Tập quán chăm sóc sau sinh của phụ nữ và các yếu tố văn hóa - xã hội liên quan tại huyện Ân Thi, Hưng Yên pot - Pdf 11

20 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2006, Số 6 (6)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
1. Đặt vấn đề
Thời kỳ sau sinh là giai đoạn quan trọng đối với
sản phụ và trẻ sơ sinh. Với những phụ nữ sinh con
lần đầu, đó có thể là sự kiện làm thay đổi cuộc sống
và có ý nghóa nhất trong đời
1
. Nó được đánh đấu bởi
những xúc cảm mạnh mẽ, những thay đổi sinh lý,
những quan hệ mới và phải thay đổi vai trò từ một
"người phụ nữ" sang một "người mẹ" về mặt xã hội
2
.
Thời kỳ sau sinh còn là sự kiện có tính chất cá nhân
cũng như xã hội và có ý nghóa lớn lao hơn nhiều so
với các sự kiện sinh lý thông thường.
Tuy nhiên, ở cả các nước đang và đã phát triển,
sức khoẻ của mẹ và con trong thời kỳ sau sinh chưa
được quan tâm đầy đủ do tập trung hết sự quan tâm
vào thời kỳ mang thai và khi sinh nở. Sự lãng quên
đó bỏ qua một thực tế là đa phần số ca tử vong và
tàn tật ở mẹ xảy ra trong thời kỳ sau sinh và số tử
vong ngay sau khi sinh vẫn còn cao. Sự quan tâm
không đầy đủ này tác động không nhỏ đến tình
trạng của mẹ và con cũng như sức khoẻ của họ sau
này. Chăm sóc kém làm giảm cơ hội phục hồi sức
khoẻ do không phát hiện được sớm và xử trí kòp
Tập quán chăm sóc sau sinh của phụ nữ
và các yếu tố văn hóa - xã hội liên quan
tại huyện Ân Thi, Hưng Yên

chương trình chăm sóc sau sinh hầu như "bỏ trống"
và thời kỳ sau sinh được coi là thời kì "kiêng kò" cho
sản phụ. Không có nhiều nghiên cứu về các niềm
tin văn hoá-xã hội và sự chăm sóc sau sinh ngoại trừ
một vài nghiên cứu về thực hành nuôi con bằng sữa
mẹ và thói quen ăn uống ở cộng đồng phụ nữ thiểu
số. Vì những lý do này, chúng tôi đã thực hiện
nghiên cứu vê tập quán chăm sóc sau sinh ở phụ nữ
nông thôn tại huyện Ân Thi, Hưng Yên với mục
tiêu nghiên cứu là trả lời các câu hỏi về việc phụ nữ
tuân thủ những tập quán chăm sóc sau sinh nào tại
gia đình và các yếu tố văn hoá-xã hội có ảnh hưởng
như thế nào đối với những tập quán đó.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp dân tộc học được áp dụng để thu
thập các nguồn thông tin về nhận thức và hành vi
của người dân. Phỏng vấn sâu, phỏng vấn không
chính thức và quan sát có sự tham gia đã được thực
hiện với 20 bà mẹ mới sinh trong vòng 4 tháng.
Ngoài ra, 6 thân nhân là phụ nữ của họ bao gồm mẹ
đẻ, mẹ chồng, chồng, chò em gái và 3 cán bộ y tế xã
cũng đã được phỏng vấn nhằm làm phong phú thêm
thông tin cũng như có vai trò kiểm chứng độ tin cậy
của các thông tin này. Các kết quả được phân loại,
mã hoá và phân tích bằng phần mềm Open-code.
3. Kết quả nghiên cứu
Thời kỳ sau sinh
Nhìn chung, giai đoạn sau sinh thường là 100
ngày. Tục ngữ Việt nam có câu "3 tháng 10 ngày
chưa hết tuần chay gái đẻ" (1 tháng tính theo lòch

phụ nữ sau khi sinh được coi là mất cân bằng giữa
"âm" và "dương". Nói cách khác, người phụ nữ
thiên về âm. Trong trường hợp này, cơ thể họ đang
trong giai đoạn "lạnh" do mất máu và sức lực trong
khi sinh. Như vậy, thức ăn chính là bài thuốc khôi
phục sự cân bằng. Sản phụ được chỉ đònh ăn những
thức ăn "ấm" nhằm cung cấp hơi ấm, sinh huyết,
phục hồi sức khoẻ, làm tan máu cục và cải thiện
tuần hoàn.
Tập quán chăm sóc sau sinh liên quan đến ăn
uống khá phổ biến. Tất cả mọi người trong số họ
đều tuân thủ những tập quán này tuy thời gian và
mức độ có khác nhau, dao động trong khoảng từ 25-
100 ngày. Bữa ăn điển hình của sản phụ sau sinh
khá đơn giản, gồm: cơm, rau ngót luộc, thòt lợn và
nước mắm. Các loại thực phẩm đều được chế biến
không dầu/mỡ. Họ luộc nhiều rau để lấy nước đặc.
Đôi khi, họ thêm nghệ vào thòt lợn để ăn. Mặc dù
cơm nếp và thòt lợn nấu với nhiều nghệ rất khó ăn,
song họ hầu như đều phải cố:
"Tôi phải cố hết sức mới ăn hết" (Trường hợp
1, 30 tuổi).
"Tôi không có lựa chọn nào khác. Tôi phải cố
hết sức vì mọi người nói món ăn đó tốt cho cả mẹ và
con" (Trường hợp 18, 21 tuổi).
Thêm nữa, người phụ nữ phải tránh một số thức
ăn "lạnh" và "độc" vì cơ thể người phụ nữ sau sinh
được coi là "thay mới" hay "dạ mới" vì thế nó rất dễ
bò tổn thương. So với những thức ăn được phép ăn,
22 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2006, Số 6 (6)

thủ các tập quán là do gia đình họ muốn như vậy chứ
không phải bản thân họ muốn thế. Một người đã bày
tỏ cảm xúc:
"Tôi rất khát nước nhưng không thể uống vì mẹ
(chồng) tôi bảo vì dạ mình là dạ mới, uống ít nước
cho nó chiết lòng" (trường hợp 18, 21 tuổi)
"Bình thường tôi ăn rất nhiều canh trong bữa ăn
nhưng bây giờ tôi phải hạn chế, chỉ ăn một bát nhỏ
rau ngót" (trường hợp 11, 36 tuổi)
Niềm tin văn hoá về việc hạn chế nước sẽ làm
chiết lòng (chặt dạ con sau đẻ) có thể phòng bệnh
đường niệu khi về già. Lời khuyên mang tính kinh
nghiệm được nhắc: "uống nước nhiều dễ bò đái són,
về già chưa kòp vén quần đã bò són ra ngoài" (trường
hợp 7, 33 tuổi).
Kiêng tắm gội
Những sản phụ trong nghiên cứu này theo tập
quán kiêng tắm gội, chải đầu trong 7-30 ngày với
niềm tin có thể tránh được bệnh đau đầu về sau.
Thời gian kiêng khác nhau giữa các sản phụ. Người
đẻ con so kiêng lâu hơn người đẻ con dạ vì họ tin đẻ
lần đầu cơ thể thay "mới", cần cẩn thận hơn.
Mọi hành vi đều nhằm đề phòng các loại bệnh
do "gió" gây ra. Người ta tin gió có thể gây hại cho
cơ thể đang bò lạnh của người mẹ cả khi mới sinh
lẫn sau này, dẫn đến một số bệnh mạn tính. Nếu họ
tắm gội sớm, "gió" sẽ thâm nhập vào cơ thể qua lỗ
chân lông, gây nên hậu quả xấu như bò đau đầu, cảm
lạnh, người yếu.
"Gội đầu sớm dễ bò đau đầu, gió nó chui vào lỗ

tình dục sớm hơn tập quán.Về vấn đề này, hầu hết
phụ nữ trong nghiên cứu tin rằng họ không thể mang
thai do chưa có kinh nguyệt trở lại. Một trong số
những người trả lời phỏng vấn cho biết: "Tôi chưa
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2006, Số 6 (6) 23
có kinh trở lại, tôi nghó rằng tôi không thể có thai
vào thời điểm này". Vì thế, họ không áp dụng biện
pháp tránh thai nào, kể cả biện pháp tự nhiên như
tính lòch hay xuất tinh ra ngoài. Có tới 2 phụ nữ
trong nghiên cứu đã có thai trở lại ngay trong thời
kì hậu sản mà không hề biết, do con mới sinh còn
quá nhỏ nên họ đã quyết đònh phá thai khi có thai
khoảng 8-9 tuần.
Các tập quán và niềm tin khác
Ngoài 3 tập quán chính như đã trình bày ở trên,
chúng tôi cũng đã thu thập được một số các tập quán
khác cho phụ nữ sau đẻ. Chúng tôi cũng phân ra thành
2 loại: khuyến khích làm (buộc bụng, để dao dưới gối,
nút bông lỗ tai, mặc áo dài tay, đội mũ) và kiêng kò
(chải đầu, chạy, nhảy, cắt móng tay, móng chân).
Các yếu tố ảnh hưởng đến tập quán chăm
sóc sau sinh
Mọi sản phụ đều tuân thủ ít nhất là một hoặc
nhiều tập quán chăm sóc sau sinh. Có sự khác biệt
đáng kể về sự tuân thủ các tập tục giữa bà mẹ sinh
con lần đầu với bà mẹ sinh con lần sau. Thời gian
kiêng cữ của bà mẹ sinh con lần đầu là 3 tháng, lâu
hơn các bà mẹ sinh con lần sau. Các bà mẹ trẻ, sinh
con lần đầu được coi là "thiếu kinh nghiệm", "kiến

lợi không hại và có thể gây hại.
Có lợi: Gồm những niềm tin và tập quán mang
lại kết quả tích cực cho sức khoẻ của mẹ và con, như
ăn thêm lượng thức ăn; tránh những đồ uống mạnh
như rượu, bia; giữ ấm, nghỉ ngơi, tránh làm việc
nặng hoặc tiếp xúc với hoá chất độc hại như phân
bón và tránh tiếp tục quan hệ tình dục sớm. Những
tập quán này phù hợp với lời khuyên của cán bộ y
tế cũng như các tài liệu làm mẹ an toàn chính thống.
Một số các loại thực phẩm đã được khoa học chứng
minh là có lợi cho bà mẹ mới sinh như: nghệ vàng,
rau ngót
3
.
Không lợi không hại: Gồm những niềm tin và
tập quán không mang lại lợi ích cũng như không gây
hại đối với sức khoẻ của mẹ và con. Ví dụ: Không
chải đầu, không soi gương, không vọng, không đến
nhà khác, nút bông vào lỗ tai, mặc áo dài tay, đi tất,
không cắt móng tay, …
Có khả năng gây hại: Gồm những niềm tin và
tập quán mang kết quả tiêu cực cho sức khoẻ của
mẹ và con, như kiêng những thức ăn giàu dinh
dưỡng: các loại thức ăn có dầu, hoa quả, cá, hải sản,
thòt bò; hạn chế uống nước trong khi cơ thể mẹ và
con cần; và niềm tin về việc không thể mang thai
trong giai đoạn sau sinh nên không cần áp dụng các
biện pháp tránh thai kể cả biện pháp tự nhiên có thể
dẫn đến hậu quả mang thai ngoài ý muốn.
4. Bàn luận

Hầu như mọi tập quán chăm sóc sản phụ sau
sinh đều dựa trên thuyết cân bằng giữa âm và dương
(áp dụng với thực phẩm, nghỉ ngơi, tránh gió).
Người mẹ tin rằng máu mất đi trong quá trình sinh
nở khiến cho người mẹ mất cân bằng về âm (bò
lạnh) và cần có những chăm sóc nhất đònh để khôi
phục lại sự cân bằng âm-dương, giúp phục hồi sức
khoẻ và tạo sữa. Niềm tin này tương tự như các
niềm tin khác ở khu vực châu Á
4,6,7
.
Không như lúc còn mang thai và đẻ khi quan
hệ giữa sản phụ và cán bộ y tế còn gần gũi, ở thời
kỳ sau sinh, quan hệ này hầu như không còn. Sau
khi sinh con ở cơ sở y tế, người mẹ trở về nhà và
tuân theo các tập quán chăm sóc sản phụ sau sinh
dưới sự tác động qua lại của gia đình và cộng đồng.
Whittaker (1997) cũng nhận đònh: "khi sinh con và
trong thời kỳ hậu sản, người phụ nữ vừa ở bệnh viện
vừa ở nhà và giai đoạn hậu sản dao động giữa hai
giai đoạn: lúc đầu nghe cán bộ y tế hướng dẫn thì
thấy cũng phải, về sau khi nghe cộng đồng bảo thì
thấy cũng có lý"
7
.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các thành viên
trong gia đình đóng vai trò quan trọng đối với sức
khoẻ và quyết đònh của sản phụ về thực hành chăm
sóc sau sinh. Sự chăm sóc sản phụ theo kiểu đòa
phương không chỉ cho thấy sự ảnh hưởng và quyền

gia đình cũng như các yếu tố văn hoá-xã hội.
Cán bộ y tế cần ý thức rõ văn hoá của khách
hàng và nên cân nhắc sao cho hợp lý giữa việc chăm
sóc khách hàng mang tính khoa học và niềm tin
truyền thống của họ.Cần giúp cho phụ nữ mới sinh
và cả các thành viên trong gia đình họ biết mặt lợi
của việc chăm sóc sau sinh theo kiểu truyền thống
cũng như có chiến lược thay đổi những tập quán
tiềm ẩn nguy cơ có thể để lại hậu quả xấu nhằm
lồng ghép niềm tin và tập quán văn hóa với phương
pháp chăm sóc sức khỏe hiện đại
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2006, Số 6 (6) 25
Tác giả: Ths. BS. Lê Minh Thi - Giảng viên Bộ môn Sức
khỏe sinh sản, Trường Đại học Y tế Công cộng. Đòa chỉ liên
lạc: 138 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04
2662331. Email:
Tài liệu tham khảo:
1. WHO. 1998. Report from WHO consultation on the needs
of women and their newborns during postpartum period.
Reported by WHO, Geneva.
2. Helman, C. Culture, health and illness. 2001. 4th edition.
Butter Worth Heineman published. P.156-169.
3. Đ.T. Lợi. 1996. Những cây thuốc và vò thuốc Việt Nam.
Nhà xuất bản Y học (tái bản lần thứ 5).
4. Holroyd E, Katie F. K L., Lam S C, Sin W.H. "Doing a
month": an exploration of postpartum practices among
Chinese women. Health care for women international, Vol.
18 issue 3, May/June 1997, p301-314.
5. Laderman C.Wives and midwives: Childbirth and nutri-


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status