Đổi mới công tác quản lý tài chính đối với các tạp chí thuộc viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam theo hướng chuẩn quốc tế ( Luận văn thạc sĩ) - Pdf 50

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRƯƠNG QUỲNH ANH

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
CÁC TẠP CHÍ THUỘC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
XÃ HỘI VIỆT NAM THEO HƯỚNG CHUẨN QUỐC TẾ

Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. VŨ HÙNG CƯỜNG

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN



3.3. Yêu cầu đặt ra đối với đổi mới công tác quản lý tài chính của các tạp chí thuộc
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam ................................................................................... 56
3.4. Cơ hội và thách thức đối với đổi mới công tác quản lý tài chính của các tạp chí
thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam ......................................................................... 56
3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính đối với các tạp chí thuộc Viện
Hàn lâm KHXH Việt Nam hướng tới chuẩn quốc tế .................................................... 60
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 71


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Bộ Tài chính

BTC

Chính phủ

CP

Khoa học và công nghệ

KH&CN

Khoa học xã hội

KHXH

Khoa học xã hội và nhân văn


để nâng cao hiệu quả hoạt động đối với tất cả các tổ chức, các chủ thể kinh tế, đơn
vị sự nghiệp. Trong điều kiện xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, các quan hệ
kinh tế ngày càng mở rộng và dần phản ánh đúng bản chất vốn có của nó, thì việc
làm chủ các quan hệ kinh tế, quan hệ tài chính để hướng nó đi theo đúng mục đích
của người quản lý lại càng cần thiết, đồng thời cũng đòi hỏi các chủ thể phải có
năng lực quản lý tài chính tốt.
Chủ trương trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức khoa học
trong lĩnh vực tài chính đã được thể chế hoá tại một loạt các văn bản như: Nghị định
số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005; Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT/ BKHCNBTC-BNV; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 121/2014/TTLTBTC-BKHCN về quy định xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh
phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức KH&CN công
lập; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/2/2015 quy định cơ chế
tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định 43, Nghị định
54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công
lập thay thế Nghị định 115 với mục đích tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ chế
hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức KH&CN
công chuyển dần sang hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công
thay vì giao dự toán trước đây, khuyến khích các đơn vị chủ động tăng thu, giảm
dần việc thụ động phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.
Các tạp chí khoa học có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về
các lĩnh vực của khoa học, công nghệ và đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội... trong và ngoài nước, là một trong các kênh thông tin quan trọng để công bố và
giới thiệu các kết quả nghiên cứu và ứng dụng KH&CN.
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có 34 tạp chí, đóng vai trò rất quan trọng
trong việc công bố kịp thời các kết quả nghiên cứu không chỉ của các nhà nghiên
cứu thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, mà của cả giới KHXH&NV trong nước
1


và một bộ phận các nhà Việt Nam học ở các nước trên thế giới, góp phần quan
trọng vào việc thúc đẩy nền KHXH&NV nước nhà phát triển. Các tạp chí khoa học


Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, những thành tựu và hạn chế, trên cơ sở đó,
đưa ra một số nhóm giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm xây dựng Tạp chí Khoa học
công nghệ theo chuẩn quốc tế, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố hợp tác quốc tế.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2009 - 2012), Đề án Nâng cấp Tạp chí
Kinh tế và Phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế, đã đánh giá, tổng kết những kết quả
hoạt động xuất bản của tạp chí trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI; định hướng hoạt động
của tạp chí và đề xuất giải pháp xuất bản tạp chí theo chuẩn quốc tế, gồm nhóm giải
pháp về nâng cao chất lượng bài báo khoa học, nhóm giải pháp về kỹ thuật và nhóm
giải pháp về cơ chế quản lý tài chính.
Kiều Quỳnh Anh (2012), Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực
của Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015, Nhiệm vụ cấp bộ,
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Tác giả đã tập trung phân tích thực trạng đội ngũ
cán bộ của Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam trong 30 năm qua, trên cơ sở đó, đưa
ra một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ của tạp chí.
Nguyễn Đức Long (2012), Những giải pháp nâng cao chất lượng công tác
biên tập, biên dịch tiếng Anh của Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2011
- 2015, Nhiệm vụ cấp bộ, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Tác giả đã phân tích
những thuận lợi và khó khăn trong công tác biên tập Tạp chí Khoa học xã hội Việt
Nam (tiếng Anh), những kết quả, hạn chế và các nguyên nhân, từ đó, đưa ra các giải
pháp, trong đó chú trọng khâu tuyển dụng cán bộ đáp ứng yêu cầu vừa có ngoại
ngữ, vừa có chuyên môn.
Triệu Tuyết Hạnh (2012), Một số giải pháp nâng cao chất lượng Tạp chí
Khoa học xã hội Việt Nam trong quá trình hội nhập, Nhiệm vụ cấp bộ, Viện Hàn
lâm KHXH Việt Nam. Tác giả đã khái lược quá trình phát triển Tạp chí Khoa học
xã hội Việt Nam tiếng Việt từ khi ra đời năm 2003 đến năm 2012, cả những thành
tựu, hạn chế và nguyên nhân; định hướng, triển vọng và giải pháp tăng cường biên
tập về chất lượng.
Bùi Văn Hồng (2012), Những giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát
hành của Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015, Nhiệm vụ cấp

hướng đẩy mạnh tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN như hiện
nay. Đây là một mảng trống trong nghiên cứu mà luận văn hướng tới.

4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính tại các tạp chí
thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới,
hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với các tạp chí thuộc Viện Hàn lâm
KHXH Việt Nam hướng tới chuẩn quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đổi mới công tác quản lý tài chính đối với các tạp chí
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hướng tới chuẩn quốc tế.
Phạm vi không gian: các tạp chí thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Luận văn sẽ tập trung phân tích thực trạng quản lý tài
chính tại các tạp chí từ năm 2012 đến 2016: đây là thời gian đánh dấu sự thay đổi
của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (từ Viện Khoa học xã hội Việt Nam) và các tổ
chức KH&CN công lập gắn với Nghị định 54/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ,
tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích SWOT: để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức của mô hình quản lý tài chính của các tạp chí thuộc Viện Hàn lâm
KHXH Việt Nam;
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Luận văn sẽ sử dụng phương pháp nghiên
cứu tài liệu để kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây để làm rõ cơ sở lý luận,
kinh nghiệm quốc tế, thực trạng của vấn đến nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Từ số liệu thống kê tình hình
quản lý tài chính tại các tạp chí, làm rõ sự biến động về thực trạng liên quan đến đối
tượng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp chính sách phù hợp với thực tiễn.











Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status