Rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên giáo dục mầm non trường đại học phú yên - Pdf 43

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
---------------

NGUYỄN VIỆT THÚY HẰNG

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
CHO SINH VIÊN GIÁO DỤC MẦM NON
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
---------------

NGUYỄN VIỆT THÚY HẰNG

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
CHO SINH VIÊN GIÁO DỤC MẦM NON
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN

Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số: 60.14.01.01


Nguyễn Việt Thúy Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã
công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự
tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn
của Trường Đại học Phú Yên. Các kết quả này chưa từng được công bố trong
bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Thúy Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................2
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
8. Những đóng góp mới của luận văn: ........................................................................4

Chương 1 ........................................................................................................... 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT

THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC
MẦM NON, TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN ............................................ 37
2.1. Khái quát chung về khảo sát thực trạng .............................................................37
2.1.1. Mục tiêu khảo sát ............................................................................................37
2.1.2. Nội dung khảo sát............................................................................................37
2.1.3. Đối tượng khảo sát ..........................................................................................37
2.1.4. Phương pháp khảo sát .....................................................................................38
2.1.5. Tiêu chí và thang điểm đánh giá .....................................................................39
2.2. Giới thiệu sơ lược về trường ĐHPY : ................................................................40
2.2.1. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ của trường ĐHPY ................................................40
2.2.2. Đội ngũ của trường ĐHPY, của khoa GD Tiểu học và MN ...........................41
2.2.3. ĐT và nghiên cứu khoa học của trường ĐHPY, của khoa GD Tiểu
học và MN .................................................................................................................41
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng ................................................................................42
2.3.1. Kết quả RL KN tổ chức HĐTNST của SV ngành GDMN tại trường
ĐHPY ........................................................................................................................42
2.3.2. Kết quả KN tổ chức HĐTNST của SV ngành GDMN tại trường
ĐHPY ........................................................................................................................47
2.3.3. Kết quả thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình RL KN tổ
chức HĐTNST cho SV ngành GDMN trường ĐHPY..............................................55
2.4. Đánh giá thực trạng và phân tích nguyên nhân của thực trạng ..........................57


Kết luận chương 2 .......................................................................................... 58
Chương 3 ......................................................................................................... 60
ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO
SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC
PHÚ YÊN ........................................................................................................ 60

ĐHPY

: Đại học Phú Yên

ĐTB

: Điểm trung bình

ĐT

: Đào tạo

GD

: Giáo dục

GDMN

: Giáo dục mầm non

GV

: Giáo viên

GDH

: Giáo dục học

HĐTNST


RL

: Rèn luyện

SP

: Sư phạm

SV

: Sinh viên

TN

: Thực nghiệm

TH

: Tiểu học

TB

: Thứ bậc

TLH

: Tâm lý học

TNSP


tổ chức HĐTNST của SV TN sau TNSP nội dung 1…………………………91


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551-479 TCN) đã nói “Những gì tôi
nghe tôi sẽ quên, những gì tôi thấy tôi sẽ nhớ, những gì tôi làm tôi sẽ
hiểu”[52]. Tư tưởng này thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm
và việc làm. Cùng thời gian đó, ở phương tây, nhà triết học Hy lạp Xôcrat
(470-399 TCN) cũng nêu lên quan điểm “Người ta phải học cách làm một
việc gì đó; với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy không chắc
chắn cho đến khi làm nó”[52]. Đây được coi là nguồn gốc tư tưởng đầu tiên
của GD trải nghiệm.
Ngày nay, học qua trải nghiệm đang được tiếp tục phát triển trên
phạm vi toàn thế giới và được nhìn nhận như là một triển vọng tương lai cho
GD toàn cầu trong những thập niên tiếp theo. Một trong những quan điểm
đổi mới GD-ĐT được nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
của Ban Chấp hành Trung ương là: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và
học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức, KN của người học; khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi
nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo
cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức KN, phát triển năng lực,
chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú
trọng các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học…” [54].
HĐTNST là hoạt động hình thành và phát triển những phẩm chất, tư
tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, KN sống và những năng lực chung cần có ở
con người trong xã hội hiện đại và thể hiện được phẩm chất, năng lực, nhận ra
năng khiếu, sở thích, đam mê, bộc lộ và điểu chỉnh cá tính, giá trị, nhận ra chính
mình cũng như khuynh hướng phát triển của bản thân, bổ trợ và cùng với các
hoạt động DH trong chương trình GD thực hiện tốt nhất mục tiêu GD.

Tuy nhiên việc rèn luyện KN tổ chức HĐTNST ở trường ĐHPY còn khá mới
mẻ nên chưa đáp ứng được yêu cầu của ĐT NVSP. Nếu xây dựng được nội
dung và các biện pháp rèn luyện KN tổ chức HĐTNST khoa học, đồng bộ,
phù hợp với đặc điểm của SV GDMN và của nhà trường sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả rèn luyện KN tổ chức HĐTNST cho SV và góp phần nâng cao
chất lượng ĐT GV MN của trường ĐHPY.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Làm sáng tỏ lý luận về HĐTNST, KN tổ chức HĐTNST và rèn luyện
KN tổ chức HĐTNST cho SV ngành GDMN.
5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng rèn luyện KN tổ chức
HĐTNST cho SV ngành GDMN trường ĐHPY.
5.3. Đề xuất và TN biện pháp rèn luyện KN tổ chức HĐTNST cho SV
GDMN ở trường ĐHPY.
2


6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu “Rèn luyện KN tổ chức HĐTNST
cho SV ngành GDMN trường ĐHPY” thông qua hoạt động rèn luyện NVSP.
6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
- Nghiên cứu 150 SV GDMN khóa 15 (SV năm thứ hai)
- Nghiên cứu 20 giảng viên khoa GD Tiểu học và MN trường ĐHPY.
6.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Tiến hành khảo sát thực trạng và TNSP tại trường ĐHPY.
6.4. Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu từ tháng 12/2016 đến tháng 5/2017.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp: phân tích tổng hợp, hệ thống hóa, khái

- Nghiên cứu sản phẩm của giảng viên khoa GD TH và MN và của
SV GDMN trường ĐHPY (như: kế hoạch; chương trình; giáo án thiết kế
HĐTNST; đồ dùng, cơ sở vật chất cần thiết) để tổ chức các hoạt động.
- Nghiên cứu kế hoạch, chương trình, báo cáo, quyết định... về triển
khai HĐTNST của các trường MN để định hướng cho quá trình rèn luyện
KN tổ chức HĐTNST cho SV GDMN trường ĐHPY.
7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
- Tiến hành nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm của các GV chủ nhiệm
lớp có kinh nghiệm tổ chức HĐTNST cho trẻ MN; có kinh nghiệm hướng dẫn
SV ngành GDMN trường ĐHPY trong hoạt động TTSP.
- Tổng kết kinh nghiệm của các giảng viên trường ĐHPY trong quá
trình hướng dẫn SV ngành GDMN rèn luyện KN NVSP.
7.2.6. Phương pháp TNSP:
Chúng tôi sử dụng phương pháp TN so sánh để chứng minh tính đúng
đắn của giả thuyết khoa học; đồng thời chứng minh tính hợp lý và tính khả
thi của một số biện pháp đã đề xuất trong khuôn khổ thời gian và điều kiện
nghiên cứu cho phép.
7.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
7.3.1. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học:
Sử dụng các công thức toán học với phần mềm SPSS để xử lý các kết
quả thu được từ các phiếu hỏi nhằm khẳng định độ tin cậy của những số liệu
đã thu thập được (Mô tả giá trị trung bình, tỷ lệ %, hệ số tương quan, kiểm
tra độ tin cậy của các số %... Sử dụng phép so sánh giá trị trung bình, hệ số
tương quan, kiểm chứng T – Test v.v…).[55]
7.3.2. Phương pháp sử dụng phần mềm máy tính:
Sử dụng các phần mềm máy tính để vẽ sơ đồ, đồ thị, biểu bảng v.v...
8. Những đóng góp mới của luận văn:
4



* Nghiên cứu về HĐTNST:
Trên thế giới, ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, nhà khoa học nổi
tiếng người Mỹ, Jonh Dewey, trên cơ sở phân tích những hạn chế của GD
đương thời, đã xây dựng một triết học GD mới qua hàng loạt những tác phẩm
như Nhà trường và xã hội (1899), Trẻ em và chương trình học (1902), Chúng ta
tư duy như thế nào (1910), Dân chủ và GD (1916), Kinh nghiệm và GD (1938),
v.v... Trong đó nguyên lý kinh nghiệm, GD kinh nghiệm là những nội dung cốt
lỗi. Theo Dewey, “sản phẩm cao quý nhất của nhà trường là ở chỗ tạo ra
khunh hướng học hỏi từ bản thân đời sống và nó cung cấp điều kiện sống nào
đó để tất cả mọi người sẽ học trong quá trình họ đang sống”; [44 trang 74] do
đó cần thiết kế các chương và tổ chức quá trình GD theo hướng chú trọng tiếp
cận với đời sống thực tế. Quá trình GD cần chú ý hoàn thiện các KN, “học bằng
cách làm” chứ không chỉ ĐT ra những con người có kiến thức; nhà trường phải
làm cho HS tham gia vào hoạt động... theo cách sao cho HS học được KN chân
tay và hiệu quả kỹ thuật và tìm thấy sự thõa mãn trực tiếp trong khi làm việc,
đồng thời được chuẩn bị cho sự có ích sau này. Tư tưởng triết học GD của
Dewey chính là nền tảng để GD Mỹ và các nước tiên tiến khác xây dựng những
chương hoạt động ngoại khóa, hoạt động GD NGLL, HĐTNST để nối kết giữa
kinh nghiệm với tự nhiên, nhà trường với đời sống, người dạy với người học,
nội dung tri thức với đời sống hiện thực [46].
Năm 1984, Kolb trong tác phẩm Kinh nghiệm học tập: Kinh nghiệm
như là nguồn gốc của việc học tập và phát triển (Experiential Learning:
experience as the source of learning and development) cũng đưa ra một lý
thuyết về học từ trải nghiệm. Theo Kolb, học là một quá trình, trong đó kiến
thức của người học được tạo ra qua việc chuyển hóa kinh nghiệm; nghĩa là
bản chất của hoạt động học là quá trình trải nghiệm. Đồng thời, Kolb xây
6


dựng mô hình học tập mà chu kỳ học tập của người học bao gồm bốn giai

gồm học tập và sinh hoạt, những giá trị đạo đức, thực hành các KN mềm.
Nội dung của chương trình học tập năng động nhằm tạo điều kiện cho HS
được trải nghiệm [9].
7


Ở phương Tây, Socrate (470-399 TCN) từng nói “Người ta phải học
bằng cách làm một việc gì đó; với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ
thấy không chắc chắn cho đến khi làm nó” [45]. Điều đó cho thấy các nhà
GD lỗi lạc, các bậc hiền triết thời cổ đại đã không chỉ coi trọng việc tự học,
tự rèn luyện, tu thân; phát huy mặc tích cực, sáng tạo, phát huy năng lực nội
sinh; kết hợp học và hành, lý thuyết với thực tiễn; phát huy ứng thú, động cơ,
ý chí của người học..., mà còn gián tiếp gợi mở các kinh nghiệm, phương
pháp tự học. Xét ở một phương diện nào đó, có thể coi các kinh nghiệm,
phương pháp này là cơ sở, là nền móng đầu tiên của tư tưởng học trải
nghiệm.
* Nghiên cứu về KN:
KN là vấn đề được nhiều tác giả ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Đặc
biệt từ nửa cuối của thế kỷ XIX sang đến thế kỷ thứ XX, cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của các ngành khoa học trong đó có TLH, GD học, vấn đề KN được
quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Nhìn tổng thể, có thể nhận thấy hai xu hướng chính:
- Xu hướng thứ nhất: Nghiên cứu KN trên cơ sở của TLH hành vi:
Đại diện của xu hướng này là các tác giả như J.Watson, B.F.Skinner,
E.L.Toocđai, E.Tolman, K.Hull ... J. Watson, người sáng lập trường phái TLH
hành vi đã khẳng định TLH phải lấy hành vi của con người – các dữ liệu có thể
đo đạc được, quan sát được, dự đoán được để làm đối tượng nghiên cứu.
- Xu hướng thứ hai: Nghiên cứu KN trên cơ sở TLH hoạt động:
KN là một trong những vấn đề được nhiều nhà TLH Xô-Viết nghiên cứu.
Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau về KN nhưng
chúng tôi nhận thấy có thể phân thành một số những nội dung nghiên cứu chính

nguyên lý của công tác tổ chức” của P.M.Kegientxev đã nghiên cứu về công tác
tổ chức ở mức độ khái quát nhất. Trong tài liệu, ông đã nêu lên cụ thể 7 yếu tố
cơ bản của công tác tổ chức và đến nay vẫn được coi là những yếu tố nền tảng
trong việc tổ chức hoạt động [16]. Trong cuốn “TLH về công tác của Bí thư chi
đoàn”, L.I.Umanxki và A.N.Lutoskin đã nêu lên cấu trúc của hoạt động tổ
chức bao gồm 9 hành động được sắp xếp theo trình tự từ mở đầu đến khi kết
thúc hoạt động. Những bước tiến hành đó được mô tả khá đầy đủ, chi tiết, có
thể vận dụng trong công tác tổ chức các hoạt động tập thể cho HS [37].
* Nghiên cứu về rèn luyện KN tổ chức HĐTNST cho SV SP:
Việc nghiên cứu quá trình rèn luyện hệ thống KN tổ chức hoạt động GD
nhằm hình thành năng lực nghề nghiệp cho người GV luôn được quan tâm
nghiên cứu, đặc biệt là đối với các nước xã hội chủ nghĩa.
Từ những năm 50 của thế kỷ XX, các nhà TLH, GD học Xô-Viết đã có
nhiều công trình nghiên cứu về việc rèn luyện hệ thống KN NVSP cho người
GV nói chung và rèn luyện KN tổ chức hoạt động GD nói riêng. Điển hình là
các công trình nghiên cứu của N.V. Cudơmina về “Hình thành các năng lực
9


SP”, O.A.Apđulinna – “Bàn về KN SP”, X.I.Kixegôf “Hình thành các KN, kỹ
xảo SP trong điều kiện GD đại học” [19]. Các tác giả đều khẳng định rèn luyện
KN phải được tiến hành thông qua hoạt động, được lặp lại nhiều lần với mức độ
khó khăn ngày một cao, trong các tình huống SP giả định và tình huống thực.
Việc rèn luyện KN SP nhất thiết phải thường xuyên được kiểm tra, điều chỉnh.
Yếu tố tích cực rèn luyện của chủ thể quyết định trực tiếp đến hiệu quả quá
trình rèn luyện này.
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước
* Nghiên cứu về HĐTNST
Hoạt động học qua trải nghiệm không phải là mới với các nước trên thế
giới, nhưng ở Việt Nam, đến nay vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ. Trong

tập trung làm sáng tỏ các vấn đề: vị trí, mục tiêu, nội dung, các hình thức tổ
chức của HĐTNST, vai trò chủ thể của HS, các biện pháp quản lý, sự phối hợp
giữa các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt HĐTNST cho
HS. Ngoài ra, các luận văn của các tác giả: Lê Trung Trấn, Phạm Hoàng Gia,
Phạm Lăng, Nguyễn Lê Đắc, Nguyễn Thị Thành, Huỳnh Thị Thu Hằng,
Nguyễn Thị Việt Hà, Trần Anh Dũng, Nguyễn Bá Tước… về HĐTNST cũng
đã đóng góp về mặt lý luận và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả GD của HĐTNST trong trường phổ thông. Tuy nhiên, trên thực tế,
việc triển khai HĐTNST hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Cần tiếp tục
triển khai các nghiên cứu liên quan đến phương pháp, cách thức tổ chức, KN tổ
chức của GV, KN tự quản, tự tổ chức hoạt động của HS... để HĐTNST đạt
hiệu quả cao hơn.
* Nghiên cứu về rèn luyện KN tổ chức HĐTNST cho SV SP:
Vấn đề rèn luyện KN tổ chức HĐTNST cho SV SPđã được nhiều nhà
GD Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Nhiều giáo trình, tài liệu được viết cho các
hệ ĐTSPvới các trình độ đại học, cao đẳng, cao đẳng TH.
Tác giả Nguyễn Dục Quang và Ngô Quang Quế đã biên soạn cuốn
“HĐTNST” được dùng làm giáo trình chính thức trong chương trình ĐT GV TH
[24].
Tác giả Hà Nhật Thăng và Nguyễn Dục Quang còn biên soạn “Tài liệu
tập huấn bổ sung và cập nhật kiến thức cho giảng viên cao đẳng SP ngành GD
công dân”. Trong tài liệu này, vấn đề những yêu cầu đối với SV cao đẳng SP
trong việc rèn luyện KN tổ chức HĐTNST đã được đề cập tới. Đó là nêu lên
những yêu cầu về nhận thức mà SV cần nắm vững, hệ thống KN mà SV cần rèn
luyện. Tuy nhiên, làm thế nào để rèn luyện hệ thống KN đó thì tài liệu lại không
đề cập tới [25].
Gần đây nhất có công trình nghiên cứu của tác giả Huỳnh Mộng Tuyền
về vấn đề “Bồi dưỡng năng lực HĐTNST cho SV cao đẳng SP”. Tác giả đã đặt
SV ở vị trí là chủ thể tham gia vào các HĐTNST do giảng viên cao đẳng SP tổ
11

Tạ Ngọc Thanh nghiên cứu về vấn đề xây dựng trắc nghiệm đánh giá KN nhận
thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi... Các công trình nghiên cứu về KN ở Việt Nam
đã xây dựng lý thuyết về KN tương đối đầy đủ và phong phú, có khả năng ứng
dụng để nâng cao chất lượng trong công tác ĐTđối với các cấp học, ngành học.
Nghiên cứu về KN tổ chức hoạt động cũng đã được một số nhà nghiên
cứu quan tâm đến. Tác giả Trần Quốc Thành nghiên cứu “KN tổ chức trò chơi
12


của chi đội trưởng chi đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh” [30]. Đây là
một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đã vận dụng lý
luận về KN, KN tổ chức để nghiên cứu KN tổ chức một hoạt động cụ thể - hoạt
động trò chơi của thiếu nhi. Ngoài ra còn có những nghiên cứu về KN tổ chức
hoạt động như : “KN tổ chức hoạt động DH của GV mẫu giáo” của Mai Bích
Thu; “Tìm hiểu quá trình hình thành KN tổ chức nghiên cứu khoa học GD cho
SV các trường Đại học SP” của Nguyễn Thị Hảo; “Bước đầu tìm hiểu việc rèn
luyện KN tổ chức công tác chủ nhiệm lớp cho SV năm thứ 2 ở các trường
ĐHSP” của Bùi Thị Mùi; v.v... Các nghiên cứu này cũng đã góp phần làm
phong phú thêm những ứng dụng của lý luận về KN tổ chức vào từng lĩnh vực
hoạt động cụ thể. Nhìn chung ở Việt Nam những công trình nghiên cứu về KN
tổ chức các hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học GD còn chưa nhiều.
1.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường MN
1.2.1. Khái niệm
- Theo dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa GD phổ
thông sau năm 2015 thì “HĐTNST bản chất là những hoạt động GD nhằm hình
thành và phát triển cho HS những phẩm chất tư tưởng, ý chí tình cảm, giá trị
KN sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại” [5].
- Hiện nay mục tiêu GD là chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức cho HS
sang trang bị những năng lực, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực
tiễn, phương pháp GD cũng được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự

Quỳnh Giao… mặc dù không đưa ra khái niệm về HĐTNST song đều thống
nhất quan điểm khi nói về HĐTNST bao gồm:
+ HĐTNST gắn bó mật thiết với hoạt động DH, là sự tiếp nối của hoạt
động DH nhằm củng cố và vận dụng những tri thức đã học vào thực tế cuộc
sống.
+ HĐTNST góp phần tích cực trong việc hình thành những KN cơ bản
của con người mới đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
HĐTNST là hoạt động GD trong đó HS được trực tiếp hoạt động thực
tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà
GD, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các KN và tích lũy kinh nghiệm riêng
của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn
học, đồng thời trong kế hoạch GD cũng bố trí các HĐTNST riêng, mỗi hoạt
động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực GD, kiến thức, KN khác nhau
[5].
Theo nghĩa chung nhất: “HĐTNST là hoạt động GD, trong đó nội dung
và cách thức tổ chức hoạt động nhằm tạo điều kiện cho HS tham gia trực tiếp
vào các loại hình hoạt động và giao lưu, nhằm hình thành và phát triển cho HS
những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, KN sống và những năng lực
14


cần có của con người trong xã hội hiện đại, đồng thời phát huy khả năng tạo ra
cái mới có giá trị đối với cá nhân và xã hội” [18].
Nếu quan niệm HĐTNST là một hình thức tổ chức hoạt động thì có thể
hiểu: “HĐTNST là một hình thức DH, GD, dùng để tổ chức các loại hình hoạt
động GD (hoạt động DH và hoạt động GD). Thông qua hình thức DH, GD đó
HS tham gia trực tiếp vào các loại hình hoạt động và giao lưu, chiếm lĩnh tri
thức, nhằm hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất, tư tưởng, ý chí,
tình cảm, giá trị, KN sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status