nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn - Pdf 22

LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm ơn
TS.Nguyễn Thành Công, PGS.TS. Ngô Thị Thanh Vân - Người đã tận tình hướng
dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy, Cô giáo trong Khoa Kinh tế và
Quản lý Trường Đại học Thủy lợi đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khuyến
khích và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn Hội đồng quản trị, Ban giám đốc Công ty Cổ phần Đầu
tư xây dựng và Phát triển nông thôn đã tạo điều kiện cho tác giả tìm hiểu, nghiên
cứu tài liệu, tình hình thực tế của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển
nông thôn làm dữ liệu cơ bản xây dựng luận văn này. Đặc biệt cảm ơn Phó Tổng
giám đốc Nguyễn Ngọc Châu, chị Nguyễn Thị Hà Phương - trưởng phòng Kế hoạch
- đấu thầu, chị Hạnh cùng các anh chị trong phòng đã giúp tác giả rất nhiều về tài
liệu cũng như những kiến thức, kinh nghiệm thực tế vô cùng quý giá làm cơ sở quan
trọng để tác giả hoàn thành mục tiêu luận văn của mình.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã động
viên, giúp đỡ, tạo động lực cho tác giả hoàn thành tốt luận văn này.

Tác giả Luận văn
Dương Thu Trang

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với
các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận

1.1. Lý luận cơ bản về đấu thầu 11
1.1.1. Khái niệm và bản chất của đấu thầu 11
1.1.2. Các loại hình đấu thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu 13
1.1.2.1. Các loại hình đấu thầu 13
1.1.2.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu 15
1.1.3. Phương thức đấu thầu 18
1.1.4. Nguyên tắc đấu thầu 19
1.2. Cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 19
1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh 19
1.2.2. Khái niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 20
1.2.3. Các nhân tố tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 21
1.3. Đấu thầu xây lắp và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh
nghiệp xây dựng 22
1.3.1. Tổng quan về đấu thầu xây lắp 22
1.3.1.1. Đặc điểm của đấu thầu xây lắp 22
1.3.1.2. Nội dung chủ yếu của đấu thầu xây lắp 23
1.3.1.3. Nguyên tắc đấu thầu xây lắp 23
1.3.1.4. Trình tự dự thầu xây lắp của các doanh nghiệp xây dựng 24
1.3.2. Khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng 27
1.3.2.1. Khái quát về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp
xây dựng 28
1.3.2.2. Các công cụ cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
28

2 1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây
dựng của doanh nghiệp 31
1.4.1. Nhóm các nhân tố bên trong 32

2.2.3. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện công tác đấu thầu 70

3 2.2.3.1. Tình hình thực hiện công tác đấu thầu 70
2.2.3.2. Đánh giá tình hình thực hiện công tác đấu thầu xây lắp của Công ty
qua các chỉ tiêu 71
2.3. Đánh giá năng lực đấu thầu của Công ty Cổ PHầN Đầu tư xây dựng và
Phát triển nông thôn 73
2.3.1. Đánh giá thông qua mô hình SWOT 73
2.3.2. Những kết quả đạt được 75
2.3.2.1. Tỷ lệ trúng thầu các công trình vẫn tương đối ổn định 75
2.3.2.2. Công tác Maketing đấu thầu có nhiều tiến bộ 75
2.3.2.3. Năng lực về máy móc thiết bị, nhân lực ngày càng được nâng cao . 75
2.3.2.4. Thị trường mở rộng, uy tín của Công ty đang ngày một nâng cao 76
2.3.3. Những tồn tại cần khắc phục 76
2.3.3.1. Hạn chế về năng lực máy móc thiết bị 77
2.3.3.2. Hạn chế về thị trường 77
2.3.3.3. Công tác lập hồ sơ dự thầu vẫn còn nhiều thiếu sót 77
2.3.3.4. Hạn chế trong việc quản lý, giám sát thi công công trình 78
2.3.4. Nguyên nhân của những tồn tại trên 78
Kết luận chương 2 81
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 82
3.1. Những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp xây dựng 82
3.1.1. Những cơ hội chủ yếu 82
3.1.2. Những thách thức chủ yếu 83
3.1.3. Yêu cầu đối với các doanh nghiệp xây dựng 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
PHỤ LỤC 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Danh mục Trang
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty năm 2010 – 2012 51
Bảng 2.2: Tổng số năm kinh nghiệm trong xây dựng công trình của Công ty 58
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tài chính của Công ty năm 2010 ÷ 2012 59
Bảng 2.4: Năng lực cán bộ lãnh đạo Công ty Cổ PHầN Đầu tư xây dựng và
Phát triển nông thôn 64
Bảng 2.5: Số lượng và giá trị các công trình trúng thầu từ năm
2009-2012 71
Bảng 2.6: Chỉ tiêu xác suất trúng thầu theo số lượng và theo giá trị năm
2009-2012 72
Bảng 2.7: Mô hình SWOT với khả năng thắng thầu của công ty 74
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu phấn đấu năm 2013 85



7 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong một vài năm gần đây công tác xây dựng gặp nhiều khó khăn do Chính
phủ ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát, thắt chặt đầu tư công, nhiều công trình phải
ngừng xây dựng vì thiếu vốn. Do đó, hoạt động cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp
đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, các công trình sẵn nguồn vốn ngân
sách trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng trở nên vô cùng gay gắt. Mặt khác,
trước sự lớn mạnh của các doanh nghiệp xây dựng trong nước, sự xuất hiện ngày
càng nhiều của những công ty xây dựng lớn của nước ngoài, sự phát triển của khoa
học công nghệ, sự chạy đua về chất lượng, tiến độ, giá thành công trình…, để một
doanh nghiệp xây dựng có thể trụ vững và phát triển là một bài toán nan giải. Chính
vì vậy, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu luôn giành được sự quan tâm
hàng đầu của các doanh nghiệp xây dựng. Đó là vấn đề có vai trò hết sức quan
trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công và phát triển của các doanh
nghiệp xây dựng trong giai đoạn hiện nay.
Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển nông thôn với tiền thân là
Công ty Xây dựng và Phát triển nông thôn là một doanh nghiệp nhà nước chuyển
thành công ty cổ phần, công ty được kế thừa ngành nghề kinh doanh của Công ty
Xây dựng và phát triển nông thôn với đa dạng các lĩnh vực xây dựng từ: xây dựng
công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình dân dụng đến công trình công

- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao sức cạnh tranh đấu thầu xây
dựng của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng & Phát triển nông thôn, cũng như các
doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ trong giai đoạn hiện nay.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận: Trên cơ sở vận dụng đường lối chính sách của Đảng, Nhà
nước về phát triển kinh tế-xã hội, về phát triển ngành xây dựng, các văn bản phảp
quy về quản lý đầu tư và xây dựng, Luật Đấu thầu, lý luận của các môn kinh tế
chuyên ngành như: Quản lý nhà nước về kinh tế; quản trị kinh doanh trong xây
dựng; Phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp; Chiến lược kinh doanh của

9 doanh nghiệp,…
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu
truyền thống của khoa học kinh tế kết hợp với các phương pháp: Lấy ý kiến
chuyên gia, khảo sát thực tế, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích và tổng hợp nhằm tạo một phương pháp tiếp cận phù hợp
với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu. Luận văn cũng kế thừa và phân tích khách
quan các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác đấu thầu và các
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần
Đầu tư xây dựng & Phát triển nông thôn.
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu những vấn đề về nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng & Phát triển nông thôn giới hạn trong
phạm vi đấu thầu xây dựng.
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu kết quả hoạt động đấu thầu trong 3 năm gần
đây và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.

phần Đầu tư xây dựng & Phát triển nông thôn.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong
đấu thầu của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng & Phát triển nông thôn.
11 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU
VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CỦA DOANH
NGHIỆP XÂY DỰNG
1.1. Lý luận cơ bản về đấu thầu
1.1.1. Khái niệm và bản chất của đấu thầu
Thuật ngữ “đấu thầu” đã xuất hiện trong thực tế xã hội từ xa xưa. Theo Từ
điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 1998) thì đấu thầu được giải
thích là việc “đọ công khai, ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được
giao cho làm hoặc được bán hàng (một phương thức giao làm công trình hoặc mua
hàng)”. Như vậy bản chất của việc đấu thầu đã được xã hội thừa nhận như là một sự
ganh đua (cạnh tranh) để được thực hiện một việc nào đó, một yêu cầu nào đó.
Trên thực tế đã tồn tại một số định nghĩa về thuật ngữ đấu thầu trong các văn
bản khác nhau. Tuy nhiên, bản chất của thuật ngữ về đấu thầu dù dưới dạng Quy
chế hay Luật cũng đều sử dụng một thuật ngữ có xuất xứ từ tiếng Anh là
“Procurement” (nghĩa là mua sắm). Như vậy quy chế đấu thầu, Luật Đấu thầu đồng
nghĩa với Quy chế Mua sắm (Procurement Regulation) hoặc Luật Mua sắm (Law on
Procurement).
Từ khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế đã mở cửa với

thuần tuý khác là khoản đầu tư mình bỏ ra là có lợi nhất hàng hoá mua được phải là
hàng hoá có chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Bên bán (bên A) đây chính là các
nhà thầu họ mong muốn bán được càng nhiều hàng hoá càng tốt với giá có lợi nhất
cho doanh nghiệp (T'>T) và mục tiêu của các nhà thầu tạo ra nhiều giá trị T' khác
nữa hay chính là việc thắng thầu trong nhiều gói thầu. Thể hiện rõ bản chất thương
mại của đấu thầu xây dựng.
Tuy nhiên, hoạt động mua bán này khác với hoạt động mua bán thông
thường ở chỗ tính chất hàng hoá của sản phẩm xây dựng thể hiện không rõ do việc
tiêu thụ diễn ra trước khi có sản phẩm và thực hiện theo dự toán (chứ không phải
giá thực tế) .Theo lí thuyết hành vi thì trong một vụ mua bán bao giờ người mua
cũng cố gắng để mua được hàng hoá với mức giá thấp nhất ở chất lượng nhất định,
còn người bán lại cố gắng bán được mặt hàng đó ở mức giá cao nhất có thể. Do đó,

13 nảy sinh sự cạnh tranh giữa người mua (chủ đầu tư) và người bán (các nhà thầu).
Mặt khác, do hoạt động mua bán này lại diễn ra chỉ với một người mua và nhiều
người bán nên giữa những người bán (các nhà thầu) phải cạnh tranh với nhau để
bán được những sản phẩm của mình. Kết quả là thông qua việc tổ chức hoạt động
cạnh tranh sẽ hình thành giá thầu hay giá dự toán công trình.
Thứ hai, đấu thầu còn là việc ứng dụng phương pháp xét hiệu quả kinh tế
trong việc lựa chon đơn vị thi công xây dựng (các nhà thầu). Phương pháp này đòi
hỏi việc so sánh, đánh giá giữa các nhà thầu phải diễn ra theo một quy trình và căn
cứ vào một hệ thống các tiêu chuẩn nhất định. Kết quả cuối cùng sẽ tìm ra được một
nhà thầu đáp ứng tốt các yêu cầu về công trình của chủ đầu tư.
1.1.2. Các loại hình đấu thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu
1.1.2.1. Các loại hình đấu thầu
- Các loại hình đấu thầu phân theo tính chất công việc
Trong đấu thầu, tính chất công việc có 4 loại đấu thầu chủ yếu sau:

a) Gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA mà nhà tài trợ quy định phải đấu
thầu quốc tế;
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó ở trong nước chưa đủ khả
năng sản xuất;
c) Gói thầu mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng các yêu cầu
của hồ sơ mời thầu hoặc đã tổ chức đấu thầu trong nước nhưng không chọn được
nhà thầu trúng thầu.
Nhà thầu nước ngoài khi tham dự đấu thầu tại Việt Nam hoặc phải liên
doanh với nhà thầu Việt Nam, hoặc phải cam kết sử dụng thầu phụ Việt Nam,
nhưng phải nêu rõ sự phân chia giữa các bên về phạm vi công việc, khối lượng và
đơn giá tương ứng.
Các nhà thầu nước ngoài trúng thầu phải thực hiện cam kết về tỷ lệ % khối
lượng công việc cùng với đơn giá tương ứng dành cho phía Việt Nam là liên danh

15 hoặc thầu phụ như đã nêu trong hồ sơ dự thầu. Trong khi thương thảo, hoàn thiện
hợp đồng nếu nhà thầu nước ngoài trúng thầu không thực hiện các cam kết nêu
trong hồ sơ dự thầu thì kết quả đấu thầu sẽ bị huỷ bỏ.
Các nhà thầu tham gia đấu thầu ở Việt Nam phải cam kết mua sắm và sử
dụng các vật tư, thiết bị phù hợp về chất lượng và giá cả, đang sản xuất, gia công
hoặc hiện có tại Việt Nam.
Trong trường hợp hai hồ sơ dự thầu của nhà thầu nước ngoài được đánh giá
ngang nhau, hồ sơ dự thầu có tỷ lệ công việc dành cho phía Việt Nam là liên danh
hoặc thầu phụ cao hơn sẽ được chấp nhận.
Nhà thầu trong nước tham gia dự đấu thầu quốc tế (đơn phương hoặc liên
danh) được xét ưu tiên khi hồ sơ dự thầu được đánh giá tương đương với các hồ sơ
dự thầu của nhà thầu nước ngoài.
Trường hợp hai hồ sơ dự thầu được đánh giá ngang nhau, sẽ ưu tiên hồ sơ

b) Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu
có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng
yêu cầu của gói thầu.
- Chỉ định thầu:
Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp một nhà thầu được xác định là có
đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp
đồng và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định.
Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì
chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ
định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan
chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ định
tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm
ngày kể từ ngày chỉ định thầu;
b) Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài;

17 c) Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia,
an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết;
d) Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng
công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ
một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo
đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ;
đ) Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu
mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tư
phát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồng
thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ
chức đấu thầu.

đến Điều 23 của Luật đấu thầu thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu,
bảo đảm mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định.
1.1.3. Phương thức đấu thầu
- Đấu thầu một túi hồ sơ:
Là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ. Phương
thức này được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp.
- Đấu thầu 2 túi hồ sơ:
Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về giá trong
từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được
xem xét trước để đánh giá. Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ
được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về giá để đánh giá. Phương thức này chỉ được áp
dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
- Đấu thầu 2 giai đoạn:
+ Phương thức này áp dụng cho những trường hợp sau:
- Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá từ 500 tỷ đồng trở lên.

19 - Các gói thầu mua sắm hàng hoá có tính chất lựa chọn công nghệ, thiết bị
toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp.
- Dự án thực hiện theo hợp đồng chìa khoá trao tay.
Quá trình thực hiện phương thức này như sau:
- Giai đoạn thứ nhất: các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất về
kỹ thuật và phương án tài chính (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận
cụ thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà
thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình.
- Giai đoạn hai: bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ
nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh

tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật các điều kiện thuận lợi trong
sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Nghiên cứu sâu
về nền sản xuất hàng hoá TBCN và cạnh tranh TBCN, Mác đã phát hiện ra quy luật
cạnh tranh cơ bản là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.
Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992) ở Anh: “Cạnh tranh trong cơ
chế thị trường được định nghĩa là sự ganh đua kình địch giữa các nhà kinh doanh
nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình”.
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một điều kiện và là yếu
tố kích thích kinh doanh, là môi trường động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh
doanh phát triển, tăng năng suất lao động tạo sự phát triển của xã hội nói chung.
Như vậy cạnh tranh là quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá, là nội
dung cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá
bán ra càng nhiều, số lượng nhà cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt,
kết quả cạnh tranh sẽ tự loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả.
Vậy hiểu theo một nghĩa chung nhất, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ
thể kinh doanh trong việc giành giật thị trường và khách hàng.
1.2.2. Khái niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

21 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà doanh
nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường
cạnh tranh, đảm bảo việc thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho
việc tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện được những mục
tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
Nếu một doanh nghiệp tham gia thị trường mà không có khả năng cạnh tranh
hay khả năng cạnh tranh yếu hơn các đối thủ của nó thì sẽ rất khó khăn để tồn tại và
phát triển được, quá trình duy trì sức mạnh của doanh nghiệp phải là quá trình lâu
dài và liên tục. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là cơ sở để đảm bảo khả

Qua việc áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ
làm cho khách hàng tin tưởng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
• Lợi thế về vốn và chi phí: Đây là một nhân tố rất quan trọng khi sản phẩm
của các doanh nghiệp trên thị trường là tương đối đồng nhất thì việc giảm giá bán là
một biện pháp rất có hiệu quả để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3. Đấu thầu xây lắp và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh
nghiệp xây dựng
1.3.1. Tổng quan về đấu thầu xây lắp
1.3.1.1. Đặc điểm của đấu thầu xây lắp
Đấu thầu xây lắp là quá trình lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc
trong lĩnh vực xây lắp như xây dựng công trình, hạng mục công trình và lắp đặt
thiết bị cho các hạng mục công trình. Chính vì có nộ dung như vậy mà đấu thầu xây
lắp thường mang những đặc điểm cơ bản như sau:
• Chủ yếu có ở giai đoạn thực hiện dự án khi mà những ý tưởng đầu tư được
thể hiện trong báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ trở thành hiện thực. Tuy nhiên khi sang
đến giai đoạn vận hành kết quả đầu tư nếu chủ đầu tư có nhu cầu sửa chữa nâng cấp
thì đấu thầu xây lắp vẫn xuất hiện.

23 • Nhà thầu xây dựng luôn phải làm việc tại một địa điểm cố định có ghi trong
hồ sơ mời thầu
• Nhà thầu tư vấn có thể là một cá nhân song nhà thầu xây dựng phải là một tổ
chức có tư cách pháp nhân
• Việc xem xét đánh giá năng lực của nhà thầu xây dựng dựa trên hai nội dung
chính đó là: về tài chính và kĩ thuật. Và năng lực tài chính bao giờ cũng được quan
tâm trước tiên là do đặc điểm quan trọng nhất của đấu thầu xây lắp là nhà thầu phải
thực hiện trước một phần công việc bằng vốn của mình, chính vì thế mà những đảm
bảo về tài chính là hết sức quan trọng.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status