Một số biên pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo ở trường tiểu học các sơn a - Pdf 43

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TĨNH GIA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO
TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁC SƠN A

Người thực hiện: Trần Đình Quang
Chức vụ: P. Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường Tiểu học Các Sơn A
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA NĂM 2017

1


MỤC LỤC

NỘI DUNG
1. Mở đầu

1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu

Trang
1
1

6

2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện

6

2.3.1. Các giải pháp thực hiện

6

2.3.2. Các giải pháp tổ chức thực hiện

7

3

2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động trong nhà trường

16

3. Kết luận, kiến nghị

16

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
2


“Tiểu học là nền, lớp 1 là móng”. Móng chắc, nền vững là là cơ sở đảm


dục. Xác định được vị trí quan trọng của người làm công tác giảng dạy, trong
mọi thời kỳ chúng ta cần phải đi sâu vào chất lượng của quá trình dạy và học.
Chất lượng ở đây là khả năng là tri thức, là cách thức tổ chức của người thầy, là
cách tiếp thu kiến thức một cách tự tin, vững vàng có hệ thống của học sinh.
Trong nhà trường Tiểu học, muốn có trò giỏi thì đương nhiên phải có thầy giỏi,
yêu cầu của đất nước ta là nhà trường phải thi đua dạy tốt, học tốt, rèn luyện đức
và tài, để cho ra đời nhiều thế hệ học sinh có nhân cách tốt, có học thức, thông
minh, năng động, nhạy cảm, sáng tạo, đủ khả năng hội nhập vào dòng chảy tri
thức của nhân loại.
Muốn có được các thế hệ học sinh như vậy thì người làm công tác lãnh
đạo phải xây dựng được một đội ngũ giáo viên đủ khả năng dể đảm bảo nhiệm
vụ, vị rí trọng đại này, muốn có đội ngũ vững vàng về chuyên môn cần phải
nâng cao chất lượng cho tập thể giáo viên nhà trường. Phó hiệu trưởng với sứ
mệnh là phụ trách chuyên môn của nhà trường thì việc nâng cao chất lượng cho
đội ngũ giáo viên là điều quan trọng nhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
năm học.
Một đội ngũ vững vàng về chuyên môn, mạnh về tổ chức, luôn đoàn kết
gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, có tâm huyết với nghề, yêu trẻ, mến
trường, luôn học hỏi, chia sẻ, biết vì nhau mà làm việc, chấp hành mọi yêu cầu,
chỉ thị của cấp trên, luôn nhạy cảm năng động, sáng suốt, tự tin là thế mạnh để
đi đến mọi thành công của nhiệm vụ năm học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên của trường tiểu học Các Sơn A.
- Các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
1.5. Những điểm mới của SKKN

đưa học sinh đến với cách học chủ động dưới sự hướng dẫn và điều chỉnh của
giáo viên.
5


Với yêu cầu xã hội ngày nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh cần
được coi trọng vì kinh tế thị trường phát triển, sự bùng nổ thông tin, các phương
tiện nghe nhìn đa dạng... dễ làm đạo đức học sinh suy giảm, người giáo viên cần
phải suy ngẫm lại câu nói của các bậc tiền bối “Tiên học lễ, hậu học văn” và với
câu nói thánh hiền của Hồ Chủ Tịch “Có tài mà không có đức là người vô dụng,
có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” luôn đưa vấn đề đạo đức lên
trên. Người giáo viên thực sự là tấm gương sáng về mọi mặt, đặc biệt về đạo đức
lễ nghĩa để học sinh noi theo.
Nâng cao chất lượng đội ngũ là mục đích của người lãnh đạo nhằm đáp
ứng những yêu cầu trên.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Thực trạng chung.
Trường Tiểu học các Sơn A nằm ở phía tây huyện Tĩnh Gia. Trường đóng
trên địa bàn xã Các Sơn, đây là xã xa trung tâm huyện, kinh tế còn nhiều khó
khăn, nền kinh tế phát triển chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Bên cạnh đó nhân
dân ở đây rất hiếu học, nhà trường được sự quan tâm của chính quyền địa
phương và hội cha mẹ học sinh, cho nên trong những năm gần đây chất lượng
giáo dục từng bước được nâng cao. Năm học 2016 – 2017 trường có 14 cán bộ
giáo viên trong đó: Quản lý: 2 đồng chí ; Kế toán 1 đồng chí; Thư viện 1 đồng
chí; Giáo viên 10 đồng chí (Trong đó có giáo viên - Mỹ thuật – Âm nhạc).
Trình độ đào tạo 13/14 đồng chí có trình độ trên chuẩn và đạt chuẩn, trong
đó trình độ Đại học: 11 đồng chí; trình độ Cao đẳng: 2 đồng chí, trình độ Trung
cấp: 1 đồng chí.
`


tin kiến thức. Điều quan trọng nữa là một số giáo viên phần liên hệ thực tế còn
yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Phần hoạt động nối tiếp chưa phong phú, chưa
gây sự hứng thú, nhiệt tình của học sinh.
* Về phụ đạo học sinh yếu: Chưa có biện pháp thích hợp để dạy học sinh,
không rút ra cho học sinh kiến thức cần phụ đạo là kiến thức nào để bù vào chỗ
yếu cho các em.
* Về công tác bồi dưỡng học sinh khá, giỏi: Chưa phân định rạch ròi các kiến
thức cơ bản, chưa liên kết kiến thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,
chưa hiểu rõ bản chất của vấn đề, toán học chưa đưa về các dạng cơ bản. Học
7


sinh tiếp thu bài chậm do giáo viên chưa có biện pháp khoa học khi bồi dưỡng
học sinh mũi nhọn.
* Về công tác khác: Bồi dưỡng học sinh viết đẹp, vẽ đẹp đã được chú trọng.
Tuy nhiên số giáo viên bồi dưỡng là giáo viên ở xa nên thời gian bồi dưỡng bị
gián đoạn chưa liên tục, dẫn đến chất lượng chưa cao.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học, việc đảm bảo chất lượng đại
trà từng bước được nâng cao, chất lượng mũi nhọn là việc làm vô cùng quan
trọng của mỗi giáo viên và người quản lý.
2.2.3. Thực trạng đối với giáo viên và học sinh.
* Giáo viên: Chưa phát huy tối đa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học, chưa thực sự đầu tư vào chiều sâu cho việc dạy học, chưa biến kiến thức
sách vở vào thực tế cuộc sống.
* Học sinh: Kết quả học tập chưa cao. Bồi dưỡng học sinh yếu và giỏi chỉ đạt
65% yêu cầu. Học sinh chưa tích cực, chủ động, sáng tạo, còn thụ động, kiến
thức cơ bản chưa hệ thống...
Từ thực trạng trên để nâng cao chất lượng day và học, yêu cầu người giáo
viên phải đầu tư, học hỏi kinh nghiệm, tìm tòi nghiên cứu. Vì vậy tôi đã đưa ra
các biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ của mình, nhằm thực hiện tốt

2.3.2 . Các biện pháp tổ chức thực hiện.
* Nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng
nâng cao chất lượng đội ngũ.
Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ năm học thông qua việc tổ chức học tập
nhiệm vụ năm học, các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn và tổ chuyên
môn, hiệu trưởng tuyên truyền và phổ biến đến từng cán bộ, giáo viên nắm vững
quan điểm của Đảng về chiến lược phát triển con người trong thời kỳ đổi mới
mà nghị quyết TW IV khoá 7 và nghị quyết TW II khoá 8 đã đề ra cho ngành
Giáo dục đào tạo. Quán triệt sâu sắc mục tiêu giáo dục và đào tạo, mục tiêu,
nhiệm vụ cho từng ngành học, cấp học. Phổ biến để giáo viên nắm được chỉ thị
40 của Ban bí thư TW Đảng.
- Tuyên truyền để cán bộ giáo viên nắm được nghị quyết của Đảng từ TW đến
địa phương ở từng năm, từng thời kỳ. Các tư tưởng chỉ đạo của ngành Giáo dục
9


và đào tạo, các ngành có liên quan trong đó còn chú ý đến luật phổ cập giáo dục
Tiểu học, luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em, luật lao động, luật dân sự...
- Tuyên truyền để cán bộ giáo viên hiểu và thực hiện tốt các cuộc vận động của
ngành: Cuộc vận động hai không với bốn nội dung “Nói không với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, nói không với vi phạm đạo đức
nhà giáo, nói không với học sinh ngồi nhầm lớp, cuộc vận động: “Học tập và
làm theo tầm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là
một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”.
Từ đó giúp giáo viên nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của người giáo
viên Tiểu học trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất
nước.
* Nhà trường xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và bồi dưỡng đội ngũ.
Trên cơ sở chỉ thị số 18 /211/CT-TTg(27/8/2011) của Thủ tướng chính
phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo

nhân cách cao đẹp của người giáo viên.
Gắn việc bồi dưỡng lý tưởng nghề nghiệp với bồi dưỡng phẩm chất của người
giáo viên như nắm vững mục tiêu giáo dục, chấp hành tốt các chủ trương chính
sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Không ngừng phấn đấu học tập để nâng
cao trình độ, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết hợp tác với đồng chí,
đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ và thực sự “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo.
- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho
đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức như chuyên đề, dự giờ đúc rút kinh
nghiệm dạy học, hội thảo, kiểm tra nội bộ trường học:
Bồi dưỡng nâng cao trình độ, động viên giáo viên tự học, tự nghiên cứu.
Sau thời gian học tập ở trường sư phạm và thực tế công tác giảng dạy ở
trường Tiểu học, mỗi giáo viên đều có kỹ năng tự đọc sách, tự rèn luyện nghiệp
vụ sư phạm. Vì vậy để nâng cao trình độ chuyên môn người giáo viên phải bồi
dưỡng để nâng cao tri thức, kiến thức và nghiệp vụ sư phạm. Mỗi giáo viên phải
tự vận động là chính, lấy sinh hoạt khối, tổ chuyên môn làm cơ sở để đẩy nhanh
11


vững chắc, thường xuyên qúa trình tự bồi dưỡng của mình. Giáo viên phải lập
kế hoạch tự bồi dưỡng cho mình theo định hướng của ngành và nhà trường. Nhà
trường tạo điều kiện cho giáo viên tự học, tự nghiên cứu để nâng cao tri thức có
kiểm tra đánh giá theo từng kỳ.
Dưới sự chỉ đạo của Phó hiệu trưởng, tạo điều kiện để giáo viên tham gia
đầy đủ có chất lượng các đợt chuyên đề do Phòng giáo dục tổ chức. Kiểm tra
đánh giá nghiêm túc công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.
Tạo điều kiện để giáo viên đi học Đại học nâng cao trình độ, trong 3 năm gần
đây nhà trường đã bố trí chuyên môn để 3 đồng chí hoàn thành chương trình Đại
học, hiện nay còn 1 đồng chí đang theo học Đại học để nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ

dễ dạy, học sinh dễ học, bài dạy có hiệu quả nhưng giáo viên không phát huy
được năng lực sự phạm, không chịu đầu tư đổi mới phương pháp. Vì vậy yêu
cầu giáo viên chọn môn khó dạy và bài khó dạy đối với bản thân mình là việc
làm cần thiết.
Cụ thể: Đồng chí Vũ Thị Hồng thường khó thành công trong việc dạy học toán,
tôi đề nghị đồng chí mạnh dạn lên kế hoạch và dạy một bài toán tự bản thân
đồng chí soạn, theo năng lực của đồng chí sau đó đồng chí dạy. Ban giám hiệu
và giáo viên cốt cán dự giờ, sau khi dự cho khảo sát chất lượng để đánh giá hiệu
quả giờ dạy.
- Về kết quả khảo sát chất lượng:
+ Giỏi: 0%
+ Khá: 26%
+ Trung Bình: 64%
+ Yếu: 10%
- Đánh giá giờ dạy: Mỗi thành viên dự giờ phải đóng góp ý kiến về những vấn
đề đã và chưa làm được.
+ Kiến thức: Đã đi đúng trọng tâm nhưng chưa sâu.
+ Kĩ năng: Học sinh chưa được thực hành nhiều, còn phụ thuộc vào giáo viên
khi luyện tập thực hành.
+ Tác phong sư phạm: Nói nhiều, giảng nhiều, chưa cho học sinh tự chủ.
13


+ Hiệu quả giờ dạy: Đạt yêu cầu xếp loại trung bình.
Sau khi rút kinh nghiệm giờ dạy trên, tổ chuyên môn cùng ban giám hiệu
và giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch bài dạy, nội dung các phần cần dạy, được
góp ý một cách kĩ càng đưa ra các tình huống có thể xảy ra, đồ dùng sử dụng
những gì ? Đưa ra khi nào cho hợp lý, cách khai thác nội dung kênh hình trên đồ
dùng. Trong khi soạn đưa ra các phương pháp phù hợp nội dung và yêu cầu cần
đạt, đưa trò chơi vào tiết dạy. Sau đó cho giáo viên tự giảng không có học sinh

Tổ chức cho giáo viên chọn và đăng ký viết sáng kiến kinh nghiệm. Giáo
viên dạy lớp nào thì viết sáng kiến kinh nghiệm ở lớp đó.
Tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn dành riêng cho nội dung viết
sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn giáo viên về bố cục của một sáng kiến kinh
nghiệm, cách viết như thế nào? Cách đặt tên cho sáng kiến kinh nghiệm sao cho
phù hợp. Trên cơ sở đó giáo viên lựa chọn những nội dung thiết thực với hoạt
động dạy học để viết sáng kiến kinh nghiệm.
Lựa chọn những sáng kiến kinh nghiệm được hội đồng khoa học của
ngành xếp loại A để giáo viên tham khảo làm mẫu để viết. Tạo điều kiện cho
giáo viên thực nghiệm đối chứng khi làm sáng kiến kinh nghiệm. Khen thưởng
đúng mức cho những giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng tốt trong
thực tiễn dạy học.
Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học và ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học.
Trong năm học mỗi giáo viên tự làm một đồ dùng dạy học có chất lượng
sử dụng trong dạy học và yêu cầu 100% giáo viên tham gia. Nhà trường tạo điều
kiện hỗ trợ một phần kinh phí cho giáo viên làm đồ dùng dạy học, dưới sự tham
mưu của Phó hiệu trưởng và tổ chuyên môn.
* Bồi dưỡng các kĩ năng sư phạm cần thiết cho đội ngũ giáo viên.
Dạy học ở Tiểu học vừa mang tính sư phạm vừa mang tính nghệ thuật. Vì
vậy ngoài việc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức giáo viên cần
được bồi dưỡng thêm về hệ thống các kĩ năng sư phạm cần thiết như:
- Kĩ năng thiết kế: Đây là một kĩ năng quan trọng, rất cần thiết của người giáo
viên đó là việc thiết kế nội dung, cách thức dạy học và giáo dục. Đây là một
15


khâu quan trọng trong quá trình dạy học, bất cứ người giáo viên nào cũng phải
dành một khoảng thời gian thích đáng cho việc thiết kế dạy học. Một trong
những nội dung thiết kế cơ bản nhất thiết kế một bài học hay một tiết học.

tiểu học chưa được coi trọng, ít quan tâm bồi dưỡng. Công tác chủ nhiệm lớp
được các nhà trường xem như một việc mà giáo viên ai cũng biết làm và làm tốt.
Bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp là bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm cho giáo
viên. Ở trường Tiểu học ngoài hoạt động học tập diễn ra ở trên lớp, học sinh còn
say mê với các hoạt động tập thể khác. Vì vậy phải bồi dưỡng cho giáo viên
năng lực tổ chức các hoạt động tập thể thông qua các hình thức như: Tổ chức
các hội thảo bàn về công tác chủ nhiệm lớp, viết báo cáo sáng kiến kinh nghiệm
về công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức cho giáo viên tham quan các mô hình tiên
tiến về công tác chủ nhiệm lớp. Đầu tư mua sắm thêm các tài liệu, sách, báo viết
về công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tham khảo.
* Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và đoàn
kết nội bộ.
Đầu năm nhà trường xây dựng tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên, đưa ra
thảo luận và thống nhất ở các tổ chuyên môn. Chỉ đạo đội ngũ giáo viên trong
nhà trường biết đoàn kết, thương yêu, tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đây
là một việc làm vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực. Người quản lý phải chỉ
đạo sáng suốt, khoa học. Nắm được tâm tư nguyện vọng, năng lực của từng
thành viên trong đội ngũ là công việc luôn phải lưu tâm. Động viên đúng lúc,
kịp thời. Khen thưởng nếu đạt được kế hoạch và công việc mà nhà trường giao
cho. Khi đội ngũ giáo viên có người gặp phải điều kiện khó khăn người quản lý
phải có mặt để giải quyết, để giáo viên luôn an tâm công tác. Tôi luôn cảm thông
và sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm mà giáo viên mắc phải, động viên họ vững
vàng hơn trong cuộc sống. Trong các cuộc họp thường kỳ của tổ khối và hội
đồng thông qua các thông tin về tình hình đất nước yêu cầu nhân lực để phát
triển tổ quốc mình, tôi kêu gọi hội đồng sư phạm phải luôn luôn đổi mới phương
pháp dạy học, tự học, tự bồi dưỡng để luôn đủ trình độ lý luận và trình độ thực
tế để đứng trên bục giảng, không bị đẩy ra khỏi dòng chảy của tri thức khoa học

17


qúa trình khá phức tạp, cần phải được tiến hành liên tục thường xuyên, nhà
trường phải căn cứ vào tình hình thực tế đội ngũ giáo viên, điều kiện cụ thể để
lựa chọn phương thức chỉ đạo phù hợp đem lại hiệu quả như mong muốn. Có
biện pháp động viên, khích lệ tinh thần tự giác lòng tự trọng nghề nghiệp của
giáo viên, từ đó mỗi giáo viên sẽ phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu để
chuẩn bị cho mình những kiến thức sâu sắc, toàn diện vững bước đi lên trong sự
nghiệp dạy người, dạy chữ của mình. Nhà trường cần có kế hoạch chỉ đạo cụ
thể, phân công trách nhiệm rõ ràng phù hợp với khả năng của từng giáo viên.
Tạo mọi điều kiện tốt nhất để giáo viên chủ động phát huy thế mạnh và chuyên
môn của mình. Nhà trường cần phải xây dựng đội ngũ cốt cán có năng lực
chuyên môn, tâm huyết với nghề.
Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên là nhiệm vụ
cấp bách của mỗi nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Việc đúc rút kinh nghiệp
quả lý nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm,
18


là việc làm thiết thực nhất của người quản lý trường Tiểu học để nâng cao chất
lượng và hiệu quả công tác dạy và học.
Trên đây là kinh nghiệm bước đầu trong 6 năm thực tế chỉ đạo bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu
học Các Sơn A. Mong rằng đó là những việc làm thiết thực góp phần cùng nhà
trường đúc rút những kinh nghiệm có hiệu quả trong quản lý quá trình dạy học
nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục trong giai đoạn hiện nay của trường
Tiểu học.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình

phần nâng cao hiệu quả giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh Tiểu
học ở trường TH Các Sơn A
Một số biện pháp chỉ đạo đổi
mới phương pháp dạy học toán
lớp 4 ở trường TH Các Sơn A

2.
3.

4.

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Phòng GD

B


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status