Nâng cao hiệu quả dạy học theo phương pháp tích hợp liên môn mục 1 quốc gia văn lang âu lạc (bài 14 lịch sử lớp 10) ở trường THPT - Pdf 44

I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong các bộ môn ở trường phổ thông thì môn Lịch sử có một vị trí vô cùng
quan trọng. Bởi lịch sử giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết
về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới
quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc,
tình đoàn kết quốc tế. Đồng thời học lịch sử còn bồi dưỡng năng lực tư duy,
hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống cho các em… Trong
những năm gần đây, nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học lịch
sử nói riêng đang thu hút sự quan tâm không chỉ của những người làm công tác
dạy học mà ngay cả các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương. Thực tế đã
cho thấy, việc đổi mới PPDH lịch sử ở các trường THPT là hết sức cần thiết tạo
nên những chuyển biến quan trọng về chất lượng bộ môn. Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã triển khai nội dung đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, trong đó việc thực
hiện tích hợp, liên môn được Bộ quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Thực hiện chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Bộ Giáo dục, trong thời gian
qua dạy học theo hướng tích hợp liên môn được đưa vào thực tế giảng dạy trong
các nhà trường nhằm thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học đã được
giáo viên hưởng hứng.
Thực tế cho thấy, dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong trường THPT ở
các môn học nói chung, môn Lịch sử nói riêng chưa đạt được kết quả như mong
muốn. Nguyên nhân cơ bản đó là giáo viên chưa có các tài liệu nghiên cứu nào
bàn sâu về vấn đề này nên hiểu về dạy học tích hợp kiến thức liên môn còn
nhiều hạn chế, chưa hiệu quả. Hơn nữa, học sinh chưa yêu thích học sử vì các
em cho đây là môn phụ nên không cần chú trọng…Vì thế, việc đổi mới PPDH
trong đó có phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử đang
gặp nhiều khó khăn.
Là giáo viên có tâm huyết với nghề, nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn Lịch
sử ở trường THPT Yên Định 1, bản thân tôi cũng như bao đồng nghiệp khác
luôn trăn trở, tìm tòi, trao đổi cùng đồng nghiệp, tiếp cận công nghệ thồng tin,
thử nghiệm và đúc rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy môn Lịch sử. Mỗi bài,

cách vận dụng các kiến thức Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ
thuật… của mình để trả lời, giải quyết các tình huống, các nội dung lịch sử trong
bài học và áp dụng kiến thức lịch sử giải quyết vấn đề trong cuộc sống một cách
thông minh, có hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Trong phạm vi sáng kiến này, tôi chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu kinh
nghiệm dạy học tích hợp kiến thức liên môn dạy học mục 1. Quốc gia Văn
Lang – Âu Lạc, Bài 14 – Lịch sử 10.
- Học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: lớp 10A1 và lớp 10A2,
trường THPT Yên Định 1, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp dạy học
lịch sử, phương pháp tích hợp kiến thức liên môn.
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
Lịch sử là những hiện tượng, sự kiện đã diến ra, có thật và tồn tại trong quá
khứ. Chúng ta không thể phán đoán, suy luận hay tưởng tượng để nhận thức lịch
sử mà phải thông qua những “dấu tích” của quá khứ, những chứng cứ và sự tồn
tại của các sự việc đã diễn ra. Cho nên “Dạy lịch sử cũng như bất cứ dạy cái gì
đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không phải bắt buộc các trí
nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi trả lại”- nhà giáo dục học Đa-ri - Liên Xô cũ.
Để “ khêu gợi cái thông minh” và đáp ứng mục tiêu dạy học phát triển năng lực
học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải

2


quyết những vấn đề thực tiễn và đặc trưng bộ môn lịch sử đề cập đến nhiều vấn

ứng mục tiêu giáo dục hiện nay[7].
Với học sinh lớp 10, là lớp đầu cấp mặc dù các em đã được tiếp cận môn
khoa học lịch sử ở trương trình cấp THCS nhưng chưa chuyên sâu, lên cấp
THPT các em được tìm hiểu về: phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy và cổ đại
và phần lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến đầu thế kỉ X một cách tổng
quát và chuyên sâu hơn.
Ở mục 2.1: đoạn “ lịch sử là những hiện tượng...rõ cho một nội dung...”
do bản thân tự viết; đoạn tiếp theo: “Dạy học tích hợp...đáp ứng mục tiêu giáo
dục hiện nay” tham khảo nguyên văn từ tài liệu số 7, tiếp theo tôi tự viết.

3


Đây là những kiến thức lịch sử khái quát, trừu tượng, khó và rất xa với thực
tiễn hiện nay nên các em tiếp thu còn rất khó khăn. Song với ưu điểm nổi bật
của của phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn như vậy, nên tôi đã
tích cực tìm hiểu nghiên cứu, ứng dụng vào thực tế giảng dạy lịch sử 10 rất hiệu
quả. Đúng như lời nói của nhà giáo dục học W. B. Yeats “Giáo dục không nhằm
mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin”. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn
nghiên cứu, vận dụng để “Nâng cao hiệu quả dạy học theo phương pháp tích
hợp liên môn mục 1. Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc (Bài 14 – Lịch sử lớp 10) ở
trường THPT ”.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến ở trường THPT
Yên Định 1.
* Chương trình: thiết kế nặng, không liên thông giữa các môn học, cấp học,
dẫn đến sự trùng lặp một số kiến thức giữa các cấp học.
* Sách giáo khoa:
- Biên soạn theo hướng nặng về cung cấp kiến thức để thi cử, ít chú trọng
vấn đề bồi dưỡng năng lực cho học sinh.
- Thể hiện dưới hình thức một môn khoa học, nên một số kiến thức hàn lâm

cao hơn nữa hiệu quả giáo dục.
Qua thực tiễn vận dụng kiến thức liên môn trong các môn học nói chung, ở
môn Lịch sử 10 ở trường THPT Yên Định 1 nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó
khăn:
Thứ nhất, phương pháp giảng dạy của một số giáo viên lịch sử vẫn còn
thiếu chiều sâu, chưa hấp dẫn đối với học sinh trong cách truyền đạt kiến thức,
vẫn nặng về “quá chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức” nên chưa gây được
hứng thú học tập.
Thứ hai, phương pháp tích hợp kiến thức liên môn tuy không phải là mới
nhưng tài liệu nghiên cứu còn hạn chế, đến nay đa số giáo viên chưa hiểu đúng
đắn về tích hợp kiến thức liên môn, chưa có phương pháp dạy học tích hợp kiến
thức liên môn phù hợp nên tích hợp chưa hiệu quả
Thứ ba, tích hợp kiến thức liên môn, đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư
cho tiết dạy, tìm hiểu các kiến thức bộ môn của các môn học khác, biết sử dụng
công nghệ thông tin…nên nhiều đồng chí còn có tư tưởng ỷ lại, chậm đổi mới,
chưa tích cực học tập, áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Thứ tư, cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới.
Thứ năm, học sinh luôn có tư tưởng coi môn sử là môn phụ, không thi vào
cấp THPT, kiến thức khô khan, nặng nề, khó học… nên không chú trọng, thiếu
đầu tư, học tập một cách đối phó, không hứng thú...
Từ thực tế đó, bản thân đã chăn trở nghiên cứu và vận dụng kiến thức liên
môn vào dạy học trong năm học 2016 – 2017 đã cho kết quả cao.
2.3. Giải pháp vận dụng tích hợp kiến thức liên môn dạy học mục 1. Quốc
gia Văn Lang – Âu Lạc (bài 14 – Lịch sử lớp 10).
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu bài học phát
triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến
thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. PGS.TS Mai Văn Hưng - Chủ nhiệm
bộ môn Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) - cho rằng:
“Để dạy học tích hợp liên môn có hiệu quả cần hiểu rõ bản chất của liên môn và
tích hợp; những điều kiện cần và đủ, những yếu tố liên quan đến quá trình tương

nói chung, từng phần học, bài học lịch sử nói riêng không phải bất cứ nội dung
nào cũng có thể thực hiện tích hợp liên môn. Khi xây dựng kế hoạch dạy học,
giáo viên cần xác định chính xác những nội dung nào của bài học có thể tích
hợp, tích hợp kiến thức môn học nào và phương pháp thực hiện tích hợp liên
môn như thế nào. Làm tốt được việc này, sẽ giúp giáo viên không làm mất thời
gian trong dạy học, hiệu quả của việc tích hợp liên môn sẽ tăng lên rất nhiều.
Thứ ba, kiến thức liên môn được chọn để thực hiện tích hợp phải được lựa
chọn, cô đọng, chính xác: Trong quá trình dạy học lịch sử, khi sử dụng kiến thức
thức các môn học khác, giáo viên cần phải có sự lựa chọn, hết sức cô đọng, có
hiệu quả nhất, vì huy động những kiến thức thuộc các môn học khác mục đích
cuối cùng cũng là để soi sáng, làm nổi bật kiến thức trong bài học lịch sử. Vì
vậy, việc làm này giúp giờ học bám sát được mục tiêu bài học, tiết kiệm thời
gian, tiết học không bị rời rạc, nặng nề đối với học sinh, giúp nội dung bài giảng
trở nên sâu sắc…
Thứ tư, việc thực hiện tích hợp liên môn trong dạy học lịch sử cần tiến hành
một cách linh hoạt, sáng tạo dưới nhiều hình thức dạy học: Trong một tiết học
trên lớp có nhiều bước, việc thực hiện tích hợp liên môn không chỉ thực hiện
trong quá trình cung cấp kiến thức mới và còn có thể thực hiện trong lúc kiểm
tra bài cũ, giới thiệu bài mới hay kiểm tra đánh giá…. Ngoài việc thực hiện tích
hợp trong 1 tiết học, việc tích hợp liên môn còn được tiến hành trong tất cả các
hình thức dạy học khác như giờ học thực hành, hoạt động ngoại khóa theo chủ
đề, hoạt động học tập (dự án học tập) của học sinh theo những chủ đề cụ thể,
xây dựng hệ thống bài tập mở, bài tập gắn liền thực tiễn, bài tập có nội dung vận
dụng kiến thức liên môn….
Thứ năm, việc thực hiện tích hợp liên môn phải được thực hiện bằng những
phương pháp, biện pháp dạy học sáng tạo, hiệu quả: Khi dạy học lịch sử, việc
đưa kiến thức của các môn học khác vào bài học là nhằm giúp học sinh hiểu sâu

6


tâm, các nội dung giáo dục, giáo dưỡng, kỹ năng cần đạt được trong tiết học. Cụ
thể:
BÀI 14: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
* Mục tiêu dạy học:
a. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu
- Sự ra đời của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc là quá trình phát triển liên tục
và dựa trên cơ sở của nền văn hóa Đông Sơn.
- Văn Lang – Âu Lạc là nước nông nghiệp có nghề đúc đồng rất phát triển
và đạt đến trình độ kĩ thuật cao.
- Thời Văn Lang – Âu Lạc, người Việt đã xây dựng được một cuộc sống
vật chất và tinh thần riêng vừa đầy đủ vừa phong phú tuy còn sơ khai.
b.Tư tưởng, tình cảm:
- Giải thích cho học sinh hiểu: Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
ngày nay như: bước đầu hình thành nhà nước, tinh thần cần cù lao động, sáng

7


tạo đoàn kết gắn bó, sinh hoạt giản dị... đều có cơ sở bắt nguồn từ tình cảm và ý
thức cộng đồng của tổ tiên ta.
- Giáo dục lòng yêu nước và ý thức về văn hóa dân tộc.
- Có ý thức giữ gìn và phát huy những nét đẹp trong truyền thống văn hóa
dân tộc.
c. Kĩ năng:
- Bước đầu làm quen với phương pháp phân tích, so sánh, suy luận.
- Rèn luyện thêm những kĩ năng liên hệ thực tế, quan sát hình ảnh và nhận
xét.
2.3.2.2. Xác định kiến thức các môn học dùng để tích hợp trong phần học,
bài học.
Qua nghiên cứu nội dung mục 1. Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, Bài 14Lịch sử lớp 10 tôi đã xác định được các môn học có nội dung kiến thức tích hợp


8


- Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giày” và các tư liệu lịch sử đã cho biết
thức ăn chính hàng ngày của người Việt là: cơm nếp, cơm tẻ, cà, rau, đậu, thịt,
cá... Đặc biệt, trong ngày Tết người Việt còn có tục làm bánh chưng, bánh giày
để cúng trời đất, tổ tiên.
- Truyện “Trầu cau” và “Con Rồng cháu Tiên” cho ta biết nguồn gốc của
người Việt, đồng thời thời Văn Lang – Âu Lạc, người Việt đã có tục ăn trầu,
nhuộm răng đen, xăm mình giống hình Rồng để tỏ lòng thành kính tổ tiên và để
chống các loài thủy quái[6].
* Mỹ thuật:
- Thông qua hình ảnh minh họa biết được cách ăn mặc của người Viêt:
Ngày thường, nam đóng khố, mình trần, đi chân đất còn nữ thì mặc váy, áo xẻ
giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu: hoặc cắt ngắn bỏ xõa, hoặc búi
tó, hoặc tết sam thả sau lưng.
- Ngày lễ, họ thích đeo đồ trang sức như vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai.
Phụ nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.
* Giáo dục công dân:
- Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức về cội nguồn.
- Giáo dục ý thức gìn giữ, bảo vệ các di sản văn hóa vật thể (Đền Hùng,
thành Cổ Loa, các di tích, danh lam thắng cảnh...), các di sản văn hóa phi vật thể
(hát xoan, ngày Quốc giỗ 10/3 âm lịch...) của đất nước.
- Giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, cảnh quan, danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa dân tộc.
* Liên hệ thực tiễn:
- Tín ngưỡng thờ thần linh và thờ cúng tổ tiên của người Việt vẫn được
người Việt duy trì đến ngày nay.
- Phong tục ăn trầu, gói bánh chưng, bánh giày vào ngày Tết vẫn được nhân

hay là toàn phần. Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho
lôgic và hài hòa. Từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh.
Song để tích hợp kiến thức liên môn vào tiết học đạt hiệu quả, giáo viên
phải kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt các phương pháp đặc thù bộ môn: Trực
quan, vấn đáp, nêu vấn đề, tường thuật, thuyết trình, tạo biểu tượng...với các
hoạt động dạy học tích cực như hoạt động nhóm, khăn phủ bàn, sơ đồ tư duy, trò
chơi...
2.3.2.5. Cách thức tiến hành tích hợp kiến thức liên môn trong nôi dung
các hoạt động dạy học mục 1. Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc (Bài 14 – Lịch
sử lớp 10).
Như những kinh nghiệm tôi đã trình bày, tích hợp có hai hướng là tích hợp
liên môn và tích hợp nội bộ. Hai hướng tích hợp này không tách biệt mà luôn
song song và bổ trợ nhau làm cho nội dung bài học liền mạch, chặt chẽ và tạo sự
hứng thú cho người học. Tích hợp được thực hiện ở từng khâu từng phần. Với
tiết học này, tôi tích hợp ngay từ phần giới thiệu bài vừa để gây hứng thú và liên
kết bài trước với bài sau để học sinh định hướng cho bài học mới.
Các hoạt động dạy học diễn ra bình thường nhưng giáo viên cần khéo léo
tích hợp kiến thức các môn học ngữ văn, địa lí, mỹ thuật, âm nhạc, giáo dục
công dân, liên hệ thực tiễn một cách nhịp nhàng để học sinh hiểu rõ hơn, sâu
hơn, vận dụng tốt hơn nội dung bài học.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Giáo viên tích hợp với nội dung kiến thức tiết trước: Ở bài trước các em đã
được học về quá trình xuất hiện con người trên đất nước Việt Nam, sự xuất hiện
công xã Thị tộc và bộ lạc và quá trình phân hóa giàu nghèo trong xã hội nhưng
chưa rõ rệt. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự xuất hiện các quốc gia
cổ đại trên đất nước Việt Nam đặc biệt là Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc cùng với
đời sống vật chất và tinh thần của người Việt thời kỳ này để hiểu rõ hơn về cội
nguồn của dân tộc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung mục học
Mục 1. Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc:

- Công cụ xới đất của họ là lưỡi cày bằng đồng.
- Lúa là cây lương thực chính. Ngoài ra họ còn biết trồng đậu, khoai, bầu, bí,
chuối, cam...
- Họ chăn nuôi tằm, nuôi gia súc như chó, lợn, gà... Nghề đánh cá phát triển

11


Như vậy, nông nghiệp nước ta đã chuyển từ nông nghiệp dùng cuốc sang nông
nghiệp dùng cày, các công cụ bằng đá sang các công cụ bằng đồng. Đây là một
bước tiến dài trong lao động sản xuất của người Việt. Vì vậy, cuộc sống của họ ít
phụ thuộc vào thiên nhiên hơn.
Với câu hỏi tích hợp kiến thức mỹ thuật học sinh đã miêu tả và chỉ ra được
lưỡi cày đồng có hình dáng con bướm, có gờ to ở sống giữa, hai cánh bên có gờ
nhỏ để tạo ra sự chắc chắn, bền vững của lưỡi cày. Mũi cày nhọn, hình tam giác,
đầu trên của lưỡi cày có lỗ để tra vào thân cày
Việc tích hợp kiến thức địa lí ở phần này đã giúp học sinh xác định được: Vị
trí địa lý của nhà nước Văn Lang, các địa danh tìm thấy công cụ lao động thời
Văn Lang( vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Cả).
- Về Thủ công nghiệp: Giáo viên tích hợp kiến thức Lịch sử với kiến thức Địa
lí và Mỹ thuật để giúp học sinh hiểu rõ hơn nền kinh tế của người Việt không chỉ
có nông nghiệp mà thủ công nghiệp rất phát triển, đặc biệt là nghề đúc đồng.
GV đưa hình ảnh các cổ vật bằng đồng[9]

Sau đó, giáo viên giới thiệu nghề luyện kim: Nghề luyện kim phát triển
nhất, được chuyên môn hóa cao. Người Việt thời này đã làm được rất nhiều loại
đồ đồng như lưỡi cày, lưỡi cuốc, liềm, vũ khí, đồ trang sức, trống đồng…
Giáo viên tiếp tục gợi ý cho học sinh sử dụng kiến thức mỹ thuât để nhận
xét về tài năng và óc sáng tạo của những người thợ thủ công thời bấy giờ.
Câu hỏi:

+Về tổ chức xã hội: Công xã thị tộc tan vỡ thay vào đó là công xã nông thôn
và gia đình phụ hệ.
+ Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra những yêu cầu mới: Trị thuỷ, quản lý
xã hội, chống giặc ngoại xâm => Nhà nước ra đời đáp ứng những đòi hỏi đó.
b. Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc.

13


Phần này giáo viên sử dụng kiến thức lịch sử, địa lí giúp học sinh hiểu rõ sự
ra đời của nhà nước Văn Lang- Âu Lạc. Giáo viên sử dụng bản đồ địa lí chỉ rõ
cho học sinh thấy được vùng lãnh thổ, kinh đô của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc.
* Quốc gia Văn Lang.
- Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ).
- Tổ chức Nhà nước:
+ Đứng đầu đất nước là vua Hùng (trải qua 18 đời).
+ Giúp việc có các Lạc hầu, Lạc tướng.
+Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu.
+ Ở các làng xã (gọi là chiềng, chạ) đứng đầu là Bồ chính.
=> Tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn giản, sơ khai.
* Quốc gia Âu Lạc: (III - II TCN).
+ Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).
+ Đứng đầu đất nước là Thục Phán An Dương Vương.
+ Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy Nhà nước chặt chẽ hơn.
+ Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.
=> Nhà nước Âu Lạc có bước phát triển cao hơn Nhà nước Văn Lang.
c. Đời sống vật chất và tinh thần của người Việt.
* Đời sống vật chất.
Đây là phần mà giáo viên đã yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà theo nhóm.
HS vận dụng các kiến thức về Lịch sử, Địa lí, Mỹ thuật và hiểu biết thực tế để

trần, đi chân đất ; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
Trang phục và kiểu tóc của người Việt thời Văn Lang – Âu Lạc

Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, hạt chuỗi, khuyên
tai. Phụ nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông
lau
Mái tóc có nhiều kiểu : hoặc cắt ngắn bỏ xõa, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi
sam thả sau lưng.
Giáo viên kết luận: Đời sống của người Việt thời Văn Lang- Âu Lạc hết sức
giản dị, gắn bó với nông nghiệp.
* Đời sống tinh thần
Ở phần này giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những sinh hoạt văn
hóa của người Việt sau những ngày lao động vất vả. Song giáo viên gợi ý và
hướng dẫn học sinh tích hợp kiến thức Văn học và Âm nhạc để tìm hiểu thêm về
đời sống tinh thần phong phú của cư dân Văn Lang – Âu Lạc. Cụ thể:
Tích hợp kiến thức âm nhạc. Giáo viên giới thiệu cho học sinh một số
loại nhạc cụ được dùng phổ biến trong các lễ hội của người thời Văn Lang. Đó
là:

15


Tích hợp kiến thức môn ngữ văn giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi:
Các truyện “Trầu Cau”, “Bánh chưng, bánh giày”, “Con Rồng, cháu Tiên”
còn cho ta biết người thời Văn Lang – Âu Lạc đã có những phong tục, tập
quán, tín ngưỡng gì?
Với câu hỏi này, vì học sinh đã được biết đến trong môn ngữ văn nên các
em đã vận dụng và trả lời:
- Truyền thuyết “ Bánh chưng, bánh giày” và các tư liệu lịch sử đã cho biết
thức ăn chính hàng ngày của người dân Văn Lang – Âu Lạc là: cơm nếp, cơm tẻ,

Giáo viên Kết luận: Người Việt có khiếu thẩm mỹ khá cao. Đời sống vật chất
hòa quyện với đời sống tinh thần phong phú tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc
trong con người Lạc Việt.
Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của người Việt? (Tích hợp
kiến thức Địa lí, Văn học, Lịch sử)
- Cùng chung lãnh thổ, ngôn ngữ
- Cùng nhau sản xuất, trị thủy, bảo vệ mùa màng
- Chung nền văn hóa, tín ngưỡng...
Những phong tục, lễ hội, tín ngưỡng đẹp của người Việt có còn được nhân
16


dân ta lưu giữ đến ngày nay không? Em hãy kể cho cả lớp cùng biết. (Liên hệ
cuộc sống thực tiễn)
- Tín ngưỡng thờ thần linh và thờ cúng các anh hùng dân tộc của người Việt
Lang vẫn được người Việt duy trì đến ngày nay.
- Phong tục ăn trầu, gói bánh chưng, bánh giày vào ngày tết vẫn được nhân
dân ta duy trì.
- Nhân dân ta vẫn duy trì một số sinh hoạt văn hoa thời Văn Lang như: đánh
trống đồng, bơi thuyền, giã cối... đặc biệt có trong lễ hội đền Hùng hàng năm.
- Tục chôn cất người chết ở Việt Nam đến nay vẫn còn nhưng một số địa
phương, gia đình có cách thức khác (hỏa táng)
Giáo viên giới thiệu những hoạt động văn hóa tiêu biểu trong lễ hội đền
Hùng hàng năm ở nước ta.
Là một người con đất Việt, em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ các di
tích lịch sử, những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Việt
ta? (Tích hợp môn Giáo dục Công dân)
- Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hóa ở địa phương
- Tìm hiểu về các di sản văn hóa của quê hương, đát nước
- Không vứt rác bừa bãi khu di tích, danh lam thắng cảnh.

nhân của di sản văn hóa ấy.
2.4.2. Đối với giáo viên:
Việc Nâng cao hiệu quả dạy học theo phương pháp tích hợp mục 1. Quốc
gia Văn Lang – Âu Lạc, Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam –
Lịch sử lớp 10 giống như một luông khí mới thổi vào tiết học làm cho giờ dạy
cũng như chất lượng giờ dạy khác hẳn so với tiết dạy học lịch sử thông thường.
Không khí tiết học sôi nổi, giáo viên và học sinh đều rất hứng thú, cách tổ
chức các hoạt động dạy học rất nhẹ nhàng mà phong phú và sâu sắc. Bài giảng
có hồn hơn. Giáo viên khai thác các vấn đề lịch sử trong bài sâu hơn, đa dạng
hơn, logic hơn chứ không nhàm chán, đơn điệu như cách dạy học một chiều đơn
điệu, khô và nhàm chán. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng, giáo dục giáo dưỡng được
thực hiện một cách nhẹ nhàng không còn tình trạng “gồng lên” mà “truyền đạt”
như dạy học thông thường.
Qua tiết dạy, bản thân tôi nhận thấy sử dụng phương pháp tích hợp kiến
thức liên môn trong dạy học sử là một trong những phương pháp dạy học tích
cực và có ưu thế nhất góp phần rất lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Phát huy được năng lực “học đi đôi với hành” của học sinh.
Vì vậy tiết học của tôi đã được các đồng nghiệp đánh giá cao và được nhiều
đồng nghiệp vận dụng phương pháp dạy học tích hợp này vào giảng dạy ở nhiều
bộ môn khác đạt kết quả.
2.4.3. Chất lượng giáo dục:
Để minh chứng cho sáng kiến kinh nghiệm của mình, tôi đã cho HS làm bài
trắc nghiệm ở cả 2 lớp. Đề bài thuộc nội dung kiến thức trong Bài 14: Các quốc
gia cổ đại trên đất nước Việt Nam, đặc biệt nội dung ở trong mục 1. Quốc gia
Văn Lang – Âu Lạc.

Phiếu đánh giá kết quả nhận thức của học sinh:
Lớp

Giỏi

– Lịch sử lớp 10” là một phương pháp dạy học tích cực, góp phần nâng cao chất
lượng bộ môn.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Từ kết quả thu được và kinh nghiệm của bản thân thu được sau khi vận
dụng dạy học theo phương pháp tích hợp liên môn ở mục 1. Quốc gia Văn Lang
– Âu Lạc, Bài 14 – Lịch sử lớp 10 tôi có thể khẳng định rằng :
- Việc vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn lịch sử là
một phương pháp dạy học học rất tích cực góp phần đổi mới phương pháp, nâng
cao năng lực chuyện môn, nghiệp vụ sư phạm khắc phục những hạn chế của bộ
môn “đọc-chép”..., phát triển năng lực tư duy, khả năng chủ động sáng tạo
chiếm lĩnh tri thức và vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề lịch
sử cũng như vận dụng kiến thức lịch sử giải quyết các vấn đề trong cuộc sống...
giúp các em phát triển một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới của thời đại
hiện nay.
- Phương pháp tích hợp, lồng ghép các nội dung kiến thức liên quan vào bài
học lịch sử là không khó, hoàn toàn có tính khả thi bởi trong bản thân môn lịch
sử đã có tính liên môn – đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc sống. Chỉ cần giáo
viên nắm chắc kiến thức chuyên môn có kiến thức cơ bản về các bộ môn khác
hoặc dành một chút thời gian tra cứu các nguồn tư liệu khác sẽ có đủ tư liệu tích
hợp. Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử dù thực hiện dưới hình
thức nào đều nhằm đáp ứng được yêu cầu mục tiêu của môn học là trang bị
những kiến thức đầy đủ về lịch sử như F. Enghen đã từng khẳng định: “ Đối với
chúng ta lịch sử là tất cả, lịch sử được chúng ta đánh giá cao hơn bất kì thứ gì
khác bởi lịch sử chính là cuộc sống do con người xây dựng nên trong lao động
và trong đấu tranh giai cấp. Nhìn trong lịch sử ta thấy gương mặt của quá khứ,
hình ảnh của hiện tại và hướng đi của tương lai…”
Vì thời gian có hạn, SKKN của tôi chưa đề cập được nhiều vấn đề, chỉ giới
hạn trong một phần học của bài, một môn học nhưng những kình nghiệm dạy
học tích hợp kiến thức liên môn mà tôi đã nêu ra có thể vận dụng trong bộ môn

Lưu Vũ Luyện

Tài liệu tham khảo

20


1. SGK Lịch sử 10 - NXB Giáo dục, do Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên )
2. Sách giáo Lịch viên 10 - NXB Giáo dục, do Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên)
3. Thiết kế bài giảng Lịch sử 10 – NXB Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Thạch.
4. Tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Lịch sử bậc THPT
5. Phương pháp dạy học lịch sử - NXB Giáo Dục – tác giả Phan Ngọc Liên,
Trần Văn Trị.
6. SGK Ngữ văn 6- NXB Giáo dục, do Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên)
7. Một số vấn đề chung về dạy học theo chủ đề liên môn (Tư liệu trường trực
tuyến - truongtructuyen.edu)
8. Một số tài bài phỏng vấn về tích hợp, liên môn khác trên intrnet.
9. Một số tranh ảnh tham khảo trên mạng intrnet.

SKKN đã được xếp loại:
STT
Tên SKKN
1

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả
bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử
ở trường THPT Yên Định I

Cấp đánh giá,
xếp loại

2.1. Cơ sở lí luận:..........................................................................................
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến ở trường THPT Yên
Định
1:...........................................................................................................
2.3. Giải pháp vận dụng tích hợp kiến thức liên môn dạy học mục 1:
“ Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc” (bài 14 – Lịch sử 10):..............................
2.3.1. Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong dạy
học lịch sử ở trường THPT: ………………………………………………
2.3.2. Các biện pháp thực hiện khi tích hợp kiến thức liên môn trong day
học mục 1 (Bài 14 – Lịch sử 10):......................................................
2.3.2.1. Nghiên cứu nội dung bài học để xác định nội dung cần tích hợp:..
2.3.2.2. Xác định kiến thức các môn học dung để tích hợp trong phần học,
bài học:.................................................................................................. .......
2.3.2.3. Chuẩn bị:..........................................................................................
2.3.2.4. Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử:....
2.3.2.5. Cách thức tiến hành tích hợp kiến thức liên môn trong nôi dung
các hoạt động dạy học mục 1. Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc (bài 14 –
Lịch sử 10)....................................................................................................
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động Giáo dục:.................................
2.4.1. Đốí với học sinh:.................................................................................
2.4.2. Đốí với giáo viên:................................................................................
2.4.3. Chất lượng giáo dục:...........................................................................
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ........................................................................
3.1. Kết luận:.................................................................................................
3.2. Kiến nghị: ..............................................................................................

1
1
2
2


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status