HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM SAFOCO - Pdf 75

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ
PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM SAFOCO.
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán bán hàng tại CN Công ty và
phương hướng hoàn thiện.
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, vấn đề lợi nhuận và an toàn kinh doanh luôn
là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào, để đạt được mục tiêu đó
mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một giải pháp, một hướng đi riêng.
Song hầu hết mọi biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận đều là chiếm lĩnh thị
trường, tăng doanh thu, giảm chi phí. Quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị
trường đã và đang đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự thân vận động, bắt kịp với
tốc độ phát triển chung của nền kinh tế đất nước cũng như xu hướng phát
triển của nền kinh tế thế giới.
Trong quá trình thực tập tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực – Thực
phẩm SAFOCO, trên cơ sở đi sâu tìm hiểu đề tài Kế toán bán hàng và xác
định kết quả bán hàng của CN công ty, em có một số nhận xét đánh giá sau:
3.1.1. Ưu điểm.
- Với đặc điểm kinh doanh của CN Công ty là bán hàng trực tiếp cho khách
hàng theo đơn đặt hàng là chủ yếu và phương thức thanh toán áp dụng cho
khách hàng cũng rất linh hoạt. Khách hàng có thể thanh toán trực tiếp bằng
tiền mặt, bằng chuyển khoản hoặc thanh toán theo tháng, thanh toán gối mã
điều này giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường
tiêu thụ.
- Về đội ngũ nhân viên kế toán của Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực –
Thực phẩm SAFOCO, với bề dày kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn
vững vàng cộng với tinh thần trách nhiệm cao nên mọi công việc kế toán
được hoàn thành theo đúng yêu cầu quản lý.
1
1
- Về chứng từ kế toán sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ: Nhìn chung
Chi nhánh Công ty đã sử dụng đầy đủ các hóa đơn chứng từ phục vụ cho công
tác bán hàng như Phiếu xuất kho, Phiếu thu, Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán

khách hàng mới vẫn chưa được đầu tư đúng mức, chưa tận dụng tối đa thế
mạnh của sản phẩm độc quyền.
- Đối với Kế toán hàng tồn kho, CN Công ty không trích lập “ Dự phòng giảm
giá hàng tồn kho”, là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành
phẩm tồn kho bị giảm đặc biệt với hàng tồn kho là thành phẩm, phải lập dự
phòng cẩn thận.
Mức dự phòng được tính cho từng loại HTK bị giảm giá và tổng hợp từng
loại vào bảng kê chi tiết, bảng kê là căn cứ để hạch toán giá vốn hàng bán (giá
thành toàn bộ sản phẩm hoàn thành tiêu thụ trong kỳ của Chi nhánh Công ty).
- Phần hành kế toán “Phải thu khách hàng”:
Về tài khoản sử dụng, doanh nghiệp không sử dụng TK 139 - “Dự phòng nợ
phải thu khó đòi”.
Nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải
thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu quá hạn nhưng có thể không đòi được do
khách hàng không có khả năng thanh toán.
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ của các
khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm
theo các chứng từ chứng minh các khoản nợ phải thu khó đòi trên.
- Tỷ lệ dự phòng cần lập = 30% ( khoản nợ từ 3 tháng đến dưới 1 năm)
= 50% ( khoản nợ từ 1 năm đến dưới 2 năm)
= 70% ( khoản nợ từ 2 năm đến dưới 3 năm)
3
3
Việc theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng chưa được quan tâm sát
sao. Quy mô các khoản phải thu là rất lớn mà việc thanh toán của khách hàng
nhiều khi còn chậm trễ đặc biệt là những khách hàng thanh toán gối mã.
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện
+ Về công tác bán hàng:
Phòng kinh doanh cần đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo sản phẩm rộng
hơn nữa. Do sản phẩm của Chi nhánh Công ty là mặt hàng thiết yếu, được

khác nhau và có kế hoạch trích lập dự phòng đối với những khoản nợ xấu, nợ
quá hạn, nợ không có khả năng thanh toán.
- Thường xuyên kiểm tra việc ký kết và thực hiện các hợp đồng bán hàng,
theo dõi và đôn đốc việc thanh toán tiền hàng, kiểm tra việc tính toán và xác
định kết quả bán hàng của doanh nghiệp.
- Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ một cách chính xác, khoa học hợp lý để có
thể cung cấp cho ban quản trị những thông tin chính xác, phục vụ kịp thời cho
công tác quản lý. Đồng thời kiểm tra thường xuyên tình hình thực hiện kế
hoạch tiêu thụ và chấp hành tốt các quy định của Nhà nước.
- Phân tích các nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, đề
xuất ý kiên giúp Ban Giám đốc có quyết định kinh doanh tốt nhất.
Thực hiện tốt các nghĩa vụ nêu trên có ý nghĩa lớn đối với việc quản lý tiêu
thụ và xác định kết quả tiêu thụ. Điều đó đòi hỏi tổ chức kế toán tiêu thụ và
xác định kết quả tiêu thụ phải chính xác, khoa học, hợp lý, cán bộ kế toán bán
hàng phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phải nắm vững nội dung của tổ
chức hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá.
 Tài khoản sử dụng:
5
5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status