Luận văn: "“Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm He Chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại vĩnh tân - tuy phong - bình thuận”. - Pdf 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỈ THUẬT CÔNG NGHỆ VẠN XUÂN
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
= = =  = = =
NGUYỄN ĐÌNH VƯƠNG
TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TÔM HE CHÂN TRẮNG
(Penaeus vannamei Boone, 1931)
TẠI VĨNH TÂN – TUY PHONG – BÌNH THUẬN
BÁO CÁO CUỐI KHÓA
Ngành Nuôi trồng Thủy sản, khóa 2008 - 2011
Bình thuận, tháng 06 năm 2011
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu Trường cao đẳng
kỉ thuật công nghệ vạn xuân, cùng với khoa NTTS đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chú : KS Nguyễn Văn Dương người đã
tận tình định hướng, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện báo cáo
cuối khoa này.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tập thể trại sản xuất giống tôm thẻ chân
trắng đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất giúp tôi hoàn thành báo cáo này.
Lời cảm ơn tới gia đình đã tạo điều kiện vật chất và tinh thần giúp con hoàn
thành báo cáo này.
Lời cảm ơn chân thành xin gửi tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp,
những người đã giúp đỡ và động viên tôi trong học tập cũng như trong cuộc
sống.
Em xin chân thành cảm ơn
Bình thuận: tháng 06 năm 2011
Nguyễn đình vương
i
MỤC LỤC
Trang

phát triển không bền vững: Đó là hiện tượng ô nhiễm môi trường sinh thái dẫn đến
tôm nuôi bị dịch bệnh và chết hàng loạt trong nhưng năm gần đây. Như là hiện
trạng sử dụng hoá chất, kháng sinh bừa bãi dẫn đến tôm bị còi cọc, tồn dư kháng
sinh…Có nhiều nguyên nhân khiến nghề nuôi tôm phải đối mặt với những nguy cơ
trên nhưng đáng cảnh báo và lo ngại nhất hiện nay là chất lượng tôm giống chưa
đảm bảo, trong vấn đề sản xuất con giống đại trà hiện nay còn nhiều điều phải quan
tâm. Thực tế sản xuất hiện nay cho thấy, do tốc độ phát triển nghề nuôi tôm thương
phẩm rất nhanh nên yêu cầu về số lượng tôm giống hàng năm tăng nhanh. Để đáp
ứng được nguồn cung cấp tôm giống cho thị trường, hàng loạt các trại sản xuất
giống đã ra đời, nhưng để đạt được lợi nhuận tối đa họ đã sử dụng hàng loạt các loại
hoá chất, kháng sinh nguy hiểm để phòng trị bệnh nhằm nâng cao tỷ lệ sống của ấu
trùng… và dĩ nhiên hậu quả là tôm giống sẽ bị còi cọc, chậm lớn và tồn dư lượng
thuốc kháng sinh.Trong nuôi tôm thương phẩm sẽ phải sử dụng kháng sinh liều cao,
dẫn đến tồn dư kháng sinh trong thịt tôm, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu
dùng. Trong bối cảnh nước ta đang vào sâu WTO thì điều này sẽ là trở ngại lớn cho
mặt hàng tôm xuất khẩu vào các thị trường đầy tiềm năng nhưng khó tính như EU,
Nhật Bản, Hoa Kỳ…
1
Đứng trước thực trạng đó, việc sản xuất ra nguồn tôm giống đủ về số lượng,
đảm bảo chất luợng sạch bệnh và hạn chế tối đa kháng sinh, hoá chất đang là đòi
hỏi bức thiết của nghề nuôi tôm công nghiệp đối với các nhà nghiên cứu và sản xuất
tôm giống.
Để sản xuất được nguồn tôm giống có chất lượng tốt và sạch bệnh.Trên cơ sở
đó, được sự đồng ý của Khoa Nuôi trồng Thủy sản – Trường Cao Đẳng Kỉ Thuật
Công Nghệ Vạn Xuân, và tình cấp thiết yêu cầu của gia đình nên tôi thực hiện đề tài
“Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm He Chân trắng (Penaeus vannamei Boone,
1931) tại vĩnh tân - tuy phong - bình thuận”.Mục tiêu là tìm hiểu được các biện
pháp kỹ thuật tối ưu và có hiệu quả nhất trong công tác sản xuất giống tôm He Chân
trắng.
Đề tài cần tìm hiểu với các nội dung cụ thể sau:

a. Cấu tạo cơ thể
Chia làm 2 phần:
3
• Phần đầu ngực
Phần đầu ngực có các đôi phần phụ, một đôi mắt kép có cuống mắt, 2 đôi râu
(Anten 1 và Anten 2), 3 đôi hàm (đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ 1 và đôi hàm nhỏ 2), 3
đôi chân hàm giúp cho việc ăn và bơi lội, 5 đôi chân ngực giúp cho việc ăn và bò
trên mặt đáy.Ở tôm cái, giữa các gốc chân ngực 4 và 5 có thelycum.Phần đầu ngực
được bảo vệ bởi giáp đầu ngực.Trên giáp đầu ngực có nhiều gai, gờ, sóng, rãnh.
• Phần bụng
Bụng chia làm 7 đốt, 5 đốt đầu mỗi đốt mang một đôi chân bơi.Mỗi chân bụng có
một đốt chung bên trong, đốt ngoài chia thành 2 nhánh: nhánh trong và nhánh
ngoài.Đốt bụng thứ 7 biến thành telson hợp với đôi chân đuôi phân nhánh tạo thành
đuôi, giúp tôm bơi lội lên xuống và búng nhảy.Ở tôm đực, 2 nhánh trong của đôi
chân bụng 1 biến thành petasma và 2 nhánh trong của đôi chân bụng 2 biến thành
đôi phụ bộ đực, là các bộ phận sinh dục bên ngoài.
b. Màu sắc
Vỏ tôm He Chân trắng mỏng, có màu trắng bạc, nhìn vào cơ thể tôm thấy rõ
đường ruột và các đốm nhỏ dày đặc từ lưng xuống bụng, chân bò màu trắng ngà,
chân bơi có màu vàng nhạt, các vành chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh, râu tôm có
màu đỏ và chiều dài gấp 1,5 lần chiều dài thân.
1.1.3. Đặc điểm phân bố
Tôm He Chân Trắng chủ yếu phân bố tự nhiên ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt
đới của vùng Đông Thái Bình Dương.
Hiện nay, tôm He Chân trắng được đưa sang nuôi ở Đài Loan, Trung Quốc, Việt
Nam, Thái Lan và nhiều nước khác.
1.1.4. Đặc điểm về sinh thái
• Môi trường sống:
Tôm He Chân trắng sống ở các vùng biển tự nhiên có các đặc điểm sau:
Nền đáy Nhiệt độ

Tôm He Chân trắng là loài động vật ăn tạp nhưng thiên về ăn động vật.Ngoài tự
nhiên tôm tích cực bắt mồi vào ban đêm, vào kỳ nước cường lúc thủy triều lên.Tính
ăn của tôm thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển.Tôm có thể ăn thịt lẫn nhau khi lột
xác hoặc khi thiếu thức ăn.
• Nhu cầu dinh dưỡng
5
Protein là thành phần quan trọng nhất trong thức ăn của tôm. Tôm He Chân trắng
không cần thức ăn có hàm lượng protein cao như tôm Sú, 35% protein được coi là
thích hợp hơn cả.Tôm He Chân trắng có khả năng chuyển hóa thức ăn rất cao.
Loài Tỷ lệ protein thích hợp (%)
Tôm He Nhật bản (Penaeus japonicus) 40
Tôm He Chân trắng (Penaeus vannamei) 35
Tôm Sú (Penaeus monodon) 46
Bảng 1.2: Tỷ lệ protein tối ưu trong thức ăn của một số loài tôm
1.1.7. Đặc điểm sinh sản và hoạt động giao vĩ
a. Đặc điểm sinh sản
Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển
có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26 - 28
o
C, độ mặn khá cao 35
o
/
oo
.Trứng nở ra ấu
trùng và vẫn loanh quanh ở khu vực sâu này.Tới giai đoạn Postlarvae, chúng bơi
vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Nơi đây điều kiện môi
trường rất khác biệt: thức ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn Sau
một vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc
sống giao hợp, sinh sản làm trọn chu kỳ.
Tôm He Chân trắng có thời gian sinh sản tương đối dài.Sống ở vùng nhiệt đới,

buồng trứng vẫn còn trứng không đẻ.
c. Hoạt động giao vỹ
Ban đầu một hoặc nhiều con đực cùng đuổi theo con cái ở phía sau, con đực
thường dùng chủy và râu đẩy nhẹ dưới đuôi con cái.Sau đó, tôm đực lật ngữa thân
và ôm tôm cái theo hướng đầu đối đầu, đuôi đối đuôi.Thời gian giao vĩ xảy ra
nhanh, từ lúc rượt đuổi đến lúc kết thúc lâu nhất là 7 phút, nhanh nhất là 3 phút.
d. Sức sinh sản
Tôm He Chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, tôm cái có
khối lượng 30 – 40g là có thể tham gia sinh sản.Sức sinh sản thực tế khoảng 10 – 15
vạn trứng/tôm mẹ. Sau khi đẻ buồng trứng lại phát dục tiếp, thời gian giữa 2 lần đẻ
7
liên tiếp cách nhau 2 – 3 ngày (đầu vụ chỉ khoảng 50 giờ), con đẻ nhiều nhất có thể
lên đến 10 lần/năm, thường 2 – 3 lần đẻ liên tiếp thì có 1 lần lột xác.
e. Cơ sở khoa học của kỹ thuật cắt mắt tôm mẹ
Phức hệ cơ quan X - tuyến nút (X organ - Sinus gland) nằm ở cuống mắt trực
tiếp điều khiển tổng hợp hormone ức chế sự phát triển tuyến sinh dục (Gonad
Inhibiting Hormone - GIH) và hormone ức chế lột xác (Moulting Inhibiting
Hormone - MIH) ở cả tôm đực và cái.Cắt cuống mắt nhằm loại bỏ bớt phức hệ cơ
quan X - tuyến sinus từ đó làm giảm tác nhân ức chế GIH.Kết quả quá trình cắt mắt
là thúc đẩy nhanh sự chín muồi tuyến sinh dục, tăng số lượng trứng trong một chu
kỳ lột xác bởi nó làm tăng tần suất đẻ trứng.Tuy nhiên việc cắt mắt có thể làm giảm
MIH, đẩy nhanh tiến trình lột xác của tôm. Sau cắt mắt tôm có thể thành thục sinh
dục hoặc lột xác tùy thuộc vào tôm đang ở vào thời điểm nào trong chu kỳ lột xác.
1.2. Các giai đoạn phát triển vòng đời
Tôm He Chân trắng trải qua 3 giai đoạn phát triển chính là: ở nhiệt độ 27 - 29
o
C
Nauplius (kéo dài 1,5 ngày), Zoea (5 ngày), Mysis (3 ngày), và hậu ấu trùng
Postlarvae.
Hinh 1.2: vòng đời tôm he chân trắng ngoài tự nhiên

9
1.3 Tình hình nuôi tôm He Chân trắng trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Sản lượng tôm He Chân trắng ngày càng chiếm thị phần rất lớn trong tổng sản
lượng nuôi tôm.Các quốc gia Châu Mỹ như Ecuado, Mehico, Panama….là những
nước có nghề nuôi tôm He Chân trắng từ lâu đời, Trong đó Ecuado là nước đứng
đầu về sản lượng.
Trước đây thông tin về các đợt dịch bệnh, đặc biệt là hội chứng virut Taura gây
giảm sút sản lượng nghiêm trọng ở các quốc gia Châu Mỹ, đã gây tâm lo ngại cho
các nhà quản lý ở các quốc gia có ý định nhập nội thử nghiệm và phát triển nghề
nuôi tôm He Chân trắng. Tuy nhiên những thành công của các công trình nghiên
cứu, tạo đàn tôm sạch bệnh và cải thiện chất lượng di truyền ở các quốc gia Châu
Mỹ đã mở ra hy vọng cho việc duy trì và phát triển nghề nuôi tôm Chân Trắng nói
riêng và nghề nuôi tôm biển nói chung ở các vùng sinh thái trên thế giới.
Trung Quốc, Đài Loan, Indonexia, Philippin, Malaixia đã tiến hành nhập và
thuần hóa loài tôm He Chân trắng.Đi đầu là Trung Quốc, họ đã nhập về nuôi ở tỉnh
Sơn Đông.Năm 1998 sản xuất được 150 triệu giống thuần chủng, sạch bệnh.Năng
suất nuôi bình quân 2 tấn/ha/vụ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho bất cứ quốc
gia nào muốn nhập nuôi đối tượng này.
Theo số liệu của FAO (2002), năm 2003 sản lượng nuôi tôm của Châu Á ước đạt
1,35 triệu tấn, tăng 11% so với sản lượng ước tính năm 2002 và 15% sản lượng ước
tính năm 2001.Riêng Trung Quốc ước đạt 390.000 tấn, tăng 15% sản lượng ước đạt
năm 2002.Tiếp đến là Thái Lan 280.000 tấn, giảm 9% sản lượng năm 2000.Sản
lượng của Indonexia tăng ước đạt 160.000 tấn.Sản lượng Ấn Độ năm 2003 có thể
đạt 150.000 tấn.Thực tế trong năm 2003 các nước Châu Á dẫn đầu về sản lượng
nuôi tôm thế giới, chiếm khoảng 86% sản lượng toàn cầu.Riêng tôm He Chân trắng
chiếm 42% sản lượng, tương đương với tôm Sú.Trong đó Trung Quốc là nước dẫn
đầu về sản lượng, tiếp đến là Thái Lan, Indonexia, Ấn Độ,….
Vậy nhìn chung sản lượng nuôi tôm He Chân trắng đã không ngừng tăng kể từ
năm 2000.Theo thống kê của tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), tổng sản

11
nguôn gốc không rỏ ràng, không qua kiểm dịch theo đường tiểu ngạch tràn vào việt
nam với giá rất rẻ, chỉ bằng 60-70% so với giá tôm giống từ Hawaii.Thực tế các trại
sản xuất tôm sú giống tại các tỉnh miền trung do không còn hiệu quả vì dịch bệnh đả
chuyển sang sản xuất giống tôm chân trắng, tôm bố mẹ chủ yếu được tuyển lựa từ
nuôi thương phẩm.Chất lượng tôm trôi nổi trên thị trường khó kiểm soát, tôm giống
không rỏ nguồn gốc đang chiếm thị phần lớn gây rất nhiều khó khăn cho các cơ sở
sản xuất giống tôm sạch bệnh.
Để phục vụ sản xuất giống và phát triển nuôi tôm chân trắng, trong những năm
qua các đơn vị khoa học của bộ NN-PTNT đã triển khai nghiên cứu một số công
trình khoa học như: quy trình nuôi vỗ tôm bố mẹ và cho sinh sản nhân tạo; nghiên
cứu sản xuất tôm chân trắng bố mẹ chất lượng và sạch bệnh có nguồn gốc nhập từ
Hawaii phục vụ sản xuất giống nhân tạo.Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất
giống tôm sạch bệnh.Tuy nhiên trong lĩnh vực di truyền và chọn tạo đàn tôm chân
trắng bố mẹ có chất lượng cao và khả năng kháng bệnh trong điều kiện nuôi ở việt
nam đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào được thực hiện.Tôm bố mẹ
không được chủ động, khó kiểm soát do nhập từ nhiều nguồn khác nhau trở thành
thách thức chính cho công nghẹ nuôi tôm chân trắng ở việt nam.
Hiện tại tôm He Chân trắng đã được đưa vào nuôi rộng khắp ở các vùng nuôi
tôm trên cả nước và hiệu quả đã được khẳng định rõ.Tuy nhiên với việc nuôi tràn
lan như hiện nay thì nguy cơ ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh gây thiệt hại
cho người nuôi là điều khó tránh khỏi.Do đó cần phải tổ chức quy hoạch lại các
vùng nuôi và đầu tư nghiên cứu sản xuất giống tôm sạch bệnh là yêu cầu cấp thiết.

12
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Penaeus vannamei (Boone,1931)
Tên Việt Nam: Tôm He Chân trắng

Điều
kiện và
trang
thiết bị
sản
xuất
Quy trình sản xuất
Xác định các chỉ tiêu
sinh sản
Xác định tỉ lệ sống
ấu trùng
Thống kê và xử lý số liệu
Kết luận và đề xuất ý kiến
Kỹ thuật
nuôi cấy tảo
Cheatoceros
Artemia
Điều kiện
tự
nhiên,khí
hậu, hệ
thống công
trình sản
xuất
2.3. Phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý số liệu
2.3.1. Phương pháp gián tiếp
• Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, vị trí xây dựng trại, đánh giá những mặt
thuận lợi và khó khăn.
• Tìm hiểu hoạt động của trại sản xuất giống.
• Quy mô, cấu trúc và vận hành hệ thống bể chứa, lắng lọc, hệ thống cung cấp

- Theo dõi giai đoạn phát triển ấu trùng, tình trạng sức khỏe, hoạt động bơi lội,
tính ăn, chất lượng nước để phòng và trị bệnh cho ấu trùng.
- Các phương pháp xử lý môi trường bể nuôi.
- Các loại thuốc dùng để phòng và trị bệnh.
 Thức ăn trong ương nuôi ấu trùng
Có hai loại thức ăn cho ấu trùng là thức ăn tổng hợp và thức ăn tươi sống.
- Tên, xuất xứ và hàm lượng dinh dưỡng của các loại thức ăn tổng hợp.
- Cách ấp nở Artemia.
- Cách pha môi trường nuôi cấy tảo và cách nuôi sinh khối tảo.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
• Tính tổng ấu trùng có trong bể (A)

V
A
*
ϕ

(2.1)
Trong đó: - A: Tổng số ấu trùng
-
A
ϕ
: Số lượng ấu trùng trong 100 (ml) nước
- V: Thể tích bể ương
• Tính tỷ lệ nở (TLN)

100*
E
V
TLN =

• Công thức tính giá trị trung bình


=
Χ=Χ
n
i
i
n
1
*
1
(2.5)
Trong đó:
Χ
: Giá trị trung bình mẫu
n: Số lần kiểm tra mẫu
X
i
: Giá trị kiểm tra lần thứ i
17
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên và hệ thống công trình trại sản xuất
3.1.1. Vị trí địa lý
Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, với bờ biển dài 192km từ
mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná, Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh
Đồng Nai, phía tây nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía đông giáp với Biển
Đông.
Diện tích tư nhiên là 783.000 ha

trồng thuỷ sản, đặc biệt là sản xuất giống tôm he.
3.1.2. Điều kiện khí hậu
• Khí hậu
- Nhiệt độ không khí: Tương đối cao và ít dao động giữa các mùa, những
tháng có nhiệt độ thấp nhất từ 17
o
C - 24
o
C và tháng cao nhất là 34
o
C.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm 85,5 %.
- Thời tiết: Mùa mưa ngắn kéo dài từ tháng 9 ÷ 12, lượng mưa chiếm 50%
tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 1 ÷ 8, những tháng còn lại
mùa nắng, trung bình mỗi năm có 2.600 giờ nắng.
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn
• Thuận lợi:
- Được thiên nhiên ưu đãi cho thời tiết nắng ấm, nguồn nước trong sạch, độ
mặn cao và ổn định quanh năm là điều kiện thuận lợi cho sản xuất.
- Đội ngũ công nhân lành nghề, có trình độ kỹ thuật, giàu kinh nghiệm và
nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.
- Nằm cạnh trục đường giao thông, thuận lợi cho việc giao dịch buôn bán.
- Tôm giống của Công ty được nhiều khách hàng tín nhiệm nên thương
hiệu đã ổn định và nổi tiếng.
- Nằm trong vùng quy hoạch sản xuất tôm giống nên các điều kiện cơ sở
vật chất, hạ tầng đều đầy đủ.
- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương.
19

Trích đoạn Cách tiến hành Kĩ thuật sản xuất artemia làm thức ăn tươi sống. Nước ngọt thì mua từ nước khoáng vĩnh hảo.
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status