Đề tài " Quản lý các khu du lịch sinh thái ở tỉnh Lâm Đồng theo hướng phát triển bền vững " - Pdf 20

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Quản lý các khu du lịch sinh thái ở
tỉnh Lâm Đồng theo hướng phát triển
bền vững
Giáo viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :

2.1. Vị trí địa lý 4
2.2. Đặc điểm địa hình 6
1. Mở đầu:
1.1. Lý do của đề tài:
Mặc dù du lịch sinh thái được xem là thế mạnh của các tỉnh cao nguyên, trong đó
Đà Lạt là chủ lực, nhưng trong những năm qua doanh thu vẫn chiếm một tỷ lệ rất
thấp, do trong giai đoạn đang phát triển với một số loại hình phù hợp của điều kiện
cụ thể ở từng địa phương. Hiện nay những sản phẩm du lịch sinh thái chưa có
hoặc đã có thì còn quá ít, phần lớn chỉ là du lịch thiên nhiên mang màu sắc du lịch
sinh thái như: dã ngoại, leo núi, đi bộ trong rừng, tham quan miệt vườn, thăm các
bản làng dân tộc, du thuyền, săn bắn, câu cá Đà Lạt là một trong vài địa phương
của cả nước có hệ sinh thái rừng lá kim, đây là tài sản đặc biệt quý giá không chỉ
của tỉnh Lâm Đồng mà còn của cả nước. Do đó Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
phối hợp với Tổng cục Du lịch soạn thảo và ban hành quy chế bảo vệ môi trường
trong lĩnh vực du lịch.
Tại cuộc hội thảo khoa học về du lịch được tổ chức tại Đà Lạt gần đây, nhiều ý
kiến cho rằng, nơi nào biết bảo vệ môi trường thiên nhiên cùng với nền văn hóa
bản địa thì nơi đó sẽ là điểm thu hút khách du lịch, đồng thời đảm bảo sự phát
triển du lịch sinh thái một cách bền vững.
Ngành du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đã và đang thực hiện các nhiệm vụ nâng cao
chất lượng du lịch, giữ gìn môi trường cảnh quan, làm tốt công tác quy hoạch,

2.1. Vị trí địa lý
Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, có vị trí địa lý
thuận lợi trong giao lưu phát triển KT-XH, có vị trí và vai trò quan trọng trong bảo
vệ HST đầu nguồn của vùng Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ. Lâm Đồng
nằm giữa toạ độ địa lý:
X = 11
0
12’30” – 12
0
26’00” vĩ độ bắc
Y = 107
0
15’00” – 108
0
45’00” kinh độ đông.
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng
Tổng diện tích đất tự nhiên của Lâm Đồng là 977.219,6 ha, chiếm khoảng
3,1% diện tích toàn quốc và 17,9% diện tích vùng Tây nguyên. Phía Bắc – Tây
Bắc giáp Đắc Lắc; Tây - Tây Nam giáp Đồng Nai và Bình Phước; Đông Nam giáp
Bình Thuận; Đông Bắc giáp Ninh Thuận và Khánh Hoà.
Lâm Đồng là nơi đầu nguồn của 2 hệ thống sông suối chính: sông Krông
Nô- chi lưu Srêpok- Mê Kông có diện tích lưu vực 1.248 km
2
và sông Đồng Nai –
La Ngà có diện tích lưu vực 8.524 km
2
gồm các sông Đa Dâng, Đa Nhim, Đại
Nga, Đạ Huoai và một số phụ lưu phía tả ngạn sông Đồng Nai Thượng, chảy về
vùng Đông Nam Bộ. Vị trí này đã làm cho Lâm Đồng có vai trò quan trọng trong
bảo vệ nguồn nước của hệ thống sông Krông Nô và hệ thống sông Đồng Nai. Do

Đặc điểm địa hình này cũng ảnh hưởng đến các yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng,
thảm thực vật, tạo ra những cảnh quan thiên nhiên phong phú và đa dạng là điều
kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi.
1.3. Đặc trưng khí hậu
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 18-
25
o
C, thời tiết ôn hoà và mát mẻ quanh năm. Lượng mưa trung bình 1.750-3.150
mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85-87%.
Lượng mưa năm phân bố không đều theo không gian và thời gian và dao
động trong khoảng 1.600 - 2.700mm. Sườn đón gió Tây Nam (Đạ Huoai, Bảo Lộc,
Tây Di Linh) có lượng mưa năm lớn đạt tới 3.200 - 3.500mm. Về phía Đông,
Đông Bắc lượng mưa giảm dần chỉ còn khoảng 600 - 1.700mm. Đặc biệt những
vùng thung lũng nằm giữa những rặng núi cao lượng mưa năm dưới 1.400mm.
Trong mùa khô (từ tháng XI - III) do việc ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên
Lâm Đồng mưa rất ít, lượng mưa chỉ chiếm 10 - 15% lượng mưa toàn năm. Có
những năm 2 - 3 tháng liền không mưa hoặc mưa không đáng kể. Mùa mưa trùng
với gió mùa Tây Nam, lượng mưa trong mùa này chiếm 85 - 90% lượng mưa năm,
có năm mưa lớn, mưa liên tục từng đợt kéo dài đã gây nên nạn ngập lụt ở một số
vùng làm thiệt hại đáng kể đến mùa màng.
Tiềm năng gió của Lâm Đồng tập trung tại khu vực phía Bắc, nhiều nhất ở
huyện Lạc Dương, Đơn Dương và thành phố Đà Lạt. Vận tốc gió trung bình năm
lớn nhất từ 8-8,5 m/s, tập trung chủ yếu tại các đỉnh núi ở huyện Lạc Dương và
thành phố Đà Lạt; vận tốc gió trung bình từ 7,5-8 m/s tại Lạc Dương và thành phố
Đà Lạt; từ 7-7,5 m/s tại Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần Di Linh;
từ 6,5-7 m/s tại Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh và Bảo Lâm.
Với đặc điểm này, tài nguyên khí hậu Lâm Đồng là một yếu tố nổi trội và
thuận lợi để:

Chỉ tiêu ĐVT Năm
2006 2007 2008 2009
1. Lượng khách Ngàn lượt 1.848 2.200 2.300 2.500
Khách quốc tế Ngàn lượt 97 120 120 130
Khách nội địa Ngàn lượt 1.751 2.080 2.180 2.370
2. Ngày lưu trú bình quân Ngày 2,3 2,3 2,3 2,4
3. Doanh thu xã hội từ DL Tỷ đồng 1.663 3.000 3.220 3.400
4. Đầu tư Tỷ đồng 500 900 900 1.300
Khu, điểm du lịch Tỷ đồng 70 250 250 150
Cơ sở lưu trú Tỷ đồng 400 600 550 900
Vận chuyển và hạ tầng du lịch Tỷ đồng 30 50 100 250
5. Tổng số cơ sở lưu trú Cơ sở 715 767 675 686
KS đạt 1-5 sao Khách sạn 54 69 79 98
Số phòng Phòng 10.000 12.000 11.000 11.120
6. Công suất sử dụng phòng % 55 57,5 52 56
7. Lao động ngành (trực tiếp) Người 5.800 6.000 7.000 7.500
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng 2009
Tính đến thời điểm hiện tại, Lâm Đồng đã thu hút được 238 dự án đầu tư
trên lĩnh vực du lịch với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 61.779 tỷ đồng. Nhìn
chung, đa số các dự án tập trung đầu tư vào loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
và hội nghị - hội thảo. Đối với công trình trọng điểm khu du lịch hồ Tuyền Lâm,
đã có 34 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 7.500 tỉ đồng.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều dự án du lịch lớn có quy mô cấp quốc gia
đang được tiến hành triển khai như: khu du lịch Đankia – Đà Lạt, khu du lịch Cam
Ly – Măng Ling, khu du lịch hồ Đại Ninh, khu du lịch văn hoá nghỉ dưỡng Lang
Biang…
Thực hiện mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh,
trong giai đoạn này, ngành du lịch cũng đã tập trung triển khai hoàn thành nhiều
quy hoạch, đề án phục vụ yêu cầu phát triển du lịch tỉnh như: “Điều chỉnh Quy
hoạch tổng thể du lịch Lâm Đồng 1996 đến 2010 và tầm nhìn đến 2020”; “Quy

hằng năm của cư dân trong
nước công nghiệp
Nước thải: Chủ yếu là nước thải sinh hoạt của nhà hàng, khách sạn chưa qua xử
lý, đổ thẳng vào hệ thống hồ, suối của thành phố Bên cạnh đó, khách du lịch tiêu
thụ nước tại các địa điểm đến lớn hơn 3 - 4 lần so với cư dân địa phương. Đây là
một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường xung quanh dọc các suối
Phan Đình Phùng, Cam Ly và cả hồ Xuân Hương
Chất thải rắn: Các chất thải rắn phát sinh từ hoạt động du lịch như thực phẩm,
thức ăn thừa, rau củ quả, lá cây, là chất thải dễ phân hủy; Một số chất thải rắn
khó phân hủy như giấy các loại, nylon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt
hàng ngày bị hỏng,…
Hiện nay tại Đà Lạt, Lâm Đồng, hầu hết chất thải rắn đã được các nhà hàng,
khách sạn hợp đồng với Công ty Quản lý công trình đô thị Đà Lạt vận chuyển về
bãi rác tập trung của thành phố. Tuy nhiên, vấn đề quản lý chất thải rắn chưa được
quan tâm đúng mức. Rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ có khả năng tái chế và không
tái chế chưa được phân loại. Vấn đề này đã gây lãng phí nguồn tài nguyên, làm
tăng lượng rác thải và nếu không được thu gom, xử lý sẽ ảnh hưởng lớn đến môi
trường sống như ô nhiễm nguồn nước, không khí, cảnh quan môi trường xung
quanh.
Theo số liệu khảo sát, đánh giá của một số chuyên gia nghiên cứu về du lịch
Lâm Đồng thì nhiều điểm du lịch bị ô nhiễm rác và chất thải. Tại 34 điểm du lịch
được các công ty nhà nước quản lý có nhiều rác xung quanh, dường như chưa
được thu gom rác trong nhiều tuần. Ở nhiều điểm khảo sát không có thùng rác,
hoặc có nhưng lại không được thu gom hợp lý.Các giải pháp chủ yếu nhằm hạn
chế tác động xấu của du lịch đến môi trường
4. Giải pháp
4.1. Giải pháp về quản lý
+ Bổ sung và hoàn thiện dần từng bước các cơ chế, chính sách
- Về thuế: Ưu tiên miễn giảm hoặc không thu thuế trong thời gian nhất định với
các hình thức đầu tư thuần túy cho việc bảo vệ môi trường du lịch hoặc đầu tư

+ Quản lý sử dụng tiết kiệm nguồn nước tại các khách sạn, nhà hàng sẽ giúp
giảm chi phí đầu vào và chi phí cho công tác xử lý môi trường.
+ Tăng cường hợp tác liên ngành và quốc tế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực
du lịch.
4.2. Giải pháp về kỹ thuật
+ Thu gom và xử lý nước thải
Các cơ sở du lịch, dịch vụ nhà hàng, khách sạn phải tuân thủ Luật Bảo vệ môi
trường; Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thu gom xử lý nước thải đảm bảo đạt
tiêu chuẩn quy định.
+ Thu gom và quản lý chất thải rắn
Phân loại rác thải cần phải được thực hiện đồng bộ ở tất cả mọi nơi.
Khuyến khích người dân và các cơ sở dịch vụ du lịch sử dụng thùng rác 2 ngăn
hay 2 thùng rác riêng biệt để đựng rác vô cơ và hữu cơ. Việc thu gom rác cần phải
được đơn vị chức năng thực hiện một cách khoa học, hợp lý.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status