Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện và thực tiễn thực hiện - Pdf 35

ĐỀ BÀI
Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện
và thực tiễn thực hiện

NỘI DUNG
I. Quy định của pháp luật
1. Quy định của pháp luật về thụ lý đơn khởi kiện
a. Điều kiện thụ lý đơn khởi kiện
- Chủ thể khởi kiện
Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự bao gồm các cá nhân, cơ quan, tổ chức đáp ứng
được các điều kiện do pháp luật quy định. Chủ thể khởi kiện phải là người được
tham gia vào các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự và họ phải là những chủ thể có
quyền khởi kiện được quy định tại Điều 161 và Điều 162 BLTTDS.
- Vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải
quyết của mình. Để vụ án đươc thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Tòa án có
thẩm quyền giải quyết, xét xử. Trước hết, phải xác định tranh chấp đó có thuộc
thẩm quyền chung về dân sự của Tòa án theo quy định tại các điều 25, 27, 29
BLTTDS hay không? Ngoài ra, đơn khởi kiện còn phải được gửi đến đúng Tòa án
có thẩm quyền theo cấp xét xử theo Điều 33, 34 BLTTDS và phải đúng thẩm quyền
theo lãnh thổ theo Điều 35, 36 BLTTDS. Trong trường hợp người khởi kiện có
1


quyền lựa chọn Tòa án theo Điều 36 BLTTDS thì đương sự phải cam kết không
khởi kiện tại các Tòa khác, nếu do các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết
thì phải kiểm tra tính hợp pháp của thỏa thuận.
- Vụ án chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Một vụ án đã được Tòa án Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã
có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa.
Tòa án chỉ được thụ lý giải quyết những việc trước đó chưa được giải quyết bằng

nộp trực tiếp tại tòa án hoặc gửi qua bưu điện và ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời
hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, tòa án phải xem xét và
có một trong các quyết định sau đây:
• Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết.
• Chuyển đơn khởi kiện cho tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi
kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác.
• Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm
quyền giải quyết của tòa án.
- Yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện
Theo quy định tại Điều 169 BLTTDS, trong trường hợp đơn khởi kiện không có
các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS thì tòa án thông báo cho
người khởi kiện biết để họ sửa đổi, bổ sung trong một thời hạn do tòa án ấn định
nhưng không quá 30 ngày; trong trường hợp đặc biệt, tòa án có thể gia hạn nhưng
không quá 15 ngày. Trong trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn
khởi kiện theo đúng quy định của BLTTDS thì tòa án tiếp tục thụ lý vụ án; nếu họ
không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của tòa án thì tòa án trả lại đơn khởi kiện và
tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.
3


- Xác định tiền tạm ứng phí và thông báo cho người khởi kiện.
Điều 171 BLTTDS quy định, sau khi nhận đơn khởi kiện và tại liệu, chứng cứ kèm
theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án thì tòa án phải xác
định tiền tạm ứng phí và thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến tòa án
làm thủ tục nộp tiền tạm ứng phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Tòa án dự tính số tiền tạm ứng, ghi vào phiếu báo và gia cho người khởi kiện để họ
nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo
của tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phi, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng
án phí.
- Vào sổ thụ lý vụ án dân sự

Ngoài ra toà án trả lại đơn khởi kiện theo khoản 2 Điều 169 BLTTDS trong trường
hợp “…Nếu họ không sửa đổi bổ sung theo yêu cầu của Toà án thì Toà án trả lại
đơn kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện”.
b. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện
Khi trả lại đơn kiện cho người khởi kiện, tòa án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại
đơn kiện để người khởi kiện có căn cứ khiếu nại về việc trả lại đơn kiện. Đây là
quy định mới giúp cho các đương sự thực hiện quyền khiếu nại khi họ bị tòa án trả
lại đơn khởi kiện không đúng.
Theo Điều 170 Bộ luật TTDS thì người khởi kiện có quyền khiếu nại với chánh án
tòa án đã trả lại đơn kiện trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày họ nhận được
5


đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo do tòa án trả lại. Trong thời hạn 3
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, chánh án phải ra một trong các
quyết định sau:
• Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;
• Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành thụ lý vụ
án.
II. Thực tiễn về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện
1. Về trình tự nhận và giải quyết đơn
Theo hướng dẫn tại Mục 6 Phần I Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006
của HĐTPTANDTC
“Đối với TAND huyện, quân, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Tòa án cấp
huyện) thì Chánh án hoặc Phó Chánh án được ủy nhiệm phân công cho một Thẩm
phán xem xét đơn khởi kiện. Đối với TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương..
thì Chánh án hoặc Phó Chánh án được ủy nhiệm. Chánh tòa hoặc Phó Chánh tòa
được Chánh án ủy quyền phân công cho một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện”.
Theo quy định này thì mỗi khi có một đơn khởi kiện được gửi đến Tòa mới thực
hiện việc phân công xem xét đơn khởi kiện. Như vậy, phải qua nhiều khâu mất

4. Về quy định chuyển đơn khởi kiện
Khoản 2 Điều 167 BLTTDS quy định: “Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm
quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án khác”.
Theo quy định tại Điều luật này và hướng dẫn tại tiết b Tiểu mục 6.4 Mục 6 Phần I
Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTPTANDTC thì vừa phải thông báo cho người khởi
7


kiện vừa phải ra quyết định để gửi cho người khởi kiện và những người có liên
quan như vậy không cần thiết. Hơn nữa, theo quy định này thì Tòa án đã nhận đơn
sẽ chuyển đơn đến Tòa án có thẩm quyền hay để cho đương sự tự mang đến Tòa án
có thẩm quyền nộp?
IV. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật thụ lý, trả lại đơn khởi kiện
Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp theo Nghị quyết số
08/NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đồng thời để khắc phục những
vướng mắc tồn tại trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự, cần phải được
nghiên cứu, đánh giá và có phương hướng hoàn thiện kịp thời.
1. Về trình tự giải quyết đơn
Nên quy định mỗi Tòa án có một bộ phận chuyên trách giải quyết đơn. Bộ phận
này sẽ làm nhiệm vụ trực tiếp nhận đơn do đương sự nộp và giải quyết đơn như
xem xét thụ lý, chuyển đơn đến Tòa án có thẩm quyền hoặc trả lại đơn khởi kiện.
Quy định như vậy sẽ giảm bớt thời gian thụ lý, bảo đảm tính chuyên môn, nâng cao
được trách nhiệm của cán bộ được phân công thụ lý vụ án.
2. Về hình thức
BLTTDS nên bổ sung quy định hoạt động thụ lý vụ án phải được thể hiện bằng một
quyết định trong đó ghi số, ngày tháng năm thụ lý, ghi rõ tranh chấp phải được giải
quyết, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (nếu có)…
3.Về thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
Nên sửa đổi Điều 171 BLTTDS quy định trong trường hợp người khởi kiện để họ
đi nộp. Thông báo phải ghi rõ các nội dung: số tiền tạm ứng án phí, thời hạn, địa

9


cần có quy định về cách hiểu thông nhất trong trường hợp này để áp dụng cho
đúng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thanh Huyền, “Trình tự thủ tục giải quyết các việc dân sự theo qui định của
bộ luật tố tụng dân sự”, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội – 2006.
2. Đào Thị Hải Yến, “Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự một số vấn đề lý luận và
thực tiễn”, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội – 2010.
10


3. Trần Thị Bích Thủy, “Thụ lý vụ án dân sự trong tố tụng dân sự”, Khóa luận tốt
nghiệp, Hà Nội – 2011.
4. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
5. Bộ luật dân sự 2005.
6. Lưu Tiến Dũng, “Xung quanh vấn đề nhận, trả lại đơn khởi kiện và giải quyết
khiếu nại đối với vụ việc dân sự”, Tạp chí TAND, số 9/2006.

11




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status