thích ứng trước những sự
đổi thay. Có nền tảng giá trị sống vững chắc, học sinh Tiểu học nhất là trẻ cuối
bậc Tiểu học sẽ biết hướng tới những giá trị nhân văn cao cả, tự cảm thấy bản
thân có nghĩa vụ, có đủ khả năng tạo dựng một cuộc sống cho bản thân mình và
thế giới xung quanh tốt đẹp hơn. Nền tảng giá trị sống vững vàng chắc chắn là
động lực để khuyến khích các em khám phá, tìm hiểu và phát triển các giá trị
cũng như các kỹ năng sống, thái độ sống nhằm giúp các em phát huy hết tiềm
năng sẵn có của bản thân mình.
Giáo dục giá trị sống cho HSTH đã khó, khuyến khích các em tự thực hành
sống, học tập, lao động theo những giá trị đó còn khó hơn. Nếu chỉ dạy và thảo
luận về giá trị thôi chưa đủ, cần trang bị cho các em có các kĩ năng để ứng dụng


giá trị vào thực tế. Các em rất cần được trải nghiệm cảm giác tích cực có được
từ giá trị, thấy được kết quả của hành vi ứng xử theo chuẩn giá trị. Do vậy,
người GV cần động viên khích lệ, ủng hộ, quan tâm, tạo điều kiện để các em có
cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình.
Các nghiên cứu về giá trị sống ở lứa tuổi này đã chỉ ra những giá trị sống
dưới đây là rất quan trọng, nhưng không thể thiếu hụt đối với các em học sinh:
- Giàu tình yêu thương.
- Trung thực.
- Biết quan tâm đến người khác.
- Ham học hỏi.

trải nghiệm thực tế, trải nghiệm xúc cảm… dẫn đến thay đổi nhận thức, thái độ,
hành vi.
1.3. Một số đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh lớp 5
Học sinh tiểu học là thực thể hồn nhiên ngây thơ, trong sáng. Bản tính của
trẻ luôn được thể hiện ra bên ngoài không hề che dấu. Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học
đang hoàn thiện về cơ thể (sinh lí) và đang phát triển về tâm hồn. Đây là thời kì
các em có sự phát triển mạnh về thể chất cụ thể là các em phát triển rõ rệt về
chiều cao và cân nặng. Não của các em đã phát triển đầy đủ, dẫn đến sự cân
bằng trong các hoạt động của các quá trình hưng phấn và ức chế. Do đó khả
năng chú ý học tập của các em cũng lâu hơn, có thể tập trung giải quyết các vấn
đề trong một khoảng thời gian khá dài. Học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa
đủ phấm chất và năng lực để tồn tại như một công dân trong xã hội, các em luôn
cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của nhà trường, gia đình và xã hội. Học
sinh tiểu học là một phạm trù của tương lai.
1.3.1. Đặc điểm về nhận thức
- Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết vào
chi tiết và mang tính không chủ động. Đối với học sinh lớp đầu bậc tiểu học tri
giác thường gắn hành động với hoạt động thực tiễn của trẻ. Đối với học sinh lớp


cuối bậc tiểu học tri giác thường gắn với xúc cảm với sự vật là những dấu hiệu,
những đặc điểm nào trực tiếp gây cho các em xúc cảm. Vì thế, cái trực quan, cái
rực rỡ, cái sinh động được các em tri giác tốt hơn [10]
- Chú ý có chủ định của học sinh còn yếu khả năng điều chỉnh một cách
có ý chí chưa mạnh. Trong lứa tuổi học sinh tiểu học, chú ý không chủ định
được phát triển, học sinh nhỏ bậc tiều học thường chỉ chú ý khi có động cơ (như
được điểm cao, được cô khen), đến cuối bậc tiểu học thì các em đã có thể duy trì
chú ý có chủ định ngay cả khi có động cơ xa (như các em chú ý vào công việc
khó khăn nhưng không hứng thú vì biết chờ đợi kết quả trong tương lai).[10]
- Học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển chiếm ưu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status