GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI - Pdf 74

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI
3.1 Phương hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội trong
thời gian tới
3.1.1 Định hướng phát triển chung
Habubank tin tưởng rằng, để tạo dựng niềm tin, mỗi tổ chức hay cá nhân
đều phải nỗ lực liên tục sáng tạo và tích luỹ giá trị. Tư tưởng này được thống
nhất trong toàn hệ thống Habubank. Từ Hội đồng quản trị, Ban điều hành đến
các cán bộ công nhân viên, tất cả đều có trách nhiệm tạo ra giá trị từ chính công
việc đang đảm nhiệm. Thông qua giá trị tạo ra, mỗi cá nhân sẽ khẳng định được
hiệu quả công tác và năng lực của chính bản thân mình. Tạo dựng niềm tin là
một quá trình nỗ lực bền bỉ. Để tạo dựng niềm tin, Habubank hoạt động theo
năm mục tiêu chiến lược rõ ràng:
1. Tối đa hoá giá trị đầu tư của các cổ đông; giữ vững tốc độ tăng trưởng
lợi nhuận và tình hình tài chính lành mạnh;
2. Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực cán bộ;
Habubank phải luôn dẫn đầu ngành ngân hàng trong việc sáng tạo, phát triển
chính sách đãi ngộ và cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ của mình;
3. Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với
Habubank; xây dựng Habubank thành một trong hai ngân hàng Việt Nam có
chất lượng dịch vụ tốt nhất do các doanh nghiệp cầu tiến, hộ gia đình và cá nhân
lựa chọn;
4.Phát triển Habubank thành một trong ba ngân hàng được tín nhiệm nhất
Việt Nam về: quản lý tốt nhất, môi trường làm việc tốt nhất, văn hóa doanh
nghiệp chú trọng khách hàng, thúc đẩy hợp tác và sáng tạo nhất, linh hoạt nhất
trong môi trường kinh doanh thay đổi;
5. Góp phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước.
Nhằm tối đa hoá giá trị của cổ đông, Habubank không chỉ tập trung vào
việc tạo doanh thu từ nhiều nguồn và kiểm soát chặt chẽ chi phí mà còn chú
trọng đến việc tạo dựng uy tín bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ khách
hàng, mở rộng mối quan hệ liên kết với các đối tác cũng như tuân thủ các quy

- Không ngừng cải tiến sản phẩm, đưa ra các sản phẩm tín dụng mới đáp
ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các DNVVN, đồng thời nâng cao chất
lượng dịch vụ.
3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
3.2.1 Xây dưng chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp với đối tượng
khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đối với mỗi ngân ngân hàng đều có những chính sách cho vay phù hợp với
điều kiện của mình trong từng giai đoạn cụ thể. Chính sách cho vay phản ánh
cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cho
vay đối với các khách hàng cũng như các DNVVN. Để hoàn thiện chính sách
cho vay đối với DNVVN, cần hoàn thiện các nội dung sau:
Thực hiện lãi suất cho vay linh hoạt: Như ta đã biết, chi phí lãi vay trong
các DNVVN là một chi phí thường xuyên và khá lớn, nếu lãi vay lớn và biến
động bất thường thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lập
kế hoạch sản xuất kinh doanh, giảm lợi nhuận, tăng gánh nặng trả nợ ngân hàng.
Vì thế, vừa căn cứ theo khung lãi suất được quy định, Ngân hàng cần áp dụng
một cách linh hoạt các mức lãi suất khác nhau đối với từng doanh nghiệp. Ngân
hàng có thể dựa trên kết quả thẩm định tín dụng và lịch sử quan hệ với ngân
hàng để đưa ra các mức lãi suất khác nhau nhằm khuyến khích các DNVVN vay
vốn. Đối với các DNVVN có mối quan hệ lâu năm với Ngân hàng, có lịch sử
thanh toán lãi và nợ gốc tốt, có tài sản đảm bảo có giá trị, ngoài ra có tình hình
tài chính khả quan, có tiềm năng trên thị trường thì có thể áp dụng mức lãi suất
ưu đãi sẽ khuyến khích, tạo điều kiện cho các DNVVN này vay vốn ngân hàng.
Xác định thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ hợp lý : Kỳ hạn của khoản vay là
yếu tố rất quan trọng, được ngân hàng hết sức chú ý. Ngân hàng thường dựa
trên kỳ hạn của nguồn để quyết định chính sách kỳ hạn cho vay nếu khả năng
tìm kiếm nguồn và chuyển hoá kỳ hạn nguồn của ngân hàng không cao. Tuy
nhiên, trên thực tế kỳ hạn nguồn của ngân hàng thường không trùng khớp với
kỳ hạn của khách hàng. Vì thế, Ngân hàng cần có những biện pháp hợp lý để

cần xem xét vấn đề tài sản đảm bảo một cách thông thoáng và linh hoạt hơn.
Cần nới lỏng các điều kiện vay vốn, không nên coi tài sản thế chấp là điều kiện
tiên quyết để cho vay mà có thể sử dụng các hình thức như bảo lãnh. Nếu doanh
nghiệp có dự án khả thi, phương án sản xuất kinh doanh tốt, có hiệu quả và có
lịch sử quan hệ tốt với ngân hàng thì ngân hàng có thể cho vay theo hình thức
tín chấp, hoặc dùng một phần tài sản từ vốn vay để đảm bảo cho khoản nợ vay.
3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status