ỨNG DỤNG GIS ĐỂ THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH PHƯỜNG AN HOÀ – THÀNH PHỐ HUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ - Pdf 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP

KHOÁ LUẬN
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG GIS ĐỂ THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ
ĐỊA CHÍNH PHƯỜNG AN HOÀ – THÀNH PHỐ HUẾ
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện:
Lớp: Quản Lý Đất Đai
Địa điểm thực tập:
Thời gian thực tập:
Giáo viên hướng dẫn:
Bộ môn:
Năm 2009
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá, cùng
với việc hội nhập, mở rộng giao lưu quốc tế thì nhu cầu sử dụng đất phục vụ
cho quá trình phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ….
ngày càng lớn làm cho áp lực về đất đai ngày càng gia tăng. Điển hình là tình
trạng manh mún trong quản lý sử dụng đất khá phổ biến trên hầu hết các địa
phương trong cả nước làm hạn chế quá trình đầu tư phát triển kinh tế nước
nhà. Vì vậy, việc quản lý sử dụng đất sao cho có khoa học là một việc làm hết
sức cần thiết, nâng cao hiệu quả sử dụng đất làm tiền đề để thực hiện công
nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn. Do đó vấn đề đặt ra là phải xoá bỏ tình
trạng manh mún trong quản lý sử dụng đất, muốn vậy nhất thiết phải tiến hành
xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin đất đai hoàn chỉnh và triệt
để trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.

em tiến hành đề tài:
“Ứng dụng GIS để thành lập và quản lý hồ sơ địa chính phường An
Hoà – thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế”
1.2. Mục đích
Việc thực hiện đề tài nhằm các mục đích sau:
• Xây dựng được hồ sơ địa chính dạng số cho địa bàn nghiên cứu trên cơ sở
ứng dụng các phần mềm chuyên ngành quản lý đất đai.
• Nâng cao hiểu biết và khả năng sử dụng các phần mềm chuyên ngành.
• Đánh giá được các điểm mạnh yếu của các phần mềm trong các công việc
khác nhau. Từ đó đưa ra kiến nghị sử dụng phần mềm nào cho hợp lý nhất.
• Nâng cao vai trò của GIS trong việc thành lập và quản lý hồ sơ địa chính.
1.3. Yêu cầu
Việc thực hiện đề tài nhằm các yêu cầu sau:
• Nắm được những kiến thức về các phần mềm chuyên ngành có liên quan.
• Ứng dụng được các phần mềm chuyên ngành vào việc thành lập và quản lý
hồ sơ địa chính.
• Tạo ra được kết quả nghiên cứu cụ thể từ đó phân tích tính khả thi và mở
rộng của đề tài.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Hồ sơ địa chính
2.1.1. Khái niệm hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng
đất. Hay nói cách khác hồ sơ địa chính là các bản ghi thông tin về thửa đất
nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Hồ sơ địa chính là hệ thống bản đồ, sổ sách chứa đựng những thông tin
cần thiết về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, pháp lý của đất đai được lập
trong quá trình đo đạc thành lập bản đồ, đăng ký đất đai ban đầu, đăng ký
biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

nhưng chưa có quyết định thu hồi, thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình,
thuộc địa bàn có quy định hạn chế diện tích xây dựng);
Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất gồm những
thay đổi về thửa đất, về người sử dụng đất, về chế độ sử dụng đất về quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất, về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
 Sổ mục kê đất đai là Sổ ghi về thửa đất, về đối tượng chiếm đất
nhưng không có ranh giới khép kín trên tờ bản đồ và các thông tin có liên
quan đến quá trình sử dụng đất, Sổ mục kê đất đai được lập để quản lý thửa
đất, tra cứu thông tin về thửa đất và phục vụ thống kê kiểm kê đất đai. Nội
dung sổ mục kê đất đai bao gồm:
Thửa đất gồm: số thứ tự thửa, tên người sử dụng đất hoặc người được
giao đất để quản lý, diện tích, mục đích sử dụng đất và những ghi chú về thửa
đất (khi thửa đất thay đổi, giao để quản lý, chưa giao, chưa cho thuê, đất công
ích…)
Đối tượng có chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất hoặc có hành
lang bảo vệ an toàn như đường giao thông; hệ thống thuỷ lợi (dẫn nước phục
vụ cấp nước, thoát nước, tưới nước, tiêu nước, đê đập); công trình khác theo
tuyến sông ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thuỷ văn khác theo tuyến;
khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới khép kín trên bản đồ gồm tên
đối tượng diện tích trên tờ bản đồ, trường hợp đối tượng không có tên thì phải
đặt tên hoặc ghi ký hiệu trong quá trình đo đạc thành lập bản đồ địa chính.
 Sổ theo dõi biến động đất đai là Sổ ghi những biến động về sử dụng
đất trong quá trình sử dụng đất. Nội dung theo dõi biến động đất đai gồm tên
và địa chỉ của người đăng ký biến động, nội dung biến động về sử dụng đất
5
trong quá trình sử dụng (thay đổi về thửa đất, về người sử dụng về chế độ sử
dụng đất, quyền của người sử dụng đất, về Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất).
2.2 Hồ sơ địa chính dạng số
2.2.1. Khái niệm

- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Thống kê, kiểm kê đất đai;
- Quản lý tài chính về đất đai;
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản;
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
2.3. Nội dung xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo Thông tư
09/2007/TT – BTNMT[2]
2.3.1 Cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng phải đảm bảo các điều kiện tối
thiểu sau:
a. Được cập nhật chỉnh lý đầy đủ theo đúng yêu cầu với các nội dung thông
tin của bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính theo quy định của
Thông tư này;
b. Từ cơ sở dữ liệu địa chính in ra được:
- Giấy chứng nhận;
- Bản đồ địa chính theo tiêu chuẫn kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định;
- Sổ mục kê đất đai và Sổ địa chính theo mẫu quy định tại Thông tư này;
- Biểu thống kê, kiểm kê đất đai, các biểu tổng hợp kết quả cấp giấy chứng
nhận và đăng ký biến động về đất đai theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định;
- Trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính của thửa đất hoặc một
khu đất (gồm nhiều thửa đất liền kề nhau);

vào thiết bị nhớ;
8
f. Bảo đảm tính tương thích với các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu khác,
phần mềm ứng dụng đang phổ biến tại Việt Nam.
2.3.3. Lộ trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính:
a. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên phạm vi cả nước được ưu tiên
thực hiện theo trình tự dưới đây:
- Đối với các phường, thị trấn phải thực hiện trước năm 2010;
- Đối với các xã ở đồng bằng, trung du phải được thực hiện trước năm 2015;
- Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa có điều kiện khó khăn
thì có thể thực hiện sau khi đã hoàn thành cho các phường, thị trấn và các xã
đồng bằng, trung du;
b. Trong thời gian chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì thực hiện như sau:
- Trường hợp địa phương chưa lập hồ sơ địa chính trên giấy thì khi thực hiện
cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động về sử dụng đất phải lập, chỉnh lý hồ
sơ địa chính trên giấy ở cả cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã theo quy định tại
Thông tư này;
- Trường hợp địa phương đã lập hồ sơ địa chính trên giấy theo quy định
trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục sử dụng, cập nhật và
chỉnh lý biến động về sử dụng đất trong quá trình quản lý đất đai theo hướng
dẫn tại Thông tư này;
c. Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tài
nguyên và Môi trường và các ngành có liên quan lập và tổ chức chỉ đạo thực
hiện kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bảo đảm theo đúng lộ trình
hướng dẫn tại Thông tư này để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai của địa phương.
2.4. Ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu
2.4.1. Khái niệm về GIS và các ứng dụng của GIS
2.4.1.1 GIS là gì?
GIS (hệ thống thông tin địa lý) là hệ thống bao gồm các phần mềm, phần
cứng máy tính và một cơ sở dữ liệu đủ lớn, có các chức năng thu thập, cập

GIS
ảnh vệ tinh /
không ảnh
Các nguồn
khác
Đo đạc thực
địa
Mỗi lớp dữ liệu không gian chỉ thể hiện một dạng thông tin (lớp sử dụng đất,
lớp nguồn ô nhiễm không khí…). Hiện nay có hai dạng dữ liệu đang được sử
dụng để lưu trữ dữ liệu là file dữ liệu và cơ sở dữ liệu địa lý. File dữ liệu có
cấu trúc gọn và đơn giản hơn, điển hình file dữ liệu này là định dạng
shapeFile của ERSI (.shp), Mapinfo Table của Mapinfo (.tab, .mif). Còn cơ sở
dữ liệu địa lý (Geodatabase) được dùng cho các hệ thống GIS lớn,
Geodatabase hổ trợ khả năng kết nối từ xa, đa người dùng và có thể chứa
nhiều lớp dữ liệu, kể cả dữ liệu Raster.
Các phần mềm GIS thương mại đã biết tận dụng các ưu điểm của cơ sở
dữ liệu quan hệ (Microsoft Access, SQL Server, Oracle…) để phát triển thành
cơ sở dữ liệu địa lý. Chính vì vậy, chức năng truy xuất trong cơ sở dữ liệu
GIS bao gồn cả chức năng có sẵn của cơ sở dữ liệu quan hệ chuẩn, ví dụ: trích
trong dữ liệu đã lưu trữ trên cơ sở dữ liệu thuộc tính nào đó như tên hay lớp
đối tượng, để hổ trợ câu hỏi truy vấn (Query) để tìm thông tin mà giá trị của
nó bằng hay nằm trong khoảng xác định. [6]
c. Tìm kiếm và phân tích không gian
Chức năng tìm kiếm đơn giản nhất là tìm đối tượng bản đồ hay một phần
của chúng nằm trong nột vùng cho trước. Phép phân tích này có thể được xem
như phép truy vấn cơ sở dữ liệu không gian cơ bản, một số lĩnh vực nghiên
cứu ứng dụng khác của GIS là phân tích, tổng hợp các thông tin nhằm tìm ra
mối liên kết các sự kiện xảy ra trong không gian. [6]
Việc tìm kiếm và phân tích bao gồm:
- Tìm kiếm trong vùng không gian

- Phần cứng: Là hệ thống máy tính phục vụ cho một hệ GIS hoạt động,
bao gồm máy tính và các thiết bị nhập, xuất, lưu trữ dữ liệu…Ngày nay phần
mền GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng.
- Phần mềm: Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần
thiết để lưu trữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý.
- Dữ liệu: Một trong những thành phần quan trong nhất của GIS là dữ
liệu GIS. Nó phải được đảm bảo chính tuyệt đối về tính chính xác. Dữ liệu
được sử dụng trong GIS không chỉ là dữ liệu địa lý riêng lẽ mà còn phải được
thiết kế trong một cơ sở dữ liệu (Geodatabase); có 2 dạng dữ liệu thường gặp
đó là dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.
12
- Phương pháp: Sự thành công trong các thao tác với GIS phụ thuộc rất
nhiều vào việc hoạch định phương pháp tiến hành công việc
- Con người: Phạm vi con người ở đây rất rộng lớn, từ những chuyên gia
cao cấp cho đến những nhà lập kế hoạch, các bộ lâm nghiệp, nhà phân tích thị
trường, những người sử dụng GIS để phục vụ cho công việc hằng ngày.
2.4.2. Giới thiệu các phần mềm được sử dụng để xây dựng và quản lý hồ sơ địa
chính
2.4.2.1. Giới thiệu về MicroStation
Phần mềm MicroStation đây là phần mềm trợ giúp thiết kế, là môi
trường đồ hoạ mạnh cho phép xây dựng quản lý các đối tượng đồ hoạ thể hiện
các yếu tố bản đồ. MicroStation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng
dụng khác như Geovec, Irasb, MSFC, Mrfflag chạy trên đó.
Các công cụ của MicroStarion được sử dụng để số hoá các đối tượng
trên nền ảnh (raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.
MicroStation còn cung cấp công cụ nhập, xuất (import, export) dữ liệu
đồ hoạ từ các phần mềm khác qua các file (.dxt) hoặc (.dwg). [1]

Hình 1: Giao diện với phần mền MicroStation
13

công tác thành lập và quản lý hồ sơ địa chính cũng thực hiện được nhiều
thành quả nhất định như ở Thừa Thiên Huế.
Ở nước ta hiện nay việc ứng dụng GIS trong thành lập hồ sơ địa chính
vẫn chưa được tiến hành đồng bộ và còn sự chồng chéo của nhiều cơ quan.
Tuy nhiên việc ứng dụng GIS đã góp một phần rất lớn trong công tác quản lý
đất đai như chúng ta xây dựng một hệ thông tin tương đối đồng bộ và hoàn
chỉnh, quá trình quản lý đất đai được thực hiện một cách hiệu quả.
Hiện nay công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đang được tiến hành một cách
khá phổ biến ở mọi địa phương trong cả nước chính vì vậy nó đòi hỏi phải có
sụ thống nhất chung giữa các các quan ban ngành để xây dựng một cơ sở dữ
liệu đất đai đồng bộ. Các thông tin đất đai phải có sự thống nhất chung nhằn
tạo được mối liên kết giữa các cơ sở dữ liệu với nhau.
Việc ứng dụng công nghệ GIS luôn luôn phát triển và thay đổi chính vì
vậy chúng ta không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển tiến
bộ hơn trong lĩnh vực này. Đội ngũ cán bộ áp dụng công nghệ GIS vẫn còn
hạn chế nên công tác này gặp không ít khó khăn và để giải quyết vấn đề này
chúng ta phải đào tạo một khối lượng cán bộ có chuyên môn để phục vụ công
tác này.
15
2.5.2. Thực trạng ứng dụng GIS trong thành lập và quản lý hồ sơ địa chính ở
Thừa Thiên Huế
Việc thành lập và quản lý hồ sơ địa chính ở Thừa Thiên Huế đã có nhiều
thành quả nhất định: nhất là trong việc chuẩn hoá hồ sơ địa chính từ Trung
ương đến cơ sở. Ngày nay với những tiến bộ của khoa học công nghệ thì công
tác thành lập và quản lý hồ sơ địa chính đã có nhiều thuận lợi, chính nhờ sự
hổ trợ của các phần mềm tin học mà công tác thành lập quản lý hồ sơ địa
chính ở Thừa Thiên Huế không ngừng hoàn thiện và phát triển. Tuy nhiên
cũng không khác gì ở Việt Nam nói chung mà Thừa Thiên Huế cũng tồn tại
không ít những khó khăn nhất định như nhân lực còn nhiều hạn chế, phương
tiện thực hiện chưa đồng bộ cò nhiều bất cập giữa các cơ quan.

3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội.
- Tình hình quản lý và sử dụng đất.
- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính của phường
 Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian
 Xây dựng dữ liệu thông tin thuộc tính và nhập thông tin cho từng thửa
đất
 Tạo sự liên kết giữa dữ liệu không gian (bản đồ) và dữ liệu thuộc
tính.
 Xử lý, tìm kiếm, phân tích tổng hợp, thống kê thông tin về thửa
đất, người sử dụng đất trong cơ sở dữ liệu phục vụ cho nhiệm vụ
quản lý nhà nước về đất đai, cung cấp thông tin đất theo yêu cầu của
quản lý đất đai và nhu cầu thông tin của cộng đồng.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu và tài liệu.
- Phương pháp kế thừa.
- Phuơng pháp bản đồ.
- Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin GIS.
- Phương pháp phân tích, xử lý, tổng hợp số liệu.
17
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
An Hoà là phường nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thành phố Huế, được
tách ra từ xã Hương Sơ cũ vào tháng 03 năm 2007. Sau khi xác lập đường
ranh giới hành chính chia cắt giữa hai phường thì phường An Hoà nằm ở phía
Tây của xã Hương Sơ cũ, nơi có đường Quốc lộ 1A đi qua, còn phía Đông
thuộc về phường Hương Sơ.

C,
và cao nhất có khi lên tới 39
0
C - 40
0
C. Độ ẩm bình quân vào khoảng 75% và
lượng mưa mùa này là thấp nhất trong năm, khoảng 1,882mm.
* Mùa mưa lạnh
Mùa mưa tại đây bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, do ảnh hưởng
của không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống và sự xuất hiện của gió mùa Đông
Bắc làm nhiệt độ giảm mạnh và trời trở rét, thỉnh thoảng xuất hiện những đợt
rét đậm, rét kéo dài. Nhiệt độ vào mùa này trung bình khoảng 20
0
C và thấp
nhất khoảng 15
0
C. Lượng mưa tập trung lớn nhất từ tháng 10 đến tháng 12 do
ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, chiếm từ 51% đến 56% tổng lượng
mưa cả năm. Độ ẩm trung bình của mùa này vào khoảng 90%, và số ngày
nắng là rất ít.
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp, ngành nghề thủ
công truyền thống, các ngành nghề dịch vụ cũng rất phát triển, đặc biệt kể từ
khi xây dựng Khu quy hoạch Hương Sơ với Khu công nghiệp Hương Sơ, số
lượng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn ngày càng tăng, hoạt
động rộng ở nhiều ngành nghề như nhà máy bánh kẹo, nhà máy điện tử, nhà
máy nhựa, xay sát, giầy da…
Hiện nay, trên địa bàn số lượng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã và
đang đi vào hoạt động là 20 đơn vị; hoạt động có hiệu quả. Bộ mặt đời sống

Trong năm 2008 phường đã tổ chức tốt các hoạt động nhân ngày Gia
đình Việt Nam 28/6, đồng thời tổ chức lồng ghép các nội dung: phụ nữ nuôi
con khẻo dạy con ngoan, phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình, tuyên truyền
bình đẳng giới, chống bạo lực gia đình. Triển khai chiến dịch truyền thông
lồng ghép chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình tại 13 tổ dân
phố, kết quả: dụng cụ tử cung:97/85 đạt 114% kế hoạch; đình sản 4/4 đạt
100%; điều trị phụ khoa cho 136 trường hợp, khám phụ khoa: 1115 trường
hợp.
- Số lần sinh trong 11 tháng đầu năm là 126, trong đó số pụ nữ sinh con
thứ ba trở lên 21 chiến 16.6%, giảm 1% so với năm 2007.
20
- Số người chết trong 11 tháng đầu năm là 22 người
- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: 0.95%
- Tỷ suất sinh: 11.8%
- Tỷ suất tỷ: 2.3%
Tình hình dân số và lao động trên địa bàn được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1. Tình hình dân số và lao động năm 2008
Chỉ tiêu Đơn vị
Phường
An Hoà
2008
1. Dân số người 13928
2. Số hộ hộ 3027
3. Mật độ dân số người/km
2
3116
4. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên % 0.95
5. Tỷ lệ gia tăng cơ học % 1.7
6. Bình quân nhân khẩu/hộ người/hộ 4.6
7. Lao động người 6970

Hệ thống điện, cấp thoát nước được đảm bảo. Số hộ dùng điện, nước
sạch ngày càng tăng cao, đạt gần 100%.
Đường giao thông nông thôn đã và đang được bê tông hoá. Ngoài những
trụ đường chính như Quốc lộ 1A, Nguyễn Văn Linh, Lý Thái Tổ, Lý Nam Đế,
Cao Thắng là đường trải nhựa thì tổng số đường được bê tông hoá (đường
liên kiệt, liên thôn) là 49,978 Km.
Điện chiếu sáng được thắp sáng ở những trụ đường chính như đường Lý
Thái Tổ, Nguyễn Văn Linh, Lý Nam Đế, Cao Thắng… tạo bộ mặt đô thị hoá.
Trên địa bàn có 6 trạm biến áp phụ vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của
nhân dân và đảm bảo công tác chiếu sáng, đặc biệt là có trạm biến áp 110 KW
phục vụ nhu cầu dùng điện của thành phố.
4.1.3.2 Cơ sở hạ tầng xã hội
An Hoà có một cơ sở y tế đảm bảo công tác khám chửa bệnh, chăm sóc
sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Trên địa bàn có một bưu điện An Hoà và một
bưu điện văn hoá, có một chợ lớn An Hoà và chợ nhỏ ở các khu vực dân cư
phục vụ nhu cầu thông thương, mua bán của nhân dân không chỉ trong
phường mà còn phục nhân dân các vùng phụ cận.
Hệ thống trường học gồm có:
- Một trường trung học cơ sở gồm 60 các bộ, giáo viên; 1135 học sinh
với 28 lớp.
22
- Ba trường tiểu học gồm 60 cán bộ, giáo viên; 1531 học sinh với 47 lớp.
- Một trường mẫu giáo ở 7 cơ sở gồm có 14 cán bộ, giáo viên; 279 trẻ
với 10 lớp.
4.2Tình hình quản lý, sử dụng đất đai
4.2.1. Tình hình quản lý đất đai
Từ năm 2007 trở về trước An Hoà vẫn chưa được tách ra mà còn thuộc
xã Hương Sơ. Khi đó vấn đề quản lý đất đai vẫn chưa được quan tâm nhiều và
còn nhiều hạn chế.
An Hoà có tổng diện tích tự nhiên 447.49 ha trong đó bao gồm: đất phi

giai đoạn 2003 - 2008
Tên công trình, dự án Thời điểm quy hoạch Đơn vị tính
- Khu dân cư giai đoạn 3 2003 0.60 ha
- Công ty môi trường và công
trình đô thị
2003 1.00 ha
- Xây dựng cơ sở hạ tầng 2003 2.12 ha
- Mở rộng cụm công nghiệp 2003 0.60 ha
- Công ty vật tư nông nghiệp 2004 0.91 ha
- Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ
em
2005 0.51 ha
- Mở rộng bến xe phía Bắc 2005 1.25 ha
- Mở rộng cụm công nghiệp 2005 7.00 ha
- Xây dựng trường Trung học 2006 1.00 ha
24
phổ thông Hương Vinh
- Xây dựng trường tiểu học
Triều Sơn Tây
2006 1.00 ha
- Viện cơ điện nông nghiệp 2007 0.55 ha
- Mở rộng cụm công nghiệp 2007 7.86 ha
- Xây dựng Đê Bàu Miêu 2008 66.000.000đ
- Xây dựng Cầu Hói Cộ 2008 114.900.000đ
- Kiên cố kênh nương 2008 70.000.000đ
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội các năm 2003 – 2007, 2008)
* Quản lý giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng
đất
Đô thị hoá làm cho đất đai được sử dụng nhiều hơn, quá trình thuê đất
cũng diễn ra phổ biến hơn và đã được quản lý chặt chẽ bởi cán bộ địa chính


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status