Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân năm 2012 2013 tại huyện đồng văn – tỉnh hà giang - Pdf 14

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CIMMYT : Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mì quốc tế
CT : Công thức
CSDTL : Chỉ số diện tích lá
LAI : Chỉ số diện tích lá
NL : Nhắc lại
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
IFPRI : Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới
QCVN 01-56-2011 : Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Khảo nghiệm giá
trị canh tác và sử dụng của giống ngô
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH iv
DANH MỤC CÁC HÌNH iv
MỞ ĐẦU 1
MỞ ĐẦU 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 6
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 6
Chương 2 22
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
Sơ đồ thí nghiệm 25
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHẦN PHỤ LỤC 68

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
Sơ đồ thí nghiệm 25
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHẦN PHỤ LỤC 68
PHẦN PHỤ LỤC 68
Phụ lục 1: PHÂN TÍCH KINH TẾ 68
Phụ lục 1: PHÂN TÍCH KINH TẾ 68
Sơ bộ hạch toán kinh tế mô hình trình diễn năm 2013 68
Sơ bộ hạch toán kinh tế mô hình trình diễn năm 2013 68
Phụ lục 2: SỐ LIỆU THỜI TIẾT KHÍ HẬU 70
Phụ lục 2: SỐ LIỆU THỜI TIẾT KHÍ HẬU 70
iv
Diễn biến tình hình thời tiết, khí hậu năm 2012 tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang 70
Diễn biến tình hình thời tiết, khí hậu năm 2012 tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang 70
Phụ lục 3: ẢNH THÍ NGHIỆM 72
Phụ lục 3: ẢNH THÍ NGHIỆM 72
72
72
(trên phần mềm SAS 8.0) 74
(trên phần mềm SAS 8.0) 74
v
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất
trên toàn thế giới. Với những đặc điểm nông sinh học quý như: Tính thích

tấn. Đến năm 2012, diện tích ngô đã tăng lên 176,9 triệu ha, tuy nhiên năng
suất có phần giảm đôi chút (FAOSTAT, 2012)[21]. Năng suất và chất lượng
ngô có sự chuyển biến rõ rệt do ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về
canh tác, cơ giới hoá, bảo vệ thực vật…
Đầu thế kỷ XX, thế giới biết đến ngô lai bởi đây là một thành tựu cực
kỳ quan trọng trong nông nghiệp, nhờ ứng dụng thành công ưu thế lai mà các
giống ngô lai lần lượt được ra đời, tạo ra bước nhảy vọt về năng suất và sản
lượng, góp phần cung cấp lương thực cho nhân loại trên toàn cầu. Tuy nhiên
để có giống ngô cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh
thái của từng vùng trong giai đoạn hiện nay thì các nhà khoa học cần tập trung
nghiên cứu khả năng chống chịu của các giống ngô lai với các điều kiện bất
thuận của ngoại cảnh như chịu hạn, rét…
Ở Việt Nam ngô là cây trồng mới được nhập nội khoảng trên 300 năm
nhưng diện tích trồng ngô đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2012 diện tích ngô
của cả nước là 1.118,2 nghìn ha, trong đó diện tích ngô lai đã chiếm khoảng
95,5%. Sản lượng ngô năm 2012 đạt 4.803.200 tấn, năng suất 42,9 tạ/ha
(FAOSTAT, 2013)[21]. So với năm 1990 khi chưa trồng ngô lai thì sản
lượng tăng gấp 7 lần, năng suất hơn 2,8 lần. Mặc dù vậy năng suất ngô
nước ta vẫn còn thấp, năm 2012 mới chỉ bằng 86,8% năng suất ngô bình
quân trên thế giới.
2
Một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất ngô nước ta còn thấp
là do ngô được trồng chủ yếu ở các vùng khó khăn. Các tỉnh miền núi diện
tích ngô tương đối lớn chiếm khoảng 34,8% diện tích ngô của cả nước, nhưng
lại gặp điều kiện bất thuận của yếu tố ngoại cảnh như khí hậu, thời tiết khắc
nghiệt, hạn hán, rét kéo dài, không có hệ thống thuỷ lợi, còn sử dụng các
giống cũ, lẫn tạp, thoái hoá… Vì vậy, để sản xuất ngô của Việt Nam theo kịp
các nước trong khu vực và đạt năng suất trung bình của thế giới cần phải thay
đổi cơ cấu giống và tăng cường đầu tư thâm canh. Giống là yếu tố hàng đầu
để tạo nên năng suất, chất lượng của cây trồng. Hiện nay hàng năm có rất

quả cao nhất.
Đồng Văn là một huyện miền núi phía bắc của tỉnh Hà Giang, nằm trong
62 huyện nghèo nhất của cả nước theo chương trình 30a của Chính Phủ có
mặt bằng dân trí còn thấp, có diện tích tự nhiên lớn nhưng diện tích sản xuất
nông nghiệp thấp, diện tích đất tự nhiên toàn huyện 45.908 ha, trong đó đất
nông lâm nghiệp 21.950,17 ha trên tổng diện tích đất tự nhiên, đất dành cho
sản xuất nông nghiệp là 14.454,76 ha, trong đó diện tích trồng ngô năm 2011
là 6.672 ha ngô, lúa nước 815 ha còn lại là một số cây trồng khác. Địa hình
chia cắt, phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, hình thành
nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư
đồng bộ nhất là hệ thống giao thông Đời sống vật chất tinh thần của nhân
dân còn hết sức khó khăn, sản xuất chủ yếu là thuần nông mang tính tự cung,
tự cấp. Bình quân lương thực đầu người năm 2011 đạt 403 kg/người/năm.
Ngô là cây lương thực chính của Huyện Đồng Văn, nhưng trong nhiều
năm qua việc phát triển của cây ngô của Huyện rất chậm, một phần do các
điều kiện tự nhiện không thuận lợi, một phần do trình độ dân trí, tập quán
canh tác, tập quán sử dụng làm lương thực chính của nhân dân Đến những
năm gần đây cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, của Tỉnh và việc tập trung
4
làm thay đổi về nhận thức sản xuất ngô của Huyện đối với nhân dân, sản
xuất ngô huyện Đồng Văn cũng đã đạt được những kết quả tốt về cả năng
suất và sản lượng nhưng so với mặt bằng chung trong tỉnh và của cả nước
còn rất thấp.
Tuy nhiên cây ngô ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang vẫn chưa
phát huy hết tiềm năng thế mạnh của nó, năng suất và sản lượng còn ở
mức thấp, vì vậy cần phải có những lộ trình, giải pháp phù hợp hơn cho
phát triển sản xuất.
Xuất phát từ những cơ sở trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô
lai trong điều kiện vụ Xuân năm 2012 - 2013 tại Huyện Đồng Văn –

lượng cao, quy mô lớn nhằm phục vụ nhu cầu thị trường, cần phải có các biện
pháp hữu hiệu như thay thế các giống ngô cũ năng suất thấp bằng các giống
ngô mới năng suất cao, chống chịu tốt. Đặc biệt là ở các tỉnh miền núi sử
dụng giống có khả năng chịu hạn, chịu rét tốt, năng suất cao vừa phát huy
hiệu quả kinh tế của giống vừa góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào
các dân tộc.
Trong quá trình so sánh giống sẽ loại được các giống có những yếu
điểm về các đặc tính nông sinh học như: Thời gian sinh trưởng quá dài, cây
quá cao, chống đổ kém và dễ nhiễm sâu bệnh … Chọn lựa theo kiểu hình sẽ
loại bỏ được những đặc tính không mong muốn, tuy nhiên để có kết quả tin
cậy phải thực hiện thí nghiệm ở nhiều thời vụ.
Các kết quả nghiên cứu về thời gian sinh trưởng, đặc điểm hình thái,
khả năng chống chịu, năng suất của các giống thí nghiệm là cơ sở lựa chọn
giống phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.
6
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên Thế giới
Sản xuất ngô trên thế giới phát triển liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay,
đặc biệt hơn 40 năm gần đây nhờ ứng dụng rộng rãi công nghệ ưu thế lai, kỹ
thuật nông học tiên tiến và những thành tựu của các ngành khoa học khác như
công nghệ sinh học, công nghệ chế biến và bảo quản, cơ khí hoá, công nghệ
tin học,…vào sản xuất.
Bảng 1.1: Tình hình sản suất ngô của một số khu vực trên thế giới
giai đoạn 2010 – 2012
Khu vực
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)

khăn và đầu tư thấp, chủ yếu sử dụng giống thụ phấn tự do nên năng suất, sản
lượng thấp (FAOSTAT, 2013)[21].
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2012
Tên nước Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn
Trung Quốc 32,9 95,9 331,2
Mỹ 32,5 54,6 177,5
Brazil 12,8 43,7 56,1
Israel 0,02 283,9 0,80
Hy Lạp 0,20 117,3 2,20
Nguồn: FAOSTAT, 2012 [21]
Khu vực có năng suất thấp nhất là châu Phi đạt 20,8 tạ/ha năm 2010 và
20,7 tạ/ha năm 2012. Sở dĩ năng suất ở Châu Phi thấp là do khu vực này có
điều kiện thời tiết bất thuận như: hạn hán, lũ lụt, trình độ khoa học kỹ thuật
thấp và điều kiện kinh tế hạn chế nên không có khả năng đầu tư thâm canh.
Mỹ và Trung Quốc là hai nước có diện tích, năng suất, sản lượng ngô
lớn nhất thế giới, năm 2012 đạt 32,9 và 32,5 triệu ha. Mặc dù diện tích trồng
ngô của hai nước tương đương nhau nhưng năng suất ngô của Mỹ gần gấp đôi
năng suất của Trung Quốc, năm 2012 năng suất ngô trung bình của Mỹ là
95,9 tạ/ha, chính vì vậy sản lượng ngô của Mỹ đạt 331,2 triệu tấn trong khi đó
sản lượng ngô của Trung Quốc chỉ đạt 177,5 triệu tấn.
1.2.1.2. Tình hình sử dụng ngô lai trên thế giới
8
Ngô có vai trò rất lớn trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm, thức
ăn chăn nuôi, nguyên liệu chế biến và là mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn
lợi rất lớn cho các quốc gia. Với sức ép của việc gia tăng dân số (khoảng trên

9
năng cung ứng nhu cầu trong khi đó chỉ khoảng 10% sản lượng ngô từ các
nước công nghiệp có thể xuất sang các nước đang phát triển (IRRI, 2003)[22].
Sản lượng ngô xuất khẩu đang có xu hướng giảm tại Mỹ, Brazin,
Achentina… Một số nước như Trung Quốc không xuất khẩu ngô vì trong
những năm gần đây khi thế giới cảnh báo nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt, thì
ngô đã và đang được chế biến ethanol thay thế một phần nhiên liệu xăng, dầu
chạy ô tô tại Mỹ, Braxin, Trung Quốc,… Năm 2002 – 2003 Mỹ đã dùng 25,2
triệu tấn ngô để chế biến ethanol, năm 2005 – 2006 dùng 40,6 triệu tấn và dự
kiến năm 2012 dùng 190,5 triệu tấn ngô (Viện Nghiên cứu ngô, 2008) [19].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới
Trong hai thế kỷ XVI và XVII, người Châu Âu đã tiếp thu cây ngô từ
người da đỏ nhưng chưa có cơ sở đi xa hơn so với những gì mà người da đỏ
làm được. Đối với cây ngô những phát hiện khoa học quan trọng chủ yếu tập
trung vào thế kỷ XVIII.
Năm 1716, Cottin Matther là người đầu tiên nghiên cứu thí nghiệm về
giới tính của ngô. Ông đã quan sát thấy sự thụ phấn chéo ở cây ngô tại
Massachusettes.
Tám năm sau Matther, Paul Dudly đã đưa ra nhận xét về giới tính của
ngô và cho rằng gió đã giúp ngô thực hiện quá trình thụ phấn. Năm 1876,
Charles Darwin tiến hành thí nghiệm với hàng loạt cá thể giao phối và tự thụ
phấn ở nhiều loài khác nhau như đậu đỗ, ngô, ông đã quan sát thấy sự hơn
hẳn của các cây giao phấn với các cây tự thụ phấn về chiều cao, tốc độ nảy
mầm của hạt, số bắp trên cây và cả sức chống chịu với điều kiện bất thuận và
năng suất hạt.
Trong quá trình nghiên cứu về ngô, hiện tượng ưu thế lai ở cây ngô
được các nhà khoa học quan tâm từ rất sớm. Nhà nghiên cứu người Mỹ Bill
tiến hành nghiên cứu từ năm 1876, ông đã thu được con lai có năng suất cao
10
hơn bố mẹ từ 10-15%. Năm 1909, Shull đã đưa ra ý kiến sản xuất hạt giống

sản xuất nông nghiệp và trở thành là cây lương thực quan trọng thứ hai sau
cây lúa nước. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam được thể hiện ở bảng 1.4
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2012
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
1990 432,0 15,5 671,0
1994 534,6 21,4 1.143,9
2000 730,2 25,1 2.005,9
2005 1.052,6 36,0 3.787,1
2006 1.033,1 37,0 3.819,4
2007 1.096,1 39,6 4.250,9
2008 1125,9 40,2 4.531,2
2009 1086,8 40,1 4.431,8
2010 1126,3 40,8 4.606,8
2011 1121,2 43,1 4.835,7
2012 1118,2 42,9 4.803,2
Nguồn: Số liệu thống kê của FAO, 2013 [21]
Những năm trước đây do chưa được chú trọng phát triển nên cây ngô
chưa phát huy được tiềm năng của nó. Từ giữa những năm 1980, nhờ sự hợp
tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống
ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta, góp phần nâng năng suất lên
gần 1,5 tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, sản xuất ngô chủ yếu để
giải quyết lương thực tại chỗ cho người dân Việt Nam. Ngô ở nước ta thực sự
có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu những năm 2007 đến nay, do không
ngừng mở rộng diện tích trồng giống ngô lai ra sản xuất, đồng thời cải thiện

phục vụ cho sản xuất (Cao Đắc Điểm, 1988)[2].
Từ 1971 - 1986 các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu chương trình
chọn tạo giống ngô lai và được tập trung cao độ từ năm 1990 đến nay. Bước
đầu thành công trong việc chọn tạo các giống lai không quy ước như: LS-3,
LS-5, LS-6, LS-7, LS-8…, các giống này có năng suất 3-7 tấn/ha đã được mở
rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc. Tiếp đến là những thành công
trong công tác nghiên cứu giống lai quy ước, trong một thời gian ngắn các
nhà nghiên cứu ngô Việt Nam đã tạo ra hàng loạt các giống tốt cho năng suất
cao từ 7 – 10 tấn/ha như: LVN-10, LVN-4, LVN-17, LVN-25, LVN-99,
LVN-9, LVN-145, LVN-8960, LVN-14, LVN-61,…Các giống này không
thua kém các giống ngô của các Công ty nước ngoài về cả năng suất và chất
lượng, Theo ước tính, giống ngô lai do Việt Nam lai tạo hiện nay chiếm
khoảng 60% thị phần giống của cả nước.
Như vậy, chương trình chọn tạo giống ngô Việt Nam đã từng bước phát
triển từ giống lai không quy ước đến lai kép, lai ba, lai đơn cải tiến và lai đơn.
Những thành tích đó đã đưa sản xuất ngô Việt Nam đứng trong hàng ngũ các
nước tiên tiến ở Châu Á. Một loạt các giống lai do Việt Nam chọn tạo đã
được trồng ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nước. Cùng với việc mở rộng
diện tích được trồng bằng giống lai thì các biện pháp kỹ thuật canh tác như
thời vụ, mật độ, phân bón cũng được nghiên cứu và được và áp dụng rộng rãi
trong sản xuất. Đặc biệt, công trình nghiên cứu trồng ngô trên nền đất ướt đã
làm tăng diện tích trồng ngô Việt Nam rất nhanh ở giai đoạn 1985 – 1990.
Công nghệ sinh học là một ngành khoa học mới được áp dụng ở Việt
Nam nhưng cũng đã đạt được những thành công bước đầu. Kỹ thuật nuôi cấy
bao phấn ở Viện Nghiên cứu ngô đã ngày càng hoàn thiện và đã chọn ra hơn
10 dòng đơn bội kép, bước đầu đánh giá là rất có triển vọng, đã sử dụng kỹ
14
thuật tạo dòng đơn bội kép. Đặc biệt từ năm 2002, Việt Nam đã tham gia vào
mạng lưới công nghệ sinh học vùng ngô Châu Á nhằm đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ sinh học vào tạo giống với 3 nội dung chính là: (1) phân tích đa

nông, các Công ty giống cây trồng Trung ương và các tỉnh, huyện trong việc
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Những tồn tại trong việc nghiên cứu giống ngô ở Việt Nam
Nguồn vật liệu tạo giống nghèo nàn, nguồn nhập nội chủ yếu ở các nước
tiên tiến vùng ôn đới không phù hợp với điều kiện sinh thái Việt Nam nên không
ứng dụng được trực tiếp mà đòi hỏi thời gian dài và đầu tư lớn để chọn lọc.
Sản xuất ngô ở nước ta vẫn mang tính manh mún, nhỏ lẻ và phân tán,
đặc biệt là vùng núi Đông Bắc, vì vậy việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất
rất khó khăn.
Các nghiên cứu về kỹ thuật canh tác như khoảng cách, mật độ, phân bón,
thời vụ, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại, bảo quản sau thu hoạch chưa được
quan tâm đúng mức như với công tác chọn tạo giống, chưa đáp ứng được đòi
hởi của giống mới, vì vậy năng suất thực tế thấp hơn nhiều so với tiềm năng
của giống. Theo Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia:
LVN14 là giống ngô lai đơn do TS Phan Xuân Hào- Phó Viện trưởng Viện
nghiên cứu Ngô chọn tạo, đã được Bộ NN - PTNT cho phép sản xuất thử trên
phạm vi cả nước. LVN14 có TGST từ 110 - 115 ngày, ngắn hơn hoặc bằng
C919, chiều cao cây từ 198 - 250 cm tùy vụ, cao hơn LVN4, tương đương
C919 và thấp hơn CP888, chịu hạn tốt, chịu rét khá, chống đổ tốt. LVN14 có
chiều dài bắp khá, đường kính bắp lớn, tỷ lệ hạt/bắp khá cao, khối lượng
1.000 hạt cao (330 - 370g), màu hạt đẹp.
16
Bên cạnh đó việc nghiên cứu chưa đầy đủ về cách bảo quản chế biến ngô
sau thu hoạch trong điều kiện ở Việt Nam. Việc đưa các tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất gặp rất nhiều hạn chế do trình độ hiểu biết về khoa hoạc kỹ thuật của
nông dân còn thấp và không đồng đều giữa các vùng trồng ngô, mặt khác do
điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu vốn đầu sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Sản xuất của các hộ nông dân còn manh múng, nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch
tổng thể về phát triển ngô, phần lớn trông ngô ở vùng núi phía Bắc.
Định hướng trong nghiên cứu phát triển các giống ngô lai ở Việt Nam.

những kết quả nhất định được thể hiện qua biểu 1.5.
Qua bảng trên cho thấy diện tích trồng ngô của tỉnh những năm trước
đến năm 2008 biến động không lớn, năng suất và sản lượng ngô tăng cũng
không đáng kể. Từ năm 2008 đến nay cây ngô Hà Giang đã có những chuyển
biến tích cực cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích ngô năm 2012
đạt lên 52.508,6 ha tăng 8,48 nghìn ha; năng suất đạt 32,1tạ/ha.
Bảng 1.5 : Sản xuất ngô của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2005 - 2012
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2005 44,024 21,0 92,45
2006 43,269 21,0 90,86
2007 43,828 22,8 99,93
2008 46,138 24,3 112,12
2009 46,758 26,0 121,57
2010 47,559 28,7 136,49
18
2011 49,187 30,3 149,04
2012 52,508 32,1 168,55
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Giang, 2013[3]
Sản lượng tăng từ 92,45 nghìn tấn, năm 2005 lên 168,55 nghìn tấn vào
năm 2012, tăng 76,1 nghìn tấn so với năm 2005. Tuy nhiên năng suất ngô vẫn
thấp so với năng suất ngô của cả nước, năng suất ngô hiện tại của tỉnh Hà
Giang chỉ bằng 2/3 năng suất ngô trung bình của cả nước. Sản lượng ngô năm
2012 đạt 168,55 nghìn tấn. Có được những kết quả trên là nhờ Hà Giang đã
có nhiều cơ chế, chính sách và chỉ đạo phát triển phù hợp

thuật vào sản xuất Đặc biệt là việc sử dụng giống ngô lai có năng suất cao
thay thế cho các giống ngô địa phương năng suất thấp, bằng các giải pháp cụ
thể là ban hành chính sách hỗ trợ giá giống đối với nhân dân khi sử dụng
giống lai (năm 2005 diện tích ngô lai trên địa bàn là 1.590 ha chiếm 21,2%,
nhưng đến năm 2011 đã tăng lên 4.313,3 ha chiếm 64,6% diện tích tăng
2.723,3 ha so với năm 2005).
Tình hình sản xuất ngô của huyện Đồng Văn trong những năm gần đây
đã có những bước phát triển lớn thay đổi chủ yếu về năng suất và sản lượng.
Bảng 1.6: Tình hình sản xuất ngô của huyện Đồng Văn 2005-2011
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
sản lượng
(tấn)
2005 7.249,3 18,6 13.447,5
2006 6.797,6 19,7 13.425,2
2007 6.465,2 20,6 13.286,0
2008 6.591,0 21,8 14.375,0
2009 6.404,7 24,6 15.723,5
20


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status