Đánh giá mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom và quản lý rác thải của các hộ gia đình tại TP phan rang tháp chàm, ninh thuận - Pdf 39

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

BÙI TẤT TỐ

ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
THU GOM VÀ QUẢN LÝ RÁC THẢI CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH
TẠI TP PHAN RANG - THÁP CHÀM, NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

BÙI TẤT TỐ

ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
THU GOM VÀ QUẢN LÝ RÁC THẢI CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH
TẠI TP PHAN RANG - THÁP CHÀM, NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:
Mã số:
Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập HĐ:

Kinh tế phát triển
60 31 01 05

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng
ban trường Đại học Nha Trang; quý thầy, cô đang giảng dạy, nghiên cứu tại trường
Đại học Nha Trang và trường Đại học Kinh tế TP HCM đã tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt, sự hướng dẫn tận tình của TS. PHẠM HỒNG
MẠNH đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
sự giúp đỡ này.
Bên cạnh đó, xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới UBND TP Phan Rang - Tháp
Chàm, tỉnh Ninh Thuận; Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận, Phòng Quản lý Đô thị và
Phòng Thống kê thành phố; Ban lãnh đạo cùng các phòng chức năng của công ty
TNHH XD – TM & SX Nam Thành đã tạo điều kiện cung cấp cho tôi các dữ liệu quan

trọng để thực hiện luận văn này. Cảm ơn quý anh chị trong nhóm cộng tác viên đã tích
cực hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện công tác khảo sát, điều tra.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 30 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn

BÙI TẤT TỐ

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC KÝ HIỆU............................................................................................viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................ix

3.1 Thiết kế nghiên cứu ..............................................................................................38
3.2 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) ...........................................................41
3.2.1. Mô hình kinh tế lượng......................................................................................47
3.3 Loại dữ liệu và thu thập dữ liệu.............................................................................50
3.3.1. Phiếu điều tra ...................................................................................................50
3.3.2 Mẫu nghiên cứu ...............................................................................................51
3.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu ........................................................52
3.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................................53
3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả ............................................................................53
3.4.2. Phương pháp thống kê so sánh .........................................................................53
3.4.3. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên....................................................................54
3.4.4. Phương pháp hồi quy đa biến ...........................................................................54
TÓM TẮT CHƯƠNG 3: ...........................................................................................54
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
THU GOM VÀ QUẢN LÝ RÁC THẢI CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH
PHỐ PHAN RANG – THÁP CHÀM......................................................................55
4.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu..........................................................................55
4.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên .....................................................................55
4.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội....................................................................................57
4.2 Thực trạng rác thải và công tác quản lý thu gom, xử lý và quản lý rác thải tại thành
phố Phan Rang – Tháp Chàm .....................................................................................61
4.2.1. Thực trạng rác thải sinh hoạt tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm ..............61
4.2.2. Công tác tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý rác thải .....................64
4.2.3 Một số tồn tại của công tác thu gom và quản lý rác thải tại thành phố Phan Rang
– Tháp Chàm. ............................................................................................................69
vi


4.3 Phân tích mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom và quản lý rác thải của các hộ
gia đình tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.........................................................72


DANH MỤC KÝ HIỆU
e

:

Độ chính xác mong muốn (độ tin cậy)

G :

Lượng hàng hóa và dịch vụ do nền kinh tế sản xuất ra

M :

Nguyên vật liệu và năng lượng

n :

Cở mẫu

N :

Kích thước của tổng thể

R’p :

Khả năng tự tái chế từ sản xuất

R’c :



Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bequest Value

Giá trị để lại

BVMT

Bảo vệ môi trường

CP

Cổ phần

CS

Consumer Surplus

Thặng dư tiêu dùng

CTR

Chất thải rắn

CTNH

Chất thải nguy hại

CVM


Option Value

Giá trị lựa chọn

QCVN
TEV

Quy chuẩn Việt Nam
Total Economic Value

Tổng giá trị kinh

UNICEP

Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc

UV

Use Values

Giá trị sử dụng

WTP

Willingness To Pay

Mức sẵn lòng chi trả

ix


Bảng 4.21. Nhận thức của hộ về lợi ích của việc đóng phí dịch vụ thu gom rác thải
sinh hoạt ....................................................................................................................82
Bảng 4.22. Sự nhận biết về lợi ích của dịch vụ thu gom và quản lý rác thải mang lại
cho người dân ............................................................................................................84
Bảng 4.23. Tham gia tập huấn, hội họp để nghe tuyên truyền và phổ biến dịch vụ thu
gom và quản lý rác thải và vấn đề chi trả cho dịch vụ ................................................84
Bảng 4.24. Sự sẵn lòng chi trả và lý do dẫn đến sự sẵn lòng chi trả của người dân.....85
Bảng 4.25. Lý do đưa đến việc không sẵn lòng chi trả dịch vụ thu gom và quản lý rác
thải tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm ...............................................................86
Bảng 4.26. Mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt tại
thành phố Phan Rang – Tháp Chàm ...........................................................................87
Bảng 4.27. Lý do sẵn lòng chi trả cho dịch vụ............................................................88
Bảng 4.28. Lựa chọn kỳ thu phí và hình thức thu phí .................................................88

xi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa khai thác và khả năng phục hồi tài nguyên .......................8
Hình 2.2. Môi trường – nơi chứa đựng chất thải...........................................................9
Hình 2.3. Sơ đồ hoạt động của hệ thống kinh tế .........................................................11
Hình 2.4. Mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trường ......................................13
Hình 2.5. Tác hại của chất thải sinh hoạt đến sức khỏe của con người .......................17
Hình 2.6. Sơ đồ phân loại tổng giá trị kinh tế của tài nguyên .....................................28
Hình 2.7. Khung phân tích của nghiên cứu ................................................................35
Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................36
Hình 3.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................................38
Hình 4.1. Khả năng kết nối ngày càng tăng của TP Phan Rang – Tháp Chàm ............55
Hình 4.2. Vị trí thành phố Phan Rang Tháp Chàm .....................................................56
Hình 4.3. Sơ đồ hệ thống thu gom và vận chuyển rác trên địa bàn thành phố Phan

quản lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm; xác
định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến mức sẵn lòng chi trả
của người dân đối với dịch vụ thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình tại
thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
Phương pháp nghiên cứu gồm: (i) Phương pháp nghiên cứu định tính (Phân tích tài
liệu; Khảo sát chuyên gia & thảo luận nhóm); (ii) Phương pháp nghiên cứu định lượng
(Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM); Thống kê mô tả; Phân tích hồi quy đa
biến).
Nghiên cứu được thực hiện trên 395 phiếu điều tra tại các hộ dân thuộc thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm. Mẫu nghiên cứu được lấy bằng phương pháp chọn mẫu phi
xác suất và theo định mức (Quota sampling) để chọn ra số lượng hộ sẽ điều
tra/phường, xã; sau đó dùng phương pháp lấy mẫu thuận tiện để tiến hành khảo sát tại
từng hộ cụ thể. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:
Về mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom và quản lý rác thải và một số nội
dung liên quan khác:
(i) Mức thấp nhất là 5.000 đồng/hộ/tháng, cao nhất là 60.000 đồng/hộ trên tháng.
Mức phí có tỷ lệ người dân đề xuất nhiều nhất là 20.000 đồng/hộ/tháng (chiếm tỷ lệ
39,8%/Tổng số được điều tra) và giá trị mức sẵn lòng chi trả trung bình là 21.357
đồng/hộ/tháng.
(ii) Sự lựa chọn các mức sẵn lòng chi trả của người dân chủ yếu xuất phát từ lý
do “Phù hợp với thu nhập của gia đình”.
(iii) Hầu hết người dân được hỏi đều mong muốn việc thu phí dịch vụ thu gom và
quản lý rác thải vào định kỳ hàng tháng (tỷ lệ 87%/tổng số được điều tra) và việc thu
phí vẫn duy trì như thành phố đã và đang thực hiện lâu nay (có nhân viên đến thu trực
tiếp từng hộ bằng biên lai thu phí riêng vào định kỳ hàng tháng).
Về các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả:
xiv


Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến WTP đối với dịch vụ thu gom và

đặc biệt đến việc nghiên cứu về hàng hóa chất lượng môi trường, trong đó có vấn đề
thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt. Các đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực
này cả trên thế giới lẫn tại Việt Nam ngày càng nhiều, điển hình như: Viniegra, M.E.I
và cộng sự (2001), Shultz và cộng sự (1998), Hoàng Thị Hương (2008), Nguyễn Văn
Song và cộng sự (2011), Trương Thị Thu Trang (2012), Nguyễn Hùng Thanh
(2015)…
Những nghiên cứu trên cùng với các lý thuyết về kinh tế môi trường đã hình thành
khung lý thuyết và phương pháp luận cho việc nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của
người dân cho dịch vụ thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt.
Trong lúc cho tới thời điểm hiện nay chưa có nghiên cứu nào tại thành phố Phan
Rang – Tháp Chàm về vấn đề này, thì việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá mức sẵn lòng
1


chi trả đối với dịch vụ thu gom và quản lý rác thải của các hộ gia đình tại thành
phố Phan Rang – Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận ” là vô cùng cần thiết và sẽ là cơ sở
khoa học quan trọng giúp cho chính quyền địa phương xác định đúng được mức phí
của dịch vụ thu gom và quản lý rác thải, từ đó tạo nguồn lực tài chính để cải thiện tốt
hơn dịch vụ này tại địa phương trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quán của nghiên cứu này nhằm xác định và tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của hộ gia đình đối với dịch vụ thu gom và quản lý rác
thải sinh hoạt tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.
- Mục tiêu cụ thể
+ Ước lượng mức sẵn lòng trả cho dịch vụ thu gom và quản lý rác thải của hộ
gia đình tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm bằng phương pháp đánh giá ngẫu
nhiên (CVM).
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến mức
sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ thu gom và quản lý rác thải của hộ gia

đa biến.
1.6 Đóng góp của đề tài
- Về mặt khoa học:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về mức sẵn lòng chi trả, các nhân tố ảnh
hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ thu gom rác.
- Về mặt thực tiễn:
Là cơ sở ban đầu giúp chính quyền thành phố xác định mức sẵn lòng chi trả,
các yếu tố chính ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ
thu gom rác tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, cũng như xác định mức độ tác
động của chúng để tìm ra giải pháp thích hợp góp phần nâng cao dịch vụ thu gom rác
tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.
1.7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Đánh giá mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom và quản lý
rác thải của các hộ gia đình tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
Chương 5: Kết luận và các hàm ý chính sách.

3


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Lý luận về môi trường, ô nhiễm môi trường và chất thải
2.1.1 Môi trường và ô nhiễm môi trường
2.1.1.1 Khái niệm và phân loại môi trường
- Khái niệm:
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với
sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. (Khoản 1, Điều 3 - Luật bảo vệ môi

+ Môi trường khu vực (Châu Âu; Châu Á; Đông Nam Á; Tây Á ...)
+ Môi trường toàn cầu (Toàn thế giới).
2.1.1.2 Bản chất hệ thống của môi trường
Tùy vào từng góc độ nhìn nhận, nghiên cứu mà người ta đưa ra các khái niệm và
sự phân loại khác nhau, song có thể nói tất cả đều thống nhất ở bản chất hệ thống của
môi trường, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Những đặc trưng cơ bản của hệ
thống môi trường (Đặng Như Toàn, Nguyễn Thế Chinh, 1997) đó là:
- Tính cấu trúc phức tạp
+ Hệ thống môi trường bao gồm nhiều phần tử hợp thành. Các phần tử đó có bản
chất khác nhau (tự nhiên, kinh tế, dân cư, xã hội) và bị chi phối bởi các quy luật khác
nhau, đôi khi đối lập nhau.
+ Cơ cấu của hệ thống môi trường được thể hiện chủ yếu ở cơ cấu chức năng và
cơ cấu bậc thang. Theo chức năng, người ta có thể phân hệ môi trường ra vô số phân
hệ (môi trường đất, nước, không khí…). Tương tự theo quy mô, người ta cũng có thể
phân ra các phân hệ lớn tới nhỏ.
+ Dù theo cách nào chăng nữa thì các phần tử cơ cấu của hệ môi trường thường
xuyên tác động đến nhau, quy định và phụ thuộc lẫn nhau (thông qua trao đổi vật chất,
năng lượng, thông tin) làm cho hệ thống tồn tại, hoạt động, phát triển. Vì vậy mỗi sự
thay đổi, dù là rất nhỏ của mỗi phần tử cơ cấu của hệ môi trường đều gây ra một phản ứng
dây chuyền trong toàn hệ, làm suy giảm hoặc gia tăng số lượng và chất lượng của nó.
- Tính động
+ Hệ môi trường không phải là một hệ tĩnh mà luôn thay đổi trong cấu trúc của
nó, trong quan hệ tương tác giữa các phần tử cơ cấu và trong từng phần tử cơ cấu. Bất
5


kỳ một sự thay đổi nào đều làm cho nó lệch khỏi trạng thái cân bằng trước đó và hệ lại
có xu hướng lập lại thế cân bằng mới. Đó là bản chất của quá trình vận động và phát
triển của hệ môi trường.
+ Cân bằng động là một đặc tính cơ bản của môi trường với tư cách là một hệ thống.

Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa
học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể
sống khác. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và cách quản lý của con người
(Lê Huy Bá, 2000).
Có nhiều cách để nhận biết ô nhiễm môi trường. Chẳng hạn:
- Bằng cảm quan: khó chịu
- Bằng trực quan: căn cứ màu sắc bất thường của môi trường như nước vẫn đục,
không khí xám xịt bởi khói, bụi …
- Bằng các sinh vật chỉ thị: sự biến mất của các loài sinh vật nhạy cảm với môi
trường, hoặc sự thay đổi bất thường về tập tính của chúng.
Thực ra, những cách nhận biết trên chỉ mang tính cảm tính. Để có cơ sở pháp lý
từ đó đi đến kết luận môi trường bị ô nhiễm hay không? nếu ô nhiễm thì do tác nhân
nào?... Người ta phải dựa vào những tiêu chuẩn của Nhà nước ban hành (quy chuẩn
môi trường). Một thông số môi trường nào đó nếu sau khi đo đạc, phân tích bằng các
phương pháp tiêu chuẩn mà vi phạm thanh tiêu chuẩn quy định, thì được kết luận
thông số đó đã làm cho môi trường bị ô nhiễm.
Có thể thấy rõ vấn đề trên khi ta xem xét ví dụ sau: Giả sử khi tiến hành đo đạc,
phân tích hàm lượng khí SO2 trong không khí thấy giá trị của nó là 0,62 mg/m3 thì có
thể kết luận rằng không khí đó đã bị ô nhiễm khí SO2. Sở dĩ chúng ta có kết luận này
là do: theo QCVN 05:2009 của BTNMT thì giới hạn tối đa cho phép của thông số này
là 0,3 mg/m3.
2.1.1.4 Vai trò của hệ thống môi trường
Theo Hoàng Xuân Cơ (2005) vai trò của hệ thống môi trường được thể hiện
như sau:
- Môi trường với chức năng là nơi cung cấp tài nguyên
Tài nguyên có khả năng tái sinh, tài nguyên không có khả năng tái sinh và các
dạng thông tin mà con người khai thác sử dụng đều chứa đựng trong môi trường.
Khi khai thác tài nguyên từ hệ thống môi trường để phục vụ cho hệ thống kinh tế
dẫn tới nhiều hệ quả. Nếu mức khai thác (h) bé hơn khả năng phục hồi của tài nguyên
(y) thì môi trường được cải thiện. Ngược lại, Nếu mức khai thác (h) lớn hơn khả năng

Trong đó:
R: Tài nguyên
ER: Tài nguyên không có khả năng phục hồi
RR: Tài nguyên tái tạo được
h: Mức khai thác
y: Khả năng phục hồi
- Môi trường với chức năng là nơi chứa chất thải
Chất thải được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau. Trong mọi hoạt động của con
người: từ quá trình khai thác tài nguyên, sản xuất sản phẩm, cho đến quá trình lưu
thông sản phẩm hàng hóa đều tạo ra chất thải.
Chất thải chủ yếu chúng được tồn tại ở ba dạng chính, đó là: dạng khí, dạng rắn và
dạng lỏng. Ngoài ra, chất thải còn được biết đến như: tiếng ồn, nhiệt, hóa chất nguyên
tử, phân tử… Cho dù chất thải được tạo ra và tồn tại ở dạng nào thì chúng đều thải vào
môi trường cả.
8


Tùy vào trình độ sản xuất của xã hội mà sự tác động của chất thải đối với đời sống
con người sẽ khác nhau. Khi xã hội sản xuất hàng hóa chưa phát triển cao, mật độ dân
số thấp, các chất thải thường được sử dụng (chất thải nông, lâm, thủy sản dùng làm
thức ăn gia súc, gia cầm; chất thải bài tiết được dùng làm phân bón…), còn những cái
không thể tái sử dụng, tái chế thường được phân hủy tự nhiên bởi các sinh vật và vi
sinh vật, sau một thời gian ngắn để trở lại thành những hợp chất hoặc nguyên tố dùng
làm nguyên liệu cho các quá trình sản xuất mới; Còn trong xã hội mà sản xuất hàng
hóa phát triển, mật độ dân số cao, lượng chất thải thường rất lớn, môi trường không đủ
nơi chứa đựng hay nói cách khác là đã quá tải, quá trình tự phân hủy không theo kịp so
với lượng chất thải tạo ra. Đây là nguyên nhân cơ bản gây ra những biến đổi về môi
trường theo hướng bất lợi.
Môi trường với chức năng là nơi chứa chất thải, được minh họa ở Hình 2.2 sau:
R

Không gian môi trường chính là nơi để con người sống. Mọi cảnh quan thiên
nhiên, những cái tốt đẹp, hữu ích… đều được tồn tại trong môi trường, vì vậy chính
môi trường sẽ giúp cho con người được hưởng lợi từ việc thưởng thức, cảm nhận
những cảnh đẹp thiên nhiên, thư thái về tinh thần, thỏa mãn các nhu cầu về tâm lý…
Hay nói cách khác, môi trường đã đem lại phúc lợi cho con người (U).
Song, một thực tế không thể phủ nhận đó là không gian môi trường mà con người
tồn tại chỉ là hữu hạn. Trong lúc, dân số loài người trên trái đất lại không ngừng tăng
lên, thậm chí còn tăng rất nhanh; các ngành công nghiệp ngày càng phát triển. Bởi vậy,
không những phúc lợi (U) mà môi trường ban tặng cho con người giảm xuống mà còn
làm cho loài người đứng trước nguy cơ chất lượng môi trường suy giảm nhanh chóng.
Việc tìm các giải pháp để hạn chế tốc độ tăng dân số, lựa chọn các công nghệ sản
xuất tiên tiến ít gây ô nhiễm và đặc biệt phải làm tốt công tác xử lý chất thải là điều mà
con người cần phải tính đến. Nếu không sẽ gánh phải một hậu quả không lường do
chính môi trường mang lại.
2.1.1.5 Mối quan hệ tương tác giữa môi trường và hoạt động kinh tế - xã hội
Hoàng Xuân Cơ (2005) cho rằng quá trình hoạt động của hệ thống kinh tế được
biểu diễn đơn giản như sau:
R

P

10

C



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status