PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NƠI LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN MIỀN TRUNG SAU KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - Pdf 51

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
LỰA CHỌN NƠI LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN MIỀN
TRUNG SAU KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

LÊ THỊ THOA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ PHÂN TÍCH CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NƠI LÀM VIỆC CỦA
SINH VIÊN MIỀN TRUNG SAU KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC – TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ” do Lê Thị Thoa, sinh viên khóa
32, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TRẦN ĐỨC LUÂN
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

văn tốt nghiệp này
- Quý thầy cô khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm TPHCM, đã truyền đạt
cho em những kiến thức quý báu để làm hành trang vững chắc cho em hoàn thành luận
văn tốt nghiệp cũng như áp dụng những kiến thức đó vào công việc thực tiễn của em
trong tương lai.
- Bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên, góp ý kiến để em hoàn thành luận
văn này.


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ THOA. Tháng 6 năm 2010. “Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng
Đến Quyết Định Lựa Chọn Nơi Làm Việc của Sinh Viên Miền Trung Sau Khi Tốt
Nghiệp Đại Học – Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh”.
LE THI THOA. June 2010, “Analysis of the factors influencing to the
central area student’s working-place selected decision after they graduated. Case
study: Nong Lam University, HCM City”.
Khóa luận tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm
việc của sinh viên miền Trung sau khi tốt nghiệp Đại học trên cơ sở phân tích số liệu
của 150 sinh viên của Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài tìm
hiểu đặc điểm nhân khẩu học và xu hướng lựa chọn nơi làm việc của sinh viên trong
tương lai (sau khi họ tốt nghiệp đại học), nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa
chon nơi làm việc của sinh viên. Đề tài cũng đi sâu phân tích xác suất lựa chọn nơi làm
việc của sinh viên dưới ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đã được xác định. Cuối
cùng là đề xuất các giải pháp liên quan đến việc sử dụng và thu hút nguồn lao động ở
các địa phương.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


1.4. Cấu trúc luận văn

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về miền Trung Việt Nam

4

2.1.1. Địa lý

4

2.1.2. Khí hậu

6

2.1.3. Kinh tế

7

2.1.4. Lợi thế cạnh tranh của du lịch Miền Trung

9

2.2. Tổng quan về Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM



2.2.9. Một số cở sở vật chất phục vụ cho học tập và sinh hoạt của sinh viên

17

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

20
20

3.1.1. Lý thuyết kỳ vọng

20

3.1.2. Mức độ hài lòng

22
v


3.1.3. Lý thuyết ra quyết định

22

3.1.4. Chính sách thu hút nhân tài của địa phương

24

3.1.5. Thị trường lao động


39

4.1. Mô tả cỡ mẫu và nguồn dữ liệu

39

4.2. Phân tích các chỉ tiêu thống kê của một số nhân tố

40

4.2.1. Đặc điểm bản thân sinh viên

40

4.2.2. Quyết định lựa chọn nơi làm việc

43

4.2.3. Kỳ vọng của sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học

46

4.3. Phân tích kinh tế lượng

48

4.3.1. Tác động của biến độc lập lên xác suất lựa chọn về quê của sinh viên

48


64

5.2. Kiến nghị

65

5.2.1. Đối với chính quyền địa phương

65

5.2.2. Đối với doanh nghiệp

65

5.2.3. Đối với sinh viên

67
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Tp

Thành phố


Bảng 4.4. Mối Quan Hệ Giữa Dự Định Chọn Nơi Làm Việc và Thời Gian Học

43

Bảng 4.5. Mối Quan Hệ Giữa Môi Trường Làm Việc và Giới Tính

44

Bảng 4.6. Lựa Chọn Công Ty và Thời Gian Làm Việc Dự Kiến của Sinh Viên

45

Bảng 4.7. Kỳ Vọng Mức Lương và Xếp Loại Bằng Đại Học

46

Bảng 4.8. Kết Quả Ước Lượng Mô hình Logit: Về quê hay ở Tp.HCM

48

Bảng 4.9. Kiểm Định Nâng Cao về Sự Phù Hợp của Mô Hình

51

Bảng 4.10. Hệ Số Tác Động Biên của Từng Biến Độc Lập Trong Mô Hình Logit 55
Bảng 4.11. Xác Suất Ước Lượng Sinh Viên Về Quê

57

Bảng 4.12. Tác Động Biên của Nhân Khẩu Lên Xác Suất Về Quê


20

Hình 3.2. Đường Cầu Lao Động

29

Hình 3.3. Đường Cung Lao Động

30

Hình 4.1. Quyết Định Lựa Chọn Nơi Làm Việc Của Sinh Viên

44

Hình 4.2. Dự Định Học Thêm của Sinh Viên Sau Khi Tốt Nghiệp Đại Học

46

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết Quả Ước Lượng Mô hình Logit: Về quê hay ở Tp.HCM
Phụ lục 2. Kỳ Vọng và Dự Đoán Số Lần Đúng (Expectation – Prediction Table)
Phụ lục 3. Kiểm định Andrews and Hosmer-Lemeshow Goodness-of-Fit
Phụ lục 4. Thống kê mô tả
Phụ lục 5. Hệ số tương quan cặp giữa các biến độc lập
Phụ lục 6. Bảng câu hỏi




chính sách để điều tiết lao động, giúp cho các tỉnh có hướng tác động tích cực để thu
hút sinh viên tốt nghiệp trở về quê làm việc.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm nhân khẩu học và xu hướng lựa chọn nơi làm việc của sinh
viên trong tương lai (sau khi họ tốt nghiệp đại học).
Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chon nơi làm việc của sinh viên.
Phân tích xác suất lựa chọn nơi làm việc của sinh viên dưới ảnh hưởng của các
yếu tố ảnh hưởng đã được xác định
Đề xuất các giải pháp liên quan đến việc sử dụng và thu hút nguồn lao động ở
các địa phương.
Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu
Nếu sinh viên có đầy đủ thông tin về công việc ở địa phương thì họ sẽ có xu
hướng về quê nhiều hơn vì ở quê cuộc sống có vẻ dễ chịu và họ được gần gia đình
hơn.
Nếu các địa phương có cách thay đổi chính sách thu hút nhân tài tốt hơn như:
Đặt vấn đề với sinh viên khi họ sắp tốt nghiệp, sẵn sàng đón tiếp, bố trí cho họ công
việc phù hợp với ngành học thì họ sẽ có động lực học tập và về quê làm việc.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
-

Đối tương khảo sát: sinh viên Đại học Nông Lâm Tp.HCM

-

Phạm vi không gian khảo sát: trường ĐH Nông Lâm và các khu nhà trọ gần khu
vực trường.

-


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về miền Trung Việt Nam
2.1.1. Địa lý
Miền trung bao gồm vùng duyên hải Bắc Trung Bộ (gồm các tỉnh Thanh Hóa,
Nghệ An, Hã Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế) và vùng duyên hải
Nam Trung Bộ (gồm Tp.Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận). Khối núi Bạch Mã – nơi có đèo Hải Vân,
được coi là ranh giới tự nhiên giữa hai vùng trung.
Đây là một lãnh thổ hẹp theo chiều Đông – Tây, nhưng lại kéo dài theo chiều
Bắc – Nam, với sự phân hoá khá rõ của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên, của dân cư – dân tộc, điều kiện lịch sử… cho phép phát triển cơ cấu kinh tế
nhiều ngành để khai thác có hiệu quả nhất sự khác biệt lãnh thổ đó.
Duyên hải miền Trung có khá nhiều tài nguyên nhưng chưa khai thác được bao
nhiêu. Một số loại khoáng sản có trữ lượng khá lớn. Tài nguyên lâm nghiệp tương đối
giàu. Tài nguyên nông nghiệp, thuỷ sản cũng không kém phần đa dạng. Nhưng đây lại
là vùng thường xuyên chịu thiên tai (Qua thực tiễn cho thấy đây là khu vực đang chịu
ảnh hưởng ít nhất của 8 loại hình do thiên tai, hiểm họa gây ra bao gồm: Bão, lũ (kể cả
lũ quét), lụt, hạn hán, sạt lở đất, lốc, xâm nhập mặn và xói lở bờ sông) và là vùng bị
tàn phá nặng nề nhất trong thời gian chiến tranh. Hiện nay, sự phát triển kinh tế - xã
hội của vùng thực sự còn gặp nhiều khó khăn. Với sự tập trung đầu tư cho vùng, nhất
là với sự hình thành và phát triển của địa bàn kinh tế trọng điểm miền Trung, trong
tương lai gần đây, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.



thổi theo đúng hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào, hơi khác biệt với
thời tiết khô hanh của miền Bắc cùng trong mùa đông. Về mùa Hè, lúc này do không
còn hơi nước nên gió mùa Tây Nam gây ra thời tiết khô nóng (có khi tới > 40 °C, độ
ẩm không khí thấp), gió này được gọi là gió Lào. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ là
vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ phía Nam đèo Hải Vân nóng quanh năm.
Hiện nay, ảnh hưởng và tác động của biến đổi khí hậu như sự nóng lên của trái đất,
nước biển dâng, diễn biến của khí hậu ngày càng khắc nghiệt không còn là chuyện của
thế giới, của những nhà khoa học mà nó đang trở thành một hiểm hoạ thực sự cho Việt
Nam, trong đó có khu vực vùng duyên hải miền Trung.

6


2.1.3. Kinh tế
Hình 2.2. Số Lượng Doanh Nghiệp Phân Theo Địa Phương (2000 – 2007)

Nguồn: Niên Giám Thống Kê 2008
Qua hình 2.2 cho thấy, nhìn chung lượng doanh nghiệp đều tăng lên hàng năm.
Trước năm 2004, số lượng doanh nghiệp ở miền Trung xếp ở vị trí thứ tư so với cả
nước, chỉ cao hơn khu vực Trung du_miền núi phía Bắc và khu vực Tây nguyên do
chưa được chú trọng đầu tư. Từ năm 2005, khu vực miền Trung có số lượng doanh
nghiệp tăng mạnh hơn khu vực ĐB Sông Cửu Long, xếp ở vị trí thứ ba so với cả nước.
Lúc này Nhà nước ta đã có những chính sách nhằm cân đối sự phát triển kinh tế ở các
vùng, góp phần tạo việc làm cho người dân ở những vùng kém phát triển.
Tất cả các tỉnh Miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) đều tiếp giáp với
biển Đông. Đây được coi là vùng tiềm năng không những cho việc phát triển kinh tế
biển mà còn là khu vực có nhiều thuận lợi trong việc xây dựng cảng biển nhờ có nhiều
vịnh nước sâu và nhiều trục giao thông huyết mạch nối với các nước trong tiểu vùng
sông Mê Kông.
Khi tiến hành nghiên cứu xây dựng hệ thống cảng biển ở khu vực miền Trung

là các cảng Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Nhơn Hội. Tuy nhiên, cũng theo đánh
giá của Bộ GTVT, muốn thực hiện thành công theo dự kiến thì việc xây dựng hoàn
thiện các trục giao thông đường bộ như QL1A, đường Hồ Chí Minh và các trục ngang
chiến lược kết nối Đông - Tây qua các nước Lào, Campuchia như các tuyến QL 7, 8,
12, 9, 49, 14D, 14E, 24, 19, 25, 26, 27... cần phải được nâng cấp hoàn thiện trước năm
2010 và sau đó sẽ tiếp tục nâng cấp các tuyến còn lại. Tuy nhiên, khả năng hoàn vốn
của cơ sở hạ tầng giao thông (CSHTGT) miền Trung rất thấp. Trong điều kiện ngân
8


sách Nhà nước eo hẹp thì việc huy động vốn để đầu tư phát triển CSHTGT là một
thách thức lớn. Vừa qua, Chính phủ đã phát hành trái phiếu giai đoạn 2003 - 2010 và
đang có kế hoạch phát hành Trái phiếu Chính phủ giai đoạn đến năm 2012. Nhiều
nguồn lực tài chính đang hướng về miền Trung, việc còn lại vẫn là sự nỗ lực của chính
miền Trung, nhằm phát triển ngang tầm với hai đầu đất nước. (Trần Trình Lãm)
2.1.4. Lợi thế cạnh tranh của du lịch Miền Trung
Điều mà du lịch Miền Trung có thể tận dụng khai thác làm nên sự khác biệt, tạo
lợi thế cạnh tranh để phát triển du lịch đó chính là yếu tố lịch sử, tính nhân văn và lành
mạnh của một vùng du lịch mà không nơi nào có thể sao chép được. Ngay tại Việt
Nam và cả khắp các điểm du lịch tại Đông Nam Á không nơi nào lại chứa đựng một
nền văn hóa lâu đời với các triều đại phong kiến như Miền Trung Việt Nam.
Miền Trung mang trong mình những pho sử sống động liên quan đến các thương nhân
người Nhật vượt biển đến Hội An giao lưu buôn bán, các dấu vết của người Pháp lần
đầu tiên chinh phục Việt Nam tại Đà Nẵng và những phát kiến liên quan trong suốt
chiều dài lịch sử họ cai trị vùng đất này từ bảo tàng Chăm, khu nghỉ dưỡng Bà Nà tại
Đà Nẵng, thánh địa Mỹ Sơn tại Quảng Nam, cho đến dấu chân của ông Năm Yersin từ
Nha Trang lên Đà Lạt và cuối cùng là Viện Pasteur Nha Trang.
Miền Trung cũng là nơi ghi nhận nhiều chứng tích của người Mỹ với những địa
danh mà bất kỳ người Mỹ nào liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam đều hơn một
lần nghe qua, chưa kể việc sở hữu hàng loạt di sản vật thể và phi vật thể tầm cỡ thế

nhà trường thì công tác tự đánh giá giữ một vai trò quan trọng. Thông qua công tác tự
đánh giá nhà trường xem xét lại tổng thể hoạt động của Trường, giúp chủ động, tích
cực trong công tác quản lý và đồng thời tìm ra những giải pháp để phát triển Trường.
Điều này cũng thể hiện được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường đối với
xã hội trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với mục tiêu sứ
mạng của nhà trường đã được đề ra trong Kế hoạch chiến lược năm 2004-2010 đã
được hiệu trưởng phê duyệt.
Các hoạt động của trường ĐHNLTPHCM về giáo dục đào tạo và phát triển
nông nghiệp đều nhằm vào mục tiêu phục vụ các đường lối chung của Đảng và Nhà
nước, để xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (hình thành một xã hội
công bằng, giàu mạnh, dân chủ và văn minh), cũng như về giáo dục đào tạo (nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài). Đại học Nông Lâm TP. HCM - gần nửa
thế kỷ xây dựng và phát triển - là một trong những cơ sở đào tạo đội ngũ cán bộ khoa
học kỹ thuật nông lâm nghiệp có mặt sớm nhất và lớn nhất ở Việt Nam. Năm mươi
năm qua, một quãng đường thật đáng tự hào, đội ngũ thầy trò ĐHNLTPHCM đã luôn
10


tận tuỵ phấn đấu cho một nền khoa học nông lâm nghiệp, phấn đấu vì sự phát triển của
một ngành mặt trận kinh tế hàng đầu liên quan đến đời sống của gần 80% dân số Việt
Nam.
Trải qua hơn 50 năm hoạt động, Trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc về đào
tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp, chuyển giao
công nghệ, quan hệ quốc tế. Trường đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động
Hạng ba (năm1985), Huân chương Lao động Hạng nhất (năm 2000), Huân chương
Độc lập Hạng ba (năm 2005).
2.2.2. Nhiệm vụ chính
Trường Đại học Nông Lâm thực hiện 3 nhiệm vụ chính như sau: Thứ nhất, đào
tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học trong lãnh vực nông nghiệp và
các lãnh vực liên quan. Từ năm 2000 trường mở rộng đào tạo sang các lãnh vực khác

2.2.4. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM
Trường Đại học Nông Lâm có 12 khoa với và 6 bộ môn trực thuộc trường.
Mười hai khoa là Khoa Nông học với các bộ môn Cây công nghiệp; Cây lương thực,
Rau, Hoa, Quả; Nông hóa Thổ nhưỡng; Bảo vệ Thực vật; Sinh lý - Sinh hóa; Di truyền
chọn Giống; Thủy Nông. Khoa Chăn nuôi Thú y với các bộ môn Di truyền Giống;
Dinh dưỡng; Chăn nuôi chuyên khoa; Sinh lý Sinh hóa; Nội dược; Cơ thể Ngoại khoa;
Bệnh lý truyền nhiễm. Khoa Lâm nghiệp với các bộ môn Lâm sinh; Trồng rừng và
Lâm nghiệp đô thị; Điều chế rừng; Lâm nghiệp Xã hội; Chế biến Lâm sản. Khoa Kinh
tế với các bộ môn Kinh tế Cơ bản; Phân tích định lượng; Kế toán tài chánh; Phát triển
Nông thôn; Quản trị Kinh doanh. Khoa Cơ khí Công nghệ với các bộ môn Công thôn;
Kỹ thuật cơ sở; Máy sau thu hoạch và chế biến; Công nghệ Nhiệt lạnh; Tự động hoá;
Kỹ thuật Ô tô. Cơ điện tử, Công Thôn. Khoa Thủy sản với các bộ môn Sinh học Thủy
sản; Kỹ thuật nuôi thủy sản ven bờ; Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt; Chế biến thủy
sản. Khoa Công nghệ Thực phẩm với các bộ môn Vi sinh thực phẩm, Hóa sinh thực
phẩm, Công nghệ Sau thu hoạch và thiết bị chế biến, Phát triển sản phẩm. Khoa Khoa
học với các bộ môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Giáo dục thể chất, Khoa học xã hội nhân
văn. Khoa Ngoại Ngữ với các bộ môn Thực hành tiếng, Dịch thuật, Phương pháp
giảng dạy, Ngôn ngữ học, Văn hóa nước ngoài, Anh ngữ chuyên biệt - không chuyên,
Tiếng Anh quản lý, Pháp văn. Khoa Công nghệ Môi trường với các bộ môn Sinh học
môi trường, Hoá học môi trường, Công nghệ xử lý môi trường, Độc chất học môi
trường, Quản lý môi trường. Khoa Công nghệ Thông tin với các bộ môn Mạng máy
tính, Tin học cơ sở. Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản

12


Sáu bộ môn trực thuộc của trường là Mác – Lênin; Công nghệ Sinh học; Sư
phạm Kỹ thuật Nông nghiệp; Cảnh quan & Kỹ thuật Hoa viên; Công Nghệ Thông tin
địa lý; Công nghệ hóa học
Ngoài các Khoa, trường hiện có 1 Viện nghiên cứu Công Nghệ Sinh Học, 14

hoạch đất đai; Phân loại đất sử dụng trong nông nghiệp; Ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý đất đai; Tư vấn sử dụng đất cho các địa phương;… Trung tâm Nghiên
cứu Khoa học và Kỹ thuật Chế biến Lâm sản: Nghiên cứu về vật liệu gỗ và các cây có
sợi; Thực hiện đánh giá chất lượng và kiểm định và định danh gỗ; Sản xuất thử
nghiệm ở quy mô nhỏ;Hợp tác nghiên cứu về công nghệ gỗ trong và ngoài nước, hỗ
trợ cho việc chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới; Huấn luyện nâng cao trình độ kỹ
thuật chế biến gỗ và lâm sản cho các cơ sở sản xuất. Trung tâm Bồi dưỡng Kiến thức:
Bồi dưỡng văn hóa; Giới thiệu việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp thuộc các khoa
của trường. Trung Tâm Bột Giấy. Trung Tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh
nghiệp. Trung Tâm Khảo thí và kiểm định chất lượng. Trung Năng lượng và máy nông
nghiệp. Trung Tâm Công Nghệ và Thiết bị nhiệt lạnh
Viện Công Nghệ Sinh Học: Nghiên cứu kỹ thuật gen; Ứng dụng công nghệ di
truyền trong lai tạo giống mới; Nghiên cứu nuôi cấy mô động thực vật; Nghiên cứu và
ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học; Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi sinh;
...
Phân hiệu Đại Học Nông Lâm Gia Lai: Các trại - vườn thực nghiệm: Trại thủy
sản; Trại thí nghiệm chăn nuôi; Trại thực nghiệm nông học; Bệnh xá thú y.
2.2.5. Nghiên cứu khoa học
Đại học Nông Lâm được nhà nước cấp kinh phí để nghiên cứu khoa học, ngoài
ra, những chương trình hợp tác với các địa phương, các nước và các tổ chức phi chính
phủ cũng là nguồn hỗ trợ rất quan trọng để triển khai những dự án nghiên cứu khoa
học; những nghiên cứu của Đại học Nông Lâm đã mở rộng và tập trung các vấn đề
sau:
Về Nông học: Tuyển chọn và phổ biến các giống lúa từ IRRI, các giống bắp,
đậu nành, đậu xanh, đậu phụng, rau, hoa, khoai lang và khoai mì; Tuyển chọn các
giống cây công nghiệp mía, cà phê, ca cao; Nghiên cứu sâu bệnh hại lúa, rau cải, thuốc
lá, cà phê, cao su và cây ăn trái và các biện pháp phòng trừ; Nghiên cứu quản lý nước
và đất; Nghiên cứu các hệ thống canh tác tại miền Đông Nam Bộ; Nghiên cứu dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản và môi trường; Nghiên cứu các kỹ thuật
tưới tiêu, kỹ thuật phân bón cho cây trồng; Thiết lập bản đồ nông hóa thổ nhưỡng, bản

sinh viên làm đề tài tốt nghiệp.
Về Môi trường: Nghiên cứu đánh giá mức độ tạp nhiễm các chất có hại trong
nông sản thực phẩm; Nghiên cứu các biện pháp xử lý hóa, lý hoặc sinh học các chất
thải Công và Nông nghiệp.

15



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status