Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn di sản quan họ tại tỉnh bắc ninh (tt) - Pdf 42

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ HUY HOÀNG

CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TỪ THỰC TIỄN
DI SẢN QUAN HỌ TẠI TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số
:
60 34 04 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị An

Phản biện 1:.......................................................................
Phản biện 2:.......................................................................

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ
họp tại: Học viện Khoa học xã hội
....giờ......ngày......tháng.......năm 2017


sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn di sản Quan họ tại tỉnh Bắc Ninh

1


được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa những nội dung, thành
quả của các tài liệu liên quan trước đó để xây dựng hướng nghiên cứu
phù hợp với tình hình của tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về chính sách bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói chung, luận văn
sẽ nghiên cứu thực trạng ban hành chính sách và việc thực hiện chính
sách bảo tồn, phát huy giá trị di sản quan họ tại tỉnh Bắc Ninh để từ
đó đề xuất phương hướng và các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di
sản quan họ tại tỉnh Bắc Ninh trong những năm sắp tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách bảo tồn, phát huy
giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
- Nghiên cứu thực trạng và công cụ chính sách bảo tồn, phát
huy giá trị di sản quan họ tại tỉnh Bắc Ninh.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bảo
tồn, phát huy giá trị di sản quan họ phù hợp với điều kiện thực tế tại
tỉnh Bắc Ninh
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Dưới góc độ khoa học chính sách công, đề tài luận văn tập
trung nghiên cứu việc ban hành và thực hiện chính sách bảo tồn, phát
huy giá trị dân ca quan họ Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Đề tài vận dụng các lý thuyết về chính sách công để đánh giá
một chính sách cụ thể: chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa phi vật thể trong điều kiện thực tiễn tại địa phương.

3


- Đề tài cung cấp những kết quả nghiên cứu, tư liệu liên quan
đến chính sách công, từ đó đề xuất giải pháp chính sách nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả của chính sách đã ban hành.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ thực tiễn nghiên cứu chính sách bảo tồn, phát huy giá trị
di sản Quan họ tại tỉnh Bắc Ninh, luận văn chỉ ra những bất cập trong
việc xây dựng và thực thi chính sách. Kết quả nghiên cứu của luận
văn sẽ bổ sung các luận cứ khoa học và thực tiễn cho tỉnh Bắc Ninh
trong cho công tác hoạch định, xây dựng và thực thi chính sách bảo
tồn, phát huy giá trị dân ca Quan họ.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Chương 2: Thực trạng chính sách bảo tồn và phát huy giá trị
di sản Quan họ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bảo
tồn và phát huy giá trị di sản Quan họ tại tỉnh Bắc Ninh.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ

truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác”.
1.2. Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
phi vật thể ở nước ta
1.2.1. Quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước về
chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở
nước ta
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) được đánh giá là đã tạo
nên một bước ngoặt trong nhận thức về vai trò của văn hóa, trong đó

5


có văn hóa phi vật thể của dân tộc đối với phát triển. Nghị quyết đã
khẳng định nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trong bối
cảnh mới ở nước ta: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng
đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những
giá trị văn hóa mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn,
kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân
gian) văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”.
1.2.2. Vấn đề của chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa phi vật thể ở nước ta
Thực trạng chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa phi vật thể hiện nay vẫn còn khá nhiều bất cập, chưa theo kịp
được sự phát triển của xã hội:
- Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã
hội, công nghệ thông tin di sản văn hóa phi vật thể có hiện tượng mai
một, thất truyền. Cả nước hiện có hàng nghìn di sản văn hóa phi vật
thể được thống kê nhưng mới chỉ có 202 (đến tháng 01 năm 2017) di
sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Việc sưu tầm, lưu giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của 54

tục thực thi gồm việc hoàn thiện thể chế chính sách, việc nâng cao
nhận thức cộng đồng về giá trị di sản, việc tăng cường hoạt động xã
hội hóa, việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và việc tăng cường
đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa.
Thực tiễn công tác và các văn bản chính sách về bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa phi vật thể cũng đã chỉ ra các công cụ chính
sách cần sử dụng để thực hiện các giải pháp nêu trên. Các công cụ
chính sách được chỉ ra gồm: công cụ quyền lực giám sát, công cụ tổ
chức, công cụ tài chính và công cụ truyền thông.
1.2.4. Thể chế chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa phi vật thể ở nước ta
Từ Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 của Đảng, Sắc

7


lệnh số 65/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Về việc bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam đến Nghị quyết Trung
ương 5 khóa VIII về Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc.
Luật Di sản văn hóa lần đầu được ban hành tại kỳ họp thứ 9
Quốc hội khóa X (năm 2001), được sửa đổi năm 2009 và năm 2013
và các Thông tư, Nghị định đã thể hiện sự chuyển biến rõ rệt về nhận
thức và quyết tâm của nhà nước ta trên hành trình bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Ngày 24 tháng 2 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết
định số 36/2005/QĐ-TTg về việc lấy ngày 23 tháng 11 hàng năm là
“Ngày Di sản văn hóa Việt Nam”. Ngày 06 tháng 5 năm 2009, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 581/QĐ-TTg về việc phê
duyệt Chiến lược văn hóa đến năm 2020.

* Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị bao gồm các yếu tố về văn hóa chính trị,
hiến pháp, thể chế chính trị.
- Văn hóa chính trị
. Văn hóa chính trị bao gồm nhận thức chính trị, tư duy đổi mới của
đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị và các cơ quan
nhà nước.
- Hiến pháp
Hiến pháp nước ta quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà
nước, thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm
chủ, Nhà nước quản lý.
- Thể chế chính trị
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ta là nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì

9


Nhân dân.
* Các yếu tố bên trong
- Vai trò của công luận và truyền thông
Vai trò của công luận và truyền thông được thể hiện là phản
ứng, bình phẩm, quan điểm của nhân dân được thể hiện dưới hình
thức này hay hình thức khác về một hiện tượng hay các vấn đề xã hội
hoặc chính sách công nhất định.
- Hệ thống các giá trị xã hội
Hệ thống các giá trị xã hội bao gồm sự đa dạng về văn hóa,
tôn giáo, nghề nghiệp, chủng tộc, tầng lớp xã hội, các nhóm lợi ích.

Sau Cách mạng Tháng Tám, đất nước ta bước vào hai cuộc
chiến tranh, trong điều kiện đó, các lễ hội truyền thống hầu như
không có điều kiện để tổ chức.
Từ sau năm 1955, công tác nghiên cứu, sưu tầm dân ca quan
họ được quan tâm, đầu tư của nhà nước nên dần thu hút sự chú ý của
các nhóm nghiên cứu mà thành viên là các nhạc sỹ chuyên nghiệp.
1.3.3. Tác động tích cực của việc UNESCO vinh danh
Quan họ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
(2009)
Ngày 30/9/2009, Dân ca Quan họ được vinh danh là Di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự kiện quan trọng này đã
khơi dậy niềm tự hào về vốn văn hóa do cha ông trao truyền, góp
phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và giúp cho
cộng đồng và các cấp chính quyền nhận thức sâu sắc hơn giá trị của
dân ca quan họ Bắc Ninh và nhiệm vụ phải giữ gìn và phát huy giá trị
vốn văn hóa này.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh được ghi danh đã góp phần quảng
bá di sản, sự đang dạng văn hóa và gắn kết con người Việt Nam với
cộng đồng quốc tế Các sinh hoạt văn hóa quan họ trở thành điểm
giao lưu văn hóa của những nguời yêu văn hóa Việt Nam.

11


Kết luận chương 1
Từ việc làm rõ hệ thống các khái niệm chính sách công,
chính sách văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể, chúng ta có thể nhận
thấy, trong suốt thời gian qua, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hóa phi vật thể luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm,
cọi trọng, thể chế hóa bằng nhiều chủ trương, chính sách ban hành.

cũng là một nét quan trọng tạo nên di sản quan họ. Nghệ thuật trình
diễn quan họ thể hiện qua các hình thức quan họ vô cùng độc đáo,
bao gồm: hát thờ, hát hội, hát thi lấy giải và hát canh…
2.2. Các chính sách của tỉnh Bắc Ninh về bảo tồn và phát
huy giá trị di sản dân ca Quan họ giai đoạn trước năm 2009
Có thể nói, trong thời gian từ năm 1965 đến năm 1981, Đảng
bộ và chính quyền tình Bắc Ninh lúc bấy giờ đã sớm quan tâm đến
công tác phục dựng và phát triển dân ca quan họ, thể hiện ở việc tổ
chức đều đặn hội nghị chuyên sâu về quan họ. Mỗi hội nghị đều đặt
ra được những phương hướng, nhiệm vụ cụ thể giúp cho dân ca quan
họ dần dần đi vào cuộc sống.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở giai đoạn này đó là các kế hoạch
của tỉnh chưa làm dân ca quan họ trở về với không gian sinh hoạt
quan họ vốn có của nó, đó là những ngày hội, lễ, tết với không gian
làng, xã.
Năm 2005, Chính phủ giao Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh
phối hợp Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam xây dựng hồ sơ dân ca
Quan họ Bắc Ninh đệ trình UNESCO công nhận đưa vào danh mục
Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Tháng 7 năm
2005, Ban thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tính Bắc Ninh thông
qua Đề án xây dựng hồ sơ trình UNESCO về dân ca quan họ Bắc
Ninh. Cuối năm 2005, Bộ Văn hóa-Thông tin thành lập Ban chỉ đạo
xây dựng hồ sơ văn hóa quan họ Bắc Ninh.

13


Năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban Liên Chính phủ
Công ước UNESCO 2003 tại Abu Dhabi chính thức ghi danh Dân ca
quan họ Bắc Ninh vàp Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện

Ninh; chế độ hỗ trợ đối với nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công và nhân
viên phục vụ Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh.
- Năm 2015, UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung ban hành Quyết
định số 40/2015/QĐ-UBND ngày 17/12/2015 ban hành Quy chế xét
tặng danh hiệu danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi
vật thể tỉnh Bắc Ninh
2.3.3. Chính sách truyền dạy (tại làng, trong các trường
học phổ thông, trường chuyên nghiệp…)
Xác định rõ nhiệm vụ trên, tỉnh Bắc Ninh cũng xây dựng
chính sách truyền dạy dân ca quan họ Bắc Ninh. Hiện nay, hàng trăm
câu lạc bộ quan họ được thành lập trên khắp địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Các câu lạc bộ thu hút cả người già lẫn người trẻ tham gia, thường
xuyên sinh hoạt ca hát, giao lưu giữa các làng quan họ trong vùng.
Tỉnh đã đầu tư thiết bị cho 45 Câu lạc bộ Quan họ tại các làng Quan
họ gốc.
Ngày 12 tháng 7 năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh
ban hành Quyết định số 820/QĐ-UBND về việc thành lập Hội những
người yêu dân ca quan họ Bắc Ninh. Việc thành lập Hội thể hiện
quyết tâm của tỉnh Bắc Ninh trong việc triển khai chính sách bảo tồn
và phát huy dân ca quan họ Bắc Ninh.
2.3.4. Chính sách tuyên truyền quảng bá di sản
Hàng năm, tỉnh Bắc Ninh đều tổ chức Chương trình nghệ
thuật “Về miền Quan họ”, đây là những chương trình nghệ thuật
được đầu tư xây dựng với quy mô lớn, dàn dựng công phu trên cơ sở
khai thác những giá trị tinh hoa trong lề lối sinh hoạt, giai điệu âm
nhạc, lời ca của dân ca quan họ Bắc Ninh để hình thành chủ đề riêng
của từng chương trình. Các chương trình nghệ thuật đã mang lại hiệu

15


16


thể giải quyết sự ảnh hưởng của các dự án, quy hoạch phát triển cơ sở
hạ tầng, các khu công nghiệp đang được xây dựng ngày một nhiều ở
tỉnh Bắc Ninh hiện nay.. Có thể thấy, hiện nay tỉnh chưa có một
chính sách tổng thể dành cho bảo tồn và phát triển các làng quan họ
gốc, các không gian liên quan đến hoạt động quan họ.
* Đối với nhóm giải pháp về tôn vinh nghệ nhân
Tỉnh Bắc Ninh đã có những chủ truơng, chính sách thiết thực
nhằm đãi ngỗ và tôn vinh những nghệ nhân dân ca quan họ Bắc Ninh.
Mặc dù vậy, chính sách này cũng còn tồn tại một số hạn chế
nhất định, đó là kể từ năm 2010 đến nay, ngoài 41 nghệ nhân được
phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân ca quan họ đợt đầu thì tỉnh chưa
có thêm một lần phong tặng danh hiệu nào nữa. Một vấn đề nữa cần
được nhắc đến đó mức hỗ trợ đối với các nghệ nhân hiện nay còn
thấp, chưa có sự tương xứng với tầm quan trọng của di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại.
* Đối với nhóm giải pháp về truyền dạy quan họ
Việc tổ chức giáo dục, truyền dạy các giá trị tốt đẹp và sinh
hoạt văn hóa dân ca quan họ Bắc Ninh đã có sự quan tâm. Tuy nhiên,
việc xây dựng một chính sách chung về truyền dạy dân ca quan họ
chưa thành một hệ thống tổng thể và thống nhất.
Công tác truyền dạy dân ca quan họ ở cộng đồng hiện nay
chủ yếu là tự phát. Tỉnh Bắc Ninh chưa xây dựng đuợc một cơ chế
khuyến khích việc thành lập các câu lạc bộ quan họ. Điều đáng lo
ngại là ngay trong các làng quan họ gốc thì chỉ còn rất ít nghệ nhân
cao tuổi là hát quan họ theo truyền thống.
* Đối với giải pháp tuyên truyền, quảng bá dân ca quan họ
Bắc Ninh

Tuy nhiên, thể chế chính sách này vẫn còn bộc lộ một số hạn
chế như chưa bao quát và giải quyết hết các vấn đề chính sách đặt ra.

18


Kết luận chương 2
Thực hiện chính sách chung của Nhà nước về bảo tồn giá trị
di sản văn hóa phi vật thể, tỉnh Bắc Ninh đã có sự quan tâm, đầu tư
để bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca quan họ Bắc Ninh. Những
chính sách đã được ban hành dần đi vào cuộc sống mang lại những
hiệu quả tích cực đối với dân ca quan họ Bắc Ninh. Tuy nhiêm trong
quá trình triển khai, thực thi chính sách cũng bộc lộ nhiều thiếu sót,
chưa mang tính tổng thể của một chính sách cần có. Vì vậy, việc phát
hiện và đánh giá những hạn chế của chính sách là rất cần thiết để có
những đề xuất giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh và
mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca quan họ Bắc Ninh.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN QUAN HỌ TẠI
TỈNH BẮC NINH
3.1. Sự cần thiết, mục tiêu hoàn thiện chính sách bảo tồn
và phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ tại tỉnh Bắc Ninh
3.1.1. Sự cần thiết hoàn thiện chính sách bảo tồn và phát
huy giá trị di sản dân ca Quan họ
Xuất phát từ thực tiễn chính sách bảo tồn và phát huy giá trị
di sản dân ca Quan họ tại tỉnh Bắc Ninh còn nhiều hạn chế, bất cập
như: thiếu các giải pháp mang tính tổng thể đối với việc bảo tồn các
không gian ra đời và biểu diễn quan họ; lễ hội gốc bị xâm lấn bởi các
loại hình giải trí mới; cơ chế tôn vinh nghệ nhân quan họ chưa được

trong cộng đồng, xã hội mang tính hệ thống, triển khai đồng bộ với
các chính sách giáo dục của địa phương.
Thứ sáu, có cơ chế chính sách tăng cường giới thiệu, quảng
bá giá trị di sản dân ca quan họ, thúc đẩy giao lưu với các loại hình
nghệ thuật dân gian khác trên cơ sở gìn giữ những nét đặc trưng của

20


di sản, góp phần vào phát triển hoạt động du lịch của địa phương.
Thứ bảy, nâng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các
hoạt động bảo tồn di sản dân ca quan họ tương ứng với tốc độ tăng
trưởng kinh tế của tỉnh, cân đối giữa đầu tư xây dựng, bảo vệ các
thiết chế văn hóa, không gian lễ hội với công tác nghiên cứu, sưu
tầm, lưu trữ dân ca quan họ.
Thứ tám, nâng cao vai trò của quản lý nhà nước, sự phối hợp
giữa các ban, ngành, cơ quan, đơn vị của tỉnh có liên quan đến việc
bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca quan họ.
3.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách bảo tồn và
phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ
3.2.1. Hoàn thiện thể chế chính sách bảo tồn và phát huy
giá trị di sản dân ca Quan họ
Tỉnh Bắc Ninh cần tiến hành rà soát, đánh giá lại những bất
cập, hạn chế của chính sách hiện thời để bổ sung, hoàn thiện thể chế
chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca quan họ Bắc
Ninh. Từ đó kiến nghị Đảng và Nhà nuớc tiếp tục hoàn thiện hệ
thống pháp luật về di sản nói chung, đặc biệt đối với các nội dung
liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại nói
riêng mà ở đây chính là di sản dân ca quan họ Bắc Ninh.
3.2.2. Hoàn thiện giải pháp và công cụ chính sách bảo tồn

hàng đầu. Các tài liệu giảng dạy phải được biên soạn khoa học, cung
cấp kiến thức về dân ca quan họ truyền thống, các bài hát dân ca
quan họ phù hợp với từng lứa tuổi.
3.2.2.3. Hoàn thiện nhóm giải pháp về tuyên truyền, quảng
bá di sản dân ca Quan họ
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về giá
trị độc đáo của di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh dưới mọi hình thức
như cổ động trực quan, trên các phương tiện thông tin đại chúng của
trung ương và địa phương nhằm nâng cao được ý thức bảo tồn và

22


phát huy giá trị dân ca Quan họ của cộng đồng.
3.2.2.4. Giải pháp về nguồn lực chính sách
Cần tăng mức đầu tư ngân sách cho công tác quản lý văn hóa
nói chung và hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca quan
họ nói riêng phù hợp với tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Xây dựng, ban
hành các đề án, dự án bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca quan họ
tại riêng từng cấp để đạt hiệu quả cao và nâng cao nhận thức của các
cấp lãnh đạo cùng cộng đồng nơi dân ca quan họ phát triển.
3.2.3. Nâng cao năng lực chủ thể chính sách bảo tồn và
phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ
- Tăng cường kiện toàn bộ máy làm công tác quản lý di sản
văn hóa phi vật thể ở địa phương. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao kến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội
ngũ cán bộ quản lý văn hóa ở các cấp cơ sở.
Kết luận chương 3
Việc di sản dân ca quan họ Bắc Ninh được vinh danh vào danh
sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là cơ hội để


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status