KHÓA LUẬN: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội - Pdf 45

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “ Bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa chùa Trăm Gian xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành
phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong đề tài là hoàn toàn trung thực.
Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Thức


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý thầy cô giáo
trong Khoa Văn hóa Thông tin và Xã hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em
trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp tại địa bàn xã Tiên
Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Đặc biệt em xin cảm ơn cô
giáo Phạm Thị Hương luôn quan tâm cả về tinh thần lẫn chuyên môn nghiệp
vụ, nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho đề tài nghiên cứu khóa luận tốt
nghiệp của em.
Em xin gửi lời cám ơn tới Ủy ban nhân dân xã Tiên Phương, Uỷ ban
nhân dân huyện Chương Mỹ, nơi đã tạo điều kiện cho em thực hiện khảo sát
và cung cấp tài liệu để hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN


MỞ ĐẦU


cửa hội nhập và giao lưu văn hóa với bạn bè quốc tế, di sản văn hóa dân tộc
đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng nhiều thách thức đối với
công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trong những năm gần đây, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa là một vấn đề cấp thiết mang tính thời sự cao. Di sản văn hóa không chỉ
bị ảnh hưởng từ những tác động của thời gian, khí hậu, sự xâm phạm tiêu cực
thiếu ý thức của con người mà còn đứng trước nguy cơ bị mất đi giá trị
nguyên gốc bất cứ lúc nào nếu không nhận được sự quan tâm và quản lý chặt
chẽ của các cơ quan có thẩm quyền quản lý. Quản lý di sản, bảo tồn và phát
huy di sản nói chung và di sản văn hóa chùa Trăm Gian nói riêng, dù được đề
cập đến từ nhiều góc nhìn song câu chuyện này chưa bao giờ cũ. Những sai
phạm trong việc tu bổ chùa Trăm Gian năm 2012 vẫn để lại nhiều bài học đắt
giá. Việc ứng xử với một di tích quốc gia đặc biệt quý hiếm gần ngàn năm
tuổi vẫn còn nhiều vấn đề đáng nói. Từ góc độ của một sinh viên chuyên
ngành Quản lý văn hóa, tôi chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa chùa Trăm Gian xã Tiên Phương - huyện Chương Mỹ - thành phố
Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn những vấn đề còn tồn tại
trong công tác quản lý nhà nước đối với chùa Trăm Gian sẽ được tháo gỡ, giá
trị về văn hóa – lịch sử luôn được bảo tồn và phát huy.
2. Lịch sử nghiên cứu
Chùa Trăm Gian mang đậm bản sắc phật giáo miền Bắc kết hợp hài hòa
với tín ngưỡng dân gian. Chùa được xây dựng và tồn tại như là sản phẩm văn
hoá truyền thống của nhân dân Chương Mỹ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói
chung. Với những giá trị vô cùng đặc biệt từ hoạt động lễ hội đến giá trị kiến
trúc, chùa Trăm Gian đã được Bộ Văn hoá Thông tin Việt Nam chứng nhận là
di sản văn hóa cấp quốc gia. Vì vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa chùa Trăm Gian xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu.


Gian [20; Tr.3]

6


Như vậy có thể thấy di sản văn hóa chùa Trăm Gian đã được nhiều tác giả đề
cập và nghiên cứu từ nhiều góc nhìn khác nhau. Trong khi di sản văn hóa
chùa Trăm với những giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, cảnh quan và tính
thiêng của lễ hội đã và đang là một điểm du lịch đầy tiềm năng của huyện
Chương Mỹ thì những vấn đề về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
càng trở nên quan trọng và cấp thiết, đòi hỏi những nghiên cứu mang tính ứng
dụng, gắn với thực tế.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hoá chùa Trăm Gian tại xã Tiên Phương, huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong thời gian qua từ đó đề xuất một số biện
pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này trong thời kỳ
hội nhập và giao lưu quốc tế.
Nhiệm vụ nghiên cứu :
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về di sản văn hoá, bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa, vai trò của việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa
chùa Trăm Gian trên địa bàn xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố
Hà Nội nói riêng.
Tìm hiểu thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá
chùa Trăm Gian tại xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn di
sản văn hoá và khai thác giá trị di sản văn hoá chùa Trăm Gian vào việc phát
triền kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ nói riêng và thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn

bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian;
Đề tài là tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên khi giảng dạy
và học chuyên ngành Quản lý văn hóa.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

8


chùa Trăm Gian xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa
Trăm Gian xã Tiên Phương, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn phát
huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian xã Tiên Phương, huyện Chương
Mỹ, thành phố Hà Nội.

9


Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA
CHÙA TRĂM GIAN XÃ TIÊN PHƯƠNG, HUYỆN CHƯƠNG MỸ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Di sản văn hóa
Khái niệm di sản văn hoá có thể xác định được một cách thuận lợi từ khái
niệm về văn hoá. Như ta đã biết, văn hoá đã được định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau. Nhưng xu hướng định nghĩa văn hoá theo tính giá trị và tính đặc
trưng cho cộng đồng chủ thể sáng tạo đang được nhiều người chấp nhận nhất.

văn hóa đều là văn hóa, nhưng không phải mọi yếu tố của văn hóa đều là di
sản văn hóa, vì trong văn hóa còn nhiều yếu tố bị mai một trong dòng chảy
lịch sử, do không vượt qua đuợc thử thách của thời gian nên không được lưu
truyền lại cho thế hệ sau thành di sản văn hóa, hoặc những yếu tố văn hóa mới
được hình thành chưa được thẩm định của thời gian.
Như vậy, di sản văn hoá nói chung rất đa dạng, phong phú, bao gồm
các yếu tố nhân văn (di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, làng nghề, phong tục
tập quán,…) nhưng cũng chứa đựng cả các yếu tố tự nhiên (rừng, núi, thác,
…)
1.1.2. Di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử - văn hóa không phải là toàn bộ hệ thống di sản văn hóa
dân tộc, nhưng là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống di sản đó. Loại
hình di sản hữu hình này trong một thời gian dài được coi là loại hình di sản
quan trọng nhất vì chúng dễ dàng nhận biết nhất so với các di sản vô hình
khác. Tác giả Nguyễn Thị Kim Loan đưa ra khái niệm về di tích lịch sử văn
hóa như sau: “Di tích lịch sử văn hoá là những không gian vật chất cụ thể,
khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử do tập thể hoặc
cá nhân hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại” [17; Tr.8]. Khái niệm này
đã phân biệt di tích lịch sử văn hoá với các hình thái di sản vật thể khác như
danh thắng, cổ vật và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

11


Theo Luật di sản văn hóa được sửa đổi bổ sung năm 2009 của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một công trình được coi là di tích lịch
sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí: “Công trình xây dựng, địa điểm
gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; công
trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc,
danh nhân của đất nước; công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch

triển của xã hội. Con người ra đời, trưởng thành là nhờ văn hóa, hướng tới
tương lai cũng từ văn hóa. Giá trị văn hóa của một dân tộc thể hiện bản sắc
của dân tộc ấy. Những giá trị văn hóa của con người là thước đo trình độ phát
triển và thể hiện đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Xác định tầm quan trọng của di sản văn hóa dân tộc, sau ngày đọc bản
Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 02/9/1945
chưa đầy 3 tháng, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số
65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện” - sắc lệnh đầu
tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Sắc lệnh ra đời
trong hoàn cảnh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa non trẻ đang gặp vô vàn
khó khăn về giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, đất nước đang ở trong tình thế
“ngàn cân treo sợi tóc”. Sắc lệnh số 65/SL gồm các nội dung cơ bản như:
Khẳng định việc bảo tồn cổ tích “là công việc rất quan trọng và rất cần thiết
cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam” (khái niệm “cổ tích” trong sắc lệnh
ngày nay được gọi là di sản văn hóa, gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản
văn hóa vật thể); Đông Phương Bác cổ Học Viện có nhiệm vụ bảo tồn cổ tích
trong toàn cõi Việt Nam, thay thế cho Pháp Quốc Viễn Đông Bác cổ Học viện
bị bãi bỏ; Giữ nguyên các luật lệ về bảo tồn cổ tích đã có trước đây; “cấm phá
hủy những đình, chùa, đền, miếu hoặc những nơi thờ tự khác, những cung
điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. cấm phá hủy những bi ký,
đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo hay không,
nhưng có ích cho lịch sử mà chưa được bảo tồn”; “chính phủ công nhận
nguyên tắc những khoản trợ cấp hàng năm của toàn quốc, của mỗi kỳ hay mỗi
tỉnh cho Đông Phương Bác cổ Học viện. Khi dự thảo ngân sách cho toàn
quốc, cho từng kỳ hay từng tỉnh, ông Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông ủy viên tài
chính mỗi kỳ, mỗi tỉnh phải dự tính khoản trợ cấp cho Đông Phương Bác cổ

14





lớn với quy mô như hiện nay là đã được trùng tu và xây dựng thêm qua nhiều
thời đại. [ A1; Tr.56]
Truyền thuyết kể rằng vào thời nhà Trần, ở làng Bối Khê có một người
phụ nữ nằm mộng thấy đức Phật giáng sinh, rồi có mang, sinh ra đứa con trai.
Năm lên 9 tuổi, sau khi bố mẹ mất, người con trai ấy bỏ nhà vào tu ở chùa
Đại Bi trong làng. Lên 15 tuổi đi vân du khắp nơi, đến thôn Tiên Lữ, xã Tiên
Phương, (huyện Chương Mỹ, Hà Nội ngày nay), thấy cảnh đẹp, người xin yết
kiến và theo học kinh kệ với vị trưởng lão tu tại ngôi chùa trên núi. Sau mười
năm học đạo, người thanh niên đó hiểu thấu mọi phép linh thông. Vua Trần
nghe tiếng, sắc phong là Hòa Thượng, đặt hiệu là Đức Minh rồi mời về tu ở
chùa trong kinh đô.
Sau khi vị trưởng lão ở chùa Tiên Lữ viên tịch, Hòa thượng Đức Minh
xin về làng dựng ngôi chùa mới. Năm 95 tuổi, Sư ngồi vào một cái khám gỗ,
từ biệt đệ tử rồi siêu thoát. Một trăm ngày sau, đệ tử mở cửa khám, kim quang
Sư bay mùi thơm nức, ngào ngạt gần xa. Dân làng và đệ tử xây tháp để gìn
giữ kim thân và tôn thờ là đức Thánh Bối.
Trong thời gian qua, công tác quản lý di sản văn hóa chùa Trăm Gian
tại huyện Chương Mỹ đã được các cấp và các ngành quan tâm. Tuy nhiên,
công tác này vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc: Đã có thời gian cụ
thể năm 2012 nhiều di tích xuống cấp trầm trọng trong khi đó nguồn kinh
phí nhà nước cũng như tại cơ sở các địa phương còn rất hạn hẹp, chế độ cho
người trông coi trực tiếp tại di tích chưa có quy định cụ thể của thành phố;
tình trạng tự ý xây dựng, tôn tạo và tu bổ làm kiến trúc không còn nguyên
gốc đã xảy ra tại chùa. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới các làng, thôn,
… chưa được quan tâm; việc hưởng ứng tham gia bảo vệ, phát huy giá trị di
sản văn hóa trên địa bàn huyện của người dân còn hạn chế. Vì vậy, hơn bao
giờ hết, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa

quan nằm trên trục tâm của khu Tam bảo, gác chuông chùa Trăm Gian là một
trong số ít gác chuông cổ còn lại đến nay, có nhiều hình chạm rồng xen lẫn

17


mây lửa với kiến trúc mặt bằng vuông, hai tầng tám mái với nhiều hoa đao
uốn hắt lên khiến công trình như một bông sen khổng lồ thanh thoát [ A3;
Tr.58]. Trên đỉnh gác chuông có ngũ long chầu nguyệt, ngoài ra trên tầng tháp
còn chạm trổ hai con phượng hoàng trầu lư hương tất cả đều được chạm trổ
hết sức tinh xảo. Đây là điển hình cho kiến trúc chuông đồng của thời Tây
Sơn. Phần cổ diêm lắp lan can chấn song con tiện, tạo cho bên trong thoáng
mát. Đi tiếp lên đến thềm chùa, hoặc đi theo lối trái sân theo đường dọc hành
lang để vào sân trong của chùa với các khu nhà phụ (nhà khách, phòng
tăng…) rồi lên khu Tam bảo từ phía sau nhà hậu đường.
Khu trung tâm chùa có các tòa nhà tiền đường, thiêu hương và thượng
điện kết hợp với nhau thành một nội thất thống nhất, dãy hành lang dài ở hai
bên ăn thông với tiền đường ở phía trước và hậu đường ở phía sau, quây lại
thành một kiến trúc khép kín. Ngoài ra, khoảng sân sau thượng điện trước hậu
đường dựng tòa Phương đình treo cả trống và khánh, cũng là chỗ cho du
khách nghỉ chân ngắm cảnh xung quanh.
Khu trước hoàn toàn là kiến trúc tôn giáo, phục vụ đời sống tâm linh,
được quây kín, những hệ thống của bức màn phía trước thượng điện có thể
đóng hoặc mở tùy ý, các khoảng sân ở trước các dãy hành lang và trước tòa
Phương đình tuy đóng ngang nhưng lại mở dọc, có thể thông với nhau qua
các cửa. Nếu tính gian (gian nhà) theo kiểu truyền thống được phân ra bởi các
vì kèo, thì tòa tiền đường 7 gian, trong khi đó cùng chiều dài nhưng hậu
đường bố trí thành 9 gian. Thượng điện chỉ 3 gian nhưng mái trước kéo dài,
có tường bên kéo thẳng sang tiền đường.
1.3.3. Nhân vật thờ phụng

thông. Vua Trần nghe tiếng, sắc phong là Hòa Thượng, đặt hiệu là Đức Minh
rồi mời về tu ở chùa trong kinh đô. Sau khi vị trưởng lão ở chùa Tiên Lữ viên
tịch, Hòa Thượng Đức Minh xin về làng dựng ngôi chùa mới. Năm 95 tuổi,
Sư ngồi vào một cái khám gỗ, từ biệt đệ tử rồi siêu thoát. Một trăm ngày sau,
đệ tử mở cửa khám, kim quang Sư bay mùi thơm nức, ngào ngạt gần xa. Dân
làng và đệ tử xây tháp để gìn giữ kim thân và tôn thờ là đức Thánh Bối.

19


1.3.4. Lễ hội
Theo người dân Tiên Lữ, mùng 4 tháng Giêng là ngày hóa của Đức Bồ
Tát khai Sơn – Nguyễn Bình An. Do đó, lễ hội chùa Trăm Gian được tổ chức
từ ngày mùng 4 đến mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội
vùng, gồm thôn Nội, thôn Thượn, thôn Phương Khê ( thuộc xã Tiên Phương)
và thôn Thổ Nghĩa ( nay thuộc xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai) [ A8; Tr.61].
Trong hội có rước kiệu thánh, thi cỗ chay, trình rối cạn; ngoài ra còn có
các trò vui như đánh cờ người [ A7; Tr.60], đấu vật, múa rối nước [ A6; Tr.60].
Vào trước ngày hội, làng có dán bảng giấy hội ở nhiều nơi để mời khách thập
phương về dự. Ngày mùng 4, bắt đầu vào giờ Thìn (từ 7-9 giờ sáng) các chân
kiệu bắt đầu rước long kiệu từ trong chùa bước ra, long kiệu ra tới cửa Trung
quan, đám rước phải đứng lại, chờ quan viên và các chân kiệu của xã giao hiếu
và đứng vào hàng ngũ chỉnh tề, đám rước mới bắt đầu di chuyển.
Trong đám rước, xã đàn anh đi đầu, xã này thường là xã thờ thần sớm nhất, có
đông dân nhất, đồng thời cũng là xã đa tài nhất. Các xã bạn cũng phái kiệu của
mình tới hoặc phái một chân kiệu để thay vai khiêng kiệu cùng với xã chủ nhà.
Đi đầu là hai lá cờ “Tiết Mao,” tiếp đến là 5 cờ đuôi nheo gọi là cờ ngũ hành:
kim, mộc, thủy, hỏa, thổ và những lá cờ vuông: đen, trắng, vàng, đỏ, xanh... Sau
đó là 4 lá cờ tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng. Người cầm cờ đội nón có chóp
nhọn hoặc chít khăn tai chó, thắt lưng bó que xanh đỏ, chân đi xà cạp.

Các bô lão, các quan viên đi hộ giá kiệu đều mặc áo thụng, khăn xếp... Không
khí tưng bừng náo nhiệt, hương khói mù mịt, tiếng chiêng trống, đàn sáo nổi
lên làm cho mọi người như say rượu. Thỉnh thoảng, những chàng trai khiêng
kiệu lại đi nhanh, tăng tốc độ và reo vang lên, mỗi lần như vậy theo cách gọi
nôm na của nhân dân gọi là kiệu bay... Đám rước đi vòng quanh xóm chùa rồi
trở về chùa và bắt đầu có những cuộc tế lễ. Khi đám rước ngừng lại trước
cổng chùa, người ta tổ chức các cuộc vui chơi, mở hội. Có phường hát Rô ở
Quốc Oai đến, phường chèo Tàu từ Đan Phượng sang. Có cả đặc sản “Xẩm
chợ” Hà Đông.
Những hoạt động lễ hội trên cho thấy, giữa phật giáo với tín ngưỡng

21


dân gian của người Việt tại chùa Trăm Gian có sự kết hợp hài hòa và cũng đã
xuất hiện yếu tố của thuyết Âm Dương Ngũ Hành cũng như sự ảnh hưởng của
Đạo giáo. Điều này góp phần làm cho lễ hội mang đậm yếu tố trí tuệ. Theo
đánh giá của Giáo sư Trần Lâm Biền – chuyên gia nghiên cứu về tín ngưỡng
Việt Nam, chùa Trăm Gian mang giá trị lịch sử, tôn giáo, kiến trúc và nghệ
thuật vô cùng quan trọng. Có thể vì lẽ này mà ngôi chùa cổ tự gần ngàn năm
tuổi này luôn vọng lại nhiều âm thanh và màu sắc điển hình của một quá khứ
xa xưa với những nét hùng tráng mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam.
1.4. Giá trị cơ bản của di sản văn hóa chùa Trăm Gian
1.4.1. Giá trị lịch sử
Mang trong mình những những nét đặc biệt không những về kiến trúc,
ý nghĩa tôn giáo tín ngưỡng, di sản văn hóa chùa Trăm Gian là sản phẩm tinh
thần gắn với cộng đồng người dân xã Tiên Phương. Tại đây lưu giữ lịch sử về
những người đã khai sinh, xây dựng chùa, những anh hùng dân tộc gắn với
lịch sử địa phương. Từ đó có thể thấy đạo lý truyền thống ‘’Uống nước nhớ
nguồn’’ luôn hiện hữu trong mỗi người dân huyện Chương Mỹ.

hội cần được bảo tồn, kế thừa và phát huy một cách đúng đắn, khoa học, hợp
lý. Bước sang thế kỷ XXI, con người ngày càng coi trọng các giá trị văn hóa
dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa ngày càng đa dạng giữa các quốc gia, dân
tộc. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở nước ta cũng đang đặt ra
nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi chúng ta nhận thức rõ hơn về lĩnh vực này
để có thể đưa ra những chính sách văn hóa phù hợp, những lối đi chuẩn chỉnh,
nhằm thúc đẩy sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc cùng với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó ta càng nhận định rõ hơn vị trí quan trọng của
di sản văn hóa chùa Trăm Gian bởi vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa chùa Trăm Gian là hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển văn hóa huyện Chương Mỹ nói riêng và phát triển văn hóa đậm

23


đà bản sắc dân tộc nói chung.
Trong chương 1, tác giả đã trình bày các khái niệm về di sản văn hóa,
di tích lịch sử văn hóa và lễ hội chùa Trăm Gian, tổng quan về chùa Trăm
Gian, những giá trị tiêu biểu của di sản văn hóa chùa Trăm Gian. Qua đó phần
nào làm nổi bật những giá trị văn hóa của di tích cũng như hiểu biết về con
người và văn hóa nơi đây. Vì vậy cần định hướng tìm hiểu về bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian ở chương 2.

24


Chương 2.
THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN
HÓA CHÙA TRĂM GIAN XÃ TIÊN PHƯƠNG, HUYỆN CHƯƠNG


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status