nghiên cứu giải pháp giảm nghèo cho cộng đồng dân tộc dao trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang - Pdf 24


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGÔ NHẬT MINH
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO CỘNG ĐỒNG
DÂN TỘC DAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN ĐỘNG
TỈNH BẮC GIANG Chuyên Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60 62 01 16
LuËn v¨n th¹c sü khoa häc n«ng nghiÖp

Người hướng dẫn khoa học : TS. Vũ Trọng Bình Thái Nguyên, năm 2013

Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Phòng Nông Nghiệp, Trạm
Khí tượng – Thuỷ văn đóng trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang;
UBND các xã, thị trấn và bà con cộng đồng dân tộc Dao huyện Sơn Động,
tỉnh Bắc Giang; các bạn bè, gia đình và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Bắc giang ngày, tháng, năm 2013
Tác giả Ngô Nhật Minh S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa của đề tài 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở khoa học 4
1.1.1. Một số khái niệm 4
1.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói 6
1.1.3. Chủ trương, quan điểm, mục tiêu của nhà nước về giảm nghèo. . 9

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội 54
3.2. Thực trạng nghèo của cộng đồng dân tộc Dao trên địa bàn huyện Sơn Động 55
3.2.1. Đặc điểm về người Dao trên địa bàn huyện Sơn Động 55
3.2.2. Thực trạng nghèo của nhóm hộ điều tra 58
3.3. Những nguyên nhân gây ra nghèo của cộng đồng dân tộc người Dao tại
huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang. 65
3.3.1. Nguyên nhân khách quan 66
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên 66
3.3.1.2. Tập quán sinh hoạt và sản xuất 66
3.3.2. Nguyên nhân chủ quan: 68
3.4. Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Sơn Động nói chung và
cộng đồng người Dao nói riêng. 71
3.4.1. Một số kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo. 71
3.4.2. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
trong công tác giảm nghèo cho cộng đồng người Dao 74
3.4.3. Những bài học kinh nghiệm giảm nghèo rút ra đối với Huyện
Sơn Động 75
3.5. Giải pháp giảm nghèo cho cộng đồng người Dao trên địa bàn huyện
Sơn Động tỉnh Bắc Giang. 77

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

v
3.5.1. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chính sách của Đảng và Nhà
nước về xoá đói giảm nghèo. 77
3.5.2. Nâng cao nhận thức và quyết tâm thoát nghèo của chính người
nghèo, hộ nghèo ở cộng đồng người Dao 80
3.5.3. Các giải pháp trực tiếp hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo 82
3.5.4. Các giải pháp về tổ chức thực hiện 87


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIẺU

Bảng 1.1: Chuẩn nghèo đói được xác định qua các thời kỳ từ năm 1993 đến 2015 8
Bảng 2.1: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 42
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất huyện Sơn Động năm 2012 48
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 50
Bảng 3.3: Dân số người Dao của huyện Sơn Động giai đoạn 2010-2012 56
Bảng 3.4: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 chia theo các tiểu vùng 57
Bảng 3.5: Phân loại hộ người Dao của huyện Sơn Động năm 2012 57
Bảng 3.6: Đặc điểm chung về các hộ dân tộc Dao điều tra năm 2012 58
Bảng 3.7: Tài sản chính của nhóm hộ điều tra năm 2012 59
Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu về lao động, nhân khẩu của nhóm hộ điều tra 60
Bảng 3.9. Tình hình sử dụng đất đai tại các hộ điều tra năm 2012 61
Bảng 3.10: Trình độ học vấn của chủ hộ ở các nhóm hộ điều tra 62
Bảng 3.11: Trình độ chuyên môn của các nhóm hộ dân tộc dao điều tra 62
Bảng 3.12: Bình quân thu nhập của dân tộc Dao ở nhóm hộ điều tra năm 2012 63
Bảng 3.13: Tỷ lệ thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp trong nhóm
hộ điều tra 63
Bảng 3.14: Tỷ lệ thu nhập trung bình về nông nghiệp theo nhóm hộ 64
Bảng 3.15: Cơ cấu thu nhập trong nông nghiệp của nhóm hộ điều tra 64
Bảng 3.16: Những nguyên nhân gây ra nghèo cho cộng đồng người Dao 65


đói để đồng bào ta “ ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. [13]
Tuy nhiên do nền kinh tế nước ta chưa phát triển do bởi, xuất phát điểm
thấp, hậu quả của chiến tranh còn nặng nề, cơ chế quản lí cũ không còn phù
hợp với xu thế phát triển chung. Ngoài ra điều kiện tự nhiên cũng có những
tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế : Như khí hậu thời tiết
khắc nghiệt, thiên tai, dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra… Thêm vào đó
trình độ tay nghề, kinh nghiệm sản xuất của người lao động còn rất thấp…
Cho nên một bộ phận không nhỏ dân cư gặp không ít khó khăn trong sản xuất
và đời sống, đã trở nên nghèo đói. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước còn

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

2
cao, tập trung chủ yếu ở các tỉnh tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số trong đó có Huyện Sơn Động - Tỉnh Bắc Giang.
Thực tế cho thấy: đến năm 2012, huyện Sơn Động vẫn nằm trong 62
huyện nghèo nhất của cả nước, tỷ lệ nghèo của Sơn Động vẫn chiếm tới
48,34%, đặc biệt là ở các dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Dao là 85 %. Vì
vậy việc cứu, lý giải một cách có hệ thống, đánh giá đúng về thực trạng
nghèo và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả công
tác giảm nghèo cho cộng đồng người Dao trên địa bàn huyện Sơn Động là
việc là hết sức thiết thực và ý nghĩa.
Xuất phát từ những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu giải pháp
giảm nghèo cho cộng đồng dân tộc Dao trên địa bàn Huyện Sơn Động –
Tỉnh Bắc Giang” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng nghèo của người dân, đặc
biệt là của cộng đồng người Dao trên địa bàn huyện. Chỉ ra những nguyên

Tạo ra sự bình đẳng tối thiểu trong xã hội .

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm
*Khái niệm về nghèo đói
Khái niệm về đói nghèo được nêu ra tại Hội nghị bàn về XĐGN ở khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương do Escap tổ chức tại Băng Cốc tháng 9 năm
1993 như sau “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng
và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con ngời đã được xã hội thừa nhận,
tùy theo trình độ phát triển kinh tế – xã hội và phong tục tập quán của từng
địa phương”[8]. Theo khái niệm này, không có chuẩn nghèo chung cho mọi
quốc gia, chuẩn nghèo cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi
nước và thay đổi theo thời gian và không gian.
Một khái niệm khác được đưa ra tại báo cáo chung của các nhà tài
trợ hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam tháng 12/2003 như sau:
“Nghèo là tình trạng bị thiếu ở nhiều phương diện: thu nhập hạn chế hoặc
thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc
khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít được tham gia
quá trình ra quyết định…”. Khái niệm này cho thấy người nghèo không chỉ
thiếu thốn về vật chất mà còn thiếu thốn cả về đời sống văn hóa tinh thần, vị
thế trong xã hội thấp.
Tuy nhiên tiêu chí và chuẩn mực đánh giá phân loại sự nghèo còn
phụ thuộc vào từng vùng, từng điều kiện lịch sử nhất định.

thường có trong xã hội và vấn đề cần quan tâm là hạn chế phân hóa giàu
nghèo. Vì nghèo tuyệt đối là mức thu nhập tối thiểu cụ thể do mỗi quốc gia
xác định phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhất định, nên khi kinh tế phát
triển đến mức độ nhất định, thu nhập bình quân người sẽ vượt mức tối thiểu,
sẽ xóa nghèo tuyệt đối. Còn nghèo tương đối được xác định trong mối tương
quan xã hội về tình trạng thu nhập giữa các nhóm người, dù kinh tế có phát
triển thế nào chăng nữa cũng vẫn tồn tại nhóm người có thu nhập thấp nhất
trong mỗi quốc gia, do đó không thể xóa được nghèo tương đối.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

6
* Khái niệm về giảm nghèo:
Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng
bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ phần trăm và
số lượng người nghèo giảm xuống. Hay giảm nghèo là quá trình chuyển bộ
phận dân cư nghèo lên mức sống cao hơn.
Sự thống nhất giữa hai mục tiêu này: Nếu giảm nghèo đạt được mục tiêu
thì đồng thời cũng xóa đói luôn. Do vậy thực chất giảm nghèo và xóa đói là
đồng nghĩa.
1.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói
1.1.2.1. Chuẩn mực xác định nghèo đói trên thế giới
Phương pháp xác định đường đói nghèo theo chuẩn nghèo quốc tế do
Tổng cục thống kê, Ngân hàng thế giới xác định và được thực hiện trong các
cuộc khảo sát mức sống dân cư ở Việt Nam (năm 1992 – 1993 và năm 1997 –
1998). Đường đói nghèo thứ 2 ở mức cao hơn gọi là đường đói nghèo chung
(bao gồm cả mặt hàng lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm).
Đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm được xác định theo chuẩn mà hầu
hết các nước đang phát triển cũng như Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan

nghèo có tốc độ tăng mức thu nhập, mức sống cao hơn nhóm nghèo[1]. Theo
quan niệm trên, Ngân hàng thế giới đưa ra kiến nghị thang nghèo đói như
sau:[9]
+ Đối với các nước nghèo: Các cá nhân bị coi là nghèo khi mà có thu
nhập dưới 0,5 usd/ngày.
+ Đối với các nước đang phát triển là 1 usd/ ngày.
+ Các nước thuộc châu Mỹ La Tinh và caribe là 2 usd/ngày.
+ Các nước Đông Âu là 4 usd/ngày.
+ Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 usd/ngày.
Vì vậy, các quốc gia đều tự đưa ra chuẩn riêng của mình, thông thường nó
thấp hơn thang nghèo đói mà Ngân hàng đưa ra. Ví dụ: Mỹ đưa ra chuẩn nghèo
là mức thu nhập dưới 16.000 kcal đối với một hộ gia đình chuẩn (gia đình 4
người) trong một năm, tương đương với 11,1 usd/ngày/người. Trung Quốc đưa
ra chuẩn nghèo 960 nhân dân tệ một năm/1 người tương đương với 0,33
usd/ngày/người.[8]
1.1.2.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói ở Việt Nam
Căn cứ vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn lực tài chính và
mức sống thực tế của người dân ở từng vùng, Bộ Lao động Thương binh và

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

8
Xã hội Việt Nam đưa ra chuẩn nghèo đói nhằm lập danh sách hộ nghèo từ cấp
thôn, xã và danh sách xã nghèo từ các huyện trở lên.[3]
Bảng 1.1: Chuẩn nghèo đói được xác định qua các thời kỳ từ năm 1993 đến 2015
Giai đoạn
Đơn vị tính
Hộ đói
(Dưới mức)

3. Giai đoạn 1997 – 2000
Tiền Vùng nông thôn miền núi, hải đảo
Đồng/người/tháng
45.000
55.000
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du
Đồng/người/tháng
45.000
70.000
Vùng thành thị
Đồng/người/tháng
45.000
90.000
4. Giai đoạn 2001 – 2005
Tiền Vùng nông thôn miền núi, hải đảo
Đồng/người/tháng
-
80.000
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du
Đồng/người/tháng
-
10.000
Vùng thành thị
Đồng/người/tháng


9
1.1.3. Chủ trương, quan điểm, mục tiêu của nhà nước về giảm nghèo.
1.1.3.1. Chủ trương, quan điểm của nhà nước
Một là, phải coi xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ to lớn của toàn bộ hệ
thống chính trị và sự nỗ lực của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự
chỉ đạo sát sao của Nhà nước.
Xoá đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, là yếu
tố quan trọng bảo đảm sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, đó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của toàn xã hội hiện nay.
Ngay từ khi nước nhà mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng chỉ rõ: Giành được độc lập rồi mà nhân dân vẫn sống trong cảnh nghèo
nàn, lạc hậu thì độc lập đó phỏng có ích gì? Người còn nhấn mạnh phải ra sức
phát triển sản xuất, kinh tế làm cho mọi người ra khỏi đói nghèo lam lũ vươn
lên đủ ăn, khá giả, giàu có. Ai đã giàu có rồi, vươn lên giàu có hơn nữa. Hơn
ai hết, Người nhận thấy: Đói nghèo, lạc hậu, dốt nát là những kẻ thù nội xâm
làm suy yếu đất nước và chế độ. Chỉ có vượt qua đói nghèo lạc hậu, tiến tới
phát triển và ngày càng phát triển, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân, đó mới là
mặt tích cực, bản chất của chủ nghĩa xã hội.
Theo lời dạy của Bác Hồ, từ nhiều năm nay Đảng và Nhà nước ta đã đẩy
mạnh cuộc vận động xoá đói giảm nghèo, coi đó là trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 23-CTTW ngày
29/11/1997 về lãnh đạo thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo. Chỉ thị xác
định: "…xoá đói giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược ổn
định, phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa;
kế tục và phát huy truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc" [2,
tr.68-69]. Phong trào xoá đói giảm nghèo được khởi đầu từ năm 1992 từ
thành phố Hồ Chí Minh và trở thành một chương trình quốc gia vào cuối
năm 1998, xoá đói giảm nghèo đã thu hút sự quan tâm của toàn xã hội,
đặc biệt là hàng triệu những người nghèo tham gia. Với tầm cỡ to lớn

chính sách kinh tế; giải quyết tốt những vấn đề xã hội là điều kiện ổn định để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế [6, tr.28].
Phát triển kinh tế, phải đặc biệt chú trọng bảo vệ lợi ích, quan tâm tới đời
sống của các tầng lớp cơ bản trong xã hội như công nhân, nông dân, trí thức,
các lực lượng bảo vệ an ninh cho chế độ. Đây chính là cơ sở của chế độ chính

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

11
trị, không được để xảy ra hiện tượng người lao động bị bần cùng hoá, bị bóc
lột một cách tràn lan, bị ngược đãi, nhất là trong điều kiện phát triển nền kinh
tế thị trường.
Ổn định chính trị là điều kiện cần thiết để xoá đói giảm nghèo, những
thành công của xoá đói giảm nghèo sẽ là nhân tố quan trọng để củng cố, bảo
vệ chế độ chính trị, giữ vững sự ổn định chính trị. Mọi biện pháp để xoá đói
giảm nghèo phải nhìn nhận từ góc độ kinh tế – xã hội và hơn nữa còn phải
nhìn nhận từ góc độ chính trị.
Ba là, coi trọng việc phát huy tính tự lực, tự chủ, tự vươn lên của chính
người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo.
Mặc dù xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ to lớn của toàn Đảng, Nhà nước
và toàn xã hội, nhưng để vượt qua đói nghèo thì lại phải bằng chính sự tự
vươn lên của người nghèo, hộ nghèo. Nhà nước, cộng đồng xã hội chỉ có thể
vai trò bà đỡ tạo điều kiện hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi để người nghèo
tiếp cận được với nguồn lực phát triển, còn có tận dụng được những nguồn
lực đó hay không thì còn phụ thuộc vào chính họ. Tính chất trợ giúp, hỗ trợ
phát triển với vai trò bà đỡ là nét nổi bật của sự nghiệp xoá đói giảm nghèo.
Cần quán triệt quan điểm này và thể hiện nó một cách toàn diện trong nội
dụng và biện pháp xoá đói giảm nghèo. Nói một cách khác hình ảnh là: giúp
họ "cái cần câu", hướng dẫn họ cách câu, tạo ra điều kiện (tức chỉ chỗ làm ăn

trong đó nhà nước là trung tâm mới có thể đưa sự nghiệp xoá đói giảm nghèo
đến thắng lợi.
Xoá đói giảm nghèo phải đặt trong quá trình mở rộng hợp tác, tranh thủ
khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực từ các nước, các tổ chức quốc
tế bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế và
thông lệ quốc tế.
Đây là một sự bổ trợ quan trọng cho các nguồn lực trong nước, vì chúng
ta đang hoà nhập toàn diện với các nước trong khu vực và trên thế giới, đang
có nhiều khả năng tìm kiếm đối tác, phát triển các dự án phối hợp, các nguồn
tài trợ và viện trợ nhân đạo cho chương trình xoá đói giảm nghèo. Cần tăng
cường các hình thức trao đổi giao lưu hợp tác đó.
Năm là, trong quá trình xoá đói giảm nghèo cần khuyến khích một bộ
phận dân cư vươn lên làm giàu, đồng thời ưu tiên xoá đói giảm nghèo ở các
đối tượng chính sách và các vùng đặc biệt khó khăn.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

13
Xoá đói giảm nghèo không phải là chủ trương riêng, tách biệt khỏi các
giải pháp phát triển kinh tế xã hội mà luôn luôn nằm trong chiến lược tổng thể
của quá trình phát triển. Các hộ nghèo tồn tại bên cạnh các hộ hộ không
nghèo, các vùng nghèo tồn tại bên cạnh các vùng không nghèo trong mối
quan hệ qua lại tác động với nhau. Khuyến khích, tạo điều kiện cho một bộ
phận dân cư có điều kiện vươn lên làm giàu trước để tạo lập những hạt nhân,
những động lực thúc đẩy kinh tế trong vùng giống như việc tạo ra một hiệu
ứng lan toả, từ đó tác động đến sự phát triển của các hộ nghèo trong vùng.
Trong Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII
có viết: Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm nghèo.
Coi một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển. Đồng thời

hoạch, đến tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả của Chương trình
giảm nghèo; Cùng với việc tiếp tục thực hiện các chính sách giảm nghèo
chung trong cả nước, Trung ương tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư,
hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Căn cứ vào
tinh thần của Nghị quyết này, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chọn
thêm một số huyện nghèo khác trên địa bàn, nhất là các huyện có đồng bào
dân tộc thiểu số sống tập trung để huy động nguồn lực của địa phương đầu tư
hỗ trợ các huyện này giảm nghèo nhanh và phát triển bền vững [20].
1.1.3.2. Mục tiêu:
- Mục tiêu chung
Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến
năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản
xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt
các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù
hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức
tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn
định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh
thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng. S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

15
- Mục tiêu cụ thể
+ Mục tiêu cụ thể đến năm 2010
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40% (theo chuẩn nghèo quy định tại
Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005); cơ bản không
còn hộ dân ở nhà tạm; cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng; trợ cấp

tích đất lúa có thể trồng 2 vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, cây công
nghiệp; bảo đảm giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có
đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch; cung cấp điện sinh hoạt cho
hầu hết dân cư; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn
hoá, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc [20].
1.1.4. Mục tiêu của tỉnh về giảm nghèo cho huyện Sơn Động.
- Mục tiêu chung.
Tạo ra sức phát triển mới vè kinh tế - xã hội và tăng trưởng kinh tế,
chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và tăng cường kết cấu cơ
sở hạ tầng kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của người dân, góp phần tạo sự chuyển biến nhanh hơn về nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa
bàn, giảm nhanh và bền vững số hộ nghèo. Đảm bảo đến năm 2020 mức sống
ngang bằng với các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông,
lâm nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa; khai thác có hiệu quả tiềm
năng kinh tế, thế mạnh rừng, đất đai, tài nguyên khoáng sản và lao động của địa
phương cho mục tiêu giảm nghèo. Tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế xã hội; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển rộng rãi các hình
thức tổ chức sản xuất có hiệu quả; nâng cao dân trí, môi trường sinh thái được
bảo vệ; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh, củng cố vững chắc thế trận quốc
phòng toàn dân và thế trận an nhinh nhân dân; giữ vững an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hộ trên địa bàn [21].

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

17
- Mục tiêu cụ thể.
Đến năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức gần bằng mức trung bình


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status