XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƠ CẤP NGHỀ MAY & THIẾT KẾ THỜI TRANG THEO HƯỚNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ (TT) - Pdf 26

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Lý do khách quan
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước,
việc đào tạo một đội ngũ lao động (LĐ) có chất lượng cao, đồng bộ về cơ cấu
ngành nghề và trình độ đang trở thành một vấn đề cấp bách hiện nay.
Theo số liệu của Tổng cục dạy nghề, cơ cấu LĐ qua đào tạo của Việt
Nam hiện nay là 1:3 nghĩa là cứ một sinh viên (SV) tốt nghiệp đại học thì có
ba học viên tốt nghiệp trường nghề, trong khi đó, cơ cấu ở các nước tiên tiến
trong khu vực là 1:10, nghĩa là cứ một SV tốt nghiệp đại học thì có 10 học
viên tốt nghiệp trường nghề. Như vậy, để phục vụ sự nghiệp phát triển đất
nước, lực lượng “thợ kỹ thuật” của nước ta còn thiếu trầm trọng. Trước tình
trạng “thừa thầy thiếu thợ” như hiện nay thì chương trình đào tạo tại các
trường nghề và các trung tâm dạy nghề đã góp phần giải quyết những vấn đề
này một cách hợp lý và mang hiệu quả cao, vừa trang bị cho người học một
nghề nghiệp ổn định, vừa cung cấp cho xã hội một lực lượng LĐ dồi dào, có
trình độ chuyên môn và đồng bộ.
Tuy nhiên, trong tình hình thực tế thì việc dạy nghề vừa tạo thời cơ lớn,
vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục dạy nghề nước ta. Do
đó, đòi hỏi các trường dạy nghề phải luôn phát triển không ngừng, nắm bắt
nhu cầu xã hội và đưa ra những phương hướng phù hợp với nhu cầu của xã
hội và của người học để góp phần phát triển xã hội, đào tạo cho người học sau
khi ra trường có khả năng tự học để học tập suốt đời, cung cấp cho xã hội một
lực lượng LĐ có chất lượng cao về kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc tốt.
Cũng không nằm ngoài sự vận động và phát triển kinh tế-xã hội, nghề
“May & Thiết kế thời trang” (“M & TKTT”) đang được xem là một trong
những nghề thiết yếu đối với xã hội hiện nay vì được quan tâm và yêu thích
của nhiều người LĐ,đặc biệt là giới trẻ, của cộng đồng và của các nhà doanh
nghiệp; đồng thời cũng được xem là ngành tiềm năng lớn của Việt Nam nói

phố (TP) Cần Thơ nói riêng, thì có một số lượng lớn học viên sau khi ra
trường không có điều kiện xa nhà nên không thể làm việc đúng như chuyên
môn đã học và cũng rất khó khăn trong quá trình tìm việc làm hoặc việc làm
không ổn định.
Với trình độ sơ cấp nghề “M & TKTT” có tính chất là sau khi tốt nghiệp,
học viên hoặc có thể xin vào làm trong DN, công ty, hoặc có thể tự mở cửa
hàng để kinh doanh. Học viên không mất nhiều thời gian và chi phí, chỉ trong
vài tháng người học nghề sẽ được trang bị một nghề có thể đảm bảo cuộc
sống của mình. Hơn nữa đây là một con đường tạo cơ hội có việc làm ổn
định, thu nhập cao và có thể phát triển lâu dài cho người học yêu nghề. Đồng
thời đào tạo nghề “M & TKTT” trình độ sơ cấp cũng phù hợp với tình hình
thực tế tại Cần Thơ, khi có một lực lượng lớn LĐ nông thôn cần việc làm với
các hạn chế về thời gian, chi phí đào tạo và khả năng không thể làm việc xa
nhà.
Với những lý do đó, người nghiên cứu mạnh dạn vận dụng kiến thức đã
học và kinh nghiệm thực tiễn cùng với việc thực hiện chủ trương của Đảng và
Nhà nước là đào tạo nhà trường gắn liền nhu cầu của xã hội để thực hiện đề
tài : “XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƠ CẤP NGHỀ MAY &
THIẾT KẾ THỜI TRANG THEO HƯỚNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ
TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ ”.
2. Mục đích, khách thể và đối tượng nghiên cứu
2.1. Mục đích
- Xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề “M & TKTT” cho trường
CĐ nghề Cần Thơ.
3

- Xây dựng chương trình đào tạo nghề “M & TKTT” làm nền tảng giúp
các cơ sở đào tạo nghề có thể áp dụng để sáng tạo, thiết kế các mẫu thời trang,
đào tạo nghề cho người học để nâng cao hiệu quả việc làm cho nguồn nhân
lực thành phố Cần Thơ.

- Khảo sát một số chương trình đào tạo có liên quan đến nghề “M &
TKTT” tại các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn TP Cần Thơ.
4

- Xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo nghề “M & TKTT”
trình độ sơ cấp (không qua thực nghiệm).
- Khảo sát ý kiến chuyên gia nhằm đánh giá về tính khả thi và tính hiệu
quả của chương trình đã được xây dựng.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp thống kê toán học
6. Tóm tắt nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp
nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận nhằm xác định nền tảng cho việc
xây dựng chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu thị
trường, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, đáp ứng được
những mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
giai đoạn 2011-2020. Do đó, khi xây dựng chương trình đào tạo nghề “M &
TKTT”, người nghiên cứu tìm hiểu và tiếp cận một số lý thuyết về đặc điểm
của việc xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề theo hướng đáp ứng nhu
cầu thị trường như sau:
1.1. Các khái niệm cơ bản về xây dựng chương trình, giáo dục nghề
nghiệp, nghề “M & TKTT” và việc đáp ứng nhu cầu thị trường.
1.2. Một số quan điểm về xây dựng chương trình như: xây dựng chương
trình theo hướng tiếp cận, trên cơ sở phân tích nghề, theo phương pháp
Dacum.
1.3. Một số mô hình xây dựng chương trình đào tạo nghề.

sẽ xây dựng chương trình đào tạo nghề theo các mô-đun, với các công việc
phù hợp. Mỗi công việc sẽ được xác định với kiến thức cần thiết, để quy định
các kỹ năng cụ thể của nghề. Người học có thể tự do lựa chọn mô-đun, qua đó
các kỹ năng sẽ được đào tạo và người học sẽ tự tin hơn khi bước vào xã hội
nghề nghiệp.
Tóm lại, người nghiên cứu xét thấy: “Để đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mục tiêu của giáo dục nghề
nghiệp, để đáp ứng được các nhu cầu cá nhân người học, yêu cầu của nhà sử
dụng LĐ và xã hội, cũng như đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho xã
hội hội nhập như hiện nay, thì người nghiên cứu chọn phương thức đào tạo
nghề theo mô-đun. Đây là phương thức mà nội dung chương trình đào tạo
được xây dựng thực hiện tốt nguyên lý “Học đi đôi với hành”, đảm bảo được
cho người học có đủ năng lực và cơ hội để hành nghề sau khi tốt nghiệp. Đặc
biệt trong điều kiện kinh tế nước ta như hiện nay, với thời gian đào tạo ngắn
và mục tiêu, cấu trúc nội dung đào tạo đa dạng, phương thức này thực sự đã
góp phần rất hiệu quả trong việc đào tạo nghề cho thanh thiếu niên và người
dân LĐ, giúp họ nhanh chóng giải quyết được việc làm theo khả năng và điều
kiện của mình để ổn định cuộc sống, góp phần tích cực trong việc xây dựng
một xã hội ổn định, bền vững và không ngừng phát triển”.
Chương 2: Thực trạng về chương trình đào tạo sơ cấp nghề “M &
TKTT” tại trường CĐ Nghề Cần Thơ theo hướng đáp ứng nhu cầu thị
trường.
2.1. Tổng quan về tình hình lao động và đào tạo nghề Dệt May ở Việt
Nam nói chung và tại thành phố Cần Thơ nói riêng.
6

- Thực trạng ngành dệt may trong những năm gần đây, lực lượng lao
động, hệ thống đào tạo nghề, và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho ngành
dệt may.
- Giới thiệu về trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ: nguồn gốc xuất thân

20%
40%
40%

Hình 2.1: Đánh giá của doanh nghiệp về mục tiêu và nội dung chương trình đào
tạo nghề May hiện nay của các CSĐTN thông qua người học
7

+ Thứ tư, sự liên kết giữa CSĐTN và các DN chưa chặt chẽ, các DN
chưa thực sự hỗ trợ, tạo điều kiện cho người học tiếp cận thực tế, cũng như
chưa thường xuyên cung cấp những thông tin về nhu cầu của DN, nhưng
thông tin về khoa học kỹ thuật hiện đại để các CSĐTN cập nhật thường xuyên
vào chương trình, từ đó mới tạo được đội ngũ LĐ có chất lượng. Theo đánh
giá của DN về mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo nghề May hiện nay
của các CSĐTN thông qua người học cho thấy: Lực lượng LĐ đã qua đào tạo
nghề chưa đáp ứng được yêu cầu, phù hợp với DN chỉ chiếm một tỉ lệ tương
đối cao 40%. (Hình 2.1).
+ Thứ năm, hình thức đào tạo theo mô-đun, thời gian đào tạo ngắn
hạn có thể áp dụng linh hoạt và phù hợp với đối tượng người học không có
nhiều quỹ thời gian và tiền bạc.


40,0%
17,0%
13,3%
30,0%
10,0%
Rất cần thiết
Cần thiết
Chưa cân
thiết

Hình 2.2: Sự cần thiết để xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề “M &
TKTT” đáp ứng nhu cầu của người học nếu người học có quỹ thời gian ít và
không có điều kiện làm việc xa nhà.
8

những kết quả khảo sát thực tiễn, người nghiên cứu mạnh dạn tiến hành xây
dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề “M & TKTT” cho trường CĐ nghề
Cần Thơ.
Chương 3: Xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề “M & TKTT”
theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường tại trường CĐ Nghề Cần Thơ .
3.1 Những căn cứ pháp lý để xây dựng chương trình: Ngoài khảo sát về
thực trạng thị trường thì người nghiên cứu còn căn cứ trên những văn bản qui
định của Nhà Nước về việc xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề theo
đúng qui định.
3.2. Qui trình xây dựng chương trình: Sau khi khảo sát và thống kê kết
quả nhu cầu về nghề “M & TKTT” cũng như sự cần thiết của chương trình
đào tạo nghề “M & TKTT”, người nghiên cứu tiến hành xây dựng
- Biểu đồ phân tích nghề “M & TKTT”. Trong phạm vi đề tài nghiên
cứu, người nghiên cứu sử dụng phương pháp Dacum để phân tích nghề “M &
TKTT”. Sau khi hoàn tất sơ đồ phân tích nghề “M & TKTT” để xác định rõ


Mô-đun 2 An toàn lao động
Mô-đun 3 Cơ sở thiết kế trang phục
9

Mô-đun 4 Thiết kế trang phục căn bản
M
ô
-
đun

5

May trang ph
ục căn bản

- Chương trình 2: Nâng cao
Mô-đun 6 Thiết kế trang phục biến kiểu
Mô-đun 7 May công nghiệp
Mô-đun 8 Sáng tác mẫu
Mô-đun 9 Quản lý sản xuất và kinh doanh
- Nội dung chương trình đào tạo được chia làm 2 chương trình lớn:
căn bản và nâng cao: Chương trình căn bản bao gồm 5 mô-đun ( Mô-đun: 1,
2, 3, 4, 5) nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất cho người
học về nghề “M & TKTT”. Sau khi học xong chương trình 1, học viên sẽ tiếp
tục học chương trình 2: Chương trình nâng cao, bao gồm 4 mô-đun ( Mô-
đun: 6, 7, 8, 9) dựa trên những kiến thức căn bản giúp người học nâng cao
trình độ chuyên môn nghề. Mỗi mô-đun đào tạo các công việc mà doanh
nghiệp và người học nghề tại Cần Thơ đang cần, thời gian học ngắn được
thiết kế phần lớn cho thực hành và trong các chương trình thì người học được


-

Nghề “M & TKTT” là nghề thiết kế, cắt và may các
kiểu sản phẩm may thời trang từ cơ bản đến phức tạp,
thực hiện chuyên sâu ở lĩnh vực may các sản phẩm trong
ngành may công nghiệp và may các sản phẩm thời trang
đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Nghề “M & TKTT” đòi hỏi tính sáng tạo, kiên trì,
cẩn thận, tỉ mỉ, khéo léo Ngoài ra người học và làm
nghề “M & TKTT” cần phải có kiến thức về tính chất
của nguyên vật liệu thường được sử dụng trong ngành
may, sử dụng thành thạo các loại trang thiết bị dụng cụ
chuyên ngành.
- Người học nghề “M & TKTT” có khả năng làm
việc độc lập tại các cửa hiệu may đo hoặc tổ chức làm
việc theo nhóm, có khả năng quản lý và điều hành dây
chuyền sản xuất MCN, làm kỹ thuật viên tại các phòng
kỹ thuật của các DN may hoặc mở sản xuất kinh doanh
về thời trang. Có đủ sức khoẻ và ý thức trách nhiệm để
đáp ứng yêu cầu công việc.
THỜI LƯỢNG
CHƯƠNG
TRÌNH
-

Lý thuyết:195 giờ
- Thực hành và kiểm tra: 765giờ
- Tổng cộng: 960 giờ
CẤU TRÚC

 Mô-đun 7: May công nghiệp
 Mô-đun 8: Sáng tác mẫu
 Mô-đun 9: Quản lý sản xuất và kinh doanh
- Sơ đồ cấu trúc mô-đun của chương trình:
11

KẾT QUẢ
CHƯƠNG
TRÌNH

- Kết quả tổng quát: Sau khi học xong chương trình
người học có khả năng: thiết kế ra những kiểu dáng trang
phục thẩm mỹ, đẹp, thời trang phù hợp với xu hướng xã
hội, có khả năng dự đoán được xu hướng của trang phục
theo từng giai đoạn, từng mùa, từng giai đoạn nhất định
trong năm. Người học có khả năng tìm kiếm việc làm
trong nhiều lĩnh vực như: có thể làm nhân viên may hoặc
thế kế mẫu trong khu chế xuất may mặc, công ty may
mặc, hoặc tự tạo việc làm bằng cách mở cơ sở may gia
công, mở tiệm may, kinh doanh các mặc hàng về trang
phục.
- Văn bằng: Chứng chỉ Sơ cấp nghề “M & TKTT”.
- Kết quả cụ thể, người học có khả năng:
+ Về kiến thức:
 Phân biệt được tính chất, phạm vi ứng dụng của
các loại nguyên vật liệu ngành “M & TKTT”.
 Trình bày được nguyên lý, tính năng tác dụng
các loại thiết bị chủ yếu trong ngành “M & TKTT”.
 Trình bày được các kiến thức căn bản về thiết
kế thời trang.
 Phân tích được phương pháp sáng tác và thiết
kế các kiểu trang phục căn bản và biến kiểu.
 Trình bày được các kiến thức về quy trình thực
hiện các trang phục căn bản và biến kiểu.
 Trình bày được các kiến thức về thiết kế, tổ
chức, quản lý và triển khai sản xuất, kinh doanh mặt
hàng may thời trang
+ Về kỹ năng:
 Phác họa mẫu trang phục phù hợp với ý tưởng
thiết kế.

TC LT

TH

1
Vẽ mỹ
thuật
Chương 1: Hình họa cơ bản 10

3

7

Chương 2: Tỷ lệ và phương pháp phác họa cơ
thể người
18

4

14

Chương 3: Phác họa dáng người mẫu thời trang

10

2

8

Chương 4: Phác họa kiểu dáng quần áo trên cơ


2

Chương 3: Kỹ thuật an toàn về điện và phòng
chống cháy nổ
16

11

5

3
Cơ sở
thiết kế
trang
phục
Chương 1: Khái quát về thiết kế trang phục. 10

4

6

Chương 2: Các phương pháp lấy số đo. 5

1

4

Chương 3: Vật liệu may. 15


xuất, kinh doanh mặt hàng may thời trang.
+ Về thái độ
 Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm
việc theo nhóm.
 Rèn luyện kỹ năng hợp tác trong học tập và
lao động nghề nghiệp.
 Rèn luyện tác phong công nghiệp, đảm bảo an
toàn lao động.
 Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao
trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.
- Học sinh trung học phổ thông.
- Người có nhu cầu học nghề “M & TKTT”.
- Thợ may.
13

Stt

Mô đun Nội dung chi tiết của mô đun Thời
gian(giờ)
TC LT

TH

bản
Chương 4: Thiết kế quần âu nữ 12

2

9



5

25

Chương 4: May áo nam 24

3

21

Chương 5:May áo nữ 34

4

30

Chương 6: May quần âu nam 27

3

24

Chương 7:May quần âu nữ 19

2

17

Chương 8:May váy 24

Chương 3:Thiết kế, cắt, may quần âu nam biến
kiểu.
25

3

22

Chương 4:Thiết kế, cắt, may quần âu nữ biến
kiểu.
40

5

35

Chương 5:Thiết kế, cắt, may váy biến kiểu. 30

5

25

Chương 6:Thiết kế, cắt, may váy liền áo biến
kiểu.
25

4

21



8

Chương 5: Kỹ thuật tẩy, giặt, đóng gói sản
phẩm
15

3

12

8
Sáng tác
mẫu
Chương 1: Mỹ thuật trang phục 10

7

3

Chương 2: Sáng tác trang phục 65

8

57

9
Quản lý
sản xuất
Chương 1: Khái quát về quản lý sản xuất và


Chương 4: Tổ chức và quản lý sản xuất 13

10

3

Chương 5: Marketing 10

6

4

3.4. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về chương trình đào tạo sơ cấp
nghề “M & TKTT”:
Vì thời gian nghiên cứu có hạn, nên không có điều kiện để tiến hành
thực nghiệm, người nghiên cứu đã dùng phương pháp chuyên gia để thu thập
ý kiến nhằm đưa ra nhận định sơ bộ về tính khả thi và tính hiệu quả của
chương trình đào tạo nghề “M & TKTT” với kết quả như sau:
+ Đánh giá mức độ phù hợp giữa mục tiêu của các chương trình đề
xuất so với nhu cầu của các DN tại TP Cần Thơ hiện nay. Theo kết quả khảo sát (hình 3.3) cho thấy đánh giá mức độ phù hợp
Qua khảo sát ý kiến chuyên gia cho thấy chương trình đào tạo ngắn hạn
nghề “M & TKTT” được đa số đánh giá là cần thiết và khả thi (Hình 3.9)
trong việc đào tạo một đội ngũ công nhân LĐ có tay nghề đáp ứng theo nhu
cầu của doanh nghiệp tại TP. Cần Thơ, và được đánh giá là rất khả thi khi đưa
vào áp dụng. Kết quả thống kê cho thấy đa số đều đồng ý chương trình có thể
ban hành sử dụng ngay. Như vậy chương trình “M & TKTT” được người
nghiên cứu xây dựng rất thiết thực, phù hợp, có thể sử dụng trong thời gian
tới. Nội dung của chương trình “M & TKTT” được thiết kế với thời lượng lý
53,3%
50,0%
40,0%
86,7%
80,0%
73,3%
46,7%
56,7%

tạo phù hợp với nhu cầu của nghề nghiệp, trình tự các mô-đun trong chương
trình hợp lý, thời gian đào tạo theo mô-đun rất thích hợp với tình hình phát
triển của thị trường may mặc .
Như vậy, nội dung chương III sẽ giải quyết yêu cầu của luận văn
nghiên cứu. Kết quả chương trình sẽ phục vụ cho trường CĐ Nghề Cần Thơ
nói riêng và các Trường nghề và các trung tâm dạy nghề trong địa bànTP Cần
Thơ và các tỉnh lân cận nói chung (nếu có nhu cầu đào tạo).
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Sau 6 tháng thực hiện đề tài: “XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO SƠ CẤP NGHỀ MAY & THIẾT KẾ THỜI TRANG THEO HƯỚNG ĐÁP
ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN
THƠ ”. Luận văn hoàn thành với những nội dung như sau:
- Thứ nhất là, nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng chương trình đào tạo
nghề :
+ Tìm hiểu các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+ Tìm hiểu các mô hình xây dựng chương trình đào tao nghề.
+ Phương thức tiến hành phân tích nghề DACUM.
+ Các hướng tiếp cận trong xây dựng chương trình.
+ Các bước xây dựng chương trình đào tạo nghề “M & TKTT”.
- Thứ hai là, thực hiện khảo sát để làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất
giải pháp xây dựng chương trình đào tạo nghề “M & TKTT”, tiến hành theo
các bước như: “Lập kế hoạch tổng thể, chọn mẫu khảo sát, thiết kế công cụ
khảo sát, kế hoạch về thời gian, nhập và xử lý dữ liệu thu thập” và rút ra
những kết luận.
- Thứ 3 là, sơ đồ “DACUM phân tích nghề “M & TKTT” làm nền tảng để
xây dựng chương trình đào tạo nghề. Qua đó, người nghiên cứu đã đề xuất, đề
cương chương trình đào tạo nghề “M & TKTT” chi tiết với thời lượng LT và
TH thích hợp để khẳng định tính hợp lý của chương trình.


TKTT”, một lĩnh vực mà ít người nghiên cứu trong các công trình khoa học
của TP Cần Thơ .
- Thứ hai, chương trình đào tạo nghề “M & TKTT” ở trình độ sơ cấp là
chương trình đầu tiên được thiết kế theo mô-đun. Chương trình đào tạo theo
nhu cầu thị trường và người học bằng phương pháp phân tích nghề để xây
dựng. Phân tích những công việc mà thực tế cần, từ đó xây dựng phiếu phân
tích công việc đưa ra các bước công việc với những kiến thức và kỹ năng cụ
thể. Tiếp cận mô hình đào tạo theo năng lực thực hiện và xây dựng chương
18

trình theo mô-đun của đề tài sẽ góp phần đào tạo một đội ngũ có kiến thức và
kỹ năng phù hợp với yêu cầu của thị trường với thời gian ngắn và linh hoạt,
góp phần vào công tác giải quyết được việc làm cho người LĐ. Người học có
thể chọn bất kỳ công việc nào đang cần để học mà không cần phải học hết
chương trình đồng thời có thể học liên thông lên các mô-đun khác để nâng
cao tay nghề. Đồng thời cũng dễ dàng liên thông với các trình độ khác, nhanh
chống giải quyết việc làm sau khi kết thúc khóa học. Đây là một dạng học tập
suốt đời mà hệ thống GD - ĐT và dạy nghề của nước ta đang hướng tới.
- Thứ ba, kết quả của chương trình sẽ trực tiếp đưa vào giảng dạy, trước
tiên là trong trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ, sau đó phổ biến cho các trường
nghề trong thành phố và các tỉnh lân cận nếu có nhu cầu.
2.2. Tính khoa học
Đề xuất chương trình đào tạo sơ cấp nghề “M & TKTT”, được xây
dựng trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động mang tính lý luận, qua khảo sát
thực tế, xuất phát từ như cầu phát triển kinh tế, xã hội. Mặt khác qua sơ đồ
phân tích nghề DACUM, nội dung của chương trình sẽ được xây dựng một
cách khách quan trên bảng danh mục công việc và nhiệm vụ của biểu đồ, với
sự đánh giá, nhận xét của các GV có nhiều năm kinh nghiệm trong chuyên
môn giảng dạy. Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá tính khả thi của nội dung chương
trình, thời lượng của chương trình cũng như kết quả của chương trình. Kết

ra.
2.4. Hướng phát triển của đề tài
Kết quả của chương trình trước tiên sẽ bổ sung thêm vào hệ thống
chương trình đào tạo nghề của trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ, các trung
tâm dạy nghề trong TP, sau đó có thể mở rộng cho các tỉnh thuộc Đồng bằng
sông Cửu Long và các tỉnh lân cận khác nếu có nhu cầu.
Trong thời gian tới, người nghiên cứu luận văn sẽ vận dụng phương pháp
nghiên cứu cũng như mô hình xây dựng chương trình đào tạo theo mô-đun
này để xây đựng các chương trình đào tạo ngắn hạn khác cho tất cả các công
việc của nghề “M & TKTT” , để đáp ứng nhu cầu của người học cần bất kỳ
kiến thức, kỹ năng nào trong nghề “M & TKTT”. Đồng thời đáp ứng được
nhu cầu của DN từng thời điểm, từng giai đoạn có nhu cầu LĐ khác nhau.
Đối với các ngành nghề khác cũng có thể áp dụng mô hình xây dựng
chương trình này để xây dựng các chương trình ngắn hạn cho các nghề khác,
đáp ứng được đòi hỏi của thị trường LĐ, và nhu cầu học tập của tất cả mọi
người.
3. KHUYẾN NGHỊ
- Nhà nước cần có sự quan tâm hơn nữa trong việc tăng cường đầu tư các
phương tiện và trang thiết bị, nhất là công nghệ thông tin cho trường CĐ nghề
Cần Thơ nói riêng và các trường dạy nghề nói chung, nhất là các tỉnh thuộc
Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng định kỳ về
chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ GV làm công tác dạy nghề.
- Đối với các Sở GD-ĐT cần quan tâm hơn nữa hoạt động giáo dục nghề
nghiệp. Thành lập ban tư vấn hướng nghiệp cấp ngành để tham mưu lãnh đạo
Sở chỉ đạo sâu sát hơn hoạt động hướng nghiệp nói chung và dạy nghề nói
riêng.
- Các địa phương có kế hoạch dự báo nhu cầu LĐ, định hướng phát triển
nguồn nhân lực, hướng điều tiết về sự phát triển các ngành kinh tế tại địa
phương để các cơ sở đào tạo nghề và các DN nắm thông tin mà có kế hoạch
cụ thể cho đơn vị mình.

gia học nghề.
Tóm lại, thực hiện nguyên lí giáo dục “học đi đôi với hành” giáo dục gắn
liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội. Với nguyên lí này, Bác Hồ
cũng đã từng nói: “Giáo dục phải theo hoàn cảnh và điều kiện” và “Một
chương trình nhỏ mà được thực hành hẳn hoi còn hơn một trăm chương trình
lớn mà không làm được”. Do vậy để đào nguồn nhân lực có tay nghề cao, đáp
ứng nhu cầu xã hội thì chương trình đào tạo nghề phải được nghiên cứu cẩn
thận trước khi đưa vào giảng dạy. Đây là một trong những nội dung cần được
quan tâm hàng đầu để hoàn thiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp nói riêng và
mục tiêu giáo dục nói chung của cả nước.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status