Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng đông bắc việt nam - Pdf 37

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

LÊ THU HƯƠNG

CƠ SỞ ĐỊA LÝ HỌC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỊA LÝ

HÀ NỘI – 2016


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
……..….***…………

LÊ THU HƯƠNG

CƠ SỞ ĐỊA LÝ HỌC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỊA LÝ
Chuyên ngành: Địa lý Tài nguyên và Môi trường

các Quý thầy, những người đã thường xuyên dạy bảo, động viên, khuyến khích để NCS
nỗ lực hoàn thiện luận án.
NCS chân thành cảm ơn các Lãnh đạo Viện Địa lí, Học viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trường Đại học
Công Nghiệp Hà Nội đã động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để NCS hoàn thiện
chương trình học tập. NCS xin cảm ơn các Quý thầy/cô trong và ngoài cơ sở đào tạo đã
chỉ bảo, đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện luận án.
NCS cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với cán bộ lãnh đạo, phòng ban các địa
phương đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ NCS trong quá trình thực hiện nghiên cứu
tại địa phương. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm giúp đỡ và chia
sẻ với NCS trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày

tháng

Nghiên cứu sinh

Lê Thu Hương

năm 2016


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CĐ: Cộng đồng
CĐĐP: Cộng đồng địa phương
DL: Du lịch
DLST: Du lịch sinh thái
DLSTDVCĐ: Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
ĐDSH: Đa dạng sinh học

1.1.2. Tại Việt Nam........................................................................................................8
1.1.3. Các nghiên cứu trên lãnh thổ vùng Đông Bắc ............................................... 11
1.2. Một số vấn đề chung liên quan đến luận án .................................................... 15
1.2.1. Các khái niệm cơ bản....................................................................................... 15
1.2.2. Tính tất yếu về sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động DLST.............. 19
1.2.3. Mục tiêu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng .............................. 20
1.2.4. Điều kiện hình thành và phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng .... 21
1.2.5. Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng .......................... 24
1.3. Tiếp cận địa lý học trong phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ... 25
1.3.1. Sự cần thiết phải sử dụng hướng tiếp cận địa lý học cho phát triển du
lịch ............................................................................................................................... 25
1.3.2. Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng .... 26
1.4. Các bước tiến hành nghiên cứu luận án ........................................................... 41
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 43


Chương 2. CÁC NGUỒN LỰC ĐỊA LÝ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN .................. 44
DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM ............................................................................. 44
2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên .......................... 44
2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................ 44
2.1.2. Đặc điểm địa chất và địa hình ......................................................................... 44
2.1.3. Sinh khí hậu ..................................................................................................... 47
2.1.4. Thủy văn ........................................................................................................... 49
2.1.5. Các giá trị sinh thái .......................................................................................... 50
2.1.6. Cảnh quan tự nhiên ......................................................................................... 51
2.1.7. Hệ thống hang động......................................................................................... 51
2.1.8. Khu vực tập trung thắng cảnh......................................................................... 52
2.2. Điều kiện kinh tế -văn hóa - xã hội và tài nguyên du lịch sinh thái nhân
văn ............................................................................................................................... 54

Đông Bắc ................................................................................................................... 103
3.3.1. Thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương trong việc lập
kế hoạch và quản lý du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ..................................... 103
3.3.2. Đào tạo nâng cao năng lực cho các bên liên quan đến du lịch sinh thái
dựa vào cộng đồng ................................................................................................... 104
3.3.3. Phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng và dịch vụ
độc đáo đề cao giá trị văn hóa truyền thống của địa phương nhưng thích ứng
với điều kiện của khách du lịch ............................................................................... 106
3.3.4. Gắn kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng của địa phương vào chính
sách phát triển du lịch chung của từng tỉnh........................................................... 106
3.3.5. Giải pháp hỗ trợ cộng đồng địa phương ....................................................... 107
3.3.6. Phát triển cơ sở hạ tầng ................................................................................. 108
3.3.7. Xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty du lịch để phát
triển DLSTDVCĐ ở địa phương.............................................................................. 108


3.3.8. Đảm bảo tối đa sự công bằng về phân chia lợi nhuận giữa các thành
viên CĐ ..................................................................................................................... 109
3.3.9. Lựa chọn thị trường mục tiêu và xúc tiến thương mại ................................ 110
Chương 4. THÍ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VÀ ĐỊNH HƯỚNG .............. 114
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ................... 114
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ VÀ HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN ........................ 114
4.1. Các nguồn lực địa lý phục vụ phát triển DLSTDVCĐ tại Vườn quốc gia
Ba Bể và huyện Đảo Vân Đồn ................................................................................ 114
4.1.1. Vườn quốc gia Ba Bể ..................................................................................... 114
4.1.2. Huyện đảo Vân Đồn .................................................................................... 126
4.2. Các định hướng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vườn
quốc gia Ba Bể và huyện đảo Vân Đồn ................................................................. 135
4.2.1. Tại Vườn quốc gia Ba Bể .............................................................................. 135
4.2.2. Tại huyện đảo Vân Đồn ................................................................................. 138

Bảng 3.11. Đánh giá mức độ thuận lợi về khả năng kết hợp với tuyến, điểm DL
cho phát triển DLSTDVCĐ ................................................................................................. 85
Bảng 3.12. Đánh giá mức độ thuận lợi về CSHT cho phát triển DLSTDVCĐ .............. 85
Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển
DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc ............................................................................................... 85


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ các cấp phân vị phân vùng địa lý tự nhiên ............................................. 31
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình các bước thực hiện luận án ..................................................... 42
Hình 2.1. Bản đồ hành chính vùng Đông Bắc Việt Nam ................................. sau trang 44
Hình 2.2. Bản đồ địa hình theo đai cao vùng Đông Bắc Việt Nam ................. sau trang 47
Hình 2.3. Bản đồ sinh khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam ............................... sau trang 48
Hình 2.4. Bản đồ tài nguyên DLST tự nhiên vùng Đông Bắc Việt Nam ........ sau trang 53
Hình 2.5. Bản đồ tài nguyên DLST nhân văn vùng Đông Bắc Việt Nam ...... sau trang 57
Hình 2.6. Biểu đồ so sánh tăng trưởng lượng khách du lịch đến Đông Bắc với cả
nước giai đoạn 2010 - 2014 .................................................................................................. 65
Hình 2.7. Biểu đồ so sánh doanh thu từ du lịch đến Đông Bắc với cả nước giai
đoạn 2010 - 2014 ................................................................................................................... 65
Hình 2.8. Bản đồ phân vùng tự nhiên phục vụ phát triển DLSTDVCĐ
vùng Đông Bắc Việt Nam ................................................................................... sau trang 72
Hình 3.1. Bản đồ đánh giá mức độ thuận lợi để phát triển DLSTDVCĐ
vùng Đông Bắc Việt Nam .................................................................................. sau trang 87
Hình 3.2. Bản đồ định hướng không gian du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
vùng Đông Bắc Việt Nam ................................................................................. sau trang 102
Hình 4.1. Bản đồ các nguồn lực địa lý cho phát triển DLSTDVCĐ tại Vườn quốc
gia Ba Bể ............................................................................................................ sau trang 119
Hình 4.2. Biểu đồ tăng trưởng lượng khách du lịch của VQG Ba Bể ........................... 123
Hình 4.3. Biểu đồ tăng trưởng về doanh thu từ du lịch của VQG Ba Bể ..................... 125
Hình 4.4. Bản đồ các nguồn lực địa lý cho phát triển DLSTDVCĐ tại huyện đảo

“Những quy luật địa lý chung của Trái đất” [38]. Ngay cả sự phân bố các quần cư,
các cộng đồng dân cư cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các quy luật này. Do vậy, để
nghiên cứu phát triển du lịch nói chung, DLSTDVCĐ nói riêng cần phải dựa vào
các điều kiện địa lý (điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện về
kinh tế - văn hóa và xã hội) đồng thời phải xem xét chúng trong một thể thống nhất
và toàn diện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tiếp cận địa lý
học. Bởi “Địa lý học là một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội nghiên cứu


2

các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên và các thành phần của chúng” [78]. Hơn nữa, do
hướng nghiên cứu toàn diện và tổng hợp nên “chỉ có cơ sở địa lý học mới có đủ khả
năng để chuyển sự phân tích riêng rẽ từng mặt sang sự phân tích hệ thống, sự phân
tích tổng hợp - động lực”.
Vùng Đông Bắc Việt Nam là khu vực có địa hình đa dạng, bị chia cắt bởi
nhiều khối núi và dãy núi đá vôi tạo nên những cung đường uốn lượn cùng nhiều
cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ; nhiều giá trị đa dạng sinh học cao tập
trung tại 06 Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Bên cạnh đó, đây còn là
nơi tập trung sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với những phong tục
tập quán độc đáo và đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, là điều kiện
thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch trong đó tiêu biểu là là du lịch sinh
thái dựa vào cộng đồng.
Nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái dựa vào
cộng đồng, đồng thời khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có của vùng Đông Bắc,
góp phần nâng cao đời sống người dân (xóa đói giảm nghèo) NCS đã lựa chọn đề
tài nghiên cứu “Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng
đồng vùng Đông Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học giúp
các địa phương định hướng phát triển du lịch bền vững, sử dụng hợp lý tài nguyên,
tạo đà cho sự phát triển kinh tế chung của vùng Đông Bắc.

và huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Khu vực nghiên cứu được giới hạn trong lãnh thổ vùng
Đông Bắc Việt Nam. Về mặt tự nhiên, vùng Đông Bắc có giới hạn từ chân núi
Hoàng Liên Sơn đến hết vùng biển đảo Quảng Ninh. Tuy nhiên, do đề tài liên quan
đến các vấn đề về kinh tế xã hội nên phạm vi của vùng sẽ được lấy theo ranh giới
hành chính tỉnh. Như vậy, Đông Bắc gồm 11 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang,
Tuyên Quang, Phú Thọ, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang,
Quảng Ninh.

Hình 0.1. Giới hạn lãnh thổ vùng Đông Bắc Việt Nam


4

- Phạm vi khoa học: Các nguồn lực phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng
đồng ở Đông Bắc Việt Nam (đó là sự phân bố về các yếu tố tự nhiên và kinh tế - vă
hóa – xã hội vùng Đông Bắc) đặc biệt tại 02 điểm lựa chọn là VQG Ba Bể tỉnh Bắc
Kạn và huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi thời gian
+ Số liệu kinh tế xã hội và du lịch cập nhật tới năm 2015.
+ Định hướng việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực nhằm phát triển du lịch
sinh thái dựa vào cộng đồng để phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc Việt Nam đến
năm 2030.
5. Những luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1: Sự phân bố, phân hóa cùng những nét đặc trưng về điều kiện
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số trong
không gian vùng Đông Bắc là điều kiện thuận lợi để phát triển DLSTCĐ.
- Luận điểm 2: Việc đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN và các điều kiện
kinh tế - xã hội cho phát triển DLSTDVCĐ cũng như các định hướng phát triển

bào các dân tộc thiểu số ở vùng Đông Bắc Việt Nam.
8. Cơ sở tài liệu của luận án
Luận án được thực hiện dựa trên những nguồn tài liệu cơ bản sau:
- Tài liệu thực địa liên quan đến đề tài được thu thập từ 2010 đến 2015.
- Tài liệu, số liệu thống kê, báo cáo du lịch của Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch các tỉnh vùng Đông Bắc; Niên gián thống kê các tỉnh Đông Bắc năm 2015.
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu, quy hoạch du lịch Việt Nam đến
năm 2020 và tầm nhìn năm 2030.
9. Cấu trúc của luận án
Luận án được trình bày 150 trang, gồm 10 bản đồ, 13 bảng, 12 hình, 125 tài liệu
khảo và 10 phụ lục. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính được kết cấu thành 4
chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2. Các nguồn lực địa lý phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng
đồng vùng Đông Bắc Việt Nam
Chương 3. Đánh giá tổng hợp và đề xuất các định hướng, giải pháp phát triển du
lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam
Chương 4. Thí điểm đánh giá và định hướng phát triển du lịch sinh thái dựa vào
cộng đồng Vườn quốc gia Ba Bể và huyện đảo Vân Đồn


6

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến luận án
1.1.1. Trên thế giới
1.1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái và du lịch sinh thái
dưạ vào cộng
Du lịch sinh thái (DLST) là một loại hình có lịch sử khá lâu đời, song hành
với các dạng thức du lịch khác. Hình thức sơ khai của DLST là những hoạt động du

đặc biệt khi tiếp xúc với các loài nguy cấp được James Higham (2007) đề cập trong
cuốn sách Critical Issues in Ecotourism: Understanding a complex tourism
phenomenon.
Đề cập đến lợi ích của DLST đến CĐĐP: tạo công ăn việc làm; cải thiện môi
trường sống, môi trường chính trị và tăng thêm thu nhập cho CĐĐP: Samantha
Jones [118] và Elizabeth Boo [104] Các tác giả đã phân tích vai trò, năng lực cộng
đồng trong phát triển du lịch sinh thái: nhận thức của cộng đồng, nguồn vốn của
cộng đồng , khả năng tham gia phục vụ du lịch của cộng đồng và các mối quan hệ
các nguồn lực đó.
Đây là những công trình khoa học bổ ích cho việc vận dụng vào nghiên cứu
và áp dụng để phát triển DLST. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu thấu đáo về DLSTDVCĐ.
1.1.1.2. Những nghiên cứu về đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên
để phục vụ mục đích phát triển du lịch
Cho đến nay, đã có nhiều công trình đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên cho PTDL với nhiều hướng tiếp cận đánh giá: đánh giá thích nghi sinh
thái, đánh giá ảnh hưởng môi trường, đánh giá kinh tế.... Trong đó, hướng đánh giá
thích nghi sinh thái cảnh quan là hướng được sử dụng nhiều.
Thập kỉ 60 và 70 của thế kỷ XX, ở Nga và các nước Đông Âu đã có nhiều
công trình nghiên cứu, đánh giá TNDL. Công trình tiêu biểu của I.A Vedenhin và
N.N. Misônhitrencô (1969) đã đánh giá toàn bộ các tiêu chí tự nhiên làm tiền đề cho
việc tổ chức các vùng du lịch; L.I.Mukhina (1973), trong công trình đánh giá phục vụ
du lịch vùng hồ Xelighe đã sử dụng đơn vị cơ sở là “đất đai nghỉ ngơi” - hệ thống tự
nhiên trên đất liền hay dưới nước thuận lợi cho một dạng hay nhóm dạng nghỉ ngơi nào
đó. Việc xác định những yếu tố tự nhiên như tính chất trầm tích, yếu tố địa hình (độ cao,
dốc, tần suất khúc ngoặt....), kiểu đất, thực vật (kiểu thực bì, độ cao cây cỏ, độ chiếu tán,
loài cây đang tái sinh...) làm cơ sở phân hóa không gian của lãnh thổ vùng hồ cho các
dạng nghỉ ngơi [trích 35].
E.E.Phêrôrốp là người đã đề xuất phương pháp đánh giá khí hậu tổng hợp và đã
được các tác giả Subukốp, I.X.Kanđôrốp, D.N. Đêmina... hoàn thiện. Phương pháp này

bài báo và tạp chí khoa học. Đến cuối những năm 1990, DLST đã bước đầu gây
được chú ý ở cấp độ quốc gia với sự tham gia của Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng
nhiều tổ chức quốc tế tại Việt Nam như UNDP, UN-ESCAP, WWF, IUCN. Việc tổ
chức những hội thảo xoay quanh các vấn đề phát triển DLST như Hội thảo về DLST
với phát triển du lịch bền vững (DLBV) ở Việt Nam (1998); Hội thảo “Xây dựng
chiến lược quốc gia về phát triển DLST ở Việt Nam” (8-1999), Hội thảo khoa học:
“Phát triển du lịch sinh thái trong khu dự trữ sinh quyển: cơ hội và thách thức”


9

(2004)... là những dấu hiệu bước đầu cho thấy sự quan tâm rộng rãi hơn của giới
học giả. Qua đó, hệ thống cơ sở lý luận về DLST đã phần nào được định hình.
Hệ thống cơ sở lý luận về DLST đã được các tổ chức và các học giả đưa ra
như: Lê Văn Lanh (1998), Hội các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt
Nam (2001); Phạm Trung Lương (2002), Lê Huy Bá (2009). Hầu hết các công

trình nghiên cứu đều thống nhất khái niệm về DLST là một loại hình du lịch dựa
vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường và đóng góp cho các
nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương.
Về cơ sở thực tiễn, năm 2004, dựa trên sự hợp tác của Cục Kiểm Lâm, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, tổ chức phát triển bền vững
Fundeso và Cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha đã xuất bản cuốn “Cẩm nang
quản lý phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn Việt Nam”. Cuốn sách này
được coi là nền tảng cho công tác quản lý, tổ chức DLST và DLSTDVCĐ tại Việt
Nam.
Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu khác đã và đang được hình thành xoay quanh
vấn đề nhận thức và áp dụng thực tiễn DLST ở Việt Nam như: Đặng Duy Lợi
(1992), Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (1998), Nguyễn Thị Sơn (2000), Phạm

Trong lĩnh vực nghiên cứu chung về điều kiện PTDL, giáo trình “Địa lý du
lịch” của Nguyễn Minh Tuệ và nhiều người khác (1996) đã hệ thống hóa những
khái niệm cơ bản về du lịch, tài nguyên du lịch và bước đầu định hướng khai thác
tiềm năng du lịch một số tiểu vùng du lịch Việt Nam. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng
Long (2007), trong giáo trình “Tài nguyên du lịch”, “Quy hoạch du lịch” đã đề cập
đến đánh giá TNDL, tuy việc đánh giá còn sơ lược.
Trong đề tài “Cơ sở khoa học của PTDL sinh thái Việt Nam” và hội thảo
“DLST với phát triển bền vững ở Việt Nam” (1998), hoặc công trình “Đặc trưng của
hệ sinh thái, cơ sở của PTDL sinh thái Việt Nam”... Phạm Trung Lương, Nguyễn Tài
Cung... đã tập hợp nhiều báo cáo, tham luận và một số nghiên cứu đánh giá về tiềm
năng DLST ở Việt Nam. Những đề tài này đều tập trung đánh giá tiềm năng TNDL
theo từng thành phần hoặc tổng hợp trên phạm vi cả nước nhằm phục vụ công tác quy
hoạch, tổ chức lãnh thổ và phân vùng du lịch. Phạm vi đánh giá thường ở bản đồ tỉ lệ
nhỏ nên kết quả đánh giá chỉ dừng ở mức độ định tính, khái quát.
Theo Phạm Trung Lương (2007) trong đề tài “Cơ sở khoa học để phát triển
các sản phẩm thể thao mạo hiểm vùng núi phía Bắc” đã đánh giá địa hình cho du
lịch. Các tiêu chí về đặc điểm hình thái, trắc lượng hình thái của dạng địa hình, độ
dốc, hang động... được xem xét, phân cấp cho một số LHDL.
Còn theo Nguyễn Khanh Vân, Đặng Kim Nhung (1994) đã xây dựng tổng hợp
thời tiết chính trong ngày dựa trên các tiêu chí: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hiện
tượng sương mù.... đưa ra chỉ tiêu trong điều kiện thời tiết đối với nghỉ dưỡng.
Nguyễn Thị Sơn (2000) trong luận án “Cơ sở khoa học cho việc định hướng
phát triển DLST VQG Cúc Phương” đã đánh giá mức độ ĐDSH của VQG Cúc


11

Phương, Ninh Bình cho DLST; đã xác định một số tuyến tham quan trong rừng đến
một số đối tượng sinh vật đặc hữu, quý hiếm.
Các công trình “Cơ sở khoa học của việc xác định các tuyến, điểm du lịch



12

kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường theo hướng bền vững, Phạm Chí Cường (2011):
“Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã
hội bền vững, bảo vệ môi trường khu vực lãnh thổ vùng núi Đông Bắc Việt Nam”;
Đỗ Thị Vân Hương (2014), Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên sinh khí hậu vùng
Đông Bắc Việt Nam cho phát triển một số cây trồng nông, lâm nghiệp có giá trị
kinh tế, Luận án Tiến sĩ; Trần Viết Khanh (2011), Đánh giá một số nguồn lực tự
nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc Việt Nam; Phạm Trung
Lương (2007), Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm TTMH vùng núi phía
Bắc, Đề tài NCKH cấp ngành, Tổng cục Du lịch Việt Nam; Lê Đức Tố và cộng sự
(2005), Đề tài khoa học thuộc Chương trình biển cấp Nhà nước KC – 09:“Luận
chứng khoa học về một mô hình phát triển kinh tế sinh thái trên một số đảo, cụm
đảo lựa chọn vùng biển ven bờ Việt Nam”...
Hầu hết các công trình kể trên đều có nội dung nghiên cứu đánh giá tổng hợp
các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội nhằm đưa ra các luận
cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi
trường bền vững địa bàn nghiên cứu. Đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu
cụ thể về du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng trên toàn bộ lãnh thổ vùng Đông Bắc
Việt Nam.
1.1.4. Những nghiên cứu về Du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng tại VQG Ba
Bể (Bắc Kạn) và huyện đảo Vân Đồn (Quảng Ninh)
1.1.4.1. Tại Vườn Quốc Gia Ba Bể
VQG Ba Bể là khu vực có sự tập trung đa dạng sinh học và các giá trị văn hóa
bản địa của cộng đồng các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Mông, Dao. Đây là
những nguồn lực có thể phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói
chung. Thời gian qua nhiều tổ chức khoa học đã công bố các kết quả nghiên cứu về
tiềm năng phát triển DLST cũng như cách thức bảo vệ tài nguyên và phát triển bền

vùng ven biển và hải đảo của tỉnh Quảng Ninh.
Dự án “Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh thời kỳ 2001 - 2010” của Sở
Du lịch Quảng Ninh thực hiện năm 2001 đã thống kê nguồn tài nguyên du lịch, đánh
giá hiện trạng và đưa ra được những định hướng và các giải pháp cơ bản cho phát triển
du lịch của tỉnh.
Đề tài khoa học thuộc Chương trình biển cấp Nhà nước KC – 09: “Luận
chứng khoa học về một mô hình phát triển kinh tế sinh thái trên một số đảo, cụm
đảo lựa chọn vùng biển ven bờ Việt Nam” [81] chủ trì đã tiến hành phân tích tiềm
năng du lịch sinh thái ở một số đảo, cụm đảo ven bờ trong đó có một số đảo của
Quảng Ninh.
Đề tài khoa học “Đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế xã hội; thiết
lập cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho một số
huyện đảo” [20] đã tiến hành đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
nhằm phát triển một cách bền vững các ngành kinh tế bao gồm cả du lịch tại một số
huyện đảo trong đó có Cô Tô và Vân Đồn của Quảng Ninh.


14

Đề tài khoa học cấp bộ: “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo tại
vùng du lịch Bắc Bộ” [23] đã hệ thống những vấn đề lý luận về sản phẩm du lịch,
đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển các sản phẩm du lịch vùng biển đảo
của vùng du lịch Bắc Bộ.
Như vậy, có thể thấy các công trình nghiên cứu về khu vực huyện đảo Vân
Đồn đã hệ thống hóa được tiềm năng phát triển du lịch cũng như đưa ra các định
hướng phát triển bền vững cho khu vực; song hầu hết các công trình chưa đều đề
cập đến khả năng phát triển DLSTDVCĐ tại khu vực này nên việc đánh giá các
nguồn lực và đưa ra mô hình phát triển DLSTDVCĐ hiện nay đang là một vấn đề
mới, có tính thời sự và thực sự cần thiết.
Từ lịch sử nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số nhận xét:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status