Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Tổng Công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) Thực trạng và giải pháp - Pdf 25

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ BÌNH

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA
TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ (PVEP):
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên nghành : KTTG&QHKTQT
Mã số : 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Người hướng dẫn : TS. Vũ Anh Dũng


quốc gia thành công trên thế giới 20
1.3.1. Petronas 20
1.3.2. Chinese National Offshore Oil Company (CNOOC) 23
1.3.3. PTTEP 24
1.3.4. Một số điểm rut ra từ các công ty dầu khi trên. 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC
NGOÀI CỦA PVEP 28
2.1. Tổng quan của PVEP 28
2.2. Thực trạng công tác tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí ở nước
ngoài 31
2.2.1. Các hình thức triển khai thăm dò khai thác dầu khí ở
nước ngoài 31
2.2.1.1. Mua tài sản dầu khí 31
2.2.1.2. Thăm dò diện tích mới 33
2.2.1.3. Trao đổi cổ phần 34
2.2.2. Các thị trường trọng điểm 35
2.2.2.1. Đông Nam Á 35
2.2.2.2. Trung Đông và Bắc Phi 37
2.2.2.3. Nga và các nước vùng Ca-xpiên 38
2.2.3. Các dự án hiện tại ở nước ngoài 39
2.2.3.1. Các dự án hiện có 39
2.2.3.2. Các dự án đang đánh giá, đàm phán 58
2.3. Nhận xét đánh giá 59
2.3.1. Thành công 59
2.3.2. Tồn tại 60
2.3.3. Nguyên nhân 61
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ
CỦA PVEP 65
3.1. Dự báo nhu cầu năng lượng, cơ hội và thách thức 65

KẾT LUẬN 91
i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT
KH viết tắt
Nguyên nghĩa
1
UNCTAD
Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát
triển
2
PV-
Petrovietnam
Tập đoàn dầu khí Quốc Gia Việt Nam
3
PVEP
Tổng Công ty Thăm dò Khai Thác Dầu khí
4
M&A
Hoạt động mua lại và sáp nhập
5
FDI
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
6
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
7
GDP

36
2
Bảng 2.2. Tiềm năng dầu khí khu vực Trung Đông và
Bắc Phi
37
3
Bảng 2.3. Tiềm năng dầu khí khu vực Nga và các
nước vùng Ca-xpiên
39
4
Bảng 2.4. Tỉ lệ trước và sau chuyển nhượng
47

44

Hình 2.4. Phân chia lô ngoài khơi Ma-lai-xia
45

Hình 2.5. Giàn khoan ngoài khơi Ma-lai-xia
46

Hình 2.6. Lô Majunga Profond, Ma-đa-gát-xca
48

Hình 2.7 . Lô champask – Lào
52

Hình 2.8. Lô M2- Myanmar
54

Hình 2.9. Lô Danna – Iran
55

Hình 2.10. Lô junin 2 – Venezuela
56

Hình 3.1. Nhu cầu dầu thô thế giới
65

Hình 3.2. Nhu cầu khí thế giới
66

Hình 3.3. Trữ lượng và tiềm năng dầu khí Việt Nam

tiến bộ vượt bậc với tổng sản lượng khai thác đạt trên 100 triệu tấn (đứng
thứ ba ở khu vực Đông Nam Á về khai thác dầu thô) và đã triển khai hoạt
2

động một cách toàn diện từ khâu thăm dò khai thác đến tàng trữ, xử lý, vận
chuyển, phân phối sản phẩm, lọc hoá dầu và dịch vụ. Từ chỗ hoạt động bằng
vốn ngân sách, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tạo
được nguồn tích luỹ đầu tư phát triển, có đóng góp đáng kể cho ngân sách
Nhà nước và là nhân tố quan trọng góp phần đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi
khủng hoảng trong đầu thập kỷ 90. Tuy nhiên, kết quả thăm dò khai thác dầu
khí trong nước những năm qua cho thấy trữ lượng dầu khí của Việt Nam
không nhiều, điều kiện khai thác dầu khí ngày càng khó khăn, do vậy trong
tương lai nước ta cần có thêm nguồn cung cấp bổ sung từ nước ngoài.
Thực hiện đầu tư vào lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí ở nước
ngoài là triển khai chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng
Petrovietnam thành một tập đoàn kinh tế mạnh có hoạt động thăm dò khai
thác cả ở trong và ngoài nước, gia tăng trữ lượng dầu khí làm cơ sở cho sự
tăng trưởng của ngành, đồng thời góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng cho
sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Để triển khai chủ trương chiến lược
trên, Petrovietnam đã thống nhất chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
trong Tập đoàn, giao toàn bộ công tác tìm kiếm thăm dò cả trong và ngoài
nước cho Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP).
Ngành dầu khí Việt Nam tiềm lực còn yếu so với những “đại gia”
trên thị trường thế giới. Khi mở cửa, chấp nhận cạnh tranh với những đối thủ
lớn này, nếu không có hướng đi phù hợp sẽ rất dễ rơi vào trạng thái bị động,
phụ thuộc vào những nguồn tài trợ hay đầu tư từ nước ngoài mà không thể
đững vững được trên đôi chân của mình.
Công nghệ dầu khí của Việt Nam còn quá lạc hậu, hiện nay các dự
án trong nước chỉ là thăm dò khai thác và xuất khẩu dầu thô mà chưa thực
3

- Quan hệ kinh tế quốc tế, Nguyễn Tuấn Anh (2006) nhà xuất bản
chính tri quốc gia.
- Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam của
Đỗ Đức Bình(2006).
Các cuốn sách này mới đề cập đến các lý thuyết giải thích sự hình
thành đầu tư trực tiếp đứng trên góc độ quan hệ kinh tế quốc tế.
- Đầu tu trực tiếp nước ngoài và phát triển kinh tế của Võ Đại Lược
và Lê Bộ Lĩnh (2006) đề cập đến đầu tư trực tiếp trong khu công nghiệp.
- Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia vào Viêt
Nam của Hoàng Thị Bích Loan chủ biên (2008) nhà xuất bản chính trị quốc
gia. Tác giả đưa ra toàn cảnh bức tranh của TNCs trong dòng lưu chuyển
vốn FDI toàn cầu, chiến lược đầu tư trực tiếp của TNCs, Thực trạng đầu tư
trực tiếp của TNCs vào Việt Nam.
- Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Đinh Trọng Thịnh (2006) nhà xuất bản Tài chính. Tác giả nêu ra thực trạng
và phương hướng hoạt động để thúc đẩy các doanh nghiệp Viêt Nam đầu tư
ra nước ngoài.
* Về giáo trình :
5

- Giáo trình quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, Trường Đại họcc Kinh tế quốc dân, Bộ môn Kinh doanh quốc tếcủa
Nguyễn Thị Hường (2004) nhà xuất bản thống kê.Tác giả khái luận chung
về quản trị dự án FDI. Đại cương về quản trị doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI. Quản trị rủi ro trong
hoạt động FDI. Quản trị thẩm định dự án và triển khai dự án FDI.
- Giáo trình đầu tư quốc tế của Phùng Xuân Nhạ (2001). Trình bày
những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp.
* Các bài báo, bài viết, luận án :
- Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (2002), Chiến lược đầu tư của

ra nước ngoài của PVEP.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của PVEP,
những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân tồn tại.
- Đề xuất những giải pháp có thể thực hiện để việc đầu tư ra nước
ngoài của PVEP được thuận lợi và đạt hiệu quả như mong muốn.
7

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, Luận văn tập trung vào nghiên
cứu những vấn đề sau:
- Khái quát một số lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Phân tích đánh giá thực trạng đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực
dầu khí của PVEP.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của
PVEP.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của PVEP.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí
của PVEP.
- Thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng kết hợp phương pháp thống kê, phân tích hệ
thống và các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp so sánh, tổng
hợp Để phân tích minh chứng, so sánh, tổng hợp số liệu giải quyết các nội
dung nghiên cứu của luận văn. Các phương pháp đó được kết hợp chặt chẽ
8

Theo quỹ tiền tệ Quốc tế đưa ra năm 1977: “FDI là vốn đầu tư được
thực hiện nhằm thu về những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp hoạt động ở
nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc đất nước của nhà đầu tư. Mục đích
của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh
nghiệp đó”
Theo tổ chức thương mại thế giới: FDI là hình thức đầu tư dài hạn
của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở
sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền
quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Theo nghị định số 78/2006/NĐ-CP của chính phủ: “Đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực
hiện hoạt động đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó ở
nước ngoài.”
Trong thực tiễn quản lý đầu tư hiện nay có khá nhiều quan niệm về
đầu tư, mỗi quan niệm lại đứng trên các giác độ khác nhau để định nghĩa.
Quan tâm đến quá trình quản trị hoạt động đầu tư, có thể đưa ra khái niệm
10

như sau: “Đầu tư là tập hợp các hoạt động bỏ vốn và sử dụng vốn theo một
chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian tương đối dài
nhằm thu được lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư, cho xã hội và cho cộng
đồng”.
Như vậy, việc các cá nhân và doanh nghiệp đưa vốn ra nước ngoài
để tự mình hoặc cùng với các nhà đầu tư nước sở tại bỏ vốn vào một đối
tượng nhất định, trực tiếp quản lý điều hành và thu lợi trong kinh doanh
được gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài.
So với hoạt động đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài có
những điểm khác biệt rất lớn như sự phức tạp trong quản lý, điều hành và xử
lý tranh chấp do có sự tham gia của scác bên mang quốc tịch khác nhau,
thường gắn với hoạt động chuyển giao công nghệ, gắn với xu hướng hội

Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
Theo Điều 9- Nghị định 108/2006/ NĐ-CP của chính phủ: Hợp đồng
hợp tác kinh doanh là hợp đồng do một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài ký
kết với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước để tiến hành đầu tư, kinh
doanh; trong đó có quy định về quyền lợi, trách nhiệm và phân chia kết quả
kinh doanh mà không thành lập pháp nhân.
Như vậy có thể hiểu đây là hình thức đầu tư mà các bên tham gia
hợp đồng ký kết thoả thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất
12

kinh doanh ở nước nhận đầu tư trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội dung
kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia các kết quả kinh doanh cho
các bên tham gia. Khi hết thời gian hiệu lực thì các bên không còn ràng buộc
về mặt pháp lý.
Hình thức này chỉ khác với doanh nghiệp liên doanh ở chỗ không
cho ra đời một pháp nhân mới, bên nước ngoài mượn tư cách pháp nhân của
bên sở tại để tiến hành các hoạt động của mình. Đây chính là điểm bất cập
mà nhà đầu tư nước ngoài không mong muốn vì cơ hội khuyếch trương uy
tín của họ hầu như không có. Mặt khác hình thức này thường không đòi hỏi
vốn lớn và thời hạn hợp đồng thường ngắn, cũng chính vì vậy mà ít thu hút
được những nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng.
Đầu tư theo một số hình thức khác
Theo luật pháp Việt Nam còn có một số hình thức đầu tư đặc thù
như các hợp đồng BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) và các hình
thức phái sinh của nó.
1.1.2.2. Phân loại theo phương thức thực hiện
Đầu tư dự án mới
Đó là việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư mua sắm thiết bị và thiết
lập các cơ sở kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng số
lượng dự án đầu tư vào một ngành, địa phương nhất định.

các nước đang phát triển tận dụng để kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài
[20]. Đầu tư nhằm tìm kiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan
trọng đối với các doanh nghiệp thuộc các nước đang phát triển như Trung
Quốc, Ấn Độ và một số nước châu Á khác vì việc đảm bảo cung cấp ổn định
các nguồn lực có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các
nước này. Bởi vậy, khi nguồn lực trong nước có chiều hướng cạn kiệt, đặc
biệt là các tài nguyên chiến lược như dầu khí, các doanh nghiệp phải chuyển
hướng khai thác các nguồn lực từ bên ngoài. Ví dụ như các doanh nghiệp
dầu khí quốc gia của Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì… đã phải thực hiện
nhiều dự án liên doanh nhằm khai thác dầu mỏ ở một số quốc gia khác như
Trung Đông, Tây Á, Bắc Phi…
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn nhằm mục đích khai thác chuyên
gia và công nghệ ở nước nhận đầu tư [19].
Khi đầu tư ra nước ngoài, chủ đầu tư còn có một mục đích cao hơn,
đó là bành trướng sức mạnh kinh tế, tăng sức ảnh hưởng của mình trên thị
trường quốc tế [19]. Thường thì các nước kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài có
chính sách rất thông thoáng, khuyến khích xuất khẩu và chuyển giao công
nghê, vì vậy khi xuất khẩu máy móc sang để sản xuất tai đây và sau đó xuất
khẩu các sản phẩm này sang các nước khác, chủ đầu tư nước ngoài đã né
tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch, mở rộng được thị trường tiêu thụ một
cách dễ dàng.
Thực tế cho thấy các nước phát triển đôi khi có những khó khăn
không thể tự giải quyết. Sự hợp tác đầu tư làm cho những vấn đề đó trở nên
dễ dàn hơn, đồng vốn được sử dụng với hiệu quả kinh tế-xã hội-chính trị cao
15

nhất. Điển hình ở các nước phát triển có một xu hướng, ngay cả khi trong
nước tình trạng thất nghiệp đang gia tăng nhưng các doanh nghiệp vẫn có xu
hướng tìm kiếm lao động ở nước ngoài và đem vốn đi đầu tư, đồng thời
cũng đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư.

dân đang thất nghiệp hay bán thất nghiệp. Đồng thời khoản thuế, lệ phí mà
các đơn vị này nộp cho Nhà nước cũng giúp tăng thu ngân sách bù đắp thiếu
hụt.
Những nhà đầu tư nước ngoài mang vốn cùng với công nghệ cao, kỹ
thuật quản lý hiện đại, thương hiệu nổi tiếng, mạng lưới quan hệ rộng… Đây
là cơ hội tốt để các nước tiếp nhận nắm bắt nhằm tăng năng lực sản xuất,
tăng kim ngạch xuất khẩu, khai thác thị trường nước ngoài, tạo lợi thế kinh
tế theo quy mô [7].
Ngược lại với nước đi đầu tư, hoạt động đầu tư nước ngoài làm tăng
tiền, tài sản trong nền kinh tế của nước tiếp nhận, qua đó cải thiện cán cân
thanh toán, gia tăng đầu tư cho nền kinh tế, góp phần tăng GDP [20].
Qua công việc hoặc các khoá huấn luyện, chương trình đào tạo ngắn
và dài hạn, đặc biệt là trong điều kiện làm việc cạnh tranh gay gắt thường có
ở những doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, đội ngũ cán bộ và người lao
17

động sẽ được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng điều hành, quản lý…
Điều này là một tác động tích cực to lớn và mang tính lâu dài, nâng cao trình
độ nguồn nhân lực, yếu tố then chốt cho phát triển kinh tế của một quốc gia.
Các công ty xuyên quốc gia là những chủ thể chính trong hoạt động
đầu tư quốc tế với hệ thống mạng lưới hoạt động rộng lớn sẽ mang lại cho
nước tiếp nhận cơ hội mở rộng quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực: thương
mại, đầu tư, văn hoá…
Các doanh nghiệp trong nước sẽ có xu hướng di chuyển lao động,
sao chép học hỏi, liên kết sản xuất và cạnh tranh… để nâng cao tiềm lực,
đây là một tín hiệu tốt, như một chuỗi dây chuyền, cải thiện môi trường kinh
doanh trong nước, hấp dẫn hơn với nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, nền
kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh chóng.
1.2.2.2. Tiêu cực
Thường các nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm kiếm lợi ích từ nguồn


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status