nghiên cứu, sử dụng bài tập chương “các định luật bảo toàn” nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập vật lý của học sinh lớp 10 - Pdf 10


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN VẬT LÝ

HUỲNH NGỌC THẢO XUYÊN
LỚP DH5L Khóa luận tốt nghiệp
NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG
“CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” NHẰM PHÁT
HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG TRONG
HỌC TẬP VẬT LÝ CỦA HỌC SINH LỚP 10

Cán bộ hướng dẫn
NGUYỄN TIẾN DŨNG

LONG XUYÊN 05/2008
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học An
Giang, Khoa sư phạm cùng quí thầy cô đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi hoàn thành được khóa luận.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Tiến Dũng, nhờ sự hướng
dẫn tận tình của thầy mà tôi đã học hỏi thêm được rất nhiều về phương
pháp nghiên cứu khoa học và biết cách tự mình nghiên cứu một vấn đề
khoa học một cách nghiêm túc và đúng đắn.
Tôi xin cảm ơn gia đình và những bạn bè thân đã giúp đỡ tạo cho
tôi nhiều điều kiện thuận lợi để tôi để có thể hoàn thành được khoá luận.
Cơ sở tâm lý của hoạt động dạy học 4
1. Hoạt động dạy học
1.1 Hoạt động dạy 4
1.2 Hoạt động học 4
1.3 Hoạt động dạy học 4
2. Khái niệm tính tích cực 5
2.1 Tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh 5
2.2 Những biểu hiện và mức độ của tính tích cực của học sinh 5
2.3 Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh 6
2.4 Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh 6
3. Khái niệm tính chủ động 7
4. Mố
i quan hệ giữa tích cực và chủ động 7

5. Quan hệ giữa phát huy tính tích cực, chủ động học tập với những đặc
điểm lứa tuổi học sinh trung học phổ thông 8
II. Cơ sở về lý luận dạy học 10
1. Khái niệm bài tập Vật lý 10
2. Nhiệm vụ dạy học Vật lý ở trường phổ thông 12
3. Mục đích, yêu cầu của chương “Các định luật bảo toàn”-Vật lý 10
cơ bản 13
4. Bài tập trong dạy học Vật lý nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động cho học sinh 13
4.1 Vai trò của bài tập Vật lý trong việc phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh 13
4.2 Phương pháp giải bài tập Vật lý 14
4.3 Những yêu cầ
u chung đối với dạy học BTVL 15
4.4 Hoạt động của giáo viên và học sinh khi gải BTVL 16
III. Cơ sở thực tiễn 16

3. Giáo án 3: giải bài tập về động năng, thế năng, cơ năng 56

Chương III: Thực nghiệm sư phạm 63
I. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng thực nghiệm sư phạm 63
1. Mục đích 63
2. Nhiệm vụ 63
3. Đối tượng thực nghiệm 63
II. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 63
1. Chọn mẫu 63
2. Phương pháp tiến hành 63
III. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 63
1. Lựa chọn tiêu chí đánh giá 64
2. Kết quả thực nghiệm sư
phạm 64
2.1. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 64
2.2. Phân tích số liệu thực nghiệm sư phạm
64
Phần 3: KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
em, để các em có khả năng chiếm lĩnh được các kiến thức mới và nhanh chóng tiếp thu
được cái mới khi vào đời.
Quá trình dạy học ở trường trung học hiện nay tồn tại rất nhiều mâu thu
ẫn. Cụ thể
là :“ Trong học sinh, mâu thuẫn giữa một bên là tư duy cụ thể phát triển và một bên là
tư duy trừu tượng kém phát triển”[14]. Đa số các em còn thiên về cách học thuộc lòng,
quen làm với các mẫu đã cho sẵn…do đó mà khả năng phân tích, tổng hợp của các em
còn yếu. Và "mâu thuẫn giữa khối lượng tri thức đang được đổi mới tăng lên phức tạp
và thời gian học tậ
p không thể tăng lên được" [14], thực tế việc giảng dạy các môn khoa
học tự nhiên nói chung và bộ môn Vật lý nói riêng ở trường phổ thông vẫn còn quá phụ
thuộc vào các phương pháp dạy học cổ truyền, nhồi nhét kiến thức cho học sinh vì thế
mà các em không thể phát huy được năng lực của mình và còn nhiều mâu thuẫn nữa.
Chỉ có giải quyết tốt các mâu thuẫn này thì mới nâng cao được chất lượng giáo dục từ
đó mới phát triển tốt được nền giáo dục ở Việt Nam.
Và để giải quyết các mâu thuẫn này thì cũng đòi hỏi phải đổi mới phương pháp,
nội dung dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học. Bản chất
của hướng này là khơi gợi, phát huy năng lực tìm tòi, sáng tạo … của người học thông
qua việc tạo điều kiệ
n cho họ giải quyết vấn đề.
Là một sinh viên sư phạm Vật lý tôi nhận thấy rằng việc dạy học các môn khoa
học ở nhà trường không chỉ là giúp cho học sinh có được một số kiến thức cụ thể nào đó
mà quan trọng hơn trong quá trình dạy các kiến thức cụ thể đó phải rèn luyện cho học
sinh tiềm lực để khi ra trường họ có thể tự học tập, có kh
ả năng giải quyết các vấn đề
nhằm đáp ứng những đòi hỏi đa dạng của cuộc sống. Môn Vật lý là một môn khoa học
thực nghiệm, giải các bài tập là một trong những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng
học tập, kích thích tính tích cực, chủ động… của học sinh.
Do vậy để nâng cao được chất lượng dạy học, phát huy được năng lực củ
a học

- Giáo viên Vật lý và học sinh lớp 10 THPT.
- Quy chế kiểm tra đánh giá học sinh trung học.
• Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các dạng bài tập của chương “Các định luật bảo toàn” trong
chương trình Vật lý 10 THPT cơ bản.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng bài tập trong giảng dạy Vật lý nhằm
phát huy tính tích cực, chủ
động cho học sinh.
4/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Xây dựng và sử dụng một số bài tập Vật lý thuộc chương “Các định luật bảo
toàn”_ Vật lý 10 THPT cơ bản.
- Khả năng áp dụng các dạng bài tập này vào việc giảng dạy Vật lý ở các trường
THPT thuộc địa bàn tỉnh An Giang.
5/ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Nếu xây dựng được các dạng bài tập hay, giải quyết
được nhiều vấn đề thực tiễn
sẽ giúp cho giáo viên rất nhiều trong việc giảng dạy phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh, giúp cho giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh toàn diện hơn, chính xác hơn.
6/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp dạy học trong dạy học
Vật lý.
Trang 3

- Nghiên cứu những yêu cầu chung đối với việc dạy học BTVL, đề xuất những
biện pháp nhằm góp phần phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh trong
việc sử dụng BTVL.
- Xây dựng một số bài tập thuộc chương “ Các định luật bảo toàn”.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm các bài tập đã xây dựng nhằm đánh giá kết quả
và rút ra kế

nghiệm.
10/04/2008 – 30/04/2008 : Hoàn chỉnh khoá luận và viết báo cáo.
Trang 4 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. Cơ sở tâm lý của hoạt động dạy học
1. Hoạt động dạy học:
1.1. Hoạt động dạy
“Hoạt động dạy là hoạt động của người lớn tổ chức và điều khiển hoạt động của
trẻ nhằm giúp chúng lĩnh hội nền văn hóa – xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình
thành nhân cách của chúng” [4].
Muố
n trẻ lĩnh hội được nền văn hóa – xã hội, phát triển tâm lý và hình thành nhân
cách thì hoạt động dạy của người lớn phải vạch ra được mục đích, phải có được những
yếu tố tâm lý cần có trong hoạt động dạy và phải bằng cách nào đó đạt được mục đích
mà hoạt động dạy đã vạch ra.
Như vậy muốn tạo ra được tính tích cực trong hoạt động c
ủa học sinh. Thì người
thầy phải có trình độ tổ chức và điều khiển hoạt động học. Phải làm sao cho các em vừa
ý thức được đối tượng cần lĩnh hội, vừa biết cách chiếm lĩnh được đối tượng đó.
Để hoạt động dạy được tiến hành một cách có hiệu quả thì ngoài mục đích và
những cách thức để thực hiện được mụ
c đích thì người dạy cần phải có những yếu tố
tâm lý cần thiết.
Một yếu tố bao trùm, cơ bản đó chính là nhân cách của người thầy giáo, được
xem là công cụ chủ yếu để tiến hành hoạt động dạy được thể hiện trong lương tâm, trách

thể nhận thức có nhiều kinh nghiệm sống, có năng lực nhận thức phát triển hơn trước
so với cùng tuổi”[14].
“Hoạt động dạy học ở trườ
ng trung học được diễn ra với sự tác động qua lại
ngày càng cao giữa vai trò tích cực, chủ động của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo
viên”[14].
2. Khái niệm tính tích cực
2.1. Tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh
“Theo quan điểm triết học tính tích cực nhận thức thể hiện thái độ cải tạo của
chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận th
ức.
Theo tâm lý học tính tích cực nhận thức được hiểu là thái độ cải tạo của chủ
thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao của các chức năng tâm lí
nhằm giải quyết những vấn đề học tập- nhận thức” [15].
Tính tích cực trong hoạt động nhận thức của HS thể hiện ở sự tích cực hoạt
động trí tuệ tứ
c là tập trung suy nghĩ để trả lời câu hỏi nêu ra, kiên trì tìm cho được lời
giải của một bài toán khó.
“HS phát biểu, diễn đạt quan điểm, trình bày và tranh luận về những phát hiện
mới của mình. Hơn nữa, trong tiến trình giờ học HS rất tự chủ khi trình bày vấn đề, lớp
học tranh luận thật tích cực và hào hứng”[12].
Như vậy tính tích cực nhận thức của học sinh là y
ếu tố không thể thiếu trong
hoạt động dạy của người thầy giáo, học sinh có tích cực nhận thức thì mới có thể tự
mình chiếm lĩnh các tri thức và phát triển toàn diện được. Do đó phát huy tính tích cực
trong hoạt động nhận thức của học sinh là một trong các biện pháp không thể thiếu của
người thầy giáo trong quá trình dạy học.
2.2. Những biểu hiện và mức độ của tính tích cực của HS
* Biểu hiện của tính tích cực:
Để giúp GV phát hiện được HS có tích cực hay không theo Thái Duy Tiên:

+ Tìm tòi: HS tìm cách độc lập, tự lực giải quyết bài tập nêu ra, mò mẫm cách
giải khác nhau để tìm cho được lời giải hợp lý nhất.
+ Sáng tạo: HS nghĩ ra cách giải mới, độ
c đáo, đề xuất những giải pháp có
hiệu quả, có sáng kiến lắp đặt thí nghiệm để chứng minh bài học. Dĩ nhiên mức độ sáng
tạo của HS là có giới hạn nhưng đó là mầm móng để phát triển trí sáng tạo về sau này.
2.3. Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh
Để nâng cao chất lượng dạy học trong dạy học Vật lý thì tích cực hóa hoạt
động nhận thức HS là m
ột trong những nhiệm vụ của thầy giáo. Trong quá trình dạy học
muốn tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS, GV có nhiệm vụ tổ chức, điều khiển
sao cho HS tích cực, chủ động và hứng thú hơn trong các hoạt động học tập.
Trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thì việc tích cực hóa
hoạt động nhận thức của HS là một vấn đề đượ
c đặt biệt quan tâm. Đặc biệt là nghiên
cứu để tìm ra những biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS.
2.4. Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh
Phát huy tính tích cực của HS trong học tập không phải là vấn đề mới. Vấn đề
này đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta từ những năm 60 của thế kỷ XX.
Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm nên việ
c dạy và học Vật lý không chỉ
đơn thuần là nắm được các công thức, khái niệm… mà phải có sự trãi nghiệm nhất định.
Dạy học Vật lý phải làm sao kích thích hứng thú học tập của HS, làm cho HS thấy được
ý nghĩa của việc học Vật lý đối với đời sống, thực tiễn và đối với bản thân học sinh. Do
đó đổi mới phương pháp dạy học Vật lý là hướng tới vi
ệc tạo điều kiện cho HS tự chiếm
Trang 7

lĩnh kiến thức thông qua hoạt động thực nghiệm, thông qua việc giải quyết các vấn đề
thực tế.

Chủ động học tập theo giáo dục học có nghĩa là : “học sinh phải phát huy được vai
trò chủ thể nhận thức của mình _ tự định hướng, tự tổ chức, tự đều chỉnh và tự đánh giá
kết quả học tập của mình. Các em không phải là những đối tượng thụ động của giáo
viên”[14].
Người học phải quán triệt tinh thần phải tự mình n
ắm bắt kiến thức. Giáo viên chỉ
là người tổ chức, định hướng cho những hoạt động của mình.
Chủ động trong nhận thức có nghĩa là bất cứ việc gì phải biết dựa vào sức mình là
chính, phải biết tự suy nghĩ, phải biết nắm bắt các qui luật tự nhiên, xã hội. Có như vậy
những kiến thức tiếp thu được mới thật sự vững chắ
c và dễ vận dụng.
Như vậy tóm lại chủ động nhận thức là tự mình nắm bắt được các qui luật, hiện
tượng của tự nhiên và xã hội không thụ động chờ đợi người khác mà luôn luôn có nhu
cầu tìm hiểu và chế biến lại để cải tạo xã hội, cải tạo bản thân. Chủ động nhận thức của
học sinh là một hiện tượng sư phạm bi
ểu hiện ở sự cố gắng tự mình nắm bắt về nhiều
mặt trong quá trình tìm tòi và nắm vững kiến thức.
4. Mối quan hệ giữa tích cực và chủ động
Trang 8

Đối với học sinh tích cực, chủ động trong học tập chính là dựa vào năng lực của
mình để giải quyết các vấn đề trong học tập. Tinh thần “tự lực cánh sinh”, cố gắng tự
mình suy nghĩ “ thêm tí nữa” điều đó đem lại lợi ích cho người học là tự động viên,
nhắc nhở tinh thần.
Trong quá trình học tập phải tích cực và chủ động biế
t dựa vào sức mình và năng
lực của mình thì mới nắm bắt được kiến thức một cách nhanh chóng được và những
kiến thức đó mới thật sự dễ vận dụng
Có thể thấy tính tích cực thường liên quan đến chủ động. “ Tính tích cực gắn liền
với hoạt động, tính tích cực luôn mang tính chủ động”. Khái niệm về tính tích cực, tính

• Về động cơ học tập:
“Hoạt động học tập được các em xem như là để thoả mãn nhu cầu nhận thức. Thái
độ và ý thức của thanh niên đối với học tập ngày càng phát triển. Nhu cầu tri thức của
các em tăng lên một cách rõ rệt. Động cơ học tập có ý nghĩa quan trọng nhất là
động cơ
có ý nghĩa thực tiễn, sau đó tới động cơ nhận thức”[4].
Tuy nhiên, ở một số thanh niên, các em chỉ tích cực học đối với môn học quan
trọng, có ý nghĩa đối với nghề đã chọn mà sao nhãng đối với môn học khác hoặc chỉ
học trung bình và cũng một số học sinh cho rằng mình không thể vào đại học được nên
chỉ cần học đạt yêu cầu là đủ. Vì v
ậy giáo viên cần làm cho học sinh hiểu được ý nghĩa
Trang 9

và chức năng của giáo dục phổ thông đối với mỗi giáo dục chuyên ngành, đối với sự
phát triển nhân cách toàn diện.
• Về trí nhớ: “Ở học sinh THPT, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong
hoạt động trí tuệ, mặt khác vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày
một tăng rõ rệt…Nhưng còn một số học sinh còn ghi nhớ đại khái, chung chung, đánh
giá thấ
p của việc ôn tập”[4].
• Về chú ý:
“Chú ý của học sinh THPT có nhiều sự thay đổi. Năng lực di chuyển và phân phối
chú ý cũng được phát triển và hoàn thiện một cách rõ rệt. Các em có khã năng vừa nghe
giảng, vừa chép bài, vừa theo dõi câu trả lời của bạn. Tuy nhiên, các em không phải bao
giờ cũng đánh giá đúng đắn ý nghĩa quan trọng của tài liệu nên các em hay chú ý không
chủ định khi giáo viên đề cập tới ý nghĩa thực tiễn và s
ự ứng dụng tri thức nhất định vào
cuộc sống”[4].
• Về tư duy:
“Do cấu trúc não phức tạp và chức năng của não phát triển, do sự phát triển của

học sinh giúp đỡ nhau, kiểm tra lẫn nhau”[4].
Từ những sự phân tích trên cùng với những đặc điểm tâm lý của học sinh THPT
chúng ta có thể kết luận rằng đặc điểm tâm lí của học sinh THPT có những yếu tố thuận
Trang 10

lợi cho phương pháp dạy học tích cực nên giáo viên cần khai thác các yếu tố này đồng
thời cần phải nắm vững những yếu tố bất lợi để có biện pháp phòng tránh thích hợp.
II. Cơ sở về lí luận dạy học
1. Khái niệm bài tập Vật lý
“Bài tập Vật lý là một vấn đề đặt ra đòi hỏi phải giải quyết nhờ những suy luận
logic, nhữ
ng phép toán và thí nghiệm dựa trên cơ sở các định luật và các phương pháp
vật lý” [18].
Phân loại bài tập Vật lý
Có nhiều cách phân loại BTVL: phân loại theo mục đích, nội dung, theo cách
giải…
“Nếu dựa theo đặc điểm của bài tập có thể phân loại BTVL thành các loại sau:
bài tập định tính; bài tập định lượng; bài tập đồ thị; bài tập thí nghiệm”[18].
* Bài tập vật lý định tính
“Bài tập định tính là loại bài tập mà việc gi
ải không cần thực hiện một phép
tính nào hoặc chỉ làm những phép tính đơn giản” [18].
Vai trò của loại bài tập này là:
+ Củng cố kiến thức đã học
+ Đào sâu bản chất của hiện tượng vật lý
+ Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống
+ Rèn luyện năng lực quan sát, bồi dưỡng tư duy logic
Phương pháp giải
1. Tìm hiểu đề bài: hiểu và nắm đượ
c yêu cầu của đề ra

niệm, nhiều công thức có khi thuộc nhiều bài, nhiều phần khác nhau của chương trình”
[18].
Vai trò của loại bài tập này:
+ Mở rộng đào sâu kiến thức giữa các thành phần khác nhau của chương
trình.
+ Giúp HS biết tự mình lựa chọn những định luật, công thức trong số
nhiều đị
nh luật, nhiều công thức đã học.
Phương pháp giải:
1. Tìm hiểu đề bài: hiểu và nắm được yêu cầu của đề bài.
2. Phân tích nội dung của bài tập
- Đại lượng nào bài toán đã cho.
- Đại lượng nào cần phải tìm.
- Tìm mối liên hệ giữa các đại lượng Vật lý bằng các kiến thức đã học.
3. Sử dụng các công thức, các kiến thức có liên quan để tìm đại lượng bài toán
yêu cầu.
* Bài tậ
p đồ thị:
“Là bài tập mà trong dữ kiện đã cho của đề bài hay trong tiến trình giải có sử
dụng đồ thị”[18].
Vai trò của bài tập này:
+ Giúp HS biểu diễn được mối tương quan hàm số giữa các đại lượng Vật lý.
+ Biết cách vẽ đồ thị hoặc khai thác đồ thị để giải quyết các bài tập Vật lý.
Tùy vào mục đích người ta có thể phân bài tập đồ thị ra 3 dạng sau:

Đọc đồ thị và khai thác đồ thị đã cho.
• Vẽ đồ thị theo dữ kiện đã cho của bài tập.
• Dùng đồ thị để xác định những dữ kiện cho bài tập.
Phương pháp giải:
Trang 12

Chính vì v
ậy môn vật lý ở trường phổ thông có các nhiệm vụ sau:
“a) Cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, tương đối có hệ
thống, toàn diện về vật lý học. Hệ thống kiến thức này phải thiết thực, có tính kỹ thuật
tổng hợp và phải phù hợp với những quan điểm hiện đại của vật lý. Những kiến thức
này gồm:
- Nh
ững khái niệm tương đối chính xác về các sự vật, hiện tượng và quá trình vật lý
thường gặp trong đời sống và sản xuất thuộc các lĩnh vực cơ học, nhiệt học, vật lý phân
tử…
- Những định luật và nguyên lý Vật lý cơ bản, được trình bày phù hợp với năng lực
toán học và năng lực suy luận logic của học sinh.
- Những nét chính về những thuyết Vật lý quan trọng nh
ất như thuyết động học
phân tử về cấu tạo chất, thuyết điện tử, thuyết ánh sáng, thuyết cấu tạo nguyên tử…
- Những hiểu biết cần thiết về phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình hoá
trong Vật lý học.
Trang 13

- Những nguyên tắc cơ bản của các ứng dụng quan trọng nhất của Vật lý trong đời
sống sản xuất”[6].
b) “Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản sau đây:
- Các kỹ năng thu lượm thông tin về Vật lý từ quan sát thực tế, thí nghiệm, điều tra,
sưu tầm tài liệu, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, khai thác mạng
Internet…
- Các kỹ năng truyền
đạt thông tin về Vật lý như: thảo luận khoa học, báo cáo viết
- Các kỹ năng xử lý thông tin về Vật lý như: xây dựng bảng, biểu đồ, vẽ đồ thị, rút
ra kết luận bằng suy luận quy nạp, suy luận tương tự, khái quát hoá…
- Các ký năng quan sát, đo lường, sử dụng các công cụ và máy móc đo lường phổ

động, trình độ tư
duy…cho HS.
Yêu cầu của chương này là thông qua quan sát thực tế, để nghiên cứu các hiện
tượng và quá trình Vật lý, các định luật cũng như ứng dụng của các định luật bảo toàn.
4. Bài tập trong dạy học Vật lý nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học
sinh
Trang 14

4.1. Vai trò của bài tập Vật lý trong việc phát huy tính tích cực, chủ động của
học sinh.
BTVL có vai trò rất to lớn trong dạy học Vật lý, nó giúp cho học sinh nắm
vững và hiểu sâu các kiến thức lý thuyết đã học trên lớp. Thông qua đó sẽ giúp cho học
sinh hiểu bài và ghi nhớ tốt những điều đã học, từ đó các em sẽ hứng thú hơn trong hoạt
động học tập của mình.
“Trong quá trình dạ
y học Vật lý. Các bài tập có tác dụng giúp học sinh ôn tập,
đào sâu, mở rộng kiến thức”[19]. Chẳng hạn như khi giải bài tập học sinh phải vận dụng
các kiến thức Vật lý đã học vào để giải quyết các trường hợp cụ thể, đa dạng của bài
toán, HS sẽ nắm được những ứng dụng quan trọng của kiến thức trong thực tế, trong kỹ
thuậ
t. Từ đó sẽ tạo cho học sinh sự tò mò, hứng thú học tập môn Vật lý.
“BTVL là điểm khởi đầu để dẫn tới kiến thức mới”[19]. Ví dụ như khi cho
một bài tập các học sinh sẽ chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học để
nhận thức các vấn đề mới. Đây là cơ sở nhằm đảm bảo cho HS lĩ
nh hội kiến thức mới
một cách sâu sắc.
“Giải BTVL có tác dụng rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào
thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát”[19].
Khi giải một BTVL đòi hỏi học sinh phải kiên trì, tích cực suy nghĩ, vừa làm
việc tự lực, vừa làm việc theo nhóm, theo tập thể. Từ đó rèn luyện cho học sinh ý chí


- Mô tả lại tình huống được nêu trong đề bài, vẽ hình minh hoạ.
- Nếu đề bài yêu cầu thì phải dùng đồ thị hoặc làm thí nghiệm để thu được
các dữ liệu cần thiết.
• Bước 2: phân tích nội dung bài tập, làm sáng tỏ bản chất Vật lý mô tả
trong bài tập.
Bước phân tích này có tác dụng quyết định đến chất lượng của việc giải bài
toán Vật lý. Cần làm sáng tỏ một s
ố điểm sau:
1. Bài tập đang giải thuộc loại bài tập nào? Bài tập định tính hay bài tập định
lượng, bài tập đồ thị hay bài tập thí nghhiệm.
2. Nội dung bài tập đề cập đến những hiện tượng Vật lý nào? Mối liên hệ
giữa các hiện tượng ra sao và diễn biến thế nào?
3. Đối tượng được xét ở trạng thái nào, ổn định hay biến đổi? Những điều
kiện ổn định hay biến đổi là gì?
4. Có những đặc trưng định tính, định lượng nào đã biết và chưa biết? Mối
quan hệ giữa các đặc trưng đó liên quan đến những đại lượng, qui tắc, định nghĩa nào.
• Bước 3: Xác định phương hướng và vạch kế hoạch giải:
- Có 2 phương pháp để giải một bài tập Vật lý: phương pháp phân tích và
phương pháp tổng hợp.
* Ph
ương pháp phân tích thì việc giải một bài tập Vật lý được phân ra nhiều
giai đoạn, tạo thành một hệ thống các bài tập nhỏ đơn giản hơn. Ta phải lần lượt giải các
bài tập nhỏ đó để tìm ẩn số. Theo phương pháp này việc giải một bài toán được bắt đầu
từ ẩn số.
* Phương pháp tổng hợp thì việc giải bài tập không bắt đầu từ ẩ
n số mà bắt
đầu từ dữ kiện của bài toán để tính toán( hoặc lập luận) để tiến dần tới ẩn số phải tìm.
• Bước 4: kiểm tra xác nhận kết quả:
Để có thể xác nhận kết quả cần tìm, cần kiểm tra lại việc giải theo một số

* Hoạt động của HS khi giải BTVL ở lớp
Đọc kỹ đề bài, phân tích hiện tượ
ng Vật lý đã cho, xác định cái đã biết và cái
cần tìm bằng tóm tắt ngắn gọn. Xác định rõ mối liên hệ phụ thuộc kiến thức đã học với
các hiện tượng Vật lý đã xảy ra trong bài hoặc vận dụng kiến thức để xác định phương
án giải bài tập. Vẽ hình nếu bài tập có liên quan đến hình vẽ hoặc cần phải vẽ để diễn tả
đề bài.
X
ử lý các dữ liệu thu được để rút ra mối liên hệ giữa chúng.
Thực hiện các lập luận dựa trên kiến thức đã học để rút ra kết luận.
Như vậy, BTVL có vai trò rất to lớn trong quá trình nhận thức của học sinh.
Hơn nữa xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đó là tích cực hoá hoạt động
nhận thức của học sinh vì thế chúng ta cần quan tâm hơn n
ữa đến loại hình của BTVL.
Nếu khai thác và sử dung BTVL tốt sẽ góp phần phát huy tính tích cực, chủ động cho
học sinh.
III. Cơ sở thực tiễn
* Thực trạng dạy học bài tập Vật lý ở trường THPT
“Việc dạy học Vật lý trong phổ thông hiện nay còn chưa phát huy được hết vai trò
của bài tập Vật lý trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học”[16].
Qua tham khảo ý kiến c
ủa một số chuyên gia, giáo viên đang giảng dạy Vật lý ở
các trường phổ thông và qua những tham khảo về điều tra đánh giá phương pháp giảng
dạy Vật lý thì hiện nay việc sử dụng bài tập Vật lý vào dạy học có 2 thực trạng sau:
Thời lượng dành để giải bài tập không nhiều, thông thường trong một chương chỉ
có một vài tiết bài tập.
Số dạng bài tập được sử d
ụng không nhiều, chỉ tập trung vào một số dạng nhất
định.
Qua kết quả của một cuộc điều tra của trang Web về đổi mới phương pháp giáo

I. Mức độ nội dung kiến thức mà học sinh cần nắm vững
1. Động lượng và định luật bảo toàn động lượng
1.1. Động lượng:
a) Khái niệm xung lượng của lực
- Xung lượng của lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của lực làm bi
ến đổi
chuyển động của vật trong một khoảng thời gian nào đó.
- Xung lượng của lực trong một khoảng thời gian được đo bằng tích của lực với
khoảng thời gian lực tác dụng:
tF ∆

.

b) Khái niệm động lượng
- Động lượng là đại lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật
tương tác.
- Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc

v là đại
lượng được xác định bởi công thức:

vmp
r
r
.
=

- Quan hệ giữa xung lượng của lực và độ biến thiên động lượng của vật bị lực tác
dụng:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status