Thực trạng bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại tại huyện bình giang, tỉnh hải dương và thử nghiệm điều trị - Pdf 41

MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

viii

MỞ ĐẦU

1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.2.4. Sinh lý quá trình đẻ

10

1.3. Bệnh Viêm tử cung ở lợn nái (Metritis)

12

1.3.1. Nguyên nhân của bệnh Viêm tử cung

12

1.3.2. Hậu quả của bệnh Viêm tử cung

13

1.3.3. Các thể viêm tử cung

15

1.3.4. Chẩn đoán bệnh Viêm tử cung

17

1.4. Một số vi khuẩn thường gặp ở dịch tử cung

20

1.4.1. Escherichia coli



27

1.7.2. Tại Việt Nam

27

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

30

2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu

30

2.2. Nội dung nghiên cứu

30

2.2.1. Xác định tỷ lệ mắc bệnh Viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại

30

2.2.2. Xác định ảnh hưởng của bệnh Viêm tử cung đến một số chỉ tiêu sinh
sản của đàn lợn nái ngoại

30

2.2.3. Sự biến đổi về vi khuẩn học trong dịch tử cung của lợn nái ngoại



3.1.1. Tình hình mắc bệnh Viêm tử cung ở lợn nái ngoại tại các trang trại
theo dõi

37

3.1.2. Tình hình mắc bệnh Viêm tử cung của lợn nái ngoại qua các lứa đẻ

40

3.1.3. Tình hình mắc bệnh Viêm tử cung của lợn nái ngoại ở các giai đoạn sinh sản

43

3.2. Ảnh hưởng của bệnh Viêm tử cung đến một số chỉ tiêu sinh sản trên đàn
lợn nái ngoại

45

3.2.1. Thời gian động dục lại và số lần phối giống của lợn nái ngoại mắc
bệnh Viêm tử cung

46

3.2.2. Khả năng sinh sản và chất lượng đàn con của lợn nái ngoại viêm tử cung

49

3.2.3. Khả năng tăng trọng của đàn lợn con cai sữa được sinh ra từ lợn nái
ngoại bình thường và lợn nái ngoại bị Viêm tử cung


v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Acid Deoxyribo Nucleic

DNA

Axít ribonucleic

RNA

Cộng sự

Cs

Escherichia coli

E. coli

Folliculo Stimuling hormone

FSH

Giờ


Para amino benzoic acid

PABA

Prostaglandin F2 alpha

PGF2α

Số mẫu khảo sát

n

Thể trọng

TT

Trung bình

TB

Vi khuẩn

VK

vi


DANH MỤC BẢNG
STT


54

3.8. Tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung lợn nái
ngoại với một số thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu

57

3.9. Thử nghiệm điều trị Viêm nội mạc tử cung và khả năng sinh sản của lợn nái
ngoại sau khi khỏi bệnh

61

vii


DANH MỤC HÌNH
STT
1.1

Tên Hình
Sơ đồ cơ chế thần kinh - thể dịch điều khiển quá trình đẻ

viii

Trang
11


MỞ ĐẦU



Từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu bệnh Viêm tử cung ở đàn lợn nái
ngoại nuôi theo mô hình trang trại và tìm ra các biện pháp trị bệnh là rất cần thiết.
Chính vì mục đích quan trọng đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Thực
trạng bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại tại
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương và thử nghiệm điều trị".
• Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng bệnh Viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại sinh sản
nuôi tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
- Đánh giá được sự ảnh hưởng của bệnh Viêm tử cung đến một số chỉ tiêu sinh
sản của đàn lợn nái ngoại.
- Xác định được thành phần vi khuẩn trong dịch rỉ viêm.
- Đưa ra được một số phác đồ điều trị bệnh Viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục của lợn cái
Cơ quan sinh dục của lợn cái được chia thành hai bộ phận: Bộ phận sinh dục
bên trong (buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo) và bộ phận sinh dục bên
ngoài (tiền đình, âm hộ, âm vật).

1.1.1. Bộ phận sinh dục bên trong
a. Buồng trứng (Ovarium)
Buồng trứng của lợn gồm một đôi nằm trong xoang chậu, được treo ở cạnh
trước dây chằng rộng và các mạch quản nuôi dưỡng. Buồng trứng bị giữ chặt lại ở
đầu trước sừng tử cung nhờ một dây thừng gồm nhiều sợi cơ trơn gọi là dây chằng

gần sát buồng trứng có hình loa kèn, trên loa kèn hình thành một cái tán rộng và lô
nhô không đều. Đầu còn lại của ống dẫn trứng thông với mút sừng tử cung, là một
cái ống nhỏ ngoằn ngoèo. Cấu tạo ống dẫn trứng chia thành 3 lớp: lớp ngoài là lớp
sợi liên kết, lớp giữa là lớp cơ, lớp trong là lớp niêm mạc.
Ống dẫn trứng có đường kính rất nhỏ, chỉ to lên về kích thước vào thời kỳ
con cái động dục và đón nhận trứng. Phần loa kèn có chức năng hứng trứng khi
trứng rụng và đưa vào trong ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng tiết ra dịch tiết; nhu động
của lông mao ở thành ống dẫn trứng giúp tinh trùng và trứng tiến gần nhau, hoạt
hoá hai tế bào ở đó. Ống dẫn trứng là nơi thụ tinh (1/3 phần trên ống dẫn trứng).
Khả năng nhu động của cơ thành ống dẫn trứng giúp trứng đã thụ tinh di chuyển
đến tử cung và làm tổ ở đó.
c. Tử cung (Uterus)
Tử cung là nơi làm tổ của hợp tử, nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng,
trên bàng quang và niệu đạo trong xoang chậu. Tử cung được cố định tại chỗ nhờ sự
bám của âm đạo vào cổ tử cung và được giữ bởi các dây chằng.
Tử cung lợn thuộc loại tử cung sừng kép, gồm 2 sừng thông với một thân và
cổ tử cung: sừng tử cung dài 50 - 1000cm, hình ruột non, thông với ống dẫn trứng.
Thân tử cung rất ngắn chỉ dài 3 - 5cm. Cổ tử cung lợn dài 10 - 18cm, có
thành dày, hình trụ, có các cột thịt xếp theo kiểu cài răng lược, thông với âm đạo.
Vách tử cung gồm 3 lớp từ ngoài vào trong: Lớp tương mạc, lớp cơ trơn, lớp
nội mạc.
4


- Lớp tương mạc là lớp màng sợi dai, chắc, phủ mặt ngoài tử cung và nối tiếp
vào hệ thống dây chằng.
- Lớp cơ trơn gồm cơ vòng rất dày ở trong, cơ dọc mỏng hơn ở ngoài. Giữa 2
tầng cơ chứa tổ chức liên kết sợi đàn hồi và mạch quản, đặc biệt là nhiều tĩnh mạch
lớn. Ngoài ra, các bó sợi cơ trơn đan vào nhau theo mọi hướng làm thành mạng vừa
dày vừa chắc. Cơ trơn là lớp cơ dày và khoẻ nhất trong cơ thể. Do vậy, nó có đặc

- Lớp niêm mạc âm đạo ở trên bề mặt có nhiều thượng bì gấp nếp dọc.
Âm đạo là cơ quan giao cấu, nơi tinh dịch được phóng ra và đọng lại ở đó.
Theo Đặng Đình Tín (1986), âm đạo lợn dài 10-12cm.

1.1.2. Cơ quan sinh dục bên ngoài
a. Tiền đình (Vestibulum vaginae)
Là phần lõm phình ra ngăn cách giữa âm đạo và âm hộ. Tiền đình bao gồm:
- Màng trinh là một nếp gấp gồm hai lá niêm mạc. Ở giữa có sợi đàn hồi, ở
trước nhìn vào âm đạo, ở sau liên quan với âm hộ.
- Lỗ niệu đạo ở sau màng trinh.
- Hành tiền đình là 2 tạng cương ở 2 bên lỗ niệu đạo, cấu tạo tương tự giống
như thể hổng ở bao dương vật của con đực nhưng bị âm đạo tách ra làm đôi. Ngoài
ra tiền đình còn có một số ít tuyến tiền đình ở phần bụng. Tuyến này sắp thành hai
hàng chéo hướng về âm vật.
b. Âm hộ (Vulva)
Âm hộ của lợn nằm dưới hậu môn và ngăn cách với nó bởi vùng hội âm, bao
gồm hai môi lớn và hai môi nhỏ.
Hai môi lớn nằm ngoài cùng, đối xứng về hai phía, hình trái tim hay lá trầu,
có sắc tố đen. Vào thời kỳ động dục và khi sắp đẻ, hai môi lớn sung huyết, mọng
nước, sưng to hơn bình thường và có màu hồng tươi. Cuối thời kỳ động dục và khi
đã đẻ xong, hai môi lớn hết sung huyết, nhỏ dần và thâm lại. Dưới niêm mạc của hai
môi lớn có nhiều tuyến tiết mồ hôi và chất nhờn.
Phía trong của hai môi lớn là hai môi nhỏ, luôn có màu hồng tươi tắn và sự
mềm mại được giữ thường xuyên bởi dịch nhờn. Phía trên của hai môi nhỏ thu hẹp
dần, các nếp gấp xếp lại hình thành nên âm vật (Clitoris)
Khoảng giữa của âm hộ có lỗ thông với âm đạo gọi là âm môn (khe sinh dục,
cửa mình).
6



7


Mặt khác, tuổi thành thục về tính thường sớm hơn tuổi tuổi thành thục về thể
vóc, nghĩa là sau khi con vật đã thành thục về tính thì vẫn tiếp tục sinh trưởng lớn
lên. Đây là đặc điểm cần chú ý trong chăn nuôi, không nên cho gia súc sinh sản quá
sớm vì: Nếu phối giống sớm khi cơ thể mẹ chưa thành thục về thể vóc sẽ có ảnh
hưởng xấu như trong thời gian có chửa có sự phân tán chất dinh dưỡng ưu tiên cho
sự phát triển bào thai, ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cơ thể mẹ do đó sự
phát triển của bào thai cũng bị ảnh hưởng. Kết quả mẹ yếu, con nhỏ. Ngược lại cũng
không nên cho gia súc phối giống quá muộn vì ảnh hưởng tới thế hệ sau của chúng.

1.2.2. Sinh lý quá trình thụ tinh
Khi gia súc đã thành thục về tính thì những biểu hiện về sinh dục của con
đực và con cái ngày càng mạnh mẽ. Quá trình thụ tinh xảy ra khi tế bào trứng gặp
tinh trùng, tạo ra một sự kết hợp phức tạp giữa hai loại tế bào sinh dục đực và tế bào
sinh dục cái. Có hai hình thức thụ tinh là thụ tinh trực tiếp và thụ tinh nhân tạo.
Theo Trần Tiến Dũng và cs., (2002), thụ tinh trực tiếp là quá trình giao phối giữa
gia súc đực và gia súc cái, tinh dịch của con đực đi vào đường sinh dục con cái để tế
bào trứng và tinh trùng kết hợp với nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng tạo ra một tế
bào mới là hợp tử. Thụ tinh nhân tạo là trường hợp dùng tinh dịch của con đực đã
pha loãng bơm vào đường sinh dục của con cái để tinh trùng kết hợp với trứng tạo
thành hợp tử.
Trong chăn nuôi, phương pháp thụ tinh nhân tạo đã cải tạo được giống gia
súc, giảm số đầu giống vật nuôi, nâng cao hiệu suất sử dụng đực giống, phòng các
bệnh truyền lây qua tiếp xúc. Đây là biện pháp kỹ thuật hữu hiệu để thúc đẩy
nghành chăn nuôi phát triển. Tuy nhiên, nếu công tác chăm sóc thú y kém nó sẽ là
con dao hai lưỡi.

1.2.3. Sinh lý quá trình mang thai

vàng nâu, số lượng và độ dính cũng được tăng dần, có phản ứng toan yếu. Ngoài ra,
trong thời gian có thai, ống dẫn trứng hầu như không được phát triển to lên, nó có
tính chất đặc biệt là thay đổi về mặt cấu tạo tổ chức học, các nếp nhăn niêm mạc
được co nhỏ lại, niêm mạc xung huyết và lòng ống được mở rộng.

9


1.2.4. Sinh lý quá trình đẻ
Theo Trần Tiến Dũng và cs., (2002), gia súc cái mang thai trong một thời
gian nhất định tùy từng loài gia súc, khi bào thai phát triển đầy đủ, dưới tác động
của hệ thống thần kinh - thể dịch, con mẹ sẽ xuất hiện những cơn rặn để đẩy bào
thai, nhau thai và các sản phẩm trung gian ra ngoài, quá trình này gọi là quá trình
sinh đẻ.
Khi gần đẻ con cái sẽ có các triệu chứng biểu hiện: trước khi đẻ 1 - 2 tuần,
nút niêm dịch ở cổ tử cung, đường sinh dục lỏng, sánh dính và chảy ra ngoài. Trước
khi đẻ 1 - 2 ngày, cơ quan sinh dục bên ngoài bắt đầu có những thay đổi: âm môn
phù to, nhão ra và sung huyết nhẹ, đầu núm vú to, bầu vú căng to, sữa bắt đầu tiết.
Quá trình sinh đẻ của gia súc cái do co bóp của tử cung, cơ thành bụng, sức
rặn toàn thân đẩy thai, màng nhau thai cùng với nước thai ra ngoài. Qúa trình sinh
đẻ được chia ra 3 thời kỳ.
Thời kỳ mở cổ tử cung: Thời kỳ này bắt đầu từ khi tử cung có cơn co bóp
đầu tiên đến khi cổ tử cung mở ra hoàn toàn. Ở lợn nái, thời kỳ mở cổ tử cung kéo
dài từ 3-4 giờ, đối với lợn nái đẻ lứa đầu thì thời kỳ mở cổ tử cung ngắn hơn.
Thời kỳ đẻ: Bắt đầu từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn và kết thúc khi thai lọt ra
ngoài. Thời gian đẻ của lợn phụ thuộc vào khoảng cách các thai ra và số lượng thai
trong tử cung gia súc mẹ.
Thời kỳ sổ nhau: Khi thai đã thành thục thì quan hệ sinh lý giữa mẹ và nhau
thai không còn cần thiết nữa, lúc này thai đã trở thành như một ngoại vật trong tử
cung nên được đưa ra ngoài bằng động tác đẻ. Sau khi thai lọt ra khỏi đường sinh


Thùy trước tuyến yên

Vùng dưới đồi
Buồng trứng
Tế bào hạt
Thể vàng

Oestrogen

Progesterone

Sừng tử cung

Prostaglandin

Hình1.1. Sơ đồ cơ chế thần kinh - thể dịch điều khiển quá trình đẻ
11


1.3. Bệnh Viêm tử cung ở lợn nái (Metritis)

1.3.1. Nguyên nhân của bệnh Viêm tử cung
Theo Đặng Thanh Tùng (2006), viêm tử cung ở lợn nái là một trong những
tổn thương cơ quan sinh dục của lợn nái sau khi sinh, ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng sinh sản, làm mất sữa, lợn con không có sữa sẽ còi cọc, suy dinh dưỡng, chậm
phát triển. Lợn nái chậm động dục trở lại, không thụ thai, có thể dẫn đến vô sinh,
mất khả năng sinh sản.
Cũng theo Đặng Thanh Tùng (2006), bệnh Viêm tử cung ở lợn nái thường do
các nguyên nhân sau.

- Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước, trong và sau
đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều kiện xâm
nhập vào gây viêm.
Ngoài các nguyên nhân trên viêm tử cung còn có thể là biến chứng nhiễm
trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động dục (vì lúc đó
cổ tử cung mở), vi khuẩn xâm nhập vào tử cung theo đường máu và Viêm tử cung
là một trong những triệu chứng lâm sàng chung (Lê Văn Năm, 1997).
Theo F. Mada và C. Neva (1995), bệnh Viêm tử cung và các bệnh ở đường
tiết niệu có mối quan hệ với nhau, vi khuẩn trong nước tiểu cũng phát triển trong
âm đạo và việc gây viêm ngược lên tử cung là rất dễ xảy ra. Nhiễm khuẩn tử cung
qua đường máu là do vi khuẩn sinh trưởng ở một cơ quan nào đó có kèm theo bại
huyết, do vậy có trường hợp lợn hậu bị chưa phối đã bị Viêm tử cung.

1.3.2. Hậu quả của bệnh Viêm tử cung
Tử cung là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục, nơi thai làm tổ và được
đảm bảo mọi điều kiện để thai phát triển. Mọi quá trình bệnh lý ở tử cung đều ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản. Hậu quả của Viêm tử cung làm cổ tử cung bị
tắc, khi gia súc động dục niêm dịch không thoát ra được.

13


Theo Trần Tiến Dũng và cs., (2002); Trần Thị Dân (2004), khi lợn nái bị
Viêm tử cung sẽ dẫn đến một số hậu quả sau.
Sảy thai: Lớp cơ trơn ở thành tử cung có đặc tính co thắt. Khi mang thai sự
co thắt của cơ tử cung giảm dưới tác dụng của progesteron, nhờ vậy phôi có thể
bám chặt vào tử cung.
Khi bị Viêm tử cung cấp tính do nhiễm trùng, tế bào lớp nội mạc tử cung tiết
nhiều prostaglandin F2α (PGF2α), PGF2α gây phân huỷ thể vàng ở buồng trứng
bằng cách bám vào tế bào của thể vàng để làm chết tế bào và gây co mạch hoặc

cho tỷ lệ lợn con cai sữa thấp. Đặc biệt, nếu Viêm tử cung kèm theo Viêm bàng
quang thì còn ảnh hưởng tới hoạt động của buồng trứng.

1.3.3. Các thể viêm tử cung
Theo Đặng Đình Tín (1986), bệnh Viêm tử cung thường được chia làm 3 thể:
Viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung và thể viêm tương mạc tử cung.
a. Viêm nội mạc tử cung (Endometritis)
Theo Nguyễn Văn Thanh (1999); Black W.G (1983); Debois C.H.W (1989),
viêm nội mạc tử cung là viêm tầng trong cùng, lớp niêm mạc của tử cung. Đây là
một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm khả năng sinh sản của gia súc
cái, tăng các bệnh ở cơ quan sinh dục. Bệnh viêm nội mạc tử cung thường xảy ra
sau khi gia súc đẻ nhất là các trường hợp đẻ khó phải can thiệp làm cho niêm mạc
tử cung bị tổn thương. Sau đó các vi khuẩn Streptococcus, Staphylococcus, E. coli,
Brucella, Salmonella tác động gây viêm nội mạc tử cung.
Theo Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), bệnh Viêm nội mạc tử
cung có thể chia làm 2 loại.
Viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ, chỉ gây tổn thương ở niêm
mạc tử cung. Ở thể viêm này thân nhiệt hơi cao, ăn kém, lượng sữa giảm. Con vật
có trạng thái đau đớn nhẹ, có khi con vật cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ
âm hộ chảy ra hỗn dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ, lợn cợn những mảnh tổ
chức chết. Khi con vật nằm xuống dịch viêm thải ra ngày càng nhiều hơn.

15


- Viêm nội mạc tử cung thể màng giả, tổ chức niêm mạc đã bị hoại tử tổn
thương lan sâu xuống dưới tầng cơ của tử cung và chuyển thành viêm hoại tử. Ở thể
viêm này, niêm mạc tử cung thường bị hoại tử. Con vật có triệu chứng toàn thân rõ:
thân nhiệt tăng cao, lượng sữa giảm, có khi hoàn toàn mất sữa, kế phát viêm vú, ăn
uống giảm. Con vật đau đớn, luôn rặn, lưng và đuôi cong. Từ cơ quan sinh dục luôn

tiểu tiện khó khăn, ăn uống kém hoặc bỏ ăn. Lượng sữa rất ít hoặc mất hẳn, thường
kế phát viêm vú. Con vật luôn biểu hiện trạng thái đau đớn khó chịu, lưng và đuôi
cong rặn liên tục. Từ âm hộ thải ra rất nhiều hỗn dịch lẫn mủ và tổ chức hoại tử, có
màu nâu và mùi thối khắm, khi kích thích vào thành bụng thấy con vật phản xạ đau
rõ hơn, rặn nhanh hơn, từ âm hộ dịch chảy ra nhiều hơn. Trường hợp một số vùng
của tương mạc đã dính với các bộ phận xung quanh thì có thể phát hiện được trạng
thái thay đổi về vị trí và hình dáng của tử cung, có khi không tìm thấy một hoặc hai
buồng trứng.
Thể viêm này thường kế phát bệnh viêm phúc mạc, bại huyết, huyết nhiễm
mủ. Nếu điều trị kịp thời thì bệnh thường chuyển thành thể viêm mạn tính, thành
ngoài tử cung thường dính với các tổ chức xung quanh, vị trí các bộ phận của cơ
quan sinh dục bị thay đổi, quá trình thụ tinh và sinh đẻ lần sau gặp nhiều khó khăn,
có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng sinh sản.

1.3.4. Chẩn đoán bệnh Viêm tử cung
Để chẩn đoán bệnh Viêm tử cung thường dựa vào những triệu chứng lâm
sàng để chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, theo Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004),
lợn nái bị viêm tử cung còn có những biểu hiện mất sữa, âm đạo có những dịch tiết
không bình thường 3-4 ngày sau khi đẻ. Nếu sau khi đẻ, kiểm tra âm đạo sẽ thấy
những miếng nhau thai sót hay thai chết lưu ở tử cung, mùi hôi đặc biệt.
Theo F. Madec và C. Neva (1995), bệnh Viêm tử cung thường biểu hiện vào
lúc đẻ và thời kỳ tiền động đực vì đây là thời gian cổ tử cung mở nên dịch viêm có
thể chảy ra ngoài. Số lượng mủ không ổn định, từ vài ml cho tới 200ml hoặc hơn
nữa. Tính chất mủ cũng khác nhau, từ dạng dung dịch màu trắng loãng cho tới màu
xám hoặc vàng, đặc như kem, có thể màu máu cá. Người ta thấy rằng thời kỳ sau
17


sinh đẻ hay xuất hiện viêm tử cung cấp tính, viêm tử cung mạn tính thường gặp
trong thời kỳ cho sữa. Các hiện tượng chảy mủ ở âm hộ có thể cho phép nghi bệnh

Các chỉ tiêu để
phân biệt

Viêm nội mạc

Viêm cơ

Viêm tương
mạc

1

Sốt

Sốt nhẹ

Sốt cao

Sốt rất cao

2

Màu dịch viêm

Trắng xám, sữa

Hồng, nâu đỏ

Nâu, rỉ sắt


Phản ứng co rất
yếu

Bỏ ăn một phần

Bỏ ăn hoàn

hoặc hoàn toàn

toàn

Phản ứng co mất
Bỏ ăn hoàn toàn

Đối với lợn nái sau khi đẻ có thể dựa theo cách tính điểm dưới đây.
Số ngày chảy mủ, được tính từ ngày đầu tới ngày thứ năm sau khi sinh, 1
ngày = 1 điểm.
Bỏ ăn từ ngày đầu tới ngày thứ 5 sau khi sinh, 1 ngày = 1 điểm nếu bỏ ăn
một phần tính ½ điểm.
Ngưỡng thân nhiệt để tính sốt và số ngày bị sốt là 39,80C, 1ngày =1 điểm.
Tổng số điểm được dùng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh như sau.
Tổng số điểm < 1 điểm: không có vấn đề gì.
Tổng số điểm từ 2-5 điểm: mắc bệnh nhẹ.
Tổng số điểm > 6 điểm: bệnh nghiêm trọng.
Do đó việc chẩn đoán bệnh Viêm tử cung đúng khoa học, thường xuyên phải
theo dõi vì mủ chảy ra ở âm hộ chỉ mang tính chất thời điểm và có khi Viêm tử
cung nhưng không sinh mủ.

19


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status