Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn tỉnh hòa bình - Pdf 42

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI QUỐC HOÀN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, NĂM 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI QUỐC HOÀN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH HÒA BÌNH

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60 34 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

tỉnh Hòa Bình. ............................................................................................................... 30
2.3. Kết quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật
thể trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. ..................................................................................... 48
2.4. Đánh giá việc thực hiện chính sách Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
phi vật thể trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. ......................................................................... 50
Chương 3. MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở TỈNH
HÒA BÌNH ................................................................................................................... 56
3.1. Quan điểm thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi
vật thể ở tỉnh Hòa Bình ................................................................................................. 56
3.2. Mục tiêu thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật
thể ở tỉnh Hòa Bình. ...................................................................................................... 58
3.3. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa phi vật thể ở tỉnh Hòa Bình ............................................................................. 60
3.4. Kiến nghị, đề xuất .................................................................................................. 70
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 75


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTV

: Ban Thường vụ

DSVH

: Di sản văn hóa

HĐND

thể của các quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, Luật Di sản văn hoá được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, khoá X kỳ họp thứ 9 thông qua đã khẳng định “Di sản văn hoá
Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận
của Di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước của nhân dân ta”. Đồng thời, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng
cũng đã khẳng định: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc,
là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị văn hóa mới và giao
lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống (bác học và dân gian) văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể
và phi vật thể”.
Qua đó, chúng ta thấy rằng, di sản văn hóa luôn được Đảng và Nhà nước quan
tâm và xác định là tài sản quan trọng của đất nước. Di sản văn hóa nằm trong 3 mục
tiêu lớn được xác định trong chiến lược xây dựng nền văn hóa Việt Nam hướng đến

1


việc: bảo vệ di sản và khuyến khích hoạt động sáng tạo; đảm bảo sự tiếp cận bình
đẳng của tất cả mọi người đối với văn hóa; tạo cơ hội cho tất cả mọi người tham gia
vào sáng tạo, phổ biến và hưởng thụ văn hóa.
Tỉnh Hòa Bình thuộc vùng miền núi Tây Bắc, nơi có nền văn hóa Hòa Bình
đặc sắc và có đa dạng màu sắc văn hóa của các tộc người, trong đó chứa đựng cả
kho tàng di sản văn hóa độc đáo và phong phú.
Trong những năm qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa ở
Hòa Bình, đặc biệt là các di sản văn hóa phi vật thể đã được chính quyền các cấp của
tỉnh quan tâm nhưng chưa thực sự tạo ra được nguồn lực văn hóa xứng tầm cho phát
triển từ các di sản văn hóa đó. Chính vì vậy nhu cầu tìm hiểu, đánh giá về việc thực
hiện các chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đang đặt ra cấp
thiết đối với sự phát triển của Hòa Bình.

cường thịnh về vật chất, vừa về tinh thần thì phải giữ văn hoá cũ (di sản) làm thể
(gốc, nền tảng); mà lấy văn hoá mới làm dụng nghĩa là phải khéo điều hòa tinh tuý
của văn hoá phương Đông với những điều sở trường về khoa học của văn hoá
phương Tây.
Hay trong cuốn sách “Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hoá
dân tộc” của GS,TS. Hoàng Vinh hoàn thành năm 1997, tác giả đã đưa ra một hệ
thống lý luận về di sản văn hóa, đồng thời bước đầu vận dụng nghiên cứu di sản văn
hóa nước ta. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã đưa ra các nhóm giải pháp
nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Năm 2002, Luật Di sản văn hoá và văn bản hướng dẫn thi hành được coi là
văn bản pháp quy về di sản văn hóa. Trong sách Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phát hành năm 2007, GS,TS. Ngô Đức Thịnh
(nguyên Viện trưởng viện Văn hoá dân gian) đã bàn đến Văn hóa phi vật thể: Bảo
tồn và phát huy. Trưởng Ban Di sản phi vật thể Văn phòng UNESCO Pari - Ông
Rieks Smeets đã nghiên cứu về: Bối cảnh, nhận thức và quá trình xây dựng Công
ước về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể.
Ngoài ra, cũng có nhiều bài báo, công trình ngiên cứu về vấn đề Bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Có thể kể đến như: Bài nghiên cứu “Bảo tồn di
sản văn hóa phi vật thể ở nước ta hiện nay”của tác giả Nguyễn Chí Bền, đăng trên
Tạp chí cộng sản, năm 2007. Bài nghiên cứu bàn sâu về cách thức bảo tồn văn hóa

3


phi vật thể ở nước hiện nay. Hay bài nghiên cứu “Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể
- từ góc nhìn toàn cầu hóa” của tác giả Đặng Văn Bài, đăng trên Tạp chí Di sản văn
hóa số 21, năm 2007, đã bàn sâu về phương pháp tiếp cận di sản văn hóa phi vật thể
và đưa ra một số giải pháp Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trong xu thế hội nhập
quốc tế.
Trên cơ sở kế thừa một số bài viết của các nhà nghiên cứu trên website Cục di

- Đánh giá thành công và hạn chế của việc thực hiện chính sách bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Hòa Bình.
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện chính sách và thực hiện tốt
hơn chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Hòa Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình thực hiện chính sách bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Hòa Bình, bao gồm việc thực hiện
các chính sách chung của nhà nước, việc ban hành và thực hiện các chính sách cụ
thể của địa phương, hiệu quả của chính sách và những vấn đề đặt ra, từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao kết quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn tiến hành nghiên cứu, thu thập và phân tích số
liệu trọng tâm là trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan
trong nghiên cứu, tác giả cũng đã tham khảo số liệu ở một số địa phương khác.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng tổ chức thực hiện chính sách
Bảo tồn và phát huy giá trị DSVH phi vật thể ở tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn từ
năm 1991 đến nay. Bởi vì, năm 1991, tỉnh Hòa Bình được tái lập sau 15 năm hợp
nhất với tỉnh Hà Tây (năm 1976) thành tỉnh Hà Sơn Bình. Khi đó các chính sách
của Hòa Bình về kinh tế, văn hóa, xã hội và các mặt của đời sống con người mới
được hình thành và phát triển.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng cách tiếp cận liên ngành, đa ngành với trọng tâm là các

5


phương pháp phân tích chính sách công (phân tích chu trình chính sách từ hoạch



định và thực thi chính sách bảo tồn Di sản văn hóa ở địa phương.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 03 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Chương 3. Mục tiêu, giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
1.1. Những vấn đề cơ bản về thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa phi vật thể
1.1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm Chính sách
Cho đến nay trên thế giới, đã có nhiều định nghĩa về chính sách hay chính sách
công, thuật ngữ này ngày càng được sử dụng rộng rãi. Có thể hiểu một cách đơn giản,
chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay các nhà quản lý đề ra
nhằm giải quyết một số vấn đề nào trong phạm vi thẩm quyền của mình.
Trong từ điển Bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như
sau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ.
Chính sách được thực hiện trong thời gian nhất định, trên nhiều lĩnh vực cụ thể nào

sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia.
Cách phân chia di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cũng chỉ là tương đối.
Văn hoá vật thể là vật thể hoá tinh thần con người, ngược lại, không có thành tố văn
hoá tinh thần nào mà không có yếu tố vật chất. Chẳng hạn, ngôn ngữ là một thành
tố thuộc văn hoá phi vật thể, nhưng bên cạnh nội dung vẫn có vỏ vật chất âm thanh
của ngôn từ, v.v... Dù phân loại thế nào chăng nữa, các di sản văn hóa vẫn có những
đặc điểm chung, đó là:
- Tính biểu trưng đại diện cho mỗi nền văn hóa của một quốc gia, một dân tộc;
- Tính lịch sử với những đặc trưng của thời đại và đại diện cho thời đại sinh
ra chúng, nền văn minh và kỹ thuật tái tạo chúng;
- Tính truyền thống lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không chỉ bản
thân di sản mà cả những giá trị phi vật thể đi cùng với chúng cũng được truyền sang
thế hệ sau bằng mô phỏng, phát triển và sáng tạo mới trên nền của di sản cũ;
- Tính nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng dưới các tác động khác nhau, dễ dàng bị
hư hỏng, bị phá hủy và bị mai một đi do những tác động khác nhau của con người,
của điều kiện thời tiết, các phản ứng hóa học… Trong quá trình đấu tranh dựng
nước và giữ nước, cha ông ta đã sáng tạo và để lại hàng nghìn di tích có giá trị.

10


1.1.1.4. Khái niệm Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức
vốn có của nó. Bảo tồn là giữ lại, không để mất đi, không để bị thay đổi, biến hóa
hay biến thái.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa luôn gắn kết chặt chẽ biện chứng. Đó là
hai lĩnh vực thống nhất, tương hỗ, chi phối ảnh hưởng qua lại trong hoạt động giữ

chẽ, giữ chúng trong sách vở, các ghi chép, mô tả bằng băng hình (video), băng
tiếng (audio), ảnh... Tất cả các hiện tượng văn hóa phi vật thể này có thể lưu giữ
trong các kho lưu trữ, các viện bảo tàng.
Bảo tồn trên cơ sở kế thừa (bảo tồn trong dạng động)
Bảo tồn động, tức là bảo tồn các hiện tượng văn hóa trên cơ sở kế thừa. Các
di sản văn hóa vật thể sẽ được bảo tồn trên tinh thần giữ gìn những nét cơ bản của di
tích, cố gắng phục chế lại nguyên trạng bằng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại.
Đối với các di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn động là bảo tồn các hiện
tượng văn hóa đó ngay chính trong đời sống cộng đồng. Bởi lẽ, cộng đồng không
những là môi trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vật thể mà còn là nơi tốt
nhất để giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy chúng trong đời sống xã hội. Các hiện
tượng văn hóa phi vật thể tồn tại trong ký ức cộng đồng, nương náu trong tiếng nói,
hình thức diễn xướng, nghi lễ, nghi thức, quy ước dân gian. Văn hóa phi vật thể
luôn tiềm ẩn trong tâm thức và trí nhớ của những con người đặc biệt mà chúng ta
thường mệnh danh là những nghệ nhân hay là những báu vật nhân văn sống. Do đó
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể còn đồng nghĩa với việc bảo vệ
những báu vật nhân văn sống. Đó là việc xã hội thừa nhận các tài năng dân gian,
tôn vinh họ trong cộng đồng, tạo điều kiện tốt nhất để họ sống lâu, khỏe mạnh, phát
huy được khả năng trong quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống. Cần phải phục hồi các giá trị một cách khách quan, sáng suốt, tin cậy, khoa
học chứ không thể chủ quan, tùy tiện. Tất cả những giá trị phải được kiểm chứng
qua nhiều phương pháp nghiên cứu có tính chất chuyên môn cao, có giá trị thực
chứng thuyết phục thông qua các dự án điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và
xuất bản các dấu tích di sản văn hóa phi vật thể.
Bảo tồn theo quan điểm phục hồi nguyên dạng chính là phương thức lý tưởng
nhất. Nếu không thể bảo tồn nguyên dạng thì có thể bảo tồn theo hiện dạng đang có.

12



13


chính sách; dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; các biện pháp
khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực hiện chính sách.
Kế hoạch thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị DSVH phi vật thể ở
cấp nào sẽ do cơ quan chủ trì của cấp đó xây dựng. Sau khi được quyết định thông
qua, kế hoạch thực hiện chính sách sẽ mang giá trị pháp lý, được các chủ thể triển
khai thực hiện chính sách và cả đối tượng của chính sách nghiêm chỉnh thực hiện.
1.2.1.2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách
Sau khi bản kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị
DSVH phi vật thể được thông qua, các cơ quan nhà nước tiến hành tổ chức triển khai
thực hiện theo kế hoạch. Việc trước tiên cần làm trong quá trình này là tuyên truyền
vận động nhân dân, các tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia thực hiện chính sách
bảo tồn, phát huy giá trị DSVH phi vật thể. Đây là một hoạt động quan trọng, có ý
nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên
truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân hiểu rõ về
mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách và tính khả thi của
chính sách...trong điều kiện hoàn cảnh nhất định để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu
quản lý của nhà nước. Đồng thời phổ biến, tuyên truyền chính sách còn giúp cho mỗi
cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhận thức được đầy đủ tính chất,
quy mô của chính sách cũng như vai trò của chính sách bảo tồn, phát huy giá trị DSVH
phi vật thể đối với đời sống xã hội để họ chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích
hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả kế
hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao.
Phổ biến, tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá
trị DSVH phi vật thể được thực hiện thường xuyên, liên tục, kể cả khi chính sách
đang được thực hiện, để mọi đối tượng cần tuyên truyền luôn được củng cố lòng tin
vào chính sách và tích cực tham gia vào thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên
truyền chính sách bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối

người dân và toàn dân tích cực tham gia thực hiện chính sách. Trong một chừng
mực nào đó, để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, các cấp có thẩm quyền có thể kết
hợp sử dụng biện pháp hành chính để duy trì chính sách. Bên cạnh đó, người dân,
đặc biệt là những người nắm giữ di sản cần có trách nhiệm tham gia thực hiện yêu
cầu của nhà nước và vận động lẫn nhau tích cực nâng cao tính tự giác chấp hành

15


chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của cơ quan nhà nước.
Để thực hiện tốt việc duy trì thực hiện chính sách cần phải đảm bảo một số
nội dung sau:
- Cụ thể hóa nội dung triển khai bằng các văn bản mang tính pháp lý - qui
định rành mạch, hợp lý trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể thực hiện; tránh tình
trạng lẫn lộn quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể thực hiện.
- Tổ chức phối hợp thống nhất, hiệu quả, đồng bộ (giữa cơ quan chủ trì với
cơ quan khác; giữa cơ quan nhà nước với nhân dân).
- Đảm bảo các điều kiện về nhân lực, vật lực và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ.
- Đảm bảo kế hoạch hóa về thời gian và qui trình thủ tục thực hiện.
- Đảm bảo thông suốt về thông tin (mệnh lệnh và phản hồi) trong quá trình
thực hiện, triển khai, duy trì chính sách.
- Đảm bảo sự thống nhất giữa việc kiên trì mục tiêu chính sách công với việc
sáng tạo trong khi sử dụng các biện pháp, hình thức, chương trình hành động cụ thể
thích hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
1.2.1.5. Điều chỉnh việc thực hiện chính sách
Điều chính chính sách là một hoạt động cần thiết diễn ra thường xuyên trong
tiến trình tổ chức thực thi chính sách. Nó được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền để cho chính sách ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình
thực tế. Theo quy định, cơ quan nào ban hành chính sách thì được quyền điều chỉnh
bổ sung chính sách, nhưng trên thực tế việc điều chính các biện pháp, cơ chế chính

thực hiện mục tiêu lớn của chính sách bảo tồn và phát huy DSVH phi vật thể.
Chủ thể tham gia kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và
phát huy DSVH phi vật thể là các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Tuy
nhiên, để đảm bảo tính khách quan và chính xác về kết quả kiểm tra đánh giá, quá
trình này còn cần có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể nhân dân, thậm chí là của
chính đối tượng chính sách. Có như vậy mới bảo đảm được tính dân chủ trong quá
trình thực hiện chính sách.
1.2.1.7. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách
Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm là bước cuối cùng trong các bước thực
hiện chính sách, bước này giúp chúng ta hệ thống lại một quá trình thực hiện chính
sách, rút ra những việc làm tốt, việc chưa phù hợp, chưa đúng, đồng thời có thêm

17


những kinh nghiệm thực hiện chính sách.
Đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách là quá trình xem xét, kết luận về
sự chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện chính sách của chủ thể thực hiện chính sách
(các cơ quan, tổ chức và đội ngũ cán bộ công chức có chức năng thực hiện chính
sách) và việc cháp hành thực hiện của các đối tượng thụ hưởng chính sách. Thước
đo đánh giá kết quả thực hiện chính sách là: tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính
sách; ý thức chấp hành các quy định về cơ chế, biện pháp thực hiện mục tiêu chính
sách trong từng điều kiện về không gian và thời gian.
Cùng với việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo điều hành, thực hiện của các
cơ quan nhà nước, của đội ngũ cán bộ công chức còn phải xem xét, đánh giá kết quả
việc thực hiện của các đối tượng thụ hưởng trực tiếp và gián tiếp từ chính sách.
Thước đo, căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện chính sách của các đối tượng này là
tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách, ý thức chấp hành những quy định về
cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục
tiêu và các quy định cụ thể của chính sách.

truyền về chính sách bảo tồn và phát huy DSVH phi vật thể nhằm nâng cao nhận
thức cho đội ngũ cán bộ, công chức và cho các đối tượng của chính sách để họ chủ
động, tự giác tham gia vào quá trình chính sách của nhà nước, sớm đưa các di sản
phi vật thể của địa phương vào danh mục DSVH phi vật thể cấp quốc gia, phát huy
được giá trị to lớn của các DSVH phi vật thể.
Trong thực hiễn thực hiện chính sách về bảo tồn và phát huy DSVH phi vật thể
ở nước ta hiện nay, công tác vận đồng tuyên truyền về chính sách còn bị xem nhẹ và
được thực hiện mang tính máy móc, hình thức nên kết quả vận động tuyên truyền chưa
cao, chưa làm cho các đối tượng của chính sách chủ động, tích cực tham gia vào công
cuộc kiểm kê di sản, bảo tồn các DSVH phi vật thể của nhà nước.
Thứ ba: Điều kiện kinh tế và nguồn lực để thực hiện chính sách của nhà nước.
Để tổ chức triển khai thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy DSVH phi vật thể đạt
được kết quả và hiệu quả trong điều kiện hiện nay, nhà nước luôn phải tăng cường các
nguồn lực vật chất để phục vụ cho việc triển khai thực hiện chính sách. Tuy nhiên, thực
tế hiện nay trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH phi vật thể là công tác xã
hội hóa còn thiếu sự định hướng, thiếu những chính sách, chế tài cụ thể để khuyến
khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Các nguồn lực do dân đóng góp

19


chưa được qui tụ dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước một cách chặt chẽ nên không
được định hướng để sử dụng một cách có hiệu quả nhất.
Thứ tư: Nguồn nhân lực. Cụ thể ở đây là đối tượng của chính sách, là những
nghệ nhân dân gian, người am hiểu sâu sắc và đang nắm giữ linh hồn của các di sản.
Đội ngũ này từ xưa vốn đã ít, hiếm hoi, nay lại càng hiếm vì phần lớn đã qua đời
hoặc tuổi cao, trong khi đó lớp trẻ hiện nay ít hiểu biết và không tâm huyết nhiều
đối với những nghệ thuật biểu diễn dân gian này, dẫn đến công tác truyền dạy, kế
thừa gặp nhiều khó khăn, một số DSVH phi vật thể đang đứng trước nguy cơ bị thất
truyền nếu không có các biện pháp bảo tồn.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status