Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn di sản Quan họ tại tỉnh Bắc Ninh - Pdf 42

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ HUY HOÀNG

CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TỪ THỰC TIỄN DI SẢN
QUAN HỌ TẠI TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60 34 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ AN

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật
thể từ thực tiễn di sản Quan họ tại tỉnh Bắc Ninh” là kết quả quá trình nghiên
cứu của tôi cùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Trần Thị An – người
hướng dẫn khoa học. Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Những số liệu, thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn, tác
giả. Tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Tác giả luận văn




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HĐND

Hội đồng nhân dân

Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó Giáo sư

TS

Tiến Sỹ

TW

Trung ương

UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc

UBND




thể để bảo tồn bền vững di sản. Trên đà phát triển của quê hương, đất nước
nhiều câu lạc bộ quan họ mới đuợc thành lập, quan họ đuợc quảng bá nhiều
hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều đoàn quan họ đuợc mời
đi biểu diễn tại các địa phương trong cả nước. Vì thế, dân ca quan họ ngày
càng được lan tỏa trong nước và trên thế giới. Mặc dù vậy, tốc độ đô thị hóa,
sự phát triển của các phương tiện giao thông, nghe nhìn, công nghệ thông tin,
các loại hình nghệ thuật khác đã tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại của quan họ
nói riêng và di sản văn hóa phi vật thể nói chung. Tuy nhiên, việc xây dựng
một chính sách tổng thể về bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca quan họ Bắc
Ninh vẫn còn gặp nhiều rào cản trong việc nâng cao tính phổ biến và nhận
thức của cộng đồng có liên quan về tầm quan trọng của di sản.
Từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Chính sách bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn di sản Quan họ tại tỉnh Bắc
Ninh” làm luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật
thể đã được quan tâm thực hiện trong đời sống và trong các công trình nghiên
cứu. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu về vấn đề này như sau:
Công trình nghiên cứu về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể
Trong cuốn Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hoá dân
tộc (1997), trên cơ sở những quan niệm về di sản văn hóa của quốc tế và Việt
Nam, tác giả Hoàng Vinh đã đưa ra một hệ thống lý luận về di sản văn hóa,
đồng thời bước đầu vận dụng nghiên cứu di sản văn hóa ở nước ta.
Năm 2005, công trình Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở
Việt Nam được công bố. Tập sách đã tập hợp các bài viết của nhiều tác giả

2


Đề tài nghiên cứu Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa phi vật thể từ thực tiễn di sản Quan họ tại tỉnh Bắc Ninh được thực hiện
trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa những nội dung, thành quả của các tài liệu liên
quan trước đó để xây dựng hướng nghiên cứu phù hợp với tình hình của tỉnh
Bắc Ninh hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về chính sách bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói chung, luận văn sẽ nghiên cứu thực
trạng ban hành chính sách và việc thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá
trị di sản quan họ tại tỉnh Bắc Ninh để từ đó đề xuất phương hướng và các
giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản quan họ tại tỉnh Bắc Ninh trong
những năm sắp tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách bảo tồn, phát huy giá trị di sản
văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
- Nghiên cứu thực trạng và công cụ chính sách bảo tồn, phát huy giá trị
di sản quan họ tại tỉnh Bắc Ninh.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bảo tồn, phát huy
giá trị di sản quan họ phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh Bắc Ninh
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Dưới góc độ khoa học chính sách công, đề tài luận văn tập trung nghiên
cứu việc ban hành và thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị dân ca
quan họ Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

4



6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Đề tài vận dụng các lý thuyết về chính sách công để đánh giá một chính
sách cụ thể: chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
trong điều kiện thực tiễn tại địa phương.
- Đề tài cung cấp những kết quả nghiên cứu, tư liệu liên quan đến chính
sách công, từ đó đề xuất giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả của chính sách đã ban hành.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ thực tiễn nghiên cứu chính sách bảo tồn, phát huy giá trị di sản quan
họ tại tỉnh Bắc Ninh, luận văn chỉ ra những bất cập trong việc xây dựng và
thực thi chính sách. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ bổ sung các luận cứ
khoa học và thực tiễn cho tỉnh Bắc Ninh trong cho công tác hoạch định, xây
dựng và thực thi chính sách bảo tồn, phát huy giá trị dân ca quan họ.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục Luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa phi vật thể.
Chương 2: Thực trạng chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản
Quan họ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bảo tồn và
phát huy giá trị di sản Quan họ tại tỉnh Bắc Ninh.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

nhau như sau: Luật pháp và các phương pháp hành chính, ngân sách và hệ
thống thuế, trong đó các bộ luật, văn bản quy phạm pháp luật, cách thức đầu
tư từ ngân sách, hệ thống thuế - đó là công cụ quan trọng nhất để điều hành sự
phát triển văn hóa.
Tại Việt Nam, chính sách văn hóa có thể định nghĩa như sau: “Chính
sách văn hóa là một hệ thống các nguyên tắc, các thực hành của Nhà nước
trong lĩnh vực văn hóa nhằm phát triển và quản lý thực tiễn của đời sống văn
hóa theo những quan điểm phát triển và cách thức quản lý riêng, đáp ứng nhu
cầu phát triển đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên cơ sở vận dụng
các điều kiện vật chất và tinh thần sẵn có của xã hội.” [17, tr.21].
Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là một
bộ phận của chính sách văn hóa, gồm tập hợp các quyết định chính trị có liên
quan nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp và công cụ giải quyết vấn đề bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
- Di sản văn hóa phi vật thể
Theo khoản 1 điều 2 mục I của Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật
thể của UNESCO (2003) thì di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập
quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kĩ năng và kèm theo đó là
những công cụ đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà
các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân
công nhận là một phần di sản văn hóa của họ; được chuyển giao từ thế hệ
này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng, các
nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ
8


qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hinh thành
trong họ ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối
với đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người.
Là quốc gia thành viên thứ 22 tham gia Công ước về bảo vệ di sản văn

thúc đẩy mỗi quốc gia có những hành động tích cực bảo vệ di sản văn hóa phi
vật thể.
Di sản văn hóa phi vật thể của mỗi một cộng đồng đều quan trọng đối
với cộng đồng đó. Muốn di sản văn hóa phi vật thể được gìn giữ và phát huy
một cách bền vững bởi chính cộng đồng và trong chính môi trường văn hóa
mà di sản đang tồn tại cần xác định rằng di sản văn hóa phi vật thể gắn liền
với từng con nguời cụ thể. Sự tồn tại, kế thừa và duy trì di sản văn hóa phi vật
thể luôn luôn đòi hỏi có con người. Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là kế
thừa con người – chủ thể văn hóa, kế thừa văn hóa sống.
1.2. Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật
thể ở nước ta
1.2.1. Quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước về chính sách bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở nước ta
Chủ trương, quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước ta về
chính sách văn hóa nói chung, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa phi vật thể nói riêng được thể hiện ở các loại hình văn bản sau: các
văn kiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết Hội nghị lần thứ
năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về xây dựng và phát triển
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nghị quyết Hội nghị
lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước, Hiến pháp, Luật Di sản văn hóa và một số văn bản quy phạm pháp luật
quan trọng khác.
10


Trong các văn bản trên, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) được
đánh giá là đã tạo nên một bước ngoặt trong nhận thức về vai trò của văn hóa,
trong đó có văn hóa phi vật thể của dân tộc đối với phát triển. Nghị quyết đã
khẳng định nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trong bối cảnh mới ở

đuợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
2) Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, được công nhận là
kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005, đến
năm 2008 đuợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
3) Dân ca Quan họ Bắc Ninh, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại, được công nhận vào ngày 30 tháng 9 năm 2009.
4) Ca trù là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, được
công nhận vào ngày 01 tháng 10 năm 2009.
5) Hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc, Hà Nội được công nhận
vào ngày 16 tháng 11 năm 2010.
6) Hát xoan là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp,
được công nhận vào ngày 24 tháng 11 năm 2011.
7) Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được công nhận vào
ngày 6 tháng 12 năm 2012.
8) Đờn ca tài tử Nam Bộ được công nhận vào ngày 5 tháng 12 năm 2013.
9) Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được công nhận vào ngày 27 tháng 11
năm 2014.
10) Nghi lễ và trò chơi kéo co được UNESCO được công nhận vào
ngày 02 tháng 12 năm 2015.
11) Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được
UNESCO được công nhận vào ngày 01 tháng 12 năm 2016.
Từ khi được UNESCO vinh danh, các di sản văn hóa phi vật thể nói
trên đã nhận được nhiều chính sách bảo tồn và phát triển ở nhiều khía cạnh:
12


tôn vinh nghệ nhân, phát triển các hình thức trao truyền, xây dựng các tổ chức
mới gắn với bối cảnh đương đại...Những động thái này đã làm khởi sắc việc
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói riêng, di sản văn hóa
nói chung.

còn hạn chế, chưa sâu sát, quyết liệt.
- Tình trạng hoạt động của lễ hội còn tự phát, tràn lan, xuất hiện sự
thương mại hóa rõ rệt.
- Một số văn bản pháp luật về lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa còn chưa
cập nhật phù hợp với tình hình thực tiễn dẫn đến những khó khăn trong công
tác tổ chức thực hiện, quản lý của các địa phương.
1.2.3. Giải pháp và công cụ chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa phi vật thể ở nước ta
Trong thời gian qua, các văn bản chính sách và các hoạt động thực tiễn
đã đúc rút được một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
phi vật thể. Các giải pháp được sử dụng và vẫn tiếp tục thực thi gồm việc
hoàn thiện thể chế chính sách, việc nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị di
sản, việc tăng cường hoạt động xã hội hóa, việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước và việc tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa.
Thực tiễn công tác và các văn bản chính sách về bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa phi vật thể cũng đã chỉ ra các công cụ chính sách cần sử dụng
để thực hiện các giải pháp nêu trên. Các công cụ chính sách được chỉ ra gồm:
công cụ quyền lực giám sát, công cụ tổ chức, công cụ tài chính và công cụ
truyền thông.
Các giải pháp và công cụ chính sách từ phương diện tổng thể là những
cơ sở để luận văn khảo sát và đề xuất các giải pháp cụ thể cho việc bảo tồn và
phát huy giá trị dân ca quan họ Bắc Ninh.

14


1.2.4. Thể chế chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
phi vật thể ở nước ta
Từ Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 của Đảng, Sắc lệnh số 65/SL
ngày 23 tháng 11 năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh Về việc bảo tồn cổ

di sản văn hóa. Ngày 06 tháng 5 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số 581/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược văn hóa đến năm
2020, trong đó, đã thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về phát
triển văn hóa, trong đó xác lập những mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Ngoài ra, để cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà
nước, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kịp thời ban hành nhiều
văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật Di sản văn hóa như Nghị
định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2015 quy định xét tặng danh
hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa
phi vật thể…
1.2.5. Chủ thể chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
phi vật thể ở nước ta
Chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước thông qua các cơ quan
như: Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước. Quá trình hoạch định, ban hành và tổ chức thực
hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở nước
ta cho thấy chủ thể của chính sách này gồm có:
Cấp Trung ương: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, các Bộ, ngành có liên quan.
Cấp tỉnh, thành phố: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; các Sở,
ngành có liên quan.
16


Cấp huyện: Ủy ban nhân dân huyện, phòng Văn hóa Thông tin và một
số phòng, ban có liên quan.
Cấp xã: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Các chủ thể này thực hiện chức năng quản lý nhà nước thông qua việc

Thể chế chính trị phản ánh bản chất chế độ xã hội của một quốc gia,
quyết định trực tiếp đến đường lối, chính sách, pháp luật của quốc gia đó. Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ta là nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Chính sách bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được xây dựng vì mục tiêu phát
triển đất nước, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh”.
* Các yếu tố bên trong
- Vai trò của công luận và truyền thông
Vai trò của công luận và truyền thông được thể hiện là phản ứng, bình
phẩm, quan điểm của nhân dân được thể hiện dưới hình thức này hay hình
thức khác về một hiện tượng hay các vấn đề xã hội hoặc chính sách công nhất
định. Đối với chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể,
công luận và truyền thông là phuơng tiện tuyên truyền, phổ biến những chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quảng bá, giới thiệu, tôn vinh các giá
trị di sản văn hóa phi vật thể và định hướng các chuẩn mực, giá trị của di sản
văn hóa.
- Hệ thống các giá trị xã hội
Hệ thống các giá trị xã hội bao gồm sự đa dạng về văn hóa, tôn giáo,
nghề nghiệp, chủng tộc, tầng lớp xã hội, các nhóm lợi ích. Chính sách bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể chịu ảnh hưởng rất lớn về hệ
thống các giá trị xã hội này.
18


- Hệ thống kinh tế
Hệ thống kinh tế là yếu tố quan trọng tác động đến quá trình hoạch định
chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Yếu tố kinh
tế được xác định vừa là mục tiêu vừa là động lực của chính sách. Nghị quyết

ngưỡng văn hóa mang tính cộng đồng cao, là những làng nghề thủ công truyền
thống với những sản phẩm đặc sắc. Đặc biệt, đây là nơi đã sinh ra dân ca quan
họ Bắc Ninh, một loại hình nghệ thuật đặc sắc, độc đáo và tiêu bểu trong các
hình thức diễn xướng dân gian của vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ.
Bắc Ninh là quê hương có nhiều lễ hội truyền thống, trong đó không ít
lễ hội lớn có quy mô vùng miền và quốc gia. Lễ hội truyền thống Bắc Ninh là
di sản quý và đặc sắc của nền văn hiến Kinh Bắc, không chỉ đậm đà mà còn
gìn giữ, chứa đựng nhiều nét đẹp truyền thống độc đáo.
Lễ hội truyền thống Bắc Ninh được tổ chức ở làng. Hầu hết các làng,
xã đều có lễ hội riêng. Vì vậy, lễ hội cũng mang tên làng hay tên của di tích
của làng, như hội làng Diềm hay hội Đền Bà Chúa Kho, hội Đền Đô, hội
Chùa Phật Tích, hội đền làng Á Lữ, hội Đền Than, hội Thập Đình … Nhiều
hoạt động văn hoá dân gian truyền thống được tổ chức tại lễ hội như: hát dân
ca quan họ, múa rối nước, cờ người, tổ tôm, múa kỳ lân, đu quay, đánh vật,
đập niêu, chọi gà, kéo co, thi dệt vải, đu tiên…Bên cạnh sự giao lưu về kinh
tế, các làng xã còn mở rộng quan hệ ra ngoài lũy tre làng thông qua tục kết
chạ giữa các làng với nhau. Tục lệ “kết chạ” giữa các làng, xóm hay các nhóm
người có cùng một lợi ích, một sở thích hoặc một niềm đam mê trong cuộc
sống được xem là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của vùng
Kinh Bắc – Bắc Ninh. Theo những sử liệu nghiên cứu về văn hóa các làng
Việt cổ vùng Kinh Bắc xưa, thì việc kết chạ không chỉ riêng ở lĩnh vực hát
quan họ mà đó là một nét đẹp trong tổ chức, quản lý và sinh hoạt của các
cộng đồng dân cư. Những làng, xóm có chung một nguồn nước, một cánh
đồng hoặc cùng nhau xây dựng quy ước trong việc dựng làng, lập ấp đánh
20


đuổi kẻ gian, giữ yên làng xóm... hoặc thờ chung một Thành hoàng làng đều
là “Chạ anh Chạ em” của nhau, không phân biệt địa vị ngôi thứ. Do vậy mà
giữa các làng kết “Chạ” đều có tục đón rước, tiếp “Chạ” trong ngày hội, trở


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status