Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp trong mua bán & sáp nhập doanh nghiệp ở VN - Pdf 12

M ục l ục
Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàng - Tài chính
Lời cảm ơn
Đề tài này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng
dẫn, Thạc sỹ Nguyễn Đức Hiển. Em xin chân thành cảm ơn thầy trong thời gian
qua đã hết sức giúp đỡ và hướng dẫn tận tình trong quá trình thực hiện. Qua đây,
em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần
dầu khí Việt Nam nói chung, các anh chị trong Ban đầu tư Tổng công ty nói
riêng và đặc biệt là các anh chị trong Phòng M&A đã tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình tìm hiểu các nghiệp vụ trong thực tế, cung cấp tài liệu cần thiết để em
có thể hoàn thiện hơn đề tài của mình.
Vì còn nhiều hạn chế về nghiệp vụ và kiến thức thực tế, thời gian nghiên
cứu có hạn nên đề tài không tránh khỏi nhiều sai sót, rất mong các thầy cô và
người đọc nhận xét và góp ý kiến để em có thể hoàn thiện hơn đề tài của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2009.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Bích Thuận
2
Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàng - Tài chính
Lời nói đầu
Hoạt động mua bán và sáp nhập tuy là một hoạt động còn rất mới mẻ ở
Việt Nam nhưng sự phát triển của nó khá mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng lớn tới
quyết định của nhiều nhà đầu tư trên thị trường tài chính hiện nay. Mới chính
thức xuất hiện và phát triển trong vòng 10 năm trở lại đây nhưng hoạt động này
đã không ngừng lớn mạnh từ khi xuất hiện, đến nay, nó đã trở thành một làn
sóng mới trong sự phát triển các loại hình đầu tư của doanh nghiệp.
Vài năm gần đây, kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng, các công ty
nhỏ không cạnh tranh nổi với các đại gia dần dần bị phá sản hoặc sáp nhập vào
các công ty khác mạnh hơn. Việt Nam cũng không nằm ngoài những trường hợp
đó, cộng thêm sự giao dịch trên thị trường chứng khoán được mở rộng khuyến

Kết cấu đề tài:
Kết cấu đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1 : Lý luận chung về định giá trong mua bán và sáp nhập doanh
nghiệp .
Chương 2: Thực trạng định giá doanh nghiệp trong M&A ở Việt Nam.
Chương 3: Hoàn thiện phương pháp định giá trong giao dịch M&A ở Việt
Nam.
4
Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàng - Tài chính
Chương I: Lý luận chung về định giá trong mua bán
và sáp nhập doanh nghiệp.
1.1. Lý luận chung về M&A:
1.1.1 Lịch sử hình thành
Hoạt động mua bán và sát nhập doanh nghiệp đã hình thành từ rất sớm ở
các nước phương Tây có nền kinh tế phát triển mà có xu hướng rõ rệt nhất phải
kể đến các giao dịch ở thị trường Mỹ. Ở đây, nghiên cứu về lịch sử phát triển
M&A, chúng ta nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển M&A ở Mỹ như
là đại diện cho toàn thế giới.
Cho đến nay nước Mỹ đã trải qua 5 làn sóng M&A mạnh mẽ nhất:
- Làn sóng M&A thứ nhất: từ những năm cuối thế kỷ 19 đến những năm
đầu tiên của thế kỷ 20.
- Làn sóng M&A thứ 2: từ khoảng năm 1916 – 1929.
- Làn sóng M&A thứ 3: xuất hiện trở lại khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng
mạnh trong khoảng 1965 – 1969.
- Làn sóng M&A thứ 4: từ 1984 – 1989.
- Làn sóng M&A thứ năm: từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay.
*) Làn sóng M&A từ những năm 1897 – 1904:
Đây là giai đoạn mà ngành công nghiệp sản xuất và khai khoáng tham gia
“tích cực” vào làn sóng M&A. Trong giai đoạn này, mục đích M&A chủ yếu là
nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tăng mức độ độc quyền trên thị trường. Các

chất. Trong thời kì này, nguồn vốn được sử dụng chủ yếu được cung cấp từ hệ
6
Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàng - Tài chính
thống ngân hàng, điều này cũng giải thích cho lí do tại sao khi thị trường chứng
khoán Mỹ sụp đổ, khủng hoảng tài chính ngân hàng (1929 - 1933) bắt đầu thì
làn sóng M&A này cũng chấm dứt ngay lập tức.
*) Làn sóng thứ ba: khoảng thời gian từ 1965 – 1969.
Làn sóng M&A trong giai đoạn này có nhiều điểm chung với làn sóng xuất
hiện đầu tiên vì đều có chung hoàn cảnh xuất hiện khi nền kinh tế bùng nổ mạnh
mẽ. Với sự phát triển của thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu tăng cao, chỉ số
Dow Jones công nghiệp(DJIA) tăng mạnh từ 618 điểm năm 1960 lên đến 906
điểm vào năm 1968, thì nguồn vốn sử dụng của các giao dịch M&A chủ yếu là
nguồn vốn từ cổ phiếu. Điều này cũng còn được giải thích là do các khoản thuế
được lợi khi giao dịch cổ phiếu cấp vốn cho các giao dịch M&A, đó thực sự
không phải là khoản lợi nhuận bình thường mà là những khoản lời khổng lồ.
Hình thức giao dịch M&A trong giai đoạn này chủ yếu nhằm mục đích đa
dạng hóa ngành nghề kinh doanh. Trong giai đoạn này có rất nhiều
Conglomerate (tên gọi các công ty lớn sở hữu hàng loạt các công ty hoạt động
trong các ngành nghề khác nhau) được thành lập, tiêu biểu nhất có Ling –
Temco – Vought (LTV) và ITT.
Giá trị các thương vụ M&A trong giai đoạn này tăng mạnh và xu hướng
mua bán, sát nhập nhằm mục đích đa dạng hóa không chỉ dừng lại ở các “đại
gia” mà còn xuất hiện ở các công ty nhỏ, nhằm tận dụng lợi thế của sự kết hợp.
*) Làn sóng M&A thời kì những năm 80 của thế kỉ XX:
Làn sóng này được ghi nhận là làn sóng của các vụ siêu sáp nhập với giá trị
sáp nhập của các thương vụ trong giai đoạn này tăng mạnh mẽ bù lại giai đoạn
trầm lắng những năm 70. Đặc điểm của các thương vụ trong giai đoạn này nổi
bật là hiện tượng thôn tính lẫn nhau thông qua M&A. Những giao dịch trong
giai đoạn này khá phổ biến hiện tượng nhà đầu tư mua lại một công ty thông qua
7

M&A là chữ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh Mergers & Acquitsition có
nghĩa là thâu tóm và sáp nhập, dùng để chỉ hoạt động mua, bán và kết hợp các
doanh nghiệp lại với nhau dưới các hình thức và với các mục đích đa dạng.
Sáp nhập (mergers) là hình thức kết hợp mà hai hay nhiều tổ chức, thường
có cùng quy mô, thống nhất sẽ cùng tham gia hợp nhất với nhau để trở thành
một công ty mới có quy mô lớn hơn, hoàn thiện hơn.
Quy định thường thấy thì giao dịch sáp nhập cần đáp ứng được điều kiện
có sự đồng ý của ít nhất 50% cổ đông của doanh nghiệp chào mua và doanh
nghiệp được chào mua. Trong một giao dịch, ban giám đốc của doanh nghiệp
chào mua (Bidding firm) và doanh nghiệp được chào mua (Target firm) đồng ý
kết hợp và phải thuyết phục các cổ đông của cả hai bên phê chuẩn quyết định
hợp nhất, sau sáp nhập thì công ty được chào mua không tồn tại nữa, thay vào
đó, doanh nghiệp chào mua thừa hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ nợ của doanh
nghiệp được chào mua.
Trường hợp sáp nhập đại lý (subsidiary merger) là trường hợp riêng mà kết
quả của việc sáp nhập là doanh nghiệp được chào mua trở thành 1 công ty con
của doanh nghiệp chào mua.
Một ví dụ cho 1 thương vụ sáp nhập ở Việt Nam là giao dịch sáp nhập giữa
công ty cô phần Kinh Đô và công ty cổ phần Bắc Kinh Đô.
Thâu tóm(acquitsition) là hình thức kết hợp mà một công ty (gọi là công ty
thâu tóm) tìm cách mua lại toàn bộ hoặc một phần số lượng cổ phiếu hoặc giá trị
tài sản của công ty khác (gọi là công ty mục tiêu) nhằm có thể khống chế toàn
bộ các quyết định của công ty đó.
9
Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàng - Tài chính
Hoạt động này có thể là một trong các hoạt động thôn tính, mua lại tài sản
hay mua nội bộ.
Thôn tính(tender offer) là giao dịch mà một doanh nghiệp chào mua các cổ
phiếu của một doanh nghiệp khác, các cổ phiếu này phải là các cổ phiếu đã được
phát hành ra công chúng và việc chào mua phải được thông báo công khai, đồng

trạnh cao, giảm thiểu đối thủ cạnh tranh, tiết kiệm chi phí do quy mô.
- Sáp nhập theo chiều dọc (Vertical): sáp nhập giữa các công ty có cùng
lĩnh vực kinh doanh nhưng khác nhau về phân khúc thị trường. Ví dụ
như sự kết hợp giữa công ty chăn nuôi bò sữa và công ty chế biến các
sản phẩm làm từ sữa bò. Sự sáp nhập này sẽ tạo ra lợi nhuận thông qua
tận dụng kinh nghiệm và khả năng của các công ty trong một chuỗi
nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng. Hình thức sáp nhập này
thường mang lại giá trị cộng hưởng rất lớn cho giao dịch.
- Sáp nhập theo kiểu hỗn hợp (conglomerate):sáp nhập giữa các công ty
khác nhau hoàn toàn về lĩnh vực kinh doanh, từ đó tạo ra các tập đoàn
lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Mục đích của kiểu sáp nhập này là
nhằm giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa. Tuy nhiên, hình thức này
không còn mấy phổ biến trong những năm gần đây.
Một hình thức hoạt động của M&A khác là hoạt động tái cơ cấu lại doanh
nghiệp, cắt bỏ những phần hoạt động không hiệu quả hoặc những phần không
kiểm soát được để tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hình thức
thường gặp trong trường hợp này là doanh nghiệp bán đi một phần hoạt động
của mình. Ví dụ: IBM bán cho Lenovo nhánh PC của mình với giá 1,25 tỷ USD.
11
Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàng - Tài chính
Có hai loại phương pháp tiến hành:
- Spin – off: công ty tách một phần hoạt động của mình, thành lập công ty
mới độc lập. Các cổ đông hiện hữu của công ty được chia cổ phiếu của
công ty mới.
- Carve – out: công ty mới được thành lập từ công ty ban đầu, cổ phần
công ty mới được bán ra ngoài công chúng. Thường thì phần tách ra chỉ
chiếm khoảng 20% hoặc nhỏ hơn giá trị công ty mẹ.
1.1.3 Mục đích và vai trò của hoạt động M&A:
Có hàng loạt động cơ khác nhau đưa các công ty đến việc sáp nhập và mua
lại:

sự lựa chọn, hoặc là tự mình mở rộng quy mô hoặc là đi mua lại một doanh
nghiệp khác.
Việc tự mình đầu tư mở rộng quy mô gặp khá nhiều khó khăn. Đó là việc
tốn nhiều thời gian, hơn nữa lại còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Không ai có thể
chắc chắn rằng, khi “bắt đầu từ đầu” doanh nghiệp có thể thành công, xác suất
thất bại khiến cho các doanh nghiệp lựa chọn mua lại một doanh nghiệp khác để
tiết kiệm thời gian và giảm thiểu rủi ro. M&A có thể diễn ra giữa các doanh
nghiệp ngoài ngành hoặc các doanh nghiệp trong cùng một ngành, ở phần này,
tạm thời chỉ dừng lại ở các giao dịch M&A diễn ra trong cùng ngành, các giao
dịch giữa các ngành khác nhau sẽ được đề cập trong phần đa dạng hóa dưới đây.
13
Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàng - Tài chính
Việc thực hiện M&A trong ngành nhằm gia tăng quy mô của doanh nghiệp
về thị trường và sản phẩm. Nếu doanh nghiệp quyết định tự nghiên cứu tìm ra
sản phẩm mới, tự mình khai thác và chiếm lĩnh một thị trường mới thì quá trình
này muốn thành công đòi hỏi một khoảng thời gian tương đối dài. Hơn nữa,
trong giai đoạn mới đầu, chắc chắn những chi phí không tránh khỏi như chi phí
xây dựng mới, chi phí quảng cáo tiếp thị sản phẩm sẽ là các tác nhân tạo nên
một mức giá cao, ít cạnh tranh, thời gian cần thiết chiếm lĩnh thị trường lâu hơn.
Khi công ty quyết định mở rộng bằng việc tìm cách mua lại một doanh nghiệp
hay một phần của doanh nghiệp khác, công ty sẽ tận dụng được những yếu tố về
công nghệ và thị phần của doanh nghiệp đó, quy trình sản xuất và nghiên cứu
sản phẩm mới, kênh phân phối cũng đã có từ trước chứ không cần xây dựng lại
từ đầu. Mặt khác, lượng khách hàng quen thuộc đã có từ trước của công ty bị
mua lại cũng sẽ là lượng khách hàng tiềm năng của công ty sau sáp nhập. Tất cả
những yếu tố đó góp phần rút ngắn thời gian, nhanh chóng chiếm lĩnh thị
trường, giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng
ngành.
Ví dụ nổi bật của giao dịch loại này là việc Microsoft cố gắng mua lại
Yahoo! Nhằm tận dụng một kênh quảng cáo trực tuyến khá rộng lớn mà không

chưa tận dụng tối đa dây chuyền công nghệ mà mình đang có, còn doanh nghiệp
15
Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàng - Tài chính
kia thì đang cần một dây chuyền mới hoạt động với công suất đúng bằng công
suất thừa của doanh nghiệp kia, thì họ có thể tận dụng tối đa cả hai dây chuyền
đã có, vừa không lãng phí vừa không cần phải mua thêm cái mới.
+ Ưu thế về thị phần:
Khi hai doanh nghiệp đang cùng hoạt động trong cùng một quy trình nhưng
ở hai thị trường khác nhau, việc kết hợp hai doanh nghiệp này lại với nhau có
thể tận dụng được danh tiếng và uy tín của nhau trên các thị trường mới, nhằm
rút ngắn thời gian cần thiết để tìm kiếm khách hàng.
+ Ưu thế về năng lực sản xuất:
Khi một doanh nghiệp càng được mở rộng thì chi phí cố định của nó càng
giảm, đây chính là lợi thế tiết kiệm chi phí theo quy mô. Hơn nữa khi hai doanh
nghiệp kết hợp với nhau thì tiết kiệm được chi phí nhân công, nhất là chi phí
quản lý và kể cả chi phí sản xuất khhi tận dụng được nhân công thừa từ công ty
này bổ sung nhu cầu nhân công của công ty kết hợp.
+ Ưu thế về kênh phân phối:
Khi một doanh nghiệp sản xuất và một doanh nghiệp phân phối kết hợp với
nhau họ sẽ có một hệ thống đồng bộ từ sản xuất đến bán hàng, đây là lợi thế rất
lớn so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực. Việc kiểm soát từ sản
xuất đến phân phối sản phẩm khiến cho doanh nghiệp chủ động trong sản xuất
và hiệu quả hơn trong bán hàng, điều này góp phần làm giảm rủi ro bán hàng và
tăng lợi thế với các đối thủ cạnh tranh cũng như đối với việc hoạt động riêng
biệt từng giai đoạn.
+ Ưu thế sử dụng thương hiệu:
16
Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàng - Tài chính
Một công ty chưa có thương hiệu mạnh, chưa có uy tín lớn trên thị trường
được một công ty có thương hiệu mua lại sẽ được biết đến nhiều hơn, phát triển

tốt hơn để phát triển doanh nghiệp và tối thiểu hóa rủi ro cho nguồn vốn của
chính mình là đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Với nguồn
vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, họ cũng khó có thể có đủ để tham gia vào các
doanh nghiệp khác với tư cách cổ đông lớn do hạn chế về kinh tế.
Đối với các cổ đông của công ty đại chúng, họ có thể dễ dàng đa dạng hóa
các khoản đầu tư của mình thông qua thị trường chứng khoán. Vì thế đa dạng
hóa bằng M&A không mang lại nhiều giá trị cho họ, cũng không được ưa
chuộng bởi chi phí tìm kiếm cơ hội đầu tư, chi phí giao dịch…
Đa dạng hóa, tuy vậy, cũng không phải là một biện pháp hoàn toàn không
có rủi ro tiềm ẩn. Với năng lực quản trị không tốt thì đa dạng hóa bằng M&A là
một biện pháp tồi. Không ai có thể tự tin trên tất cả mọi lĩnh vực, khi quy mô
quá mở rộng ra nhiều lĩnh vực mà khả năng quản trị của công ty không đáp ứng
kịp thì việc đa dạng hóa còn làm cho lĩnh vực trước đó có thể rất mạnh cũng bị
suy yếu đi, rủi ro chưa chắc đã giảm xuống mà còn có thể tăng lên cho hoạt
động chính của công ty từ trước M&A. Ví dụ nhà đầu tư muốn thâm nhập vào
những lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi trình độ quản lí cao như ngân hàng tài chính,
thì sự yếu kém trong khâu quản trị sẽ làm sụp đổ ngay cả những mảng mà trước
18
Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàng - Tài chính
đây công ty mạnh nhất. Thêm một hạn chế nữa của đa dạng hóa đó là, với nguồn
lực tài chính có hạn, việc đa dạng hóa không hợp lí sẽ phân tán nguồn vốn của
chính mảng đầu tư mà doanh nghiệp mạnh nhất từ trước, điều này có thể làm
giảm uy tín của doanh nghiệp.
1.1.3.4 Mua lại các doanh nghiệp dưới giá trị:
Trong thị trường tài chính, khi một công ty được định giá thấp hơn giá trị
thực vốn có của nó là một khoản đầu tư có lợi lớn. Lợi nhuận mà khoản đầu tư
vào công ty này mang lại bao gồm cả lợi nhuận của chính công ty cộng thêm
mức chênh lệch trong giá mua và giá trị thực của công ty. Điều này lí giải tại sao
các nhà đầu tư khi nhận ra mức giá sai này thì bằng mọi cách tìm kiếm cổ phần
của công ty mục tiêu. Tuy trên lý thuyết là như thế nhưng việc tìm kiếm công ty

mục tiêu được thay đổi bộ máy quản trị, hoặc ít nhất là thay đổi chính sách quản
lý hiện có để hoạt động có hiệu quả hơn, công ty có giá trị lớn hơn.
Trên thực tế thì một vụ giao dịch M&A không chỉ dừng lại ở mỗi một mục
đích nhất định mà nó được thực hiện nhằm những mục đích đồng thời khác nhau
kết hợp. Một thương vụ càng kết hợp được nhiều mục đích khác nhau càng tiến
hành phức tạp, đòi hỏi năng lực của công ty tiến hành, đòi hỏi sự tìm hiểu kĩ
lưỡng, do đó, càng có khả năng thành công hơn
1.1.4 Xu hướng hiện nay:
Trong những năm gần đây, hoạt động M&A trên thế giới ngày càng phát
triển. Mặc dù nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng chưa được
phục hồi, nhưng đây cũng là thời điểm mà cuộc chiến sinh tồn của các doanh
20
Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàng - Tài chính
nghiệp diễn ra khá khốc liệt. Những doanh nghiệp có khả năng phát triển sẽ tiếp
tục khẳng định được vị thế của mình ngày càng vững chắc khi được thử thách
qua rất nhiều khó khăn chung còn những doanh nghiệp không thể vượt qua giai
đoạn này chắc chắn sẽ bị nuốt chửng bởi các doanh nghiệp khác mạnh hơn.
Cũng có thể, các doanh nghiệp cùng gặp khó khăn kết hợp với nhau để cùng
vượt qua khủng hoảng.
Trong thời gian tới đây, khi khủng hoảng đi qua, thời kì hậu khủng hoảng
sẽ còn chứng kiến nhiều cuộc sáp nhập giữa các công ty để tạo nên một khối lớn
mạnh hơn, nhằm phát triển tốt hơn. Cũng có thể xuất hiện các cuộc sáp nhập,
mua lại của một công ty lớn mạnh và một công ty yếu tiềm năng, điều này được
giải thích là vì hiện tượng cá lớn nuốt cá bé, công ty yếu sẽ rất khó đứng vững
sau khủng hoảng còn các công ty lớn sau khủng hoảng muốn mở rộng quy mô
hoạt động một cách nhanh chóng, để quay lại với thời kì phát triển.
1.2. Lý luận chung về định giá doanh nghiệp:
1.2.1. Khái niệm giá trị doanh nghiệp:
Theo giáo trình phân tích Báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc
dân, năm 2008: Giá trị doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả các khoản

trong việc lựa chọn thời điểm tham gia đầu tư và thời hạn có hiệu lực của khoản
đầu tư. Các nhà đầu tư cổ phiếu còn xác định giá trị doanh nghiệp để xác định
mức giá đầu tư và thời điểm tham gia cũng như thời điểm rút khỏi thị trường.
22
Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàng - Tài chính
Đối với ngân hàng và người cho vay nợ, việc xác định giá trị doanh nghiệp
nhằm mục đích đưa ra quyết định giải ngân và thu hồi nợ hợp lí, hạn chế tối đa
rủi ro của các khoản cho vay.
Trong các giao dịch M&A thì định giá doanh nghiệp lại càng cần thiết và
đòi hỏi một sự chính xác đến mức độ cao nhất. Hoạt động này xuyên suốt quá
trình thực hiện M&A từ sau khi tìm kiếm cơ hội đầu tư cho đến sau sáp nhập, nó
có ảnh hưởng mạnh mẽ tới thành bại của tất cả các thương vụ M&A.
1.2.3. Các phương pháp định giá: Có các phương pháp sau có thể định
giá giá trị của một doanh nghiệp:
1.2.3.1. Định giá doanh nghiệp theo phương pháp xác định giá trị tài
sản thuần:
Giá trị thực tế của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị của các tài sản hiện có
của doanh nghiệp tại thời điểm định giá có tính đến khả năng sinh lời của doanh
nghiệp mà cả người mua và người bán đều có thể chấp nhận được.
• Căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm xác định
giá trị của doanh nghiệp :
- Số liệu được phản ánh trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm
định giá.
- Số lượng đã được kiểm kê và chất lượng đã được phân loại và đánh giá
của tài sản tại thời điểm định giá.
- Giá trị sử dụng, giá trị kĩ thuật và giá trị thị trường của tài sản tại thời
điểm định giá.
- Giá trị quyền sử dụng đất, khả năng sinh lời của doanh nghiệp (vị trí địa
lý, uy tín của doanh nghiệp, mẫu mã, thương hiệu…).
23

thành doanh nghiệp.
24
Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàng - Tài chính
- Phương pháp này được xác định theo Nghị định 109 – Bộ tài chính, có
tính pháp lí rõ ràng.
- Cách tính đơn giản, dễ thực hiện.
• Nhược điểm:
- Phương pháp này xác định giá trị doanh nghiệp ở trạng thái tĩnh, mà
thực chất doanh nghiệp là một đối tượng động, điều này đã bỏ qua một
số giá trị của doanh nghiệp.
- Phương pháp này hầu như không đánh giá được triển vọng sinh lời của
doanh nghiệp trong tương lai mà chỉ xác định tại thời điểm định giá.
- Phần lớn các yếu tố phi vật chất không được xem xét đến: nhân lực, giá
trị quản lý…
- Đối với các doanh nghiệp đặc biệt như doanh nghiệp kinh doanh lĩnh
vực đặc thù, doanh nghiệp có giá trị tài sản ròng âm…
1.2.3.2. Định giá theo phương pháp so sánh các tỉ số:
Thông thường phương pháp này áp dụng với các công ty khó xác định giá
trị theo cách trực tiếp mà phải xác định thông qua các chỉ số tài chính và dựa
vào việc so sánh với các công ty khác hoạt động trên cũng lĩnh vực có thể xác
định giá trị một cách chính xác hơn. Các tỉ số thường được dùng nhiều nhất là:
• Hệ số giá/ thu nhập (P/E):
Đây là tỉ số được sử dụng nhiều và phổ biến nhất. Tỉ số này được xác định
theo công thức:
Trong đó:
25
P GTTT
E EPS
=


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status