THựC TRạNG STRESS ở BệNH NHÂN UNG THƯ vú tại BệNH VIệN k hà nội năm 2015 và một số yếu tố LIÊN QUAN - Pdf 36

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGOAN

THùC TR¹NG STRESS ë BÖNH NH¢N UNG TH¦ Vó
T¹I BÖNH VIÖN K Hµ NéI N¡M 2015
Vµ MéT Sè YÕU Tè LI£N QUAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2010 - 2016

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Thị Thanh Hương
Th.S. Phạm Phương Mai

HÀ NỘI – 2016
LỜI CẢM ƠN


Với sự kính mong và lòng biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lòng cảm
ơn chân thành tới các thầy cô giáo Bộ môn Y Đức – Viện Đào tạo Y học Dự
phòng và Y tế Công cộng – Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện tốt
nhất giúp em thực hiện khóa luận này.
Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS TS
Trần Thị Thanh Hương – Phó trưởng Bộ môn Y đức- Y xã hội học, ThS
Phạm Phương Mai – Giảng viên Bộ môn Sức Khỏe Toàn Cầu, Viện Đào tạo
Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại Học Y Hà Nội. Hai cô giáo

Y Hà Nội.

-

Bộ môn Y đức – Y xã hội học. Trường Đại học Y Hà Nội.

-

Hội đồng chấm Khóa luận tốt nghiệp năm 2015-2016.
Tên em là: Nguyễn Thị Ngoan, sinh viên tổ 30 lớp Y6H. Em xin cam

đoan đây là nghiên cứu của em, các số liệu trong quá trình làm khóa luận tốt
nghiệp là số liệu có thật, đồng thời kết quả nghiên cứu chưa được công bố
trên bất kỳ tạp chí hay một công trình khoa học nào.

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngoan


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN

: Bệnh nhân

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

NCCN

Stress xuất hiện và tồn tại cùng với sự hình thành và phát triển của xã
hội loài người. Trong khi nhiều người cho rằng stress là động lực, là yếu tố
cần thiết để phát huy sức mạnh tiềm tàng giúp mỗi cá nhân phấn đấu, vượt
qua những khó khăn thì không ít người đã đưa ra bằng chứng không thể phủ
nhận rằng stress chính là “thủ phạm” dẫn đến sự phát sinh bệnh tật, làm suy
nhược cả thể chất và tinh thần.
Theo Hans Selye không phải mọi dạng stress đều có hại, “stress chính
là gia vị của cuộc sống”, “cuộc đời không có stress đó là cái chết” [1]. Hans
Selye đã chia stress thành hai nhóm là “eustress” và “distress” để phân biệt
giữa các dạng stress có lợi và có hại. Trong khi “eustress” nói đến dạng stress dễ
chịu hay có tác dụng trị bệnh, mang đến sự thích thú, lòng nhiệt tình và niềm vui
trong cuộc sống thì “distress” chỉ một dạng stress xấu, gây ra bệnh tật, rất có hại
cho sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần [2].
Theo ghi nhận ung thư toàn cầu GLOBOCAN 2012, Ung thư vú là loại
ung thư thường gặp thứ hai trên thế giới, đứng thứ nhất về tỷ lệ mắc và tỷ lệ
tử vong trong các bệnh ung thư ở phụ nữ. Trên thế giới cókhoảng 1,67 triệu
trường hợp mới mắc ung thư vú (chiếm khoảng 25% trong tổng số các loại
ung thư). Hàng năm tại Việt Nam có khoảng 12.000 phụ nữ mới mắc ung thư
vú, khoảng 4.700 trường hợp tử vong và khoảng 39.000 người sống với bệnh
ung thư vú trong vòng 5 năm kể từ khi chẩn đoán [3]. Số người mắc ung thư
vú vẫn tiếp tục tăng lên trong những năm gần đây.
Hiện nay Y học đã có nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư giúp kéo dài
thời gian sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, điều trị ung thư là quá trình nặng nề
và lâu dài. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người bệnh. Bệnh nhân
không chỉ đối mặt với đau đớn về thể chất, tác dụng không mong muốn do


8

các phương pháp điều trị nặng nề mà còn phải đối mặt với lo lắng, căng

người đang trải qua thử thách gay go, tai họa hoặc nỗi buồn đau. Năm 1956
thuật ngữ “stress” được mọi người biết đến rộng rãi. Theo Hans Selye:
“Stress là phản ứng của cơ thể với mọi tác động của môi trường, do đó nó là
phản ứng không thể thiếu được ở động vật nói chung và con người nói
riêng.” Sau này ông nhấn mạnh: “Stress có tính chất tổng hợp chứ không chi
thể hiện trong một trạng thái bệnh ly” [6].
Theo từ điển Y học Anh – Việt (2007), NXB Khoa học: “Stress là bất
cứ nhân tố nào đe dọa đến sức khỏe cơ thể hay có tác động phương hại đến
chức năng cơ thể như thương tổn, bệnh tật hay tâm trạng lo lắng”. Định
nghĩa này đã xem stress như là các tác nhân [7].
Dưới góc độ xã hội học, stress được xem như một sự kiện từ môi
trường đòi hỏi một cá nhân phải thử thách những tiềm năng và đáp ứng không
bình thường. Hiểu một cách khác, stress là “những biến động trong xã hội,
trong gia đình và trong đời sống cá nhân tác động lên con người, gây mất
thăng bằng” cho họ [8].
Distress trong bệnh ung thư là cảm xúc khó chịu phải trải qua của tâm
lý (nhận thức, hành vi, cảm xúc), xã hội, tinh thần. Điều này gây khó khăn,
trở ngại cho khả năng đương đầu, chống chọi hiệu quả với bệnh ung thư, các
phương pháp vật lý trị liệu và phác đồ điều trị. Distress bao gồm những cảm
xúc liên tục khác nhau từ cảm xúc chung chung, bình thường đến cảm thấy dễ


10

bị tổn thương, buồn phiền, sợ hãi và nhiều vấn đề tâm lý tiêu cực khác.
Distress còn gây ra tình trạng buồn chán, lo lắng, hoảng loạn, bị cô lập trong
xã hội và tinh thần khủng hoảng dẫn đến trầm cảm… [8].
Distress là những điều tác động bất lợi tới cuộc sống, khiến người ta
không làm những việc yêu thích trước đó. Distress ngày càng được quan
tâm nghiên cứu và được coi như là một yếu tố làm giảm chất lượng cuộc


-

Stress mức độ nặng: là mức độ dẫn đến ngăn chặn ứng xử gây ra những phản
ứng lệch lạc, dễ bối rối, giận dữ và trầm nhược.


11

Cách phân loại này đã chỉ ra được dấu hiệu tâm lý của các mức độ stress.
Cách phân loại mức độ stress của tác giả Nguyễn Thành Khải:
-

Mức độ 1: Rất căng thẳng. Chủ thể cảm nhận rất căng thẳng về tâm lý, đây là
trạng thái khó chịu con người cảm nhận được và có nhu cầu được thoát khỏi
nó, do bị rơi vào tình huống khó khăn, chưa có phương án giải quyết hoặc rơi
vào trạng thái căng thẳng kéo dài. Về mặt cảm xúc có thể biểu hiện ở: sự giận
dữ, nóng nảy thường xuyên, đôi khi là vô cớ, lo âu, thất vọng, chán
nản….giảm hiệu quả của các quá trình nhận thức. Chất lượng của hoạt động
giảm sút rõ rệt.
- Mức độ 2: Căng thẳng. Con người cảm thấy có sự căng thẳng cảm xúc,
sự tập trung chú ý cao hơn, trí nhớ, tư duy nhanh nhạy hơn, các thông số về
sinh lý tăng mạnh. Trạng thái này kéo dài cơ thể sẽ chuyển sang mức độ rất
căng thẳng. Sự bền vững của mức độ này tùy thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý
cá nhân.
- Mức độ 3: Ít căng thẳng. Ở mức độ này, con người cảm nhận bình thường
hoặc có sự căng thẳng nhẹ, mọi hoạt động tâm sinh lý diễn ra bình thường, thay
đổi không đáng kể, cơ thể huy động năng lượng với mức vừa phải.
Cách phân loại của tác giả Nguyễn Thành Khải tương đối rõ ràng đã chỉ
ra được những biểu hiện tâm sinh lý trong từng mức độ.

Thay đổi về cảm xúc
Nhiều người cảm thấy hưng phấn, vui vẻ, tràn đầy khí thế nhưng cũng

không ít người cảm thấy đơn độc, căng thẳng, nóng nảy, bất an, tuyệt vọng,
dễ xúc động…Đặc biệt distress có những biểu hiện rối loạn lo âu: cảm giác sợ
hãi, mơ hồ, lo lắng, dễ bị kích thích.


Biểu hiện về hành vi ứng xư
Stress được biểu hiện qua các hành vi ứng xử trong sinh hoạt hàng ngày

cả khía cạnh tích cực và tiêu cực. Tích cực như con người trở nên gần gũi, cởi
mở, thân thiện quan tâm đến người khác hơn, hăng say tham gia các hoạt
động xã hội.
Trái lại stress lại có những biểu hiện tiêu cực, tâm trạng con người thay
đổi và dẫn đến có những hành vi ững xử không như bình thường do thiếu tự
chủ, không kiểm soát được bản thân. Chúng ta có thể nhận thấy những thay
đổi này như: hành động chậm chạp lúng túng hay cứng nhắc, các hoạt động ý
chí giảm, rối loạn giấc ngủ, hạn chế giao tiếp với người khác, kém hoạt bát
nhanh nhẹn…Đó cũng chính là những biểu hiện của distress.


13

1.1.4. Các thang đo stress.
Có nhiều thang đo stress được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.
- Thang đo tự đánh giá stress đối với sinh viên: Bộ câu hỏi được phát
triển và kiểm định bởi các chuyên gia sức khỏe tâm thần, xây dựng dựa trên
bộ câu hỏi SQR 20. Thang đo này bao gồm 20 triệu chứng thể chất và tinh
thần, có 7/20 triệu chứng thì sẽ được chẩn đoán là có stress. Thang đo đã


Cộng tổng điểm của cả 3 thang đo. Sau đó đối chiếu với bảng phân loại
để xác định mức độ stress. [14]
Mức độ stress
Tổng điểm cả thang đo

Mức độ thấp
≤116 điểm

Mức độ trung bình
117-142 điểm

Mức độ cao
≥143 điểm


14

-Thang đo Distress Thermometer thường được sử dụng trên các bệnh nhân
nói chung và bệnh nhân ung thư nói riêng. Thang đo Distress Thermometer (DT)
được giới thiệu bởi Bogaarts và các cộng sự năm 2011 và được Hội ung thư
Hoa Kỳ (NCCN) đưa vào hướng dẫn điều trị nhằm phát hiện distress trên
bệnh nhân ung thư năm 2014 [15]. Thang đo DT được sử dụng để đo lường
mức độ distress của bệnh nhân trong tuần qua kể cả ngày phỏng vấn. DT bao
gồm hai phần:
Phần một gồm một thang điểm tự đánh giá từ 0 đến 10. Bệnh nhân tự
cảm nhận mức độ distress của bản thân trong đó 0 là không bị distress và 10
là rất distress. Bệnh nhân tự khoanh tròn vào mức điểm mà bệnh nhân cảm
thấy mình đang ở mức độ đó của distress. Mức độ đánh giá như sau:


1.2. Ung thư vú
1.2.1. Định nghĩa
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào trong cơ thể khi bị kích thích bởi
các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức
không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể. Ung thư có thể


15

phát triển ở những bộ phận khác nhau trong cơ thể. Bệnh xuất phát từ đâu
thường lấy tên bộ phận đó đặt tên cho bệnh [16].
Ung thư vú là bệnh ung thư xuất phát từ tuyến vú, đây là loại ung thư
phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam và đang có xu hướng gia tăng.
Ung thư vú là một bệnh dễ phát hiện, điều trị ở giai đoạn sớm sẽ đem
lại những kết quả khả quan. Những năm gần đây nhờ những chương trình
sàng lọc với vai trò quan trọng của chụp X Quang tuyến vú (mammography)
tỷ lệ tử vong do ung thư vú đã giảm một cách đáng kể vì có thể phát hiện
bệnh ở giai đoạn sớm [17].
1.2.2. Tình hình Ung thư vú
1.2.2.1. Trên thế giới
Bệnh ung thư vú đã được sử sách nói đến từ trước thời công nguyên.
Theo thời gian các quan điểm về ung thư vú cũng thay đổi, phù hợp với các
công trình nghiên cứu về ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng [18].
Bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất ở Mỹ và Bắc Âu, tỷ lệ mắc trung bình ở
Nam Âu, Tây Âu và thấp nhất ở Châu Á. Ung thư vú có xu hướng tăng lên ở
tất cả các nước. Một số nước châu Á có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là
Nhật Bản và Singapore, nơi có lối sống được Tây hóa [19].
Theo thống kê của GLOBOCAN 2012 ung thư vú là loại ung thư phổ
biến thứ hai trên thế giới, có khoảng 1,67 triệu ca mới mắc trong năm 2012
chiếm 25% tổng số các loại ung thư. Số ca mới mắc ở các nước đang phát


-

To: không có u nguyên phát.

-

Tis: ung thư biểu mô tại chỗ: ung thư biểu mô ống, ung thư biểu
mô thùy tại chỗ, bệnh Paget núm vú không có u

-

T1: u có kích thước lớn nhất ≤ 2cm

-

T2: u có kích thước lớn nhất >2cm và ≤5cm

-

T3: u có kích thước lớn nhất >5cm

-

T4: u xâm lấn thành ngực hoặc da bất kể kích thước

N: hạch vùng
-

Nx: không đánh giá được di căn hạch vùng( đã lấy bỏ trước đó)


Mo: không di căn

-

M1: có di căn xa.

1.2.3.3. Chẩn đoán mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến vú [22]
Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới WHO năm 1982:




Không xâm nhập:
-

Ung thư biểu mô nội ống

-

Ung thư biểu mô thùy tại chỗ

Xâm nhập:
-

Ung thư biểu mô ống xâm nhập

-

Ung thư biểu mô ống xâm nhập với thành phần nội ống

18



-

Ung thư biểu mô bán hủy

-

Ung thư biểu mô dị sản

Các loại khác:
-

Ung thư biểu mô vi ống xâm nhập

-

Các loại đặc biệt khác

Các nghiên cứu cho thấy, hay gặp nhất là loại ung thư biểu mô thể ống
xâm nhập, chiếm > 90%.
1.2.4. Phương pháp điều trị chính [23], [24].
Để điều trị bệnh ung thư vú cần phối hợp giữa các phương pháp tại chỗ,
tại vùng (phẫu thuật, xạ trị) với các phương pháp toàn thân (hóa trị nội tiết).
Việc sử dụng phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, thể
trạng chung của người bệnh, tuổi tác và tình trạng thụ thể nội tiết.
Các phương pháp:
- Phẫu thuật: phẫu thuật là phương thức điều trị chính trong UTV, đặc

1.3. Nghiên cứu về distress trên bệnh nhân ung thư và ung thư vú
Khoảng 20% đến 40% bệnh nhân ung thư vú trải qua tình trạng distress
ở mức độ cao [25], [26]. Mặc dù ít hơn 10% trong số họ được chẩn đoán bởi
các chuyên gia ung thư xác nhận rằng có vấn đề về sức khỏe tâm thần và tư
vấn sức khỏe tâm thần [27].
Tại Iran, trong một nghiên cứu của Hamid Saeedi-Saedi và cộng sự năm
2014 về distress trên 82 bệnh nhân ung thư vú gồm 79 bệnh nhân nữ và 3 bệnh
nhân nam chỉ ra rằng: Có 32 bệnh nhân chiếm 39% có tỷ lệ mức độ distress cao
≥ 4 điểm và 50 bệnh nhân chiếm 61% có tỷ lệ về mức độ distressthấp < 3 điểm.
Nghiên cứu này sử dụng thang đo distress- Distress Thermometer [4].
Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Colombia của Joanne Lester và
cộng sự về distress trên 100 bệnh nhân ung thư vú cho kết quả: điểm trung
bình khi sử dụng thang đo Distress Thermometer là 4,3 điểm (SD = 3,1; 010). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm đang trong thời


20

gian điều trị, sau điều trị và sau ba tháng điều trị. Tuy nhiên điểm số của
nhóm sau 6 tháng điều trị thì có kết quả giảm đáng kể so với nhóm thời gian
trước đó (p < 0,01 cho tất cả) [15].
Ngoài các nghiên cứu về distress các nhà khoa học cũng nghiên cứu về
những vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần khác như lo âu, trầm cảm…
Trong một nghiên cứu của E. Frick, M. Tyroller và M. Panzer (2007) về vấn
đề lo âu trầm cảm trên bệnh nhân ung thư, tỷ lệ lo âu được báo cáo là 28,6%
trong khi đó tỷ lệ trầm cảm là 25,5% [28]. Một nghiên cứu về tâm lý xã hội
và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú của Mehnert A và Kock
năm 2008 báo cáo kết quả cho thấy có tới 38% phụ nữ ung thư vú lo âu từ
mức độ trung bình đến mức độ cao, và 22% phụ nữ mắc ung thư vú bị trầm
cảm nặng [29].
Staford và cộng sự (2013) cho thấy tỷ lệ lo âu ở nhóm bệnh nhân ung

Cầu Bươu – Thanh Trì – Hà Nội. Hiện nay cơ sở 3 có quy mô lớn nhất với
1.000 giường bệnh hiện đại, đồng bộ về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế,
đạt tiêu chuẩn một bệnh viện chuyên khoa về ung thư hạng I, ngang tầm khu
vực, đáp ứng được các nhu cầu cấp bách về khám và điều trị ung bướu của
nhân dân. Đội ngũ bác sỹ điều dưỡng cùng cán bộ công nhân viên giỏi, tận
tụy luôn hết lòng vì người bệnh và người nhà bệnh nhân. Bên cạnh hoạt động
khám và điều trị cho bệnh nhân ung thư, bệnh viên luôn chú trọng công tác
nghiên cứu khoa học và các hoạt động phòng chống ung thư. Thể hiện bằng
việc ra đời của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư quốc gia vào năm
2007. Bệnh viện K đang từng bước hoàn thiện về nhân lực và vật lực để phục
vụ công tác phòng chống và điều trị ung thư [33].


22

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Thời gian
Nghiên cứu được tiến hành từ 11/2015- 5/2016.
2.1.2. Địa điểm.
Bệnh viện K cơ sở 1: các khoa Xạ.
Bệnh viện K cơ sở 3: khoa Nội 5 và khoa Ngoại.
2.2. Đối tượng nghiên cứu.
2.2.1. Đối tượng: là các bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung thư vú.
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn.
- Bệnh nhân nữ UTV từ 18 tuổi trở lên.
- Bệnh nhân có chẩn đoán xác định là ung thư vú nguyên phát trong
vòng 2 năm tính đến thời điểm phỏng vấn.
-Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.

p: Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú bị distress 0,39 được lấy từ nghiên
cứu của Hamid Saeedi-Saedi và cộng sự trên bệnh nhân ung thư vú năm 2015
cho thấy có 39% bệnh nhân có vấn đề distress [4].
ε: Sai số mong đợi, chọn ε=0,2


Chọn mẫu.
Cách chọn mẫu: chọn mẫu bằng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. Lựa

chọn tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư vú cho tới khi
đủ cỡ mẫu.
2.5. Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu.
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu


Sử dụng bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Bộ câu hỏi được xây dựng trên
thang đo về distress: Distress Thermometer. Bộ câu hỏi bao gồm:
Phần một: Thông tin chung về ĐTNC.
Phần hai:Thang điểm từ 0-10 điểm để đánh giá mức độ stress bệnh

nhân cảm thấy trong tuần vừa qua:


0-4 điểm: Không distress.



5-7 điểm: Distress mức độ vừa.



vấn bệnh nhân. Điều tra viên trực tiếp hỏi, bệnh nhân trực tiếp trả lời.
2.6. Biến số và chỉ số
2.6.1. Các biến số về thông tin chung
Mục Tiêu
Biến số
Thông tin Tuổi
chung của Tình trạng hôn
ĐTNC
nhân
Trình độ học vấn
Công việc hiện tại
BHYT
Thời gian được
chẩn đoán bệnh
Các phương pháp
điều trị đang nhận
được

Chỉ số
Tỷ lệ % ĐTNC theo từng nhóm tuổi.
Tỷ lệ % ĐTNC theo từng nhóm hôn nhân.
Tỷ lệ % ĐTNC theo nhóm trình độ học vấn.
Tỷ lệ % ĐTNC theo các nhóm công việc.
Tỷ lệ % ĐTNC có hoặc không có BHYT.
Tỷ lệ % ĐTNC được chẩn đoán ung thư vú
phân theo các khoảng thời gian
Tỷ lệ % ĐTNC theo từng phương pháp điều
trị đang nhận được.



khăn trong hoạt động
thường ngày, gia đình,
cảm xúc, thể chất của
ĐTNC

Biến phụ thuộc

Tình trạng distress của
ĐTNC: distress/không
distress

2.7. Quy trình thu thập số liệu


Công tác thu thập số liệu thực hiện từ tháng 11/2015 đến tháng 12/2015,
ngay sau khi đề cương nghiên cứu được thông qua cùng với sự chấp
thuận cho tiến hành nghiên cứu của Hội đồng Khoa học Trường Đại Học
Y Hà Nội, công tác thu thập số liệu chính thức được triển khai.



Nhóm phỏng vấn gồm 3 điều tra viên và một trưởng nhóm. Trước khi
đi phỏng vấn các điều tra viên được tập huấn một buổi. Hướng dẫn về
phương pháp, công cụ, cách thức thu thập thông tin số liệu và giải đáp
thắc mắc liên quan đến bộ câu hỏi.



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status