Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của UBND huyện chiêm hóa - Pdf 37

LỜI CẢM ƠN
Báo cáo thực tập đề tài: “Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức của UBND huyện Chiêm Hóa” là kết quả của quá
trình làm việc nỗ lực và nghiêm túc sau thời gian thực tập thực tế tại Phòng Nội
vụ Huyện Chiêm Hóa. Trong thời gian thực tập, ngoài sự cố gắng của bản thân,
em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô trong khoa Tổ chức và
Quản lý nhân lực, của Lãnh đạo, các bác, các chú, anh, chị chuyên viên Phòng
Nội vụ đã quan tâm giúp đỡ. Chính những điều đó đã tạo ra động lực làm việc
và đem lại kết quả tốt cho bài báo cáo của em.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Tổ chức và
Quản lý nhân lực, cũng như các Thầy, Cô Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội đã tận
tình truyền đạt kiến thức trong 2 năm học tập. Các thầy cô đã trang bị cho em
không chỉ những kiến thức chuyên môn mà còn có cả kỹ năng sống để từ đó em
có thể vận dụng vào thực tiễn và tự hoàn thiện bản thân mình hơn.
Đồng thời em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể các bác và
các anh chị trong phòng Nội Vụ huyện Chiêm Hóa đã tạo điều kiện để em thực
tập tại phòng. Đặc biệt là anh Nguyễn Mạnh Cường - người luôn theo sát chỉ
bảo và cung cấp cho em những tài liệu bổ ích để em có thể hoàn thành tốt bài
báo cáo của mình.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể người thân
trong gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, lo lắng, chăm sóc cho em trong suốt
thời gian kiến tập.
Tuy đã rất cố gắng nhưng do kiến thức cũng như khả năng còn hạn
chế nên bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong
nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các quý Thầy, Cô giáo, cũng như
Lãnh đạo cùng các chuyên viên Phòng Nội vụ đã giúp đỡ để bài báo cáo được
hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!


DANH MỤC VIẾT TẮT

.....................................................................................................................17
1.2.7 Đánh giá chung và những khuyến nghị..............................................19
1.3. Cơ sở lý luận về công tác đào tạo bồi dưỡng.......................................22
1.3.1. Một số khái niệm cơ bản...................................................................22
1.3.2. Vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bô, công chức trong giai
đoạn hiện nay...............................................................................................24
1.3.3. Nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.................26
1.4. Cơ sở pháp lý về công tác đào tạo bồi dưỡng.....................................28
CHƯƠNG
2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHIÊM HÓA..........................29


2.1. Tổng quan về đội ngũ cán bộ, công chức ở Ủy ban nhân dân huyện
Chiêm Hóa...................................................................................................29
2.2. Công tác Đào tạo và bồi dưỡng tại Ủy ban nhân dân huyện Chiêm Hóa
.....................................................................................................................32
2.2.1. Quy trình, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức tại Ủy
ban nhân dân huyện Chiêm Hóa..................................................................32
2.2.2. Kế hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân
huyện Chiêm Hóa giai đoạn 2010 - 2015....................................................37
2.2.3. Tình hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân
huyện Chiêm Hóa........................................................................................38
2.3. Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Ủy ban
nhân dân huyện Chiêm Hóa........................................................................40
2.3.1. Những mặt đạt được..........................................................................40
2.3.2. Những mặt tồn tại..............................................................................40
2.3.3.Nguyên nhân.......................................................................................41
CHƯƠNG 3........................................................................................................43

chính trị, đạo đức công vụ thì phải luôn quan tâm, đầu tư cho hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức, coi đó là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan
hành chính nhà nước từ trung ương đến các cơ quan hành chính nhà nước địa
phương trong cả nước.
Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng, xem đó là nhiệm vụ quan trọng nên
đã mang lại những thành tựu đáng kể, nhưng bên cạnh đó trong quá trình tổ
chức thực hiện cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc dẫn đến chất lượng đào
tạo, bồi dưỡng chưa cao.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ,
công chức. Trong quá trình thực tập, qua tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của
Phòng Nội vụ cũng như công việc thực tế được làm và ý thức được tầm quan
trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tôi đã chọn vấn đề
“Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại
UBND huyện Chiêm Hóa” làm đề tài viết báo cáo thực tập của mình. Với
mong muốn học tập và tìm ra những điểm phù hợp cũng như chưa phù hợp
trong công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực tại UBND huyện, đồng thời
rút ra những kinh nghiệm thực tiễn hoàn thiện hiểu biết của bản thân về công tác
1


đào tạo và bồi dưỡng thuộc chuyên ngành quản trị nhân lực.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực là một đề tài đã và đang được rất
nhiều độc giả và nhà nghiên cứu quan tâm. Trên thực tế đã có rất nhiều người
nghiên cứu về đề tài này như:
- Luận án tiến sĩ: “ Những giải pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức hành
chính trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Ngô Thành
Can, Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2001;
- Luận văn thạc sĩ: “Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị

dưỡng cán bộ, công chức nói chung và của UBND huyện Chiêm Hóa nói riêng và
thấy rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức nói
chung. Qua đó, có thể đưa ra những nhận xét của cá nhân mình và đóng góp những
ý kiến tham khảo của mình để xây dựng quy trình đào tạo cho phù hợp hơn.
4. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về mặt thời gian, tài chính và năng lực do vậy tôi chỉ nghiên
cứu về mặt:
Phạm vi thời gian: Từ năm 1/2012 đến 12/2014.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Phòng Nội vụ - UBND huyện Chiêm Hóa
Nội dung nghiên cứu: Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức
tại UBND huyện Chiêm Hóa.
5. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ, phân tích đánh giá thực trạng của đội ngũ cán bộ,
công chức cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức hiện nay tại
UBND huyện Chiêm Hóa. Qua đó tìm ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức và ứng dụng
vào thực tiễn của huyện Chiêm Hóa.
6. Phương pháp nghiên cứu
Có rất nhiều phương pháp để nghiên cứu nhưng do đặc thù của đề tài và
đặc thù của đơn vị tôi thực tập nên tôi đã lựa chọn những phương pháp sau để
nghiên cứu đề tài:
Phương pháp phân tích tài liệu: Đây là phương pháp tìm hiểu các loại tài
liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu như: Văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định,
3


Thông tư, Quyết định, các văn bản Quản lý nhà nước liên quan tới công tác đào
tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, đề tài còn dựa trên báo cáo tổng
kết của Phòng Nội vụ và các phòng chức năng có liên quan.
Phương pháp quan sát: Trong thời gian nghiên cứu chủ động quan sát

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công
chức tại UBND huyện Chiêm Hóa
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất
lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện
Chiêm Hóa

5


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP VÀ CƠ
SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC
1.1. Khái quát chung về huyện Chiêm Hóa
Theo các tài liệu lịch sử, thời Đinh, Tiền Lê, Lý, huyện Chiêm Hóa có tên
là Châu Vị Long. Thời thuộc Minh thuộc châu Tuyên Hóa với tên gọi Đại Man,
tức huyện có nhiều dân tộc thiểu số.
Năm 1931 được đổi tên thành châu Chiêm Hóa bao gồm cả huyện Nà
Hang. Đến năm 1943 châu Chiêm Hóa được chia tách thành hai huyện Chiêm
Hóa và Nà Hang. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Chiêm Hóa còn được
gọi là châu Khánh Thiện bao gồm một số vùng của huyện Hàm Yên, Yên Sơn.
Đến đầu năm 1946, huyện được quy về theo địa giới hành chính cũ với tên gọi
Chiêm Hóa. Năm 2011, huyện Chiêm Hóa có 3 xã Hồng Quang, Bình An, Thổ
Bình được tách ra thuộc huyện mới Lâm Bình. Huyện Chiêm Hóa còn lại 26
đơn vị hành chính trực thuộc.
Theo các tài liệu lịch sử, thời Đinh, Tiền Lê, Lý, huyện Chiêm Hóa có tên
là Châu Vị Long. Thời thuộc Minh thuộc châu Tuyên Hóa với tên gọi Đại Man,
tức huyện có nhiều dân tộc thiểu số.
Năm 1931 được đổi tên thành châu Chiêm Hóa bao gồm cả huyện Nà

lũng đất đai màu mỡ, nhiều sông suối, khí hậu thuộc miền khí hậu chung của cả
nước, nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào Chiêm Hóa có điều kiện tự nhiên là
tiểm năng lớn để phát triển kinh tế nông nghiệp công nghiệp phát triển du lịch,
văn hóa xã hội.Sau hơn 20 năm đổi mới, trên đà phát triển chung của đất nước,
huyện Chiêm Hóa đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế xã hội,văn
hóa và con người.
Giao thông đường bộ có các tuyến: đường quốc lộ 279 dài 20,2 km từ Hà
Giang qua huyện Chiêm Hoá đi huyện Na Hang, đường tỉnh có 134 km gồm các
tuyến: ĐT 190 từ km 31 chạy qua huyện chiêm Hoá lên huyện Na Hang, đường
ĐT 185 từ đầu cầu Chiêm Hoá (phía đông bắc) thị trấn Vĩnh Lộc đi Vinh
Quang, Kim Bình đến Kiến Thiết huyện Yên Sơn; đường ĐT 187 từ xã Yên Lập
sang huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn; đường huyện: 127 km; đường đô thị 5,5 km.
Điều kiện tự nhiên mang lại cho Chiêm Hoá nhiều lợi thế quan trọng
7


trong việc xây dựng an toàn khu, khu vực phòng thủ, là nơi căn cứ địa cách
mạng an toàn vững chắc trong thời kỳ kháng chiến, điển hành tại các xã: Kim
Bình, Vinh Quang, Kiên Đài, Linh Phú, Xuân Quang, Yên Nguyên, Hoà Phú…
và các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Phát huy truyền thống quê hương Chiêm Hoá anh hùng, trong những năm
qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Đảng bộ và nhân dân
các dân tộc huyện chiêm Hoá ra sức phấn đấu, hăng hái thi đua học tập, lao động
sản xuất. Phát huy nội lực, sáng tạo trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng - an ninh, đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, từng bước làm
biến đổi kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
1.2. Khái quát chung về Phòng Nội vụ huyện Chiêm Hóa
Tên cơ quan: PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN CHIÊM HÓA
Địa chỉ: Tổ Luộc 1 – Thị trấn Vĩnh Lộc – Huyện Chiêm Hóa

cứ Quyết định số 158/QĐ-UBND ngày 23/04/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Tuyên Quang về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
huyện ngày 19/05/2008 Phòng Nội vụ huyện Chiêm Hoá chính thức được
thành lập trên cơ sở tách chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân
huyện về công tác nội vụ từ Phòng Nội vụ - Lao động, thương binh và xã hội;
tiếp nhận chức năng, tổ chức quản lý Nhà nước về lĩnh vực tôn giáo, thi đua
khen thưởng, văn thư, lưu trữ Nhà nước từ Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân huyện Chiêm Hoá.
1.2.2. Vị trí, chức năng - Nhiệm vụ, quyền hạn
Vị trí, chức năng
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có vị trí, chức
năng giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước các lĩnh vực: Tổ chức, biên
chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước; cải cách hành chính; chính
quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức xã, thị trấn; Hội, tổ
chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ Nhà nước; tôn giáo; thi đua, khen thưởng;
chịu sự quản lý toàn diện của UBND huyện, sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của
sở Nội vụ về chuyên môn nghiệp vụ.
Nhiệm vụ, quyền hạn
- Trình Ủy ban nhân dân huyện các văn bản hướng dẫn về công tác Nội
9


vụ trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
- Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành Quyết định, Chỉ thị; Quy
hoạch, Kế hoạch dài hạn, năm năm và hằng năm; Chương trình, biện pháp tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được UBND huyện giao.
- Về tổ chức, bộ máy:

+ Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện xây dựng đề án thành lập
mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để Uỷ ban nhân
dân trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua trước khi trình các cấp có thẩm
quyền xem xét, quyết định. Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản
đồ địa giới hành chính của huyện;
+ Giúp Uỷ ban nhân dân huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể,
sáp nhập và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, xóm, tổ dân phố
trên địa bàn huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng thôn, Tổ
trưởng tổ dân phố;
+ Giúp Uỷ ban nhân dân huyện trong việc hướng dẫn thành lập, kiểm tra
tổng hợp báo cáo việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
- Về cán bộ, công chức, viên chức:
+ Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện trong việc tuyển dụng, sử
dụng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào
tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý nhà nước đối với
cán bộ, công chức, viên chức;
+ Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, thị trấn và thực hiện
chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ không chuyên trách
xã, thị trấn theo pháp luật.
- Về cải cách hành chính:
+ Giúp Uỷ ban nhân dân huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan
chuyên môn cùng cấp và Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện công tác cải
cách hành chính ở địa phương;
+ Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện về chủ trương, biện pháp đẩy
11


mạnh cải cách hành chính trên địa bàn huyện;
+ Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo Uỷ ban


dân huyện và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình kết quả triển khai công tác nội
vụ trên địa bàn.
- Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý Nhà nước về công tác nội vụ
trên địa bàn.
- Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo
quy định của pháp luật và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân huyện.
- Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật
và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân huyện.
- Giúp Uỷ ban nhân dân huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực
công tác khác được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn
của Sở Nội vụ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân
huyện.
Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên, Phòng Nội vụ được
UBND ủy quyền thêm một số nhiệm vụ và quyền hạn xét thấy cần thiết do Chủ
tịch UBND huyện quy định cụ thể bằng văn bản.
Qua đó ta thấy được Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn quan trọng
thuộc UBND huyện, có vị trí, chức năng và nhiệm vụ quyền hạn riêng. Là mắt
xích quan trọng trong cơ cấu tổ chức của UBND huyện, do đó Phòng Nội vụ còn
có các mối quan hệ mật thiết với các phòng ban khác thuộc UBND huyện.

13


1.2.3. Cơ cấu tổ chức

Căn cứ vào những mặt đã làm được và chưa làm được trong năm 2014,
Phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch công tác, mục tiêu cần thực hiện trong năm
2015 với các nội dung trọng tâm như sau:
Tham mưu cho UBND huyện thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Tổng hợp nhận xét đánh giá năm 2014 đối với cán bộ thuộc diện Ban
Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện quản lý; phân loại, đánh giá các cơ quan,
đơn vị, công chức, viên chức năm 2014; phân loại chính quyền và xếp loại cán
bộ, công chức xã, thị trấn năm 2014;
- Tổ chức thực hiện Nghị định số 108/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính
phủ về chính sách tinh giản biên chế theo chỉ đạo của cấp trên;
- Xây dựng Kế hoạch biên chế hành chính, sự nghiệp của huyện năm 2016;
- Ban hành Kế hoạch cải cách hành chính của huyện năm 2015;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra công vụ năm 2015;
- Tham mưu với Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện, UBND huyện hướng
dẫn UBND các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị tổng kết phong trào thi đua yêu
nước năm 2014, tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước toàn huyện năm
2015;
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên năm
15


2015;
- Thực hiện công tác chuyên môn mang tính chất thường xuyên và các
nhiệm vụ theo Chương trình công tác năm 2015 của cơ quan và Ủy ban nhân dân
huyện.
Các định hướng hoạt động của Phòng Nội vụ trong thời gian tới nói chung
phù hợp với tình hình của cơ quan,chú trọng tới các hoạt động quản trị nhân lực,
góp phần hoàn thiện vào công tác quản lý của UBND.
Biên chế được giao: 09 cán bộ, công chức
- Trưởng phòng;

Đại học

Trưởng Phòng

2011

2

Nguyễn Minh Phú

1972

Đại học

Phó Phòng

1/2015

3

Ma Công Đô

1963

Đại học

Chuyên viên

2006


Đại học

Chuyên viên

2010

7

Nguyễn Mạnh Cường

1981

Đại học

Chuyên viên

2011

16


8

Ma Thị Vân Anh

1988

Đại học

Chuyên viên

Phân tích công việc là một công việc không thể thiếu được trong công tác
nhân lực, làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho việc sắp xếp công việc cho
17


cán bộ, công chức trong cơ quan hiệu quả hơn. Chính vì vậy mà phân tích công
việc được phòng Nội vụ chú ý và lên kế hoạch về phân tích rất kỹ nhất là việc
xây dựng nội dung và trình tự của phân tích công việc. Khi xây dựng được nội
dung và trình tự của phân tích công việc thì phòng Nội vụ sẽ căn cứ vào đó để
tiến hành phân tích công việc. Thông thường thì phân tích công việc dựa trên
những nội dung chính như xác định được mục đích của phân tích công việc, thu
thập các thông tin cơ bản có sẵn tại cơ quan trên cơ sở các văn bản, chọn lựa các
phần việc đặc trưng, các điểm then chốt để thực hiện, kiểm tra tính chính xác
của thông tin…
Việc phân tích công việc nhằm mục đích là xây dựng bản mô tả công việc
và bản tiêu chuẩn công việc. Qua đó cơ quan sẽ lựa chọn và sắp xếp được đúng
người, đúng việc, mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn và giảm bót sự chồng
chéo trong công việc và nhầm lẫn trong công việc.
Công tác tuyển dụng
Tuyển dụng nhân lực là một phần công việc trong quản lý nguồn nhân lực
của cơ quan. Tìm và tuyển chọn những người có đủ năng lực, trình độ thích hợp
về làm việc cho các bộ phận chức năng là một việc rất cần thiết để phát triển cơ
quan. Nguồn nhân lực có thể được lựa chọn từ một số nguồn với các phương
pháp lựa chọn khác nhau tùy theo cấp độ theo yêu cầu để bố trí vào các vị trí của
cơ quan.
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí làm việc và chỉ tiêu biên chế của cơ
quan sử dụng công chức. Phòng đã tổ chức tuyển dụng đội ngũ công chức, viên
chức theo nhu cầu, chỉ tiêu, quy định của UBND.
Phòng Nội vụ đã tổ chức xét tuyển, thi tuyển công chức. Tổ chức thông
báo về kế hoạch tuyển dụng, tiếp nhận hồ sơ dự tuyển. Lên kế hoạch sơ tuyển, tổ

tham mưu cho lãnh đạo sắp xếp, bố trí nhân lực phù hợp với chuyên môn và khả
năng của từng người, nhằm mang lại hiệu quả cao trong công việc.
1.2.7 Đánh giá chung và những khuyến nghị
a. Những ưu điểm
Phòng Nội vụ có một đội ngũ cán bộ trẻ và có trình độ đáp ứng với nhu
cầu chuyên môn, nghiệp vụ của công việc. Đội ngũ công chức này đã phát huy
tích cực các khả năng của mình phục vụ công tác. Công việc được bố trí hợp lý,
phong cách làm việc khoa học; công tác bố trí, sắp xếp từng công việc cụ thể
19


cho từng cán bộ, công chức đúng trình độc chuyên môn đã mang lại hiệu quả
công việc cao hơn.
Trong những năm qua Phòng Nội vụ huyện Chiêm Hóa đã thực hiện tốt
chức năng nhiệm vụ của mình, nhất là trong công tác tham mưu cho cấp Ủy
chính quyền về công tác tổ chức bộ máy, công tác lập kế hoạch thi tuyển công
chức, viên chức, công tác thi đua khen thưởng, cải cách hành chính và công tác
tôn giáo.
Việc bố trí, sắp xếp nhân lực cho các vị trí còn thiếu, công tác thi tuyển
sàng lọc hồ sơ dự tuyển được cán bộ, công chức, viên chức thực hiện một cách
nhanh chóng, hợp lý, khoa học.
Phòng cũng tham mưu bổ nhiệm nhiều chức danh từ chính quyền cấp cơ
sở đến cấp huyện nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền các cấp, thực
hiện theo đúng tinh thần của các Nghị định Chính phủ.
Trong năm 2013 tổ chức xét tuyển Chỉ huy trưởng Quân sự và Trưởng
Công an xã theo Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn
huyện Chiêm hóa năm 2013.
Hàng năm xét tuyển được số viên chức hành chính bổ sung cho các các
xã, các trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở còn thiếu.
Năm 2014 tham mưu cho UBND huyện về việc thi tuyển công chức cấp

quan trọng nhất, là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng để đảm bảo thắng lợi cho
công cuộc đổi mới đất nước, “Cán bộ và công tác cán bộ là yêu cầu vừa cơ bản
vừa bức xúc”. Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc có hoàn thành
hay không đều do cán bộ tốt hay kém. Chất lượng đội ngũ cán bộ quy định hiệu
quả hoạt động cơ quan.”
Từ đó, tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:
Đối với Ban lãnh đạo cơ quan
Cần quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức
cho cán bộ, công chức trong cơ quan.
Sử dụng cán bộ phải thường xuyên liên tục, ổn định.
Thường xuyên khảo sát trình độ, chuyên môn của cán bộ công chức để có
kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cho thích hợp.
Đối với Phòng Nội vụ
Tiến hành bố trí, sắp xếp nhân lực phù hợp hơn với trình độ, năng lực của
21



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status